Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Ai bảo tiếng Nhật không có thanh điệu?

Thanh điệu là gì?

Chúng ta đều biết tiếng Việt có 6 thanh (không, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng), tôi tổng kết lại ký hiệu như sau:
  • xa → xa= (ngang)
  • xà → xa\ (trùng xuống)
  • xá → xa/ (lên giọng)
  • xã → xa~ (thay đổi âm điệu hình uốn)
  • xả → xa ~/ (uốn lượn rồi đi lên)
  • xạ → xa ↓ (nặng quá rơi thẳng xuống) 
Tiếng Việt có nhiều thanh điệu hơn các ngôn ngữ khác nên có thể dễ dàng diễn đạt thanh điệu của ngôn ngữ khác (như tiếng Nhật chẳng hạn) bằng các thanh điệu của tiếng Việt. Người Nhật, người châu Âu nhìn chung sẽ phải nỗ lực khá nhiều để có thể phát âm đúng thanh điệu khi học tiếng Việt. Tuy nhiên, không phải vì thế mà tự nhiên người Việt học ngoại ngữ dễ dàng, vì các ngôn ngữ có thể có những đặc điểm mà tiếng Việt không có như âm gió ("s", "sh", "z", v.v..) hay trọng âm (accent).
Do đó, chúng ta phải học cách phát âm đúng trọng âm và thanh điệu trong tiếng nước ngoài nếu muốn nói chuẩn. Hôm nay, Takahashi xin bàn về thanh điệu và nhịp điệu câu nói tiếng Nhật.

Âm dài và âm ngắn trong tiếng Nhật

Âm dài và âm ngắn hẳn khiến các bạn đau đầu. Theo kinh nghiệm của Takahashi thì phần lớn các bạn học tiếng Nhật đều gặp rắc rối với âm dài và âm ngắn trong tiếng Nhật, và thường là phát âm theo cùng một kiểu. hoặc cố kéo dài âm dài (lại thành ra là phát âm âm dài và âm cực dài!). Thật ra là vì chúng ta đều cho rằng, tiếng Nhật không có thanh điệu. Nếu chúng ta hiểu rằng tiếng Nhật có thanh điệu thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn khá nhiều. Tôi lấy một số ví dụ:
  • 住所 jūsho: Âm "sho" là âm ngắn, nên nếu bạn đọc là "giu shô" thì nó sẽ thành ra jūshō và không ai hiểu là bạn đang nói về "Địa chỉ". Âm này phải đọc là "giú/ shồ\" với lên giọng ở "jū" và xuống giọng ở "shō".
  • 旅行 ryokō: Âm "ryo" là âm ngắn, nên nó phải rơi xuống ngay, giống như dấu nặng tiếng Việt vậy. Nó sẽ là "ryộ↓ kô". Nếu bạn phát âm là "ryô kô" thì nó sẽ thành âm dài "ryōkō" ngay.
Tương tự:
  • 授業 jugyō => "giụ↓ gyô"
  • 従業 jūgyō => "giu gyô"

Thanh điệu theo ngữ cảnh hay từ vựng

Thanh điệu của từ vựng tiếng Nhật

橋 hashi (cây cầu): hà shi (ha\ + shi=)
箸 hashi (đũa): há shì (ha/ + shi\)
買う (kau, mua) và 飼う (kau, nuôi) đều có cùng âm hiragana nhưng thanh điệu khác nhau:
買う (kau, mua) => ka= ư
飼う (kau, nuôi) => ka↓ ư

Thanh điệu theo ngữ cảnh tiếng Nhật

疲れたか↑ (chừ ka rê ta ká?) và 疲れたか↓ (chừ ka rê ta kà) là hai câu hỏi khác nhau.
疲れたか↑ (chừ ka rê ta ká?): Câu hỏi "có / không" => "Có mệt không?"
疲れたか↓ (chừ ka rê ta kà?): Câu hỏi xác nhận => "Mệt à?"
Câu hỏi xác nhận nghĩa là người nói nghĩ như vậy và hỏi lại người nghe xem có đúng không, còn câu hỏi "có/không" chỉ đơn thuần là hỏi.

Thanh điệu trong câu nói tiếng Nhật

Tiếng Nhật hàng ngày có thanh điệu. Ví dụ:
私は高橋です。 / Watashi wa Takahashi desu.
=> Òa-ta-shi oa Ta-ka-hà-shi đẹts.
Những người già sẽ hay nói rõ hơn: *** đẹt sự. Để nói một câu tiếng Nhật chúng ta nên nói đúng thanh điệu điệu, và chúng ta chỉ một cách để làm như vậy đó là nghe cho quen và ý thức về thanh điệu tiếng Nhật.

Nhịp điệu câu nói tiếng Nhật

Chúng ta cũng cần phải nắm nhịp điệu trong câu nói nữa, tức là biết ngắt ở đâu.
Ví dụ ngắt đúng: 私は、囚人です。(Watashi wa, shūjin desu) = Tôi là tù nhân.
Ví dụ ngắt sai: 私は囚人、です。(Watashi wa shūjin, desu)
Thường thì tiếng Nhật ngắt nhịp sau trợ từ. Chúng ta hãy nhớ lại một ví dụ kinh điển (về độ sến ở mức độ nguy hiểm!) mà SAROMA JCLASS đưa ra trong những ngày đầu của trang web:
僕が死んでも、忘れないでほしい。君のためなら、命を投げ出しても、惜しいとは思わないことを!
Boku ga shinde mo, wasurenaide hoshii. Kimi no tame nara, inochi wo nagedashitemo, oshii to wa omowanai koto wo!
(Thanh điệu: Bốc cự oa shin đề mô, oa sừ rê nai đê hô shi-i. Kimi nô ta-mê nà rà, i-nô-chi ô na-ghê-đát-shì-tê-mô, ô-shi-i tô oa ô-mô-oa-nai kô-tô ô!)
Cho dù anh có chết, xin em hãy đừng quên rằng: Vì em mà anh có phải từ bỏ cuộc sống này anh cũng không tiếc!

