Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Động từ trong tiếng Nhật - Phần 3: Động từ ghép

Bài này SAROMA JCLASS sẽ giới thiệu với các bạn động từ ghép trong tiếng Nhật. Động từ ghép là cách ghép hai động từ lại thành một để diễn tả trạng thái, đích đến, cách thức,... của hành động. Ví dụ ghép động từ "buộc" và động từ "vào" thành "buộc vào" như trong tiếng Việt. Chú ý là động từ ghép không phải là dạng hai hành động liên tiếp (sử dụng te-form). Trước hết, JCLASS giới thiệu với các bạn các hành động liên tiếp trong tiếng Nhật.

Cách dùng động từ trong tiếng Nhật phần 3
Các hành động liên tiếp trong tiếng Nhật
Các hành động liên tiếp trong tiếng Nhật có thể sử dụng dạng te-form, ví dụ:
ご飯を炊いて食べて学校へ行った。
Tôi nấu cơm, ăn cơm rồi đi học.
Các bạn cũng có thể dùng dạng "masu"-form mà bỏ "masu" để diễn tả hành động liên tiếp:
ご飯を炊き、食べ、学校へ行った。
Tôi nấu cơm, ăn cơm rồi đi học.
Dạng này là dạng lịch sự hơn "te"-form và cứng hơn, thường dùng trong văn bản.

Diễn tả một hành động diễn ra sau khi một hành động đã hoàn tất
Để diễn tả "Sau khi (đã làm gì) thì (làm gì tiếp)" chúng ta dùng "~te kara" (hay "~de kara"):
A:空港へ行きますか?
B:ビールを飲んでから。
A: Đi ra sân bay chưa?
B: Uống bia xong đã.
私は日本語の資格を取ってから日本語でお仕事ができます。
Tôi sau khi lấy bằng tiếng Nhật thì sẽ làm việc bằng tiếng Nhật được.
Giải thích: "kara" có nghĩa là "từ (nơi nào đó, thời điểm nào đó, mức độ nào đó, ...)", ở đây là "từ khi làm xong việc gì đó".

Động từ ghép trong tiếng Nhật
Đó là động từ ghép từ hai động từ khác để diễn tả trạng thái, cách thức, đích đến, ... của hành động.
Ví dụ:
結びつける musubi-tsukeru: buộc vào
(musubu = buộc, tsukeru = gắn vào)
寄りかかる yori-kakaru: dựa vào
(yoru = lại gần, đến gần; kakaru = dựa)
追い抜ける oi-nukeru: vượt qua (vượt qua ai đó, cụ thể hay trừu tượng)
(ou = đuổi theo, nukeru = rời ra, tách ra)
抜き出す nukidasu = lôi ra (pull out)
(nuku = rời ra, dasu = đưa ra)
取り出す toridasu: lấy ra
(toru = lấy, dasu = đưa ra)
やりまくる yarimakuru = làm thoải mái, làm tùy thích
(yaru = làm, makuru = cuộn)
値上げる neageru = tăng giá
(ne = giá, ageru = tăng)
引き上げる hiki-ageru = nâng lên (giá tiền, học phí, ...)
(hiku = kéo, ageru = đưa lên, lên)
やりぬく yarinuku = làm xong, hoàn thành
(yaru = làm, nuku = thoát ra)
付きまとう = bám riết (lấy ai)
(tsuku = dính vào, matou = vướng vào)

Một số quy tắc
Động từ ghép gồm hai động từ ghép theo quy tắc sau: Động từ thứ nhất dạng "masu" bỏ "masu" (hàng i) + Động từ thứ hai ("động từ sau")
Động từ ghép là tự động từ (nội động từ) hay tha động từ (ngoại động từ) là tùy thuộc vào động từ thứ hai là tự động từ hay tha động từ.
Ví dụ:
抜け出る (thoát ra) là tự động từ vì 出る là tự động từ
取り付ける (lắp đặt) là tha động từ vì 付ける là tha động từ
Có một số động từ chuyên dùng làm "động từ sau":
~あげる ~ageru = chỉ ý "tăng lên" (引き上げる)
~下げる ~sageru = giảm xuống, hạ xuống (引き下げる)
~つける ~tsukeru = gắn vào (取り付ける)
~つく ~tsuku = dính vào
~こめる ~komeru = thêm vào
~込む ~komu = đi vào
~抜ける ~nukeru = làm vượt lên, thoát ra,...
~抜く ~nuku = vượt lên, thoát ra (やりぬく = làm xong, hoàn thành)
~通す ~toosu = làm xuyên qua, làm xong (やり通す = làm xong, hoàn thành)
~通る ~tooru = đi xuyên qua
~きる ~kiru = làm xong hết, làm gì hết mức (疲れきる tsukarekiru = kiệt sức)
......

