Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Từ tượng thanh, tượng hình tiếng Nhật

Từ tượng thanh tiếng Nhật sẽ gọi là 擬声語 (giseigo - nghi thanh ngữ), tức là những từ mô phỏng âm thanh. Còn từ tượng hình là 擬態語 (gitaigo- nghi thái ngữ = từ mô phỏng về trạng thái, ...). "Mô phỏng" trong tiếng Nhật là 模擬 mogi (MÔ NGHI).

Ở bài viết này, Takahashi sẽ giới thiệu sơ lược về từ tượng thanh và tượng hình trong tiếng Nhật.

Về ví dụ từ tượng thanh, tượng hình tiếng Việt thì nhiều:
- Mưa rào rào / Mưa lâm thâm
- Xe chạy ào ào
- Tâm trạng bứt rứt (tượng hình => Như bứt từng miếng nhỏ)
.v.v...

Shitoshito = Mưa lâm thâm


Tiếng Nhật cũng khá gần gũi tiếng Việt ở chỗ dùng rất nhiều từ tượng thanh và tượng hình vì cả hai ngôn ngữ đều là ngôn ngữ HÌNH TƯỢNG, ƯỚC LỆ (tức là, ví dụ nói "Mộng hoàng lương" hay 黄梁一炊の夢 Kouryou issui no yume = Giấc mơ HOÀNG LƯƠNG NHẤT XUY thì có thể hiểu là giấc mộng ngắn ngủi về vinh hoa phú quý).
Học một số từ tượng thanh, tượng hình và nắm rõ về nó cũng là cách bạn có thể hiểu hơn về ngôn ngữ tiếng Nhật.
Dưới đây mình liệt kê một số từ tượng thanh, tượng hình. Danh sách đầy đủ hơn bạn có thể tham khảo các trang web tham khảo bên dưới.


Để nhớ từ tượng thanh

Chắc chỉ có một cách: Nhớ! Từ tượng thanh thường khá khó bịa quy tắc. Có lẽ bạn cũng nên có một nơi nào đó tra cứu, ví dụ ... trang này chẳng hạn! ^^



Chỉ tâm trạng, cảm xúc
いらいらする,イライラする iraira = bồn chồn lo lắng, bứt rứt
むかむか mukamuka = nôn nao

Ở đây thì "bồn chồn" nghĩa là bạn lo lắng mà không rõ vì sao (nguyên nhân không rõ ràng), đúng như "ira ira" tiếng Nhật. Còn đơn thuần "lo lắng" thì chỉ là 心配する shinpai suru hay 悩む nayamu thôi nhé.
"Muka muka" thì là "nôn nao" chứ không phải "buồn nôn" nhé. Vì "buồn nôn" phải là 吐き気をする (hakike wo suru). Rõ ràng là "muka muka" diễn tả tốt hơn vì nó đem lại cảm giác trực quan hơn ("nôn nao").

ドキドキ dokidoki = hồi hộp, chỉ sự phấn khích (trống ngực đập thình thình)
わくわく waku waku = còn hơn cả "doki doki", chỉ sự vui sướng, phấn khích (hồi hộp nghẹt thở!)

うんざり unzari = ngấy tận cổ: Bạn chán ngấy thứ gì và không còn muốn thấy nó nữa

くよくよ kuyo kuyo = day dứt (vì bệnh tật hay điều gì)

Chỉ hình dáng, tình trạng

Chỉ mức độ chắc chắn

はず hazu: 100%

Chỉ sự chắc chắn 100%. "Chắc chắn là ~"
このビジネスは成功するはずです. Kono bijinesu wa seikou suru hazu desu.
Công việc kinh doanh này chắc chắn sẽ thành công.
Sự chắc chắn ở đây là do người nói nhận định thôi nhé, 90% số người nói câu trên đều thất bại trong kinh doanh!

~に違いない ~ ni chigainai = 100%

"Chigai nai" nghĩa đen là "không có sai khác", dịch ra là "Đúng là ~".


~に決まっている ~ ni kimatte iru = Chắc chắn sẽ = 100%

Chỉ việc gì đã được quyết định rồi, không thể thay đổi được. Ít nhất là bản thân người nói không thể thay đổi được mà phải tuân thủ, nên xác suất là 100%.
"Kimaru" ở đây là chỉ điều luật, luật lệ nào đó quy định.

