Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Vてもらう và Vてくれる khác nhau thế nào?

Đây là khác nhau cơ bản giữa "V-te morau" và "V-te kureru":


Khác nhau là thế này:

Mẫu câu: AはBにVてもらう A wa B ni V-te morau = A được B làm gì cho
Ở đây A (người được nhận lợi ích của hành động) là chủ ngữ, B là người hành động tạo ra lợi ích của A. Dù là người hành động, về ngữ pháp B lại là đối tượng (nên thành: Bに).

Ví dụ: Suzuki-san wa sensei ni hon wo kashite moratta = Anh Suzuki được giáo viên cho mượn sách.

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Học kanji bằng hình ảnh và giải tự

Học chữ kanji khá là thú vị, giúp bạn hiểu tốt hơn tiếng Việt (từ đó sống tốt hơn, lương cao hơn, ... cũng có thể là ngược lại ^^). Từ năm 2011, Saroma Lang đã viết khá nhiều bài về kanji vì đây chắc chắn là lĩnh vực rất quan trọng trong việc học tiếng Nhật cũng như nghiên cứu ngôn ngữ Đông Á (gồm cả Việt Nam) nói chung.

Bạn có thể học kanji, đọc được âm Hán Việt và suy luận ra cách đọc tiếng Nhật. Tham khảo các bài viết năm 2011:
Học chữ kanji: Suy luận âm Hán Nhật On'yomi
➜ Quy tắc chuyển âm Hán Việt qua âm đọc tiếng Nhật

Vậy, làm sao để nhớ chữ kanji cũng như âm Hán Việt? Biết âm Hán Việt thì về cơ bản bạn nhớ được nghĩa chữ kanji đó. Hôm nay, Takahashi nêu một phương pháp nhớ kanji. Đó là dùng hình ảnh và giải tự. Bạn nên chữ kanji theo hình ảnh, kết hợp với giải tự. Thật khó nếu chỉ bịa theo hình ảnh.

Giải tự là thế nào?
Ví dụ chữ LÝ 理 (trong lý tưởng, lý luận, quản lý, ...) thì có thể nhớ theo cách giải tự:
LÝ 理 = VƯƠNG 王 + LÝ 里 [sato = làng] = VƯƠNG 王 + ĐIỀN 田 + THỔ 土

Tức là Vua (VƯƠNG 王) thì sẽ quản LÝ (理), toàn bộ Ruộng (ĐIỀN 田) và đất đai (THỔ 土). Hay tất cả ruộng đất thuộc về vua là chân LÝ (理) hiển nhiên.

Đây là ví dụ về kết hợp hình ảnh và giải tự trên Saroma Class Facebook:



Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Tỏ tình trong tiếng Nhật - Phần 3

Như đã nói trong phần 2, tình yêu (恋 koi [luyến]) thường làm người ta có hành động rủi ro, cụ thể thì hành động tỏ tình là rủi ro nhất. Tất nhiên, đây chỉ là quá trình tự nhiên (自然のまま SHIZEN no mama) thôi. Bởi vì thương vụ nào cũng phải FINALIZE (chốt) thành những lợi ích cụ thể (specific benefit). Bạn không thể cứ đầu tư (invest) mãi mà không gặt thành quả.

Tình yêu thì không hẳn là một thương vụ [business] mà là một luyến vụ [love affair]. Chắc hẳn, bạn muốn chốt luyến vụ này lắm?

Đó là nguyên nhân căn bản dẫn tới việc TỎ TÌNH = to propose = プロポーズ puropoozu = 告白する Kokuhaku suru.

告白 KOKUHAKU [Cáo Bạch] nghĩa là bày tỏ tấm lòng, bày tỏ tình cảm. Nó có thể là bày tỏ tấm lòng nói chung nhưng trong các luyến vụ cụ thể thì nó là tỏ tình.