Thanh điệu tiếng Anh

Monica => MO↑ nơ cờ\
preparation  => pre/ pơ ↑RÂY shờn\

Công cụ nghe thanh điệu

Google Dịch => Nhập câu vào và bấm nút hình cái loa.
http://translate.google.com.vn/#ja/vi/

Để có thể nhớ một cách trực giác, SAROMA JCLASS đã tổng kết vào hình ảnh sau:
Bảng tổng kết thanh điệu tiếng Nhật
Thanh điệu tiếng Nhật
Đã sống, là phải có thanh điệu!
Nếu không thì đừng sống làm gì cho mất thời gian...

17 nhận xét:

  1. Thường thì trong trường lớp thầy cô hay đọc không có thanh điệu, và thường hay lên giọng ở trợ từ, nên mình nghĩ muốn phát âm có thanh điệu hơi khó. Nhưng nếu xem phim nhiều, nghe kỹ và lặp lại thanh điệu giống họ thì mình nghĩ các bạn sẽ nói tiếng Nhật có thanh điệu giống họ liền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yeah! Phải xem phim nhiều!

      Xóa
    2. Mình cũng không hiểu là sao nhiều người lên giọng ở trợ từ thế (ví dụ watashi WÁ kouen DÉ,...), cho tới bây giờ mình vẫn ... chưa hiểu!

      Xóa
    3. Ừm, người Nhật họ cũng có nhiều lúc lên giọng ở trợ từ, nhưng chỉ lên giọng khi họ kể chuyện hay đọc diễn thuyết, tạo sự chú ý cho người ta. Còn người Việt thì đọc ngang ngang cái tự nhiên lên ở trợ từ. Không hiểu nổi.

      Xóa
  2. Theo mình biết thì tiếng Nhật chỉ có 2 thanh điệu là cao và thấp thôi. Ví dụ watashi thì wa là thấp còn ta với shi là cao nên đọc là wàtashi và tất cả trợ từ theo sau nó đều là cao hết nên là wàtashi wa, wàtashi mô chứ ko phải là wàtashi wà hay mồ.
    Còn nhấn trợ từ là việc ko cần thiết và mình ko bao giờ nhấn trợ từ trong câu nói, mình chỉ nhấn vào nội dung chính, ý chính mình muốn nói thôi.
    Mình chỉ biết nhiêu đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phần lớn là "thanh ngang" giống như thanh ngang trong tiếng Việt.

      Xóa
  3. Hầu hết các giáo viên Việt dạy tiếng Nhật đều không chú ý đến thanh điệu từ vựng, đọc sai rất nhiều. Lâu thành thói quen khó sửa lắm. Theo kinh nghiệm muốn đọc chính xác chúng ta phải chịu khó tra từ điển phát âm NHK từng từ một hoặc dùng tự điển Shinkaimei để có hướng dấn phát âm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn có thể nghe phần Kotoba của Minna ấy, họ dạy đọc có thanh điệu luôn, bạn nghe rồi lặp lại theo, đảm bảo là sẽ có thanh điệu liền.

      Xóa
    2. Về phát âm chỉ nên nghe người bản ngữ thôi, mà phải là người bản ngữ nói rõ ràng. Mình thấy học phát âm từ chương trình Learn Japanese của NHK rất hay.

      Xóa
    3. Nhưng Minna No Nihongo cũng do người Nhật soạn mà

      Xóa
    4. Giáo trình thì không có vấn đề, vấn đề là ở chỗ người dạy có phát âm chuẩn không / có phải người bản ngữ không...

      Xóa
  4. Học Minna No Nihongo thì bạn nghe đọc từ mới và thực hành giao tiếp nhiều lần với đĩa mp3 do người NHẬT đọc, như vậy sẽ không sợ phát âm sai. Nhiều bạn có bằng N4, N3 mà toàn phát âm sai làm người NHẬT chẳng hiểu họ nói cái gì, thậm chí hiểu lầm ý nữa.

    Trả lờiXóa
  5. VD: Ha-shi: Cây cầu, Há-shì: Đôi đũa. Bạn phát âm sai sẽ là "Tôi ăn cơm bằng cây cầu" àh =]]z

    Ở mấy trung tâm đa số giáo viên người Việt dạy chẳng bao giờ để ý đến ngữ âm gì hết. Nếu khi học không chú ý sau này sẽ rất khó sửa vì bạn đã quen phát âm như vậy :)

    Việc phát âm đúng ngữ điệu sẽ giúp bạn đọc văn bản, sách báo hay và truyền cảm như người Nhật đọc trên tivi vậy :D

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. đây là trang web học cách phát âm bản địa Tiếng Nhật:
    http://vi.forvo.com/languages-pronunciations/ja/

    Trả lờiXóa
  8. Giống như chữ tame ni mình thường hay nge ng Nhật đọc zọng chuẩn là "tà mế nị" nhưng đa số người kể cả giáo viên lại đọc là "ta mề ní"(cái nì thì mình mới nge ng Nhật đọc 1 lần duy nhất và đó là zọng Osaka)

    Trả lờiXóa