~かもしれません / かも知れない kamoshiremasen / kamoshirenai = 50%

Bạn chỉ chắc 50% là nó sẽ xảy ra, nghĩa là CÓ hoặc KHÔNG.
Dịch: "Có thể là ~"

たぶん~でしょう / たぶん~だろう tabun ~ deshou / tabun ~ darou

Dịch: "Có lẽ là ~" => Sự chắc chắn cỡ tầm 60-70%.

~みたい ~ mitai = Có vẻ như ~ (Bạn nhìn thấy được)

Đây là nói về sự việc "Có vẻ như ~" mà bạn nhìn thấy được nên độ chắc chắn cỡ 80 - 90%.
道路が濡れている.大雨が降ったみたい./ Douro ga nurete iru. Oo-ame ga futta mitai da.
Đường phố đang ướt. Có vẻ như có mưa lớn.

~のようだ no you da = "Có vẻ là ~"

Độ chắc chắn cỡ 70 - 80%. Cái này là do bạn phán đoán dựa trên một số cơ sở nhất định.

~らしい ~ rashii = "Nghe có vẻ ~" / "Xem ra ~"

Cái này là do bạn NGHE được (thường là từ thông tấn xã vỉa hè hay hãng tin Con Vịt) nên độ chắc chắn cũng không cao lắm, chắc tầm 50-60%.
彼女は浮気しているらしい Kanojo wa uwaki shite iru rashii = Xem ra cô ấy đang ngoại tình.

CÁC CÁCH NÓI KHÁC VÀ THAM KHẢO

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Tên rau củ quả tiếng Nhật - Giá cả

Nếu bạn đi du học tại Nhật thì chắc các bạn cũng nhận ra một điều:

Ở Nhật rau mắc hơn thịt

Còn ở Việt Nam thì ngược lại: Thịt mắc hơn rau. Ở Việt Nam nếu bạn đang phấn đấu "Cơm có thịt" thì ở Nhật có thể bạn phải phấn đấu ngược lại: "Cơm có rau"!

Tại sao lại như vậy?

Takahashi đã tìm hiểu lý do và phát hiện ra như sau:

Việt Nam là nước nông nghiệp, diện tích nông nghiệp nhiều, người làm nông nghiệp nhiều và chi phí nhân côngrẻ nên nhìn chung rau củ quả rẻ (vốn được quyết định bởi tiền đầu tư đất đai và tiền công cho người làm nông). Ngành chăn nuôi Việt Nam cũng rất nhỏ lẻ phần lớn là do lao động chân tay nên năng suất và sản lượng không cao, do đó giá thịt sẽ cao (cũng nên nhớ là thức ăn gia súc có thể phải nhập ngoại).

Còn Nhật Bản là nước công nghiệp và mức lương tối thiểu khá cao nên ngành chăn nuôi công nghiệp (được chăn nuôi hàng loạt) có sản lượng lớn, giá thành thấp (thức ăn gia súc cũng được sản xuất số lượng lớn). Do đó giá thịt sẽ rẻ. Ngược lại, do trồng rau sẽ cần nhiều nhân công và sản lượng không cao nên giá thành sẽ cao. Không chỉ ở Nhật mà các nước phát triển đều vậy.

Nasu = Cà tím

Rau củ quả tại Nhật - An toàn, có thể ăn tại vườn

Rau củ quả ở Nhật hoàn toàn không dùng thuốc trừ sâu (do quy định pháp luật) nên rất an toàn. Tất nhiên, Nhật cũng nhập rau củ quả từ các nước khác và đôi khi cũng có vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhìn chung, người Nhật cũng không thích hàng hóa China, mặc dù giá rẻ hơn hàng Nhật khá nhiều. Ở Nhật, bạn có thể thu hoạch ở vườn và ăn sống ngay, vì đất trồng ở Nhật cũng sạch! (Theo nghĩa là không có hóa chất).
Để tiện các bạn tra cứu, mình đã làm từ điển Rau củ quả Việt Nhật:


Các bạn có thể tra tên tiếng Nhật của hầu hết các loại rau củ quả tại Việt Nam. Mình đã ấp ủ từ lâu việc chuyển tên Việt - Nhật cho các loại rau củ quả vì đây là vấn đề khá hay và cũng cần thiết cho các bạn sống tại Nhật và các bạn sắp sang Nhật. Thú thực là hồi ở bển thì mình cũng khá chịu khó đi chợ nên cũng biết khá nhiều thứ.