告 [CÁO] = KOKU / 告ぐ tsugu = to inform, thông báo, thông cáo
白 [BẠCH] = HAKU / 白い shiroi = white, trắng

告白 Kokuhaku (tỏ tình) phong cách Nhật Bản  >>refer

Cáo bạch tấm lòng thì trước hết thường là nói "Suki desu" (I love you). Nhưng sau đó thì sao? Bạn không thể nói "I love you" sau đó về nhà lên Facebook đăng status mới "Vừa tỏ tình xong, chưa biết kết quả thế nào ^^" được. Sau đó thì thường là rủ rê đối tượng tham gia vào luyến vụ của bạn để biến tình yêu đơn phương [片想い kataomoi] thành tình yêu song phương [恋仲 koinaka] thì mới chốt lời được.

Câu tiếp theo thường nói là:
付き合ってください Tsukiatte kudasai = Please be my love [my girlfriend / my boyfriend]

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Luyến ái trong tiếng Nhật - Phần 2

Tình yêu, rốt cuộc là gì? Là 恋 Koi [Luyến]. Koi có nghĩa là "tình yêu" (giới tính). Còn 愛 Ai [Ái] là tình yêu nói chung, gồm cả tình yêu nam nữ.

恋する Koi suru / 恋をする Koi wo suru = to fall in love (with)

Khi bạn yêu ai đó, có nghĩa là bạn đang "Koi suru".
Mẫu câu:
Nに恋する
Nに恋をする

Các bạn có thể tham khảo bài hát また君に恋してる.
恋 koi + 人 hito = 恋人 koibito người yêu
恋仲 koinaka = những người yêu nhau
恋人同士 koibito doushi [luyến nhân ĐỒNG SỸ] = những người đang yêu nhau
恋心 koi-gokoro có thể hiểu là "tình yêu (dành cho ai đó)"
→ 先生に恋心を抱くようになった Sensei ni koigokoro wo idaku you ni natta = fell in love with the teacher

Tình yêu là thứ khiến bạn mê muội, thế mới có câu:
恋は盲目
Koi wa moumoku 
[luyến WA Manh Mục]
Love is blind

Nó khiến bạn làm những thứ nhăng cuội như viết thư tình (恋文 Koibumi [luyến văn] OR ラブレター rabu retaa [love letter]), trong đó toàn chứa đựng những điều phi lý, phi thực tế, toàn lời hứa hẹn hão.

Nhưng trong nhất thời, nó khiến bạn rơi vào trạng thái đang yêu, người ta thường gọi là ラブラブ rabu rabu [love love]. Hình ảnh minh họa:


Ví dụ, thấy bạn đang yêu đời vì tình yêu thì người ta thường nói: ラブラブだね Rabu rabu da ne

Thế còn mức độ mạnh hơn cả yêu? Đó gọi là MÊ.

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

"I love you" trong tiếng Nhật - Phần 1

Luyến ái trong tiếng Nhật
Làm thế nào để nói "I love you" trong tiếng Nhật? Từ đầu ngày lập trang web tới giờ tôi vẫn chưa hề nói về vấn đề này vì tôi nghĩ không cần thiết lắm. Hôm nay sẽ luận về "I love you" để các bạn hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản - nhân dịp X'mas sắp tới.

Chú ý trước khi đọc:
(1) Nếu bạn nói đùa thì không sao, bạn là người vui tính. Mọi người sẽ thích bạn.
(2) Nếu bạn nói nghiêm túc thì rủi ro mà bạn phải chịu rất lớn. Câu này nếu nói nghiêm túc thường sẽ phá hoại chuyện tình cảm của bạn.
(3) Yêu đơn phương không tốt cho sức khỏe.
(4) Tỏ tình mà bị từ chối thường dẫn đến chấn thương tâm lý lâu dài.
(5) Keep this for jokes only. Chống chỉ định cho những người đang tuyệt vọng trong tình yêu. (Do not use if you are desperate in love).


Người Nhật nói "I love you" như thế nào?

