Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Kimi no sasai-na mondai wa nan dattakke?

Câu chuyện là thế này:


Mặt trời luôn mọc và núi Phú Sỹ luôn đẹp
太陽は毎度昇り富士山は毎度美しく
Taiyou wa maido nobori, Fuji-san wa maido utsukushiku

・・・
・・・
・・・

Vấn đề nhỏ bé của bạn là gì ý nhỉ?
君の些細な問題は何だったっけ。
Kimi no sasai-na mondai wa nan dattakke?

>> Trên Facebook SaromaLang

"kke" trong だったっけ "dattakke" nghĩa là gì?

Chúng ta đều biết câu hỏi "nan datta?" nghĩa là "(đã) là cái gì?". Ở đây hỏi "Vấn đề nhỏ bé của bạn là cái gì?" nhưng mà lại thêm "kke" (có tsu nhỏ nên phải là âm lặp). "kke" là dùng trong câu hỏi về thứ bạn đã nghe nhưng lại quên, tiếng Việt nghĩa là "... gì ấy nhỉ / ... gì ý nhỉ". Đây là hỏi về thứ bạn đã biết nhưng hiện giờ thì bạn đang quên mất.
何だっけ nan dakke và 何だったっけ nan dattakke khác nhau như thế nào? Chỉ đơn thuần là hỏi về thứ trong hiện tại, đương nhiên hay thường xuyên diễn ra thì dùng "nan dakke" còn hỏi về một sự vật, sự việc quá khứ thì dùng "nan dattakke".

Bạn cũng có thể dùng dạng nói lịch sự: 何でしたっけ nan deshitakke? Mấu chốt chỉ là bạn thêm っけ ở cuối câu. Bạn có thể hỏi:
  • 彼は社長だっけ? Kare wa shachou dakke? Ông ấy là giám đốc đấy nhỉ?

Triết lý: Hãy dùng câu lửng

Mặt trời luôn mọc và núi Phú Sỹ luôn đẹp
太陽は毎度昇り富士山は毎度美しく
Taiyou wa maido nobori, Fuji-san wa maido utsukushiku

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Nếu muốn thành công, phải giỏi ngôn ngữ mẹ đẻ

成功したいなら母語をよく理解しなければならない。
Seikou shitai nara, bogo wo yoku rikai shinakereba naranai.

Ví dụ "bất trắc" trong tiếng Việt có nghĩa là gì? Bạn phải hiểu rõ nghĩa trước khi dịch. Trong suốt cuộc đời, ngôn ngữ mẹ đẻ là thứ chúng ta luôn phải học và luôn có thể học thêm. Mặc dù ai cũng có thể giao tiếp nhưng số lượng từ vựng của mỗi người khác nhau và độ hiểu về từ vựng cũng khác nhau. Nếu bạn muốn được coi là một người thông minh, bạn phải biết nhiều từ vựng và hiểu chúng.

Khả năng vận dụng ngôn ngữ liên quan khá chặt tới thành công trong cuộc sống, đây là điều kiện cần chứ không phải đủ. (Điều kiện đủ là bạn phải trung thực, thái độ tốt, v.v... rất nhiều thứ mà Takahashi cũng chẳng nắm rõ! ^^).

Bạn muốn thành dịch giả giỏi thì bạn cũng phải nắm được ý nghĩa của từ vựng chứ không chỉ tra từ điển. Ví dụ từ này 万が一 Man'ga'ichi, rõ ràng cấu tạo khá đơn giản nhưng bạn có thể giải thích được ý nghĩa của nó không?

Chúng ta phải luôn tư duy về mặt ngữ nghĩa, mà trước hết là với ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi bạn hiểu ngữ nghĩa luận rồi thì việc học sẽ không quá khó. Mỗi ngày bạn nâng cao thêm từ vựng là được. Ngữ nghĩa luận thực ra không khó, tự bạn cũng có thể học được. Tuy nhiên, bạn nên ý thức về vấn đề ngữ nghĩa và luôn tư duy xem nghĩa của một từ là gì nhé.

Cách tư duy về ngữ nghĩa

Ví dụ như từ "bất trắc", giả sử bạn cần giải thích cho bọn con nít miệng còn hôi sữa, hay cho người nước ngoài hiểu chẳng hạn, thì bạn sẽ làm gì? Chỉ có một cách: Dùng những từ ngữ dễ hiểu hơn để giải thích. Hãy tập giải thích mọi từ khó bằng những ngôn từ thật dễ hiểu mà những người chỉ số IQ dưới 50 như Takahashi cũng có thể hiểu được.

Bạn cũng có thể rèn luyện giải thích: "Lẽ ra", "Thảo nào", "Hóa ra là",...

>> Xem giải đáp về "bất trắc"