Tra giá rau củ quả tại Nhật: Rau củ quả Nhật Bản trên Cuộc Sống Nhật Bản (cuối bài)

Các loại rau củ quả thông dụng cả ở Nhật Bản và Việt Nam

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Học kanji: Hãy học Hán Việt

Ngày xưa khi mới bắt đầu học tiếng Nhật mình lượm được quyển sách 100 chữ kanji và quyển 500 chữ kanji, thế là mình học xong hết luôn hai quyển này. Sau đó mình cũng nhớ hết 2000 chữ kanji và cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tất nhiên, mình chỉ học âm Việt của chữ kanji thôi. Sau đó mình dùng quy tắc chuyển âm Việt sang âm On'yomi.
>> Suy luận âm On'yomi của chữ kanji
>> Quy tắc chuyển âm Hán Việt qua âm On'yomi

Chữ kanji không chỉ có một nghĩa cố định

Bạn hãy xem chữ này:
Chắc bạn sẽ biết nó là chữ XUÂN, nghĩa là "mùa xuân". Nhưng chữ này không chỉ có nghĩa là "mùa xuân", nó còn có nghĩa là tuổi trẻ như trong "thanh xuân", "xuân sắc", "xuân thì". Trong "xuân sắc" hay "xuân thì" thì nó chỉ tuổi trẻ của người phụ nữ. Ở trong tiếng Nhật, từ "mại xuân" có nghĩa là "buôn bán thân xác" nữa.
Cái hay của chữ kanji là nó có thể dùng cho nhiều nghĩa tương đồng nhau tùy nó ghép với chữ kanji nào.
Để nhớ chữ này, có thể phân nó ra thành TAM 三 NHÂN 人 NHẬT 日 => Ngày mồng 3 Tết mọi người đi chơi XUÂN??
Bạn có thể tra cách viết / từ ghép kanji của chữ XUÂN ở đây: Trang romajidesu

Học cách sử dụng chữ kanji

Hãy xem chữ này:
品 PHẨM - HIN / shina
Chữ này có hai nghĩa:
- Sản phẩm, ví dụ 製品 seihin (CHẾ PHẨM = sản phẩm), 品物 shinamono = hàng, hàng hóa
- Phẩm chất, ví dụ 品質 hinshitsu = phẩm chất
- Nhân phẩm, ví dụ 品格 hinkaku = phẩm cách
品が低い hin ga hikui có nghĩa là "đạo đức kém".

Cách nhớ: Các thùng hàng (sản phẩm) xếp chồng lên nhau.

Rõ ràng, bạn cần học cả các từ ghép của mỗi chữ kanji và cách sử dụng của nó. Nhưng nếu bạn biết âm Hán Việt thì hầu như mọi chuyện không cần phải học quá nhiều.

Bí quyết: Nắm vững âm Hán Việt!

Học những quy tắc đơn giản

Chữ CHINH 征 gồm bộ Người Đi ( 彳) và âm đọc CHÍNH (正). Quy tắc này khá đơn giản đấy chứ. Bạn có thể suy luận theo bộ thủ và bộ phận còn lại (thường làm âm đọc). Học các quy tắc đơn giản sẽ giúp bạn nhớ kanji nhanh hơn. Chữ CHINH này có nghĩa là "đi xa", chứ không phải "chinh chiến" như một số người nhầm lẫn (kể cả một số người dạy văn!). Trong chữ ghép "chinh chiến" thì chỉ có "chiến" là có nghĩa "đánh" thôi, còn "chinh" là "đi xa", "chinh chiến" nghĩa là đi xa để chiến đấu. CHINH NHÂN chỉ có nghĩa là "người đi xa" chứ không phải là "người đi chinh chiến ở xa".