Về cơ bản, người Nhật không nói "I love you", họ chỉ nói "I like you" thôi. Bởi vì họ hay ngại ngùng, bẽn lẽn, sợ bị từ chối, dễ bị tổn thương. Nói "I like you" thì sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, người Nhật thường tình cảm nhẹ nhàng, ít khi bày tỏ tình cảm mãnh liệt và cũng ít khi thúc ép đối phương, do đó, họ thường dùng cách bày tỏ nhẹ nhàng nhất có thể. Vì thế, khi họ yêu ai đó thì họ sẽ nói là "I like you".

好きです Suki desu = I love you (nghĩa đen: I like you)

Bạn có thể nói "Suki desu" với người mà bạn yêu. Nói thì đơn giản, nhưng sau đó thế nào, là chuyện gây đau đầu cho nhân loại hàng thế kỷ nay và vẫn còn tiếp tục. Vậy câu trả lời là thế nào?

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Đáp án kỳ thi năng lực tiếng Nhật kỳ tháng 12 năm 2014

日本語能力試験
Nihongo Nouryoku Shiken
Nhật Bản ngữ năng lực thí nghiệm
12/2014
Ghi nhớ:
(1) Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo, không đảm bảo tính chính xác.
(2) Đáp án có thể không đầy đủ (tùy các "gián điệp" đã đưa lên đủ chưa ^^)
(3) Bạn làm sai không có nghĩa điểm bạn sẽ không 満点 manten (MÃN ĐIỂM = điểm tối đa) vì còn chuẩn hóa nữa. Tôi làm sai khối vẫn MANTEN như thường. Điểm còn do tương quan giữa bạn với những người thi khác nữa.

N1 一級 Cấp N1

文字・語彙・文法
問題1

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Chú ý khi phỏng vấn tiếng Nhật

Đừng sử dụng から ("bởi vì") quá nhiều. Bài viết trên Saroma Class Overseas:

【TRÍCH】
Hãy sử dụng những từ khác thay thế và CHỈ NÓI CÂU ĐƠN. Quan trọng là chỉ nói câu đơn và dùng các từ để nối tiếp câu. Đây là đề xuất của Saroma Class Overseas:
  • よって、 yotte = do đó, vì thế
  • したがって(従って)、 shitagatte = do đó, với lý do đó
  • そのため、 sono tame = vì thế / để làm thế / để làm việc đó
  • そのために、 sono tame ni = sono tame = vì thế / để làm thế
  • その理由に、 sono riyuu ni = vì lý do như thế, với lý do đó
  • それが理由に、 sore ga riyuu ni = với lý do đó
  • ですから、 desu kara = bởi vì thế
  • ですので、 desu node = vì thế mà
  • それで、 sore de = tại đó / vì điều đó
  • そうすると、 sou suru to = nếu (làm) thế thì
  • すると、 suru to = như thế thì
  • ・・・からです kara desu = là do .... 
【HẾT TRÍCH】
➜ Xem bài viết: Saroma Sea

Tôi bàn về から kara một chút, gọi là chém gió cuối tuần nhé. Đây là một trợ từ chắc ai cũng biết, nó chỉ lý do, tức là "bởi vì". Ví dụ:

Nihongo ga manabitai kara desu. Bởi vì tôi muốn (tự) học tiếng Nhật.

Nhưng thật ra, như thế là không đầy đủ và chú ý là dù là một trợ từ thì から được sử dụng để diễn tả rất nhiều ngữ cảnh và cách dùng rất khác nhau.


THỨ NHẤT: から = "TỪ" (nơi chỗ, thời gian, ...)

Từ [nơi chỗ] tới [nơi chỗ] = [Place] kara [place] made

家から学校まで ie kara gakkou made = từ nhà tới trường

Cụm này trong câu là một trạng ngữ, tức là sẽ đứng trước động từ / tính từ (gọi chung là miêu tả chẳng hạn) trong câu.
Ví dụ:
家から学校まで桜がきれいに咲いています
Ie kara gakkou made sakura ga kirei ni saite imasu
Hoa anh đào nở đẹp từ nhà tới trường

Từ [thời gian] tới [thời gian] = [Time] kara [time] made

春から夏までこの公園は賑やかです。
Haru kara natsu made kono kouen wa nigiyaka desu.
Từ mùa xuân tới mùa hè công viên này rất nhộn nhịp.

