Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Biến âm trong tiếng Nhật

Các bạn có thể gặp nhiều biến âm trong tiếng Nhật, ví dụ: "koi" là "tình yêu", "hito" là người còn người yêu là "koibito". Chữ "hito" được biến thành "bito" cho dễ đọc. Các bạn có thể xem danh sách ví dụ dưới đây:
  • 恋 koi + 人 hito = こいびと koibito (hi thành bi) (người yêu)
  • 手 te + 紙 kami = てがみ tegami (ka thành ga) (lá thư)
  • 国 koku + 家 ka = こっか kokka (ku thành âm lặp tsu nhỏ) (quốc gia)
  • 発 hatsu + 展 ten = はってん hatten (tsu thành âm lặp tsu nhỏ) (phát triển)
  • 脱 datsu + 出 shutsu = だっふつ dasshutsu (tsu thành âm lặp tsu nhỏ) (thoát ra)
  • つけっ放し tsukeppanashi (bật máy móc, điện,... rồi để đó không dùng): hanashi thành panashi
  • 日々: hibi (ngày ngày), chữ 々 là để chỉ lặp lại chữ trước đó, "hi" biến thành "bi"
  • 人々: hitobito (người người), chữ "hito" thứ hai biến thành "bito"
  • 国々: kuniguni (các nước), "kuni" thành "guni"
  • 近頃: chika (gần) và koro (dạo) thành chikagoro = "dạo này" (koro thành goro)
  • 賃金: chin (tiền công) và kin (tiền) thành chingin (tiền công), "kin" thành "gin"
  • 順風満帆: "thuận phong mãn phàn" (thuận lợi như được gió căng buồm), các chữ riêng là "jun + fuu + man + han" thành jumpuumampan
  • それぞれ: sorezore (lần lượt là, từng cái là)
  • 青空=あおぞら: ao + sora = aozora (bầu trời xanh)
Các bạn có thể thấy là cách đọc một số âm trong từ ghép hay từ lặp có thay đổi trong các ví dụ trên. Tại sao lại biến âm như vậy? Mục đích là để cho dễ đọc và tránh nói nhầm. Ví dụ chữ 賃金 nếu nói nguyên là "chinkin" thì rất khó phát âm còn nói là "chingin" thì dễ phát âm hơn. Các âm đục bao giờ cũng dễ phát âm hơn các âm trong, ví dụ "sore zore" dễ phát âm hơn "sore sore". Dưới đây là các quy tắc biến âm trong tiếng Nhật.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Động từ trong tiếng Nhật - Phần 3: Động từ ghép

Bài này SAROMA JCLASS sẽ giới thiệu với các bạn động từ ghép trong tiếng Nhật. Động từ ghép là cách ghép hai động từ lại thành một để diễn tả trạng thái, đích đến, cách thức,... của hành động. Ví dụ ghép động từ "buộc" và động từ "vào" thành "buộc vào" như trong tiếng Việt. Chú ý là động từ ghép không phải là dạng hai hành động liên tiếp (sử dụng te-form). Trước hết, JCLASS giới thiệu với các bạn các hành động liên tiếp trong tiếng Nhật.

Cách dùng động từ trong tiếng Nhật phần 3
Các hành động liên tiếp trong tiếng Nhật
Các hành động liên tiếp trong tiếng Nhật có thể sử dụng dạng te-form, ví dụ:
ご飯を炊いて食べて学校へ行った。
Tôi nấu cơm, ăn cơm rồi đi học.
Các bạn cũng có thể dùng dạng "masu"-form mà bỏ "masu" để diễn tả hành động liên tiếp:
ご飯を炊き、食べ、学校へ行った。
Tôi nấu cơm, ăn cơm rồi đi học.
Dạng này là dạng lịch sự hơn "te"-form và cứng hơn, thường dùng trong văn bản.

Diễn tả một hành động diễn ra sau khi một hành động đã hoàn tất
Để diễn tả "Sau khi (đã làm gì) thì (làm gì tiếp)" chúng ta dùng "~te kara" (hay "~de kara"):
A:空港へ行きますか?
B:ビールを飲んでから。
A: Đi ra sân bay chưa?
B: Uống bia xong đã.
私は日本語の資格を取ってから日本語でお仕事ができます。
Tôi sau khi lấy bằng tiếng Nhật thì sẽ làm việc bằng tiếng Nhật được.
Giải thích: "kara" có nghĩa là "từ (nơi nào đó, thời điểm nào đó, mức độ nào đó, ...)", ở đây là "từ khi làm xong việc gì đó".