Chữ GIAN 間 có nghĩa là "trung gian, ở giữa". Bạn có thể suy luận là Mặt trời (日 NHẬT) nằm giữa khe CỬA (門 MÔN). Như vậy là chuẩn đấy! Tuy nhiên, chữ này vốn được viết là:
閒 GIAN
Tức là Ánh trăng (月) giữa khe cửa. Dần dần, phần bên trong nhỏ quá nên nó thành ra chữ 日 NHẬT.
Chữ GIAN có cách đọc là "KAN / aida / ma", vừa để chỉ thời gian, vừa để chỉ không gian. Bạn phải tra từ điển nếu muốn biết hết các nghĩa và cách sử dụng của nó.
Ví dụ: 間隔 GIAN CÁCH kankaku = khoảng cách, 隙間 sukima = khe hở, 茶の間 chanoma = phòng uống trà, 冷蔵庫と壁の間 reizouko to kabe no aida = giữa tủ lạnh và tường (chỉ không gian), 1月から3月までの間 aida = khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 3 (chỉ thời gian).

Có nhiều chữ cũng có thể bịa quy tắc để nhớ:
望 VỌNG = VONG 亡 (mất) NGUYỆT 月 (trăng) VƯƠNG 王 (vua) => Vua mất nước nên ngồi vọng nguyệt?
然 NHIÊN (thiên nhiên, tất nhiên, v.v..) = BỘ HỎA () + Chó (犬) + Trăng (月)
Chữ NHIÊN có các chữ:
自然 shizen TỰ NHIÊN
天然 tennen THIÊN NHIÊN
必然 hitsuzen TẤT NHIÊN
当然 touzen ĐƯƠNG NHIÊN
偶然 guuzen NGẪU NHIÊN

Bài tập: Chữ NHIÊN nghĩa là gì?
Đáp án sẽ có cuối bài.

Chữ KHÍ 気


Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Tương đồng tiếng Việt và tiếng Nhật: Ngôn ngữ chủ đề

Vì sao "Phong ba bão táp không khó bằng ngữ pháp tiếng Việt" chỉ là một câu nhảm nhí?
Vì sao nhiều người Nhật cũng nghĩ tiếng Nhật khó?

Ngôn ngữ chủ đề là cái quái gì vậy?

Ngày xưa thời Takahashi đi học thì mọi người đều học tiếng Việt theo kiểu ngôn ngữ châu Âu (cụ thể là Pháp): Cứ phân tích chủ, vị, câu nào mà chủ vị không đúng thứ tự thì là câu đảo, câu nào mà thiếu thứ này thiếu thứ kia thì là CÂU ĐẶC BIỆT!
Vì thế mà viết văn ai cũng viết rất chán, nếu không muốn bị trừ điểm: Phải viết sao cho câu đủ chủ vị. Nhưng có ai trong cuộc sống và văn chương dùng câu đủ chủ vị (tức là câu bình thường) đâu??
Sai lầm chết người của họ là nhìn tiếng Việt dưới lăng kính ngôn ngữ châu Âu (vì các vị đấy chẳng hề động não chút nào), và thành quả của họ là làm thui chột khả năng ngôn ngữ của thế hệ trẻ.
Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ chủ - vị (Subject - Object) mà là ngôn ngữ chủ đề (Topic Prominent Language - Ngôn ngữ chủ đề chiếm ưu thế).

Chúng ta hãy xem đoạn hội thoại sau:
- Bạn muốn ăn gì đó không?
- Chuối thì ăn / Chuối thì tôi ăn
Nếu phân tích chủ vị: "Chuối" = chủ ngữ, "ăn" = vị ngữ, hóa ra ở đây lại là "Chuối ăn tôi" cho nên câu này là câu đặc biệt. Kết luận của "họ" là đây là câu đặc biệt và hóa ra trong cuộc sống toàn câu đặc biệt. Thật ra đoạn trên mà bạn lại nói là "Tôi ăn chuối" thì đoạn hội thoại thành ra là hội thoại giữa hai người XA CÁCH.

Nếu bạn học tiếng Nhật thì bạn thấy đoạn hội thoại trong tiếng Nhật giống tiếng Việt một cách ĐÁNG NGẠC NHIÊN:
-何かを食べる?
-バナナは食べる.
Câu trả lời không phải là "Chuối ăn" hay "Chuối ăn tôi" mà nó là "Chuối thì ăn / Chuối thì tôi ăn".