Từ [vật thể] tới [vật thể] = [Thing] kara [thing] made

Có thể nghĩa đen:
テレビから冷蔵庫までの距離は5メートルです。
Terebi kara reizouko made no kyori wa 5 meetoru desu.
Khoảng cách từ ti vi tới tủ lạnh là 5 mét.

Chú ý là ●●から●●まで vừa là trạng ngữ nhưng vừa là danh từ luôn nên để bổ nghĩa cho 距離 (KYORI = cự ly, khoảng cách) thì dùng Nの距離.

Có thể nghĩa trừu tượng hơn: "Từ ti vi tới tủ lạnh tôi đều mua" chẳng hạn.

Các ví dụ trên đều có dạng N1からN2まで tức là trước から và まで đặt danh từ (N) là được. Và mẫu này là một trạng ngữ đồng thời có thể sử dụng như một danh từ luôn.

Ví dụ:
日本に行くのは4月から5月までです。 Tôi đi Nhật là từ tháng 4 tới tháng 5.

Tất nhiên, から là trạng ngữ

ベトナムから来ました Betonamu kara kimashita = Tôi tới từ Việt Nam

公園から出発しましょう Kouen kara shuppatsu shimashou = Chúng ta hãy xuất phát từ công viên

Những câu thế này chẳng cần tới まで made. Tức là から hoàn toàn có thể đánh lẻ, làm ăn riêng!

Có thể kết hợp với trợ từ は để nhấn mạnh

恋人からは何ももらっていない。 Koibito karawa nanimo moratte inai. = Tôi chẳng nhận được gì từ người yêu cả.

Khi cần, ~から là danh từ, do đó bổ nghĩa thì dùng trợ từ の

これは先生からのお土産です。 Kore wa sensei kara no omiyage desu. = Đây là quà từ cô giáo.


THỨ HAI: から = "BỞI VÌ"
Dù cùng là trợ từ nhưng trường hợp này から nghĩa là "bởi vì", chỉ lý do và cách sử dụng cũng khác với trường hợp một ở trên.

Cách sử dụng:

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Câu chuyện なんか nanka và なんて nante

なんか và なんて thì tôi có đề cập rồi. Cụ thể bạn có thể xem tại đây:

Nanto, nante, nantoka, nani, ....
Danh sách trợ từ tiếng Nhật

Hôm nay tôi nói về nanka và nante với mục đích HẠ THẤP / COI THƯỜNG / MIỆT THỊ.

Dùng nanka và nante để hạ thấp, cách dùng:

N+なんか
N+なんて

Ví dụ:
なんか漢字が読めないよ Watashi nanka kanji ga yomenai yo = Cỡ như tội không đọc kanji nổi đâu

なんて信じないほうがいいよ Kare nante shinjinai hou ga ii yo = Cái loại người như anh ta không nên tin đâu

Bạn cần hiểu là: nanka dùng để hạ thấp, còn nante dùng để miệt thị. Vì thế, ít khi người ta dùng nante cho bản thân lắm. Người có tự tin thấp thì thường dùng nanka. Theo kiểu "watashi nanka (không làm được gì đó)".