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Nói nhanh, nói tắt, viết tắt trong tiếng Nhật

Trong nói chuyện hàng ngày ngày người Nhật hay dùng cách nói nhanh, nói tắt mà nếu bạn không quen thì sẽ khó hiểu họ nói gì. Dưới đây SAROMA JCLASS sẽ giới thiệu với các bạn các cách nói nhanh, nói tắt đó.

Các quy tắc nói nhanh, nói tắt trong tiếng Nhật
では dewa → じゃ ja
ては tewa → ちゃ cha
ておく te oku → とく toku
てしまう te shimau → ちゃう chau
でしまう de shimau → じゃう jau
てしまった te shimatta → ちゃった chatta
でしまった de shimatta → じゃった jatta
ければ kereba → きゃ kya
いらない iranai → いらん iran
もの mono → もん mon
(Các âm hàng "n" như "na","ni",... sẽ thành "n")
来るなよ kuru na yo → くんなよ kunna yo
(Các âm hàng "r" như "ra, ri, ru, re, ro" sẽ thành "n")
dewa -> ja, tewa -> cha
te oku -> toku
te shimau -> chau, de shimau -> jau, te shimatta -> chatta, de shimatta -> jatta
kereba -> kya
"ra, ri, ru, re, ro" -> "n"
"na, ni, nu, ne, no" -> "n"

Ví dụ:
私は日本人じゃありません。(私は日本人ではありません)
Watashi wa nihonjin ja arimasen (Watashi wa nihonjin dewa arimasen)
Tôi không phải người Nhật.

入っちゃいけないよ。(入ってはいけないよ)
Haitcha ikenai yo (Haitte wa ikenai yo)
Không được vào đâu.

仕事しなくちゃ!(仕事しなくては=仕事しなくてはならない)
Shigoto shinakucha! (Shigoto shinakute wa = Shigoto shinakute wa naranai)
Phải làm việc thôi!

じゃ、またね!(では、またね)
Ja, mata ne! (Dewa, mata ne)
Vậy hẹn sau nhé!

ご飯を炊いといて!(ご飯を炊いておいて
Gohan wo taitoite! (Gohan wo taite oite)
Nấu cơm sẵn đi!

準備しとく。(準備しておく
Jumbi shitoku (Jumbi shite oku)
Tôi sẽ chuẩn bị sẵn.

食べちゃった。(食べてしまった
Tabechatta (Tabete shimatta)
Ăn mất rồi.

読んじゃうよ。(読んでしまうよ)
Yonjau yo (Yonde shimau yo)
Tôi đọc mất đấy.

それじゃ始めましょう!(それでは始めましょう)
Sore ja hajimemashou (Sore dewa hajimemashou)
Thế thì bắt đầu thôi!

それじゃ!(それでは!)
Sore ja! (Sore dewa!)
Vậy nhé!

待機しといて!(待機しておいて
Taiki shitoite! (Taiki shite oite)
Chờ sẵn đi!

行かなきゃならない。(行かなければならない)
Ikanakya naranai (Ikanakereba naranai)
Tôi phải đi.

してはいか。(してはいかない
Shite wa ikan (Shite wa ikanai)
Không được làm.

バナナが好きだも!(バナナが好きだも)
Banana ga suki da mon! (Banana ga suki da mono)
Tôi thích chuối mà lại!

さわな。(さわな!)
Sawanna (Sawaruna)
Đừng có động vào!

Tên người và địa danh trong tiếng Nhật

Bài này sẽ giới thiệu với các bạn về cách đặt tên người và địa danh trong tiếng Nhật. Bạn có thể thắc mắc là tại sao tên địa danh lại dùng chữ kanji như vậy, ví dụ như 大阪 Osaka, 秋田 Akita. Thực ra tên là cái có trước, sau đó người ta sẽ dùng các chữ kanji có cách đọc tương ứng để viết nó sao cho dễ đọc. Các bạn có thể liên hệ với các địa danh của Việt Nam: Sài Gòn, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, ... Chỉ đơn thuần là tên, sau đó sẽ dùng chữ viết để ghi lại âm đó. Tất nhiên cũng có một số tên có ý nghĩa, như Hòa Bình, hay Chiến Thắng,...