Chúng ta thấy là tiếng Việt và tiếng Nhật cực kỳ gần gũi vì cùng là ngôn ngữ chủ đề: Trong một câu quan trọng nhất là "chủ đề" và chủ đề thường được nói trước. Đây không phải là "chủ ngữ" nhé, vì chủ ngữ là chủ thể của hành động.
Ví dụ điển hình của ngôn ngữ chủ đề:

  • Đồ ăn Nhật thì tôi khá thích đấy!
  • 日本食は私がかなり好きです.Nihonshoku wa watashi ga kanari suki desu.

"Đồ ăn Nhật" ở đây hoàn toàn không phải chủ ngữ và không có hành động nào hết, mà chỉ đơn thuần là chủ đề.

Cách nói chủ đề trong tiếng Nhật và tiếng Việt

Tiếng Việt để nói chủ đề thì thường dùng "thì / là":

  • Đi làm công ty thì tôi không thích lắm.

Còn tiếng Nhật thì sẽ dùng "は" (trợ từ "wa"), còn nếu nói kết hợp với chủ thể hành động (chủ ngữ) thì sẽ dùng thêm が (trợ từ "ga"):

  • りんごは食べる Ringo wa taberu = Táo thì ăn
  • りんごは私が食べる Ringo wa watashi ga taberu = Táo thì tôi sẽ ăn


Ngạn ngữ tiếng Việt


Bổ nghĩa trực tiếp cho chủ đề

Tiếng Nhật khác tiếng Anh và tiếng Việt ở chỗ: Có thể dùng bổ ngữ để bổ nghĩa trực tiếp cho chủ đề (Topic / Chủ ngữ = Subject) trong khi tiếng Anh và tiếng Việt không như vậy:
  • 背が高い田中さんはバスケットボールに有利です.
  • Mr. Tanaka, who is tall, has advantage in basket ball.
  • Anh Tanaka, người có chiều cao, có lợi thế khi chơi bóng rổ.


Ở đây 背が高い se ga takai là bổ ngữ bổ nghĩa trực tiếp cho chủ đề (chủ ngữ) là 田中さん Tanaka-san. Khi dịch ra tiếng Việt thì chúng ta phải dùng đại từ (pronoun) hoặc dùng đoạn văn giải thích:

優秀な彼は簡単に大学に進学した.
Anh ấy, vốn xuất sắc, đã dễ dàng lên đại học.

優秀な学生である彼は簡単に大学に進学した.
Anh ấy, một học sinh xuất sắc, đã dễ dàng lên đại học.

その女性を好きな彼はなかなかこの町を離れない.
Anh ấy, người yêu người phụ nữ đó, mãi vẫn không rời thành phố này được.
(Dùng đại từ "người" để thay thế)

Hay cũng có thể dịch đơn giản hơn:
社長の田中さんは参加した.
Giám đốc Tanaka đã tham dự.

Takahashi - Link bài viết

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Tại sao bạn chán học tiếng Nhật?

Chán học không thực sự chán như bạn nghĩ, mà nó là một việc tốt. Nó giúp cho chúng ta không nhồi nhét những kiến thức vô bổ hay hỗn độn vào đầu (chỉ tổ hại não!). Cách tốt nhất để không chán học nữa cũng khá đơn giản: Không học nữa. Cũng giống như cách tốt nhất để tránh say xe là đừng bước chân lên xe. Hôm nay tôi sẽ bàn về việc học ngoại ngữ và vì sao bạn chán.

Học để làm gì? Tương lai nào đang chờ bạn phía trước?