私なんか出来るはずがない Watashi nanka dekiru hazu ga nai = Loại như tôi chắc chắn không làm được
彼女なんか愛していない Kanojo nanka ai shite inai = Loại người như cô ta tôi không yêu

NANTE HOÀNH TRÁNG HƠN

Nante có thể đi với cả một vế câu cũng được, không nhất thiết chỉ đi với Noun:

N+なんて
Phrase_plain+なんて

君はそんなことをやるなんて最低だ

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Tạp học cuối tuần

Cuộc sống du học Yurica Life:
Mẹo tiết kiệm tiền và sống lười biếng (hay còn gọi là: Bí quyết sống lười như hủi)
Làm món salad Nhật với sốt mè
Sarada kiểu Nhật (salad kiểu Nhật)
Không khóc ở Nhật Bản


Nhật Bản tạp học (日本雑学) trên Saroma Fun facebook page:
TÀN NGHIỆP (残業) ở Nhật
Câu chuyện về người làm công ăn lương ở Nhật サラリーマン
Văn hóa tôn trọng khách hàng quá mức của người Nhật (店長を呼べ Tenchou wo yobe)

Còn rất nhiều nội dung nên bạn hãy lên Saroma Fun nhé! (^^♪

Cách biến tính từ thành danh từ với さ/み? ➜ Xem tại Saroma Fun
Đây là nội dung:
◇◇◇◇TRÍCH◇◇◇◇
Để biến tính từ thành danh từ:

(1) A{い}さ
A{な}さ
(2) A{い}み

Bỏ い/な thêm さ. Danh từ này là để chỉ mức độ.

Ví dụ:
おいしい oishii ngon => おいしさ oishisa độ ngon
親切な shinsetsu-na tử tế => 親切さ Shinsetsu-sa sự tử tế

Với tính từ "i", bạn có thể dùng み để biến thành danh từ, nhưng chú ý là xài み cho rất ít trường hợp và み và さ khác nhau. Khác nhau thế nào? さ SA là chỉ MỨC ĐỘ, còn み dường như để chỉ khái niệm TRỪU TƯỢNG.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Mê lộ Nhật ngữ: Trợ từ là gì?

Takahashi: Học tiếng Nhật không phải CHỈ vì tiền.
Học tiếng Nhật để có trải nghiệm ngoại ngữ, để trở nên thông minh hơn, v.v...
Học tiếng Nhật đôi khi (và quan trọng nhất) là để KHÁM PHÁ CHÂN LÝ.
Bạn đang ở đây thì chắc chắn là ĐÚNG CHỖ RỒI!

Trong mê lộ Nhật ngữ mấy tuần trước (Tiếng Nhật là cái gì?) tôi đã có nói về một số phân biệt cơ bản về ngôn ngữ, mà cụ thể là hình ảnh này:

Hai quy tắc cơ bản của một ngôn ngữ

Tức là về cơ bản thì một ngôn ngữ sẽ có thứ tự là SVO (chủ ngữ - động từ - đối tượng) hay là SOV (chủ ngữ - đối tượng - động từ). Tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Mông Cổ, .. là dạng thứ hai, tức SOV. Ở bài trước tôi cũng nói là danh từ (Noun) trong tiếng Nhật sẽ không biến đổi trong mọi hoàn cảnh, dù là chủ ngữ hay đối tượng.

Và chắc các bạn cũng biết là một trong những thứ khó nhằn là TRỢ TỪ TIẾNG NHẬT (Japanese particles / 助詞 joshi = Trợ Từ). Nhưng nếu theo dõi Saroma Lang thường xuyên thì trợ từ tiếng Nhật cũng không đến mức quá khó hiểu.

Nhưng tôi chưa giải thích cho bạn biết là TẠI SAO LẠI DÙNG TRỢ TỪ?

Hãy tưởng tượng ngôn ngữ tiếng Nhật không có trợ từ thử xem. Đây là ví dụ:


Trong câu trên thì chúng ta phân vân:

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Tiếng Nhật: Viết một đằng, đọc một nẻo

... và hai chữ cùng cách đọc!

Một trong vấn đề học tiếng Nhật là liệu có chữ nào mà lại có ... hai cách đọc không? Và liệu có hai chữ nào ... cùng cách đọc không?

Tôi CHÁN chẳng muốn nói về kanji vì chữ kanji quá hợp lý và tôi nói khá nhiều rồi, các bạn phải chịu khó đọc lại bài cũ thôi. Thật ra thì chữ kanji không phải là "viết một đằng, đọc một nẻo" mà tùy theo nó đứng trong từ ngữ thế nào mà đọc tương ứng thôi.

