Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Có chủ đề rồi thì ta dùng GA

Trợ từ WA (は) thường dùng với CHỦ ĐỀ (topic) mà chúng ta đang nói tới. Khi nói về thuộc tính, hành động hay diễn giải về chủ đề đó thì ta dùng trợ từ GA (が).
Ví dụ câu nói sau:
  • Tiền bạc ư? Rồi sẽ có ngày hết.
  • お金?なくなる日来る。
  • Okane? Nakunaru hi ga kuru.
Dùng "ga" vì vế sau vẫn đang nói tới chủ đề là "Tiền", tức là đầy đủ sẽ là "Okane WA nakunaru hi GA kuru". Nếu nói là:
  • なくなる日は来る。
  • Nakunaru hi wa kuru.
thì lúc này chủ đề lại là "nakunaru hi", thành ra "Ngày hết sẽ tới" còn ngày hết của cái gì thì không rõ. Khi đó, câu nói trở nên rời rạc vì chủ đề thay đổi liên tục, dù vẫn đoán được nhưng sẽ khó hiểu.

Hiểu điều trên sẽ giúp bạn VIẾT TIẾNG NHẬT (作文 sakubun TÁC VĂN) tốt hơn.

>> Tiếng Nhật - Ngôn ngữ chủ đề

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Phải chuyển ngữ cho đúng

Việc học ngoại ngữ sẽ giúp chúng ta hiểu đúng về ngôn ngữ và diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu. Người biết nhiều ngoại ngữ thường lương cao, không hẳn là do họ biết nhiều ngoại ngữ (vì có khi cũng không dùng tới) bởi vì họ hiểu và diễn đạt ngôn ngữ tốt, đúng bản chất, không vòng vo hay ngụy biện.

Tôi lấy ví dụ từ 敬語 Keigo (kanji: KÍNH NGỮ), tại sao tôi dịch là "Từ ngữ tôn kính" mà không phải là "Kính ngữ"?

Bởi vì "Kính ngữ" không phải là từ có trong tiếng Việt, nó xa lạ và khó hiểu với người không học tiếng Nhật và thậm chí khó hình dung với cả các bạn học tiếng Nhật.

Tại sao không dịch cho dễ hiểu để ai cũng hiểu được? Có lẽ vì người ta không biết chuyển ngữ thế nào cho đúng.

Nếu dùng "Kính ngữ", nhiều người sẽ nghĩ keigo là cái gì đó rất riêng biệt trong tiếng Nhật, hay là "chỉ tiếng Nhật mới có", trong khi sự thực lại không như vậy. Tiếng Việt cũng có từ ngữ tôn kính chứ. Tiếng Anh cũng vậy. Ví dụ thay vì nói "I send you a letter" hay "I like to send you a letter" thì dạng lịch sự phải là "I would like to send you a letter". Nếu bạn không nắm rõ các cách dùng từ ngữ tôn kính thì sẽ khó thăng tiến trong công việc hay gây cảm tình tốt trong cuộc sống. Bạn phải xã giao mà!

Hơn nữa, dịch là "Kính ngữ" làm người học tiếng Nhật sẽ nghĩ "nó rất khó" (nên mới cần từ chuyên biệt để gọi tên) nhưng thực tế là nó không khó. Keigo chỉ là một nhu cầu, chúng ta học khi chúng ta có nhu cầu. Đơn giản nhất là dùng bị động, ví dụ thay vì "Ikimasu ka" thì là "Ikaremasu ka", hoàn toàn có khó gì đâu??

Dịch là "Kính ngữ" thì cũng không phải là sai, nhưng dễ gây hiểu sai nên tôi không dùng cách này.

Giáo sư Cao Xuân Hạo cũng chỉ ra rất nhiều cái sai trong sách vở Việt Nam:

Tiếng Nhật chửi rủa - Tiếng lóng

Bài này tôi muốn nói về tiếng Nhật chửi rủa và từ lóng tiếng Nhật. Bực mình, điên tiết là cảm xúc chung của con người, làm sao để diễn đạt chính xác mức độ sôi máu của bạn cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công trong cuộc sống.

Nhiều người vì không quen chửi, hay không đủ vốn từ mà không diễn tả được, nên mang nỗi ấm ức trong mình rất hại sức khỏe và cũng không truyền tải được thái độ của mình đến đối phương.

Vì thế, nếu bạn sống ở Nhật thì học ngôn ngữ chửi và từ lóng tiếng Nhật cũng rất cần thiết, không hẳn để bạn chửi mà để bạn hiểu được thái độ của mọi người xung quanh (với bạn và với nhau). Nếu bạn chửi không đúng cách, bạn sẽ bị thua thiệt. Bạn không thể áp dụng cách chửi của Việt Nam, của Mỹ tại Nhật được, sẽ như "nước đổ lá khoai" mà thôi!

Joudan ja nee! = Không phải chuyện đùa!

Nhật ngữ chửi luận


馬鹿野郎 / ばかやろう = Baka yarou 
Thằng ngu!

Yarou tiếng Nhật là "thằng, thằng chó, thằng cha" (kanji: DÃ LANG = thằng cha hoang dã). Đây là cách chửi thông dụng, không hẳn là bậy. "Baka" nghĩa là ngu, ở đây là "Baka yarou" chứ không phải "Baka na yarou" nhé.

この野郎!/ こんやろう! = Kono yarou / Kon yarou
Thằng chó này!