Động từ với từ diễn tả cách thức thực hiện, trạng thái, ...
Tiếng Nhật giống tiếng Việt là ngôn ngữ dùng các từ hình thanh, hình tượng để diễn tả trong ngôn ngữ nói.
Ví dụ:
くっつく kuttsuku = bám chặt lấy, bám nhằng lấy
(tsuku = dính vào)
ぶっ殺す bukkorosu = đập chết, đập chết tươi
(korosu = giết)
Ở trên くっ ("kutt") và  ぶっ ("bukk") là những từ hình tượng để chỉ cách thức của hành động (tiếng Việt là "bám nhằng lấy", "đập chết tươi")

Động từ với từ kanji chỉ hành động và "suru"
Tiếng Nhật có thể dùng cụm kanji chỉ hành động và "suru", "saseru", ... để làm động từ:
希望する = hi vọng, kỳ vọng
実現する = được thực hiện
実現させる = thực hiện
期待する = chờ đợi
通ずる = thông với, nối với
通ず = 通ずる
記する ki-suru = ghi chép

Thế nào là động từ trong tiếng Nhật?
希望 là danh từ hay động từ? Thực ra tiếng Nhật cũng như tiếng Việt chỉ có cụm từ có vai trò động từ mà thôi, chứ không phân biệt rõ ràng loại từ như ngôn ngữ châu Âu vì việc đó không cần thiết. Các bạn có thể quan sát đoạn hội thoại sau:
A:何をご希望ですか。
Anh muốn cái gì?
B:英語のクラスを希望します。
Tôi muốn học lớp tiếng Anh.
B:日本語のクラスを希望です。
Tôi muốn học lớp tiếng Nhật.
Hai câu trên đều có một ý nghĩa, mặc dù cách dùng từ khác nhau. Câu sau dường như dùng 希望 như một danh từ, nhưng thực ra ở đây nó vẫn là một động từ.
Tóm lại, để nắm rõ tiếng Nhật cũng như tiếng Việt:
Bạn hãy quên loại từ như danh từ hay động từ đi, chỉ cần biết rằng cụm từ đó chỉ:
  • Chủ thể, 
  • Đối tượng hay: 
  • Hành động (bao gồm cả tính chất)!
Tham khảo:
Phần 1: Động từ trong tiếng Nhật
Phần 2: Chia động từ tiếng Nhật

6 nhận xét:

  1. biet duoc quy tac nay thi tang them von tu vung va hieu them ve ngon ngu nhat bon.cam on tac gia rat nhieu

    Trả lờiXóa
  2. Khá chi tiết và rất bổ ích. Cảm ơn vì bài viết này 😊

    Trả lờiXóa
  3. AD có bài viết nào về cách tạo 1 cụm danh từ không ạ?
    VD như: Ông Satou là nhân viên IMC người Nhật Bản.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. さとさんはIMCのしゃいんでにほんじんです。

      Xóa
  4. bài viết rất hay . Mình có một thỉnh cầu mong dc ad giúp đỡ. Mình muốn có một danh sách các từ ghép và ý nghĩa của nó để học thuộc ,bạn có thể làm một bài chi tiết được không ? trên mạng mình cũng tìm nhưng ko có nhiều và đặc biệt ý nghĩa của nó khi mình tra (4 loại từ điển khác nhau : google, điện thoại, sách từ điển , kim từ điển ) thì ko thống nhất hoặc sơ sài nên rất hoang mang. trong bài thi những loại từ này rât nhiều và đặc biệt phần chọn câu có cách sử dụng từ đúng bao giờ cũng thấy có 1 câu. nếu được thì thật cảm ơn rất nhiều .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình nhớ không nhầm thì sách Soumatome N2 Goi trở lên là có rất nhiều những từ ghép, bạn tìm hiểu thử nhé

      Xóa