Tôi đã tổng kết tại đây: Tiếng Nhật: Viết vậy đọc không vậy @Yurika

Viết một đằng, đọc một nẻo
Trường hợp 1: Chữ は
  • Nếu là trợ từ は (vai trò: đánh dấu subject/topic = chủ ngữ/chủ đề): Đọc WA
  • Chữ は không phải trợ từ: Đọc HA như thông thường

Trường hợp 2: Chữ へ
  • Nếu là trợ từ へ (vai trò: chỉ hướng "tới" đâu đó): Đọc E
  • Chữ へ không phải trợ từ: Đọc HE như thông thường

Hai chữ cùng kiểu đọc
  • Chữ わ và trợ từ は => Đọc WA
  • Chữ え và trợ từ へ => Đọc E
  • Trợ từ を (đánh dấu đối tượng) và chữ お => Đọc "O"
(Tuy vậy trợ từ thường ký hiệu romaji là "wo")

Chỉ có vậy thôi nên cũng khá đơn giản mà! Bạn hãy cố mà tiêu hóa nhé. Nhưng mà tại sao lại làm chuyện ngang trái như vậy? Sao trợ từ は không đọc là HA luôn cho lành, hay sao không viết bằng chữ わ WA cho dễ học?

Đây là lý do lịch sử trong việc đơn giản hóa việc phát âm thôi. Bạn còn nhớ là tiếng Việt Mường thì "trời" là b'lời không? Nhưng các âm ngày càng đơn giản đi nên giờ không còn âm b'l nữa trừ tiếng dân tộc. Ví dụ thay vì "trời ơi" thì phải nói là " b'lời ơi! sao tôi khổ thế?? " mới là chuẩn ngày xưa.

Nhưng thay vì kêu ông B'LỜI về chuyện tiếng Nhật sao ngang trái thì bạn có thể chịu khó theo dõi Saroma Lang là lại thấy sáng như đêm 30 ngay.

Chuyện là thế này:

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Câu chuyện cuối tuần: Tuần 2, tháng 9

Hôm nay bạn không phiêu lưu, ngày mai bạn không có lựa chọn!
If you don't take adventures today, you won't have choices tomorrow! -Takahashi-

We all rise from a zero-choice life!

Tôi không ăn một trái táo khi đó là trái duy nhất mà tôi có. Tôi sẽ để nó thối.
Sau đó đó tôi sẽ đi phiêu lưu tìm cơ hội để có cả một vườn táo!
I won't eat my ONLY apple: I will let it rots.
Then I will take an adventure to manage to have a whole apple orchard!
- Takahashi -

[....]
Làm thế nào để tự giúp mình?

Đây là ẢO MỘNG (FANTASY) của bạn: Sinh ra trong gia đình giàu hoặc quyền lực. Cha mẹ sẽ hướng bạn một con đường ngồi mát ăn bát vàng. Giả sử cho bạn qua Anh học trường nào đó, rồi về làm ... tổng giám đốc, hay phó giám đốc. Hay thậm chỉ chẳng cần du học, đùng một cái bạn ngồi một vị trí ngon. Thậm chí là vị trí quyền lực và ngồi hưởng bổng lộc. Tất nhiên, việc này là hoàn toàn trong tầm tay của cha mẹ bạn nếu họ đủ giàu.

Nhưng có thể họ không quá giàu, nhưng vẫn dùng mối quan hệ lo cho bạn một tấm bằng, một chỗ làm, thậm chí là lo cả việc thăng tiến luôn cho bạn. Bạn ... không cần làm gì, cứ là con của họ là đủ. Bạn vẫn có thể thăng tiến, có nhà, lập gia đình, có xe, v.v....