Ví dụ:
わからないか、このやろう! = Mày không hiểu à cái thằng chó này!
見えないかこのやろう!Mienai ka, kono yarou! = Mày mù hả thằng này!

こいつ!
Koitsu = Cái thằng này! Xin hãy xem bài Nhân xưng trong tiếng Nhật nếu muốn tìm hiểu thêm.

くそったれ / 糞っ垂れ  = Kusottare
Thằng cu*'t này!

Kuso tiếng Nhật là "phân, cu*'t", "tare" là buông xuống, dính.

くそがき / くそ餓鬼 = Kusogaki
Thằng trẻ ranh!

Kuso thì là như trên, gaki là chỉ "trẻ em, trẻ ranh", ở đây Kusogaki là loại trẻ em vẫn đái dầm đó. Gaki là từ có nguồn gốc Phật giáo, là 餓鬼 (NGẠ QUỶ), tức là "Quỷ đói", chỉ trẻ em thứ gì cũng ăn.

畜生 / ちくしょう = Chikushou!
Chó chết!

畜生 nghĩa là "SÚC SINH".

こんちくしょう! Kon chikushou!
Cái thằng chó chết này!

"Kon" là nói nhanh, nói điệu của "Kono".

カス! Kasu!
Đồ cặn bã

Kasu (糟) đúng có nghĩa là "cặn" trong tiếng Nhật, ví dụ 酒カス Sake kasu nghĩa là "bã rượu".

くず! Kuzu!
Đồ rác rưởi!

Kuzu (屑) trong tiếng Nhật nghĩa là những mảnh rác vụn, ví dụ 切り屑 Kirikuzu nghĩa là "mạt cưa", những mảnh vụn do bào, tiện tạo ra.

オカマ! Okama!
Đồ đồng tính!

Đây là từ dùng miệt thị người đồng tính nam. Nếu người ta biết giới tính của bạn, người ta có thể xoáy vào đó dù bạn chẳng có gì xấu.

情けない! Nasakenai!
Đáng thương!

Đây là cách chửi theo nghĩa bạn thật đang thương hại, chửi bằng cách hạ thấp nhân phẩm của bạn. "Nasake" có nghĩa là "lòng tốt, tình người", "Nasake-nai" chỉ việc bạn không nhận được lòng tốt của ai, hay rất đáng thương. Từ này cũng có nghĩa tốt khi bày tỏ sự đồng cảm trước một thảm cảnh.
情けない奴 Nasakenai yatsu = Đồ đáng thương / Kẻ đáng thương hại
お前は情けない奴だね Omae wa nasakenai yatsu da ne = Mày là kẻ đáng thương hại

相手されない Aite sarenai
Không ai thèm chấp!

お前は相手されないよ Omae wa aite sarenai yo = Không ai thèm chấp mày đâu!
Câu này để chửi xoáy vào sự đáng thương hại. "Aite" nghĩa là đối phương, đối thủ, người đang nói chuyện, "aite sarenai" có nghĩa là không ai coi bạn là người đang nói chuyện với họ.


Chửi "Chết đi": Nặng nhất
Cách chửi nặng nề nhất trong tiếng Nhật là "Mày chết đi!" như dưới đây:

死ね Shine! / 死ねよ!Shineyo! / 死ねや!Shine ya!
Mày chết đi!

Chú ý là, cách chửi nặng nề nhất trong tiếng Mỹ là "Loser!" (Tức "Đồ thất bại / Đồ kém cỏi") vì văn hóa Mỹ coi trọng thành tựu cá nhân, nên "kém cỏi" (loser) bị coi là từ nhục mạ cao độ. Còn văn hóa Nhật thì không như vậy, văn hóa Nhật coi trọng chủ nghĩa tập thể và sự hài hòa, nên nếu bạn rủa ai đó "Chết đi" nghĩa là người đó thực sự đáng ghét và không nằm trong tập thể. Tiếng Nhật cũng có từ để chỉ "Kẻ thất bại / Kẻ kém cỏi", đó là:

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Đôi khi cũng phải nói tắt cho nó ... pro

Đôi khi cũng phải nói tắt tiếng Nhật cho pro các bạn ạ. Tức là chúng ta sẽ nói tiếng Nhật nói chuyện hàng ngày ý mà.

Ví dụ:

どうしてお金を出さんといけんのか?
Doushite okane wo dasan to iken no ka?

Nếu không quen ngôn ngữ nói tiếng Nhật, các bạn có thể thấy hoa mắt.
Thật ra câu này là:

どうしてお金を出さないといけないのか?
Doushite okane wo dasanai to ikenai no ka?
Tại sao lại phải chi tiền?

Khi nói tắt thì ない thành ん (tức "n"). Ở đây là mẫu Vないといけない, tức là "phải V" (bắt buộc phải làm gì đó). Phân tích ngữ pháp sơ cấp thì là "Không V là không được".

Ở đây と (to) nghĩa là "Nếu":
Vないと = Nếu không V

いけない ikenai nghĩa là "không được", giống như ならない naranai vậy.

Nói theo nghĩa đen thì do 行く iku là "đi", nên "ikenai" là không đi được.
なる naru là "thành, trở nên", nên ならない "naranai" là "không đúng, không được, không thành".

Các cách nói sau là tương đương với Vないといけない:
出さないといけない dasanai to ikenai
出さなければいけない dasanakereba ikenai
出さなければならない dasanakereba naranai
出さないとならない dasanai to naranai
出さなくてはならない dasanakute wa naranai
出さなくてはいけない dasanakute wa ikenai