Tên địa danh trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật cũng vậy, có một số tên có ý nghĩa:
東京 Tokyo: Đông Kinh = Kinh đô phía Đông
京都 Kyoto: Kinh Đô
北海道 Hokkaido: Bắc Hải Đạo = Đạo (đơn vị hành chính) ở phía bắc biển Nhật Bản
東北 Tohoku: Đông Bắc = tỉnh ở Đông Bắc Nhật Bản
日光 Nikkoh: Nhật  Quang = Ánh sáng mặt trời

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Học tiếng Nhật với "~te shimau": (1) Lỡ làm gì hay (2) Làm gì một cách hoàn toàn

Học tiếng Nhật qua ví dụ: Cách nói "lỡ làm gì mất rồi", "làm gì cho xong"
Bài này nói về cách sử dụng "shimau" trong ngữ pháp tiếng Nhật dưới dạng ~te shimau, ~de shimau.
"Shimau" vốn có nghĩa là "cất thứ gì đi", ví dụ:
品物を倉庫にしまう:Cất hàng vào kho
冬服を押入れにしまう:Cất quần áo mùa đông vào tủ
Trong ngữ pháp tiếng Nhật, dạng "~te/~de shimau" được dùng để:
(1) Chỉ việc gì đáng tiếc đã lỡ xảy ra = "lỡ ~", "~ mất"
道に迷ってしまった。
Tôi lạc đường mất rồi.
誤解してしまった。
Tôi đã hiểu lầm mất rồi.
寝てしまった!
Ngủ quên mất! (Khi bất chợt tỉnh giấc)
あの周辺は危ない。夜一人で歩くと奪われてしまうよ。
Vùng đó rất nguy hiểm. Ban đêm mà đi bộ một mình sẽ bị cướp mất đấy.
一人で森に入ると死んでしまう。
Đi một mình vào rừng thì chết mất.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Học tiếng Nhật qua ví dụ cụ thể: "hodo" để so sánh, "khoảng ~"; "đến mức ~", "suýt ~", "càng ~ càng ~"

Bài này SAROMA JCLASS sẽ nói về cách so sánh trong tiếng Nhật với "hodo".
Từ ほど (程, hodo) trong tiếng Nhật có nghĩa là "mức độ, giới hạn". Ví dụ:
彼の成功から勤勉のほどがわかる。
Có thể biết mức độ chuyên cần qua thành công của anh ấy.
すべとのものにはほどがある。
Mọi thứ đều có mức độ của nó.
賢い者は程を知る。
Người khôn ngoan thì biết tiết độ.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Nhân xưng trong tiếng Nhật

Bài này giới thiệu nhân xưng trong tiếng Nhật và cách sử dụng. Các bạn có thể thấy là khác với tiếng Anh, tiếng Nhật cũng sử dụng nhân xưng khác nhau tùy hoàn cảnh nói chuyện, cách người nói nhìn nhận về bản thân và quan hệ giữa người nói và người nghe như tiếng Việt.

Danh sách nhân xưng trong tiếng Nhật

Nhân xưng thứ nhất và thứ hai trong tiếng Nhật
私=わたし=watashi
"Tôi": Dùng trong hoàn cảnh thông thường, lịch sự, trang trọng. Ví dụ khi bạn gặp người lạ, hoặc với người lớn tuổi hơn.
Số nhiều là: 私たち(わたしたち、watashi-tachi)

あなた=anata
Nghĩa: Anh, chị, bạn, ông, bà. 
"Anata" là cách gọi lịch sự người mà bạn không thân thiết lắm, hoặc là cách gọi thân mật của người vợ với chồng.
Đây là cách gọi lịch sự với người mới quen, trong văn viết thì sẽ dùng chữ kanji là 貴方 (quý phương, anata) cho nam và 貴女 (quý nữ, anata) cho nữ. Chú ý là trong văn viết bạn không nên dùng chữ hiragana あなた trừ khi muốn gọi thân mật.
Số nhiều dạng lịch sự: 貴方がた(あなたがた、anatagata)= Quý vị, quý anh chị
Số nhiều dạng thân mật hay suồng sã: あなたたち(anatatachi)= Các bạn, các người
Các bạn cần chú ý là anata là dạng hết sức lịch sự, nhất là dạng số nhiều "anatagata" (các anh, các chị, các vị).

君=きみ=kimi
"Em": Cách gọi thân ái với người nghe ít tuổi hơn.
Bạn trai gọi bạn gái, thầy giáo gọi học sinh, người lớn tuổi hơn gọi đàn em.
君がそばにいなくて僕はさびしい。
Không có em bên cạnh anh rất cô đơn.

私=わたくし=watakushi
"Tôi" ở dạng lịch sự hơn "watashi", dùng trong các trường hợp buổi lễ hay không khí trang trọng.
Số nhiều: 私ども (watakushi domo)
Đây là cách xưng hô khiêm tốn nhất cho nhân xưng thứ nhất.

僕=ぼく=boku
"Tôi": Dùng cho nam giới trong các tình huống thân mật, ví dụ trong gia đình ("con", "cháu"), với thầy giáo ("em"), với bạn bè ("tôi", "tớ"), với bạn gái ("anh"). Chú ý là đây là dạng thân mật nhưng không hề suồng sã. Tránh dùng trong các tình huống trang trọng hay lễ nghi.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Học tiếng Nhật qua ngôn ngữ nói trong tiếng Nhật

Các ví dụ ngôn ngữ nói trong tiếng Nhật

素敵です
Suteki desu ne.
Tuyệt vời nhỉ.