Có rất nhiều lý do để học ngoại ngữ, mà đây là những lý do chính:
  • Để đi du học
  • Để có việc làm
  • Để có lương cao hơn
  • Đơn giản là yêu thích
  • Để đi du lịch
  • Để xem anime, đọc manga trực tiếp bằng tiếng Nhật, v.v...
Khi bạn thấy công sức bỏ ra không đem lại tương lai tươi sáng thì bạn sẽ chán. Không chỉ học tiếng Nhật mà bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy. Thông thường bạn sẽ chờ đón tương lai gì khi học tiếng Nhật? Khả năng lớn nhất là ra làm nghề thông dịch kiêm dịch văn bản, lương tháng cũng gần gần như các ngành nghề khác (cỡ 200 đô la), nếu bạn có N2, N1 thì mức lương có thể cao hơn, 400 USD chẳng hạn (mình xài USD cho dễ hiểu vì VND thường trượt giá rất nhanh!). Và bạn lại không thích làm nghề dịch, ngay trong trường học những môn như lý thuyết dịch có thể đã chôn vùi hết nhiệt huyết học ngoại ngữ của bạn. Thực sự là vậy, bởi bạn không thể dịch giỏi chỉ nhờ biết lý thuyết dịch được. Cũng như các giáo sư về kinh tế, họ biết rõ vì sao một công ty thành công, vì sao chính công ty đó sụp đổ, v.v... nhưng bản thân họ cũng không thể nào vận hành một công ty được. Ngoài ra, mình không thích học lý thuyết vì nó thường làm mình cảm thấy bất an và bi quan về cuộc sống.
Vấn đề của bạn chính là:
  • Phải tìm ra cách học nhẹ nhàng hơn, ví dụ chỉ học thứ đơn giản và dễ nắm bắt (chỉ nên dịch câu đơn và đơn giản thôi)
  • Phải có mục tiêu giúp bạn có động lực: Thi lấy nằng N3, N2, N1 => Sẽ quyết định tiền lương của bạn trong tương lai
  • Hoặc mục tiêu du học chẳng hạn: Nếu bạn có N1 bạn còn có thể ứng tuyển một số học bổng như Lawson (100,000 JPY/tháng)

Lấy bằng vì một mức thu nhập cao hơn

Gắn học tập với mục tiêu thu nhập tương lai là một cách làm khôn ngoan. Ví dụ, nếu bạn làm freelancer (nghề tự do) và có bằng cấp, giao tiếp tốt bạn có thể kiếm 60 - 100 USD/ngày. Nếu bạn có thể dịch hội nghị (dịch cabin) thì lương còn cao hơn. Để có mức lương cao thì bạn phải có bằng cấp, và các bằng N3, N2, N1 là những thứ mà bạn vươn tới. Khi nói chuyện về trình độ tiếng Nhật, tốt nhất bạn chỉ nên chìa bằng ra, sẽ đỡ tốn nước bọt của cả hai bên. Mà dù thời đi học mình thường là học sinh cá biệt, nhưng bằng nào mình cũng có nên sau này cuộc sống cũng khá dễ dàng.
Ngoài ra, bạn có thể lấy thêm các bằng tiếng Anh như: TOEIC, TOEFL, iELTS, v.v... Nói chung càng nhiều càng tốt.
Theo kinh nghiệm của cá nhân Takahashi, bằng nghề của bạn quan trọng hơn bằng đại học hay cao đẳng rất nhiều. Và cái cách mà bạn lấy bằng hay chứng chỉ cũng rất quan trọng, vì nó cho thấy bạn yêu thích lĩnh vực nào và biết đặt ra mục tiêu để đạt tới.
Nếu bạn học mà không có các cột mốc, mục tiêu để chinh phục thì rất có thể bạn sẽ thấy một con đường thăm thẳm phía trước và chẳng biết mình đang ở vị trí nào.

Bạn đã biết bao nhiêu chữ kanji?

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Du lịch Nhật qua Xem Phố trên Google Maps

Mình vừa viết bài bên Cuộc Sống Nhật Bản hướng dẫn cách du lịch bằng Street View tất cả mọi ngóc ngách ở Nhật:

Bài viết trên Cuộc Sống Nhật Bản
--TRÍCH--

Thăm thú Nhật Bản: Đâu cần thiết phải đi qua Nhật

Bằng Google Maps chúng ta không chỉ tra được bản đồ mọi ngóc ngách trên nước Nhật mà còn có thể xem quang cảnh đường phố Nhật Bản, đó là tính năng Street View của Google. Bạn chỉ cần vào Google Maps tại địa chỉ:
Nhập một địa chỉ nào đó vào, ví dụ:
  • Sotokanda, Chiyoda-ku, Tokyo, 101-0021, Japan
Thế là Google Maps sẽ hiện ra bản đồ tại địa chỉ đó:
Google Maps với địa chỉ được đánh dấu
Bạn nhấp chuột vào địa chỉ tìm thấy (Chữ A), Google Maps sẽ hiện lên cửa sổ phụ có "Street View" bạn ấn vào ảnh hay dòng "Street View" để chuyển qua chế độ Xem Phố (Street View).
Bạn có thể khám phá cuộc sống Nhật Bản qua chế độ Xem Phố của Google chỉ cần bạn biết cụ thể một địa điểm nào đó. Sau đó dùng các MŨI TÊN để đi dọc theo các con phố, dùng chuột để xoay ảnh xem tứ phía. Chẳng khác gì bạn đang ở Nhật!
Đây là một số cảnh phố Nhật Bản khu vực quận Chiyoda, Tokyo:


--HẾT TRÍCH--

Một số địa điểm thăm thú Nhật Bản


Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Giải mã tiếng Nhật: Naruhodo! Chí lý!