Nghe thế bạn có thấy hoành tráng không? Tâm hồn đang khao khát của bạn có thể đang mong ước những điều như thế. Đó chỉ là ẢO MỘNG. Nếu bạn không đạt được nó, bạn sẽ đau vì ảo mộng không thành hiện thực. Nếu bạn đạt được nó, bạn sẽ thấy ảo mộng tan biến, bạn trần trụi và bơ vơ giữa dòng đời.

Bời vì bạn KHÔNG HỀ CÓ CÁC LỰA CHỌN.
[....]
>> View full on Saroma Lang Facebook

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Học về trợ từ tiếng Nhật WA và GA

Đoạn đầu của truyện "Người thợ mộc và quỷ Lục" là như dưới đây.

Tại sao câu đầu lại dùng trợ từ が mà không dùng は? Thế thì chủ ngữ ở đâu??

In the beginning of story "The carpenter and demon Six":
Why in the first sentence particle が is used instead of particle は? Where's the subject of this sentence?

■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■
むかしむかし、ある村に大きな川流れていました。
いつも、ゴウゴウと音をたてて流れる川でした。
村の人たちは、川のむこうへわたるのに、いつもなんぎしていました。
Mukashi mukashi, aru mura ni ookina kawa ga nagarete imashita.
Itsumo, gougou to oto wo tatete nagareru kawa deshita.
Mura no hitotachi wa, kawa no mukou e wataru no ni, itsumo nangi shite imashita.
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có một con sông lớn chảy qua.
Đó là con sông lúc nào cũng chảy với tiếng ầm ầm.
Người trong làng lúc nào cũng phải khổ sở khi muốn đi qua bên kia sông.
■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■
>> Full story

Giải đáp: Sẽ xuất hiện sau khi bạn đã suy nghĩ kỹ ... như anh daiku!

ĐÁP ÁN


Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Tiếng Nhật là cái gì?

Câu chuyện cuối tuần: Mê lộ tuyệt vời

Hãy tin thế này nhé: Nếu bạn đang ở đây, vào lúc này, thì tiếng Nhật là một mê lộ trong cuộc đời bạn. Và cũng nên tin là: Đó có thể là một MÊ LỘ TUYỆT VỜI (素敵な迷路 sutekina meiro). Bạn không muốn lạc lối? Thế thì hãy lạc lối ngay trong hôm nay.

Takahashi phải kể cho bạn nghe một câu chuyện, gọi là chém gió để các bạn theo dõi phần tiếp cho sung:

"Người ta thường nói tới năm 30 tuổi mà vẫn không có sự nghiệp gì trong tay thì sẽ là kẻ bỏ đi. Vì thế tôi cố gắng trở thành kẻ bỏ đi từ năm 20 tuổi."

Xong phần chém gió rồi. Bây giờ sẽ nói về tiếng Nhật.

Trước hết, chúng ta làm quen với danh từ (Noun, N) và tính từ (Adj, A). Danh từ thì dễ hiểu rồi, còn tính từ là thứ có thể dùng bổ nghĩa cho danh từ.

Ví dụ tiếng Việt: Mê lộ (N) + tuyệt vời (A) = Mê lộ tuyệt vời (N)
Tức là N + A = NA: Tính từ đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho danh từ.

Nhưng tiếng Anh thì sao?
wonderful (Adj) = tuyệt vời
maze (N) = mê lộ

wonderful (A) + maze (N) = wonderful maze (N)
Tức là A + N = N. Tính từ sẽ đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó.

Và tiếng Nhật cũng sẽ giống như tiếng Anh: A + N = N
Tức là 素敵な sutekina meiro (Aな) + 迷路 meiro (N) = 素敵な迷路 sutekina meiro (N)

Chỉ là công thức thôi. Tiếng Nhật cũng không đặc biệt lắm vì giống tiếng Anh ở phần trên mà. Có lẽ tiếng Việt là đặc biệt? Không đâu.

Tiếng Pháp: labyrinthe (N)) + merveilleux (A) = labyrinthe merveilleux (N)
=> Giống tiếng Việt.