さようなら!元気で
Sayounara! Genki de ne!
Tạm biệt! Mạnh khỏe nhé!

行きます
Ikimasu yo.
Tôi đi đây.

それはだめだ
Sore wa dame da yo.
Việc đó không được đâu.
(Trợ từ は viết là "ha" nhưng đọc là "wa")

彼は作家です
Kare wa sakka desu yo.
Anh ấy là nhà văn đấy.
(作家 = Tác gia, coi chừng nhầm với サッカー Sakaa = Soccer = bóng đá)

ここは暑くて我慢できない
Koko wa atsukute gaman dekinai wa.
Ở đây nóng quá chả chịu nổi.
(Ở đây dùng わ nhé, đừng nhầm với trợ từ "wa")

だから、家出をしたんだよ。
Dakara sa, iede wo shitan da yo.
Vì vậy ý mà, tôi đã bỏ nhà ra đi.

やばい
Yabai zo.
Nguy thật.

行こう
Ikou ze.
Đi nào!
(Chú ý viết Ikou nhưng đọc như Ikoo = "i côô" vì tiếng Nhật âm OU đọc như OO).

だめなんだ
Dame nan da ze.
Không được đâu nha.

牛乳を買ったか
Gyuunyuu wo katta ka i?
Mua sữa bò chưa hả?
(牛乳 Ngưu Nhũ viết Hiragana là ぎゅうにゅう, phiên âm là Gyuunyuu hay Gyūnyū)

彼は私が好きかしら
Kare wa watashi ga suki kashira?
Anh ấy thích mình không nhỉ?

雨が降るかなあ
Ame ga furu kanaa?
Trời mưa không nhỉ?
(Có thể dùng "kana" thay cho "kanaa")

どうした
Dou shita no?
Sao vậy?

私は悪かった
Watashi wa warukatta no.
tôi không tốt.

世間一美人、どうして悲しげに?
Seken-ichi bijin yo, doushite kanashige ni?
Hỡi con người đẹp nhất thế gian, có chuyện gì mà nàng u sầu? 
世間 Thế Gian, 美人 Mỹ Nhân, 悲しげ kanashige là từ kanashii = buồn, đau khổ, ở đây "ge" là chỉ "trông có vẻ" (bỏ い thêm げ).

行けないって
Ikenai tte!
Đã bảo là không đi được !

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Diễn tả phương hướng với kuru, iku, mukau, saru

Ví dụ về phương hướng trong tiếng Nhật
ここに来て!Koko ni kite!
Bạn đến đây đi!
学校に行ってきます!Gakkkou ni itte kimasu!
Con đi học đã!
買い物に行きます!Kaimono ni ikimasu!
Tôi đi chợ đây!

Phương hướng của hành động di chuyển trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật 来る kuru và 行く iku là động từ hay gặp trong tiếng Nhật và rất hay gây nhầm lẫn. Bạn cần ghi nhớ là:
kuru: đến, tới; (khi ai đó hay thứ gì đó đến chỗ bạn đang ở)
iku: đi
Sự nhầm lẫn hay ở dạng sau:
Tôi đang đến đây!
I'm coming!
来ていますよ!Kite imasu yo!
Thực ra phải là: 行っていますよ!Itte imasu yo!
Vì "kuru" chỉ dùng cho việc có một ai đang đến chỗ của bạn, chứ không thể dùng cho "tôi" như trong tiếng Việt hay tiếng Anh.
Như vậy "kuru" không hẳn là "đến, tới" của tiếng Việt (hay "come" của tiếng Anh) nên các bạn cần chú ý khi dịch nhé.

Dùng "kuru", "iku" kết hợp với động từ dạng "te" để diễn tả phương hướng
買い物に行きます!Kaimono ni ikimasu!
Tôi đi chợ đây.
買い物に行ってきます!Kaimono ni itte kimasu!
Tôi đi chợ đã.
Hai câu trên là khác nhau. Câu đầu là chỉ đơn thuần là việc "đi chợ", còn câu hai hàm ý là "đi chợ và sẽ quay lại" (kimasu = đến đây, về đây).
Bạn có thể thấy là đang ngồi bàn tiệc người ta hay xin phép đi vệ sinh như sau:
すみませんが、ちょっとお手洗いに行ってきます!Sumimasen ga, chotto otearai ni itte kimasu!
Nếu bạn nói là "Otearai ni ikimasu" thì cũng hơi lạ vì có vẻ bạn sẽ không quay lại bàn nữa!