Bạn nào ở Nhật hay thường xuyên nói chuyện phiếm với người Nhật thì chắc được nghe "Na rự hồ đồ" thường xuyên! Hôm nay mình sẽ nói chuyện phiếm về "Naruhodo" trên SAROMA JCLASS. Thật ra, để dịch chuẩn từ này ra tiếng Việt lại không hề là việc dễ dàng với nhiều người biết tiếng Nhật. Và đây cũng là một từ mà chúng ta cần giải mã trong quá trình học tiếng Nhật.

Keyword: naruhodo, sou desu, tashika ni, sono toori desu

Nội dung:
"Naruhodo" và "Chí lý"
"Sou desu ka?" / "Sou desu ne!" = Thế ạ? / Đúng thế nhỉ!
"Tashika ni!" = "Quả thực là vậy!"
"Sono toori desu"
Ví dụ sử dụng "Naruhodo"

Naruhodo! / Naruhodo ne!

"Naruhodo" là một từ dùng trong ngôn ngữ nói, thường dùng trong giao tiếp hàng ngày và không ở trong hoàn cảnh cần trang trọng, tức là giữa bạn bè với nhau hay lúc trà chanh chém gió. Nghĩa là thầy cô của bạn có thể "Naruhodo!" với bạn chứ bạn không được nói ngược lại. Nếu bạn nói chuyện với thầy cô thì phải là "Sou desu ka!" / "Sou desu ne!".

"Naruhodo" nghĩa là gì?

Khi một người nói cho bạn một thứ gì đó mà bạn không biết, và bạn thấy ý kiến đó là đúng thì bạn sẽ nói "Naruhodo"
  • "Naruhodo!" = "Vậy à?" / "Thế hả?" => Nghe thông tin mới và thấy là đúng
Ví dụ bạn đi làm muộn và ....
- "Hôm nay kẹt xe dữ quá!"
- "Naruhodo!" = "Thế hả!" (Ánh mắt cấp trên từ hình viên đạn đã giãn ra rất nhiều)

Khi một người nói với bạn một thứ mà bạn ĐÃ BIẾT, và bạn tỏ ý tán thành với ý kiến của họ:
  • "Naruhodo!" = "Đúng vậy!" / "Ừ đúng!" / "Ừ đúng vậy!"
  • "Naruhodo ne" = "Ừ đúng vậy nhỉ" / "Đúng vậy nhỉ"
Ví dụ bạn và Takahashi đi qua một hàng bánh thơm ngát:
- "Bánh hàng này ngon!" / Kono omise no keeki wa oishii!
- "Naruhodo!" / "Ừ đúng vậy!" || Hoặc là "Naruhodo ne!" = "Đúng vậy nhỉ!"

Chú ý: Trong trường hợp này ý kiến đưa ra phải là ý kiến KHẲNG ĐỊNH, chứ không phải là một câu hỏi hay câu nói tìm sự đồng tình. Ví dụ các trường hợp sau là KHÔNG ỔN:
- "Kyou wa atsui desu ne!" = "Hôm nay nóng nhỉ!"
- "Naruhodo" = "Chí lý"
Bởi vì câu trên là một câu tìm sự đồng tình, chứ không phải là một ý kiến khẳng định để bạn có thể phang "naruhodo" vào. Thú thực là mình chả thấy có gì chí lý ở đây vì người kia cũng đang tìm sự đồng tình của bạn với nhận định "Hôm nay trời nóng" thôi mà.


"Naruhodo" và "Chí lý"

Thật ra thì "Naruhodo" gồm có 2 thành phần, mà nếu viết kanji (mặc dù ít khi được viết bằng kanji!) thì các bạn sẽ thấy rõ ngay:
  • Naruhodo = なるほど = 成る程