Tóm lại là về mặt này sẽ có hai trường phái:
  • Tính từ đứng trước danh từ để bổ nghĩa: A + N = N
  • Tính từ đứng sau danh từ để bổ nghĩa: N + A = N
Phần này thì chẳng mê lộ cho lắm.

Vậy điều gì khiến tiếng Nhật (có vẻ) khó tiêu hóa?

Đây là vấn đề: "Tôi câu cá" thì sẽ nói trong tiếng Nhật là:

私は魚を釣る

Viết bằng hiragana (chữ mềm): わたし は さかな を つる
Viết thế cho dễ đọc chứ tiếng Nhật không xài dấu cách chữ.
Viết bằng romaji (chữ la tinh): Watashi wa sakana wo tsuru

Chú ý là chữ は viết là chữ "ha" nhưng là trợ từ nên đọc là "wa" (giống như âm わ wa). Còn を đọc là "ô" như trong tiếng Việt nhưng viết là "wo" để chỉ trợ từ. Đọc giống như chữ お ("o") nhưng を CHỈ được sử dụng làm trợ từ.

Thật là oái oăm. Nhưng khoan hãy nói về cách đọc trợ từ. Chúng ta hãy nói về ngữ pháp:

私 (watashi) = tôi
魚 (sakana) = cá
釣る (tsuru) = câu

Tức là câu tiếng Nhật lại có thứ tự là: TÔI + CÁ + CÂU.

Nếu là tiếng Anh thì sẽ nói là "I catch fish", tức là thứ tự như "Tôi câu cá" tiếng Việt.

Ở đây chúng ta thấy tiếng Nhật có thứ tự như sau:
Subject (S, chủ ngữ) + Object (O, đối tượng) + Verb (V, động từ)
➡ S + O + V

Còn tiếng Anh và tiếng Việt thì thứ tự là: S + V + O.

Ở đây lại phân ra hai trường phái:
  • Trường phái 1: S + V + O ("Tôi ăn cá")
  • Trường phái 2: S + O + V ("Tôi cá ăn")
Hai quy tắc cơ bản của một ngôn ngữ

Thế nghĩa là tiếng Nhật đặc biệt?

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Làm thêm tại Nhật: Cần tránh バイト語 (baito-go = ngôn ngữ làm thêm)

Câu chuyện cuối tuần: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang / Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

バイト語 (BEIT NGỮ) baito-go là chỉ ngôn ngữ của những người làm baito, theo hàm ý là không chuẩn, gây ra sự khó chịu (違和感 iwakan, di hòa cảm) cho khách hàng.

Tôi ví dụ khách hàng gọi món hay mua hàng trong kombini, bạn xác nhận lại (確認 kakunin) bằng cách đọc lại gọi món hay danh sách mua hàng của họ (注文 chuumon chú văn) và hỏi:

以上でよろしかったんですか
Ijou de yoroshikatta desuka
Như trên đã được chưa ạ?

Việc này gây khó chịu cho một số khách hàng khó tính. Lý do? Vì người Nhật khó tính, ha ha. Nhưng tôi nói rõ cách suy nghĩ của người Nhật (đặc biệt những người lớn tuổi):

Câu trên có vấn đề vì bạn hỏi là: Như trên ĐÃ được chưa ạ?

Người ta sẽ hiểu theo sắc thái là "anh/chị chỉ gọi món (mua hàng) thế thôi sao, ít quá vậy?", tức là có cảm giác bị gây áp lực như thế là ÍT, bình thường người ta mua nhiều hơn.

Để tránh sự khó chịu (違和感 iwakan) thì bạn có thể hỏi: Như trên được chưa ạ?
Tức là không sử dụng dạng quá khứ mà sử dụng là:

以上でよろしいですか
Ijou de yoroshii desuka

Câu này thì hoàn toàn bình thường. Vì thế, đừng sử dụng dạng quá khứ (ví dụ yoroshikatta) nhé.

★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★
★ Phần tiếp theo dành riêng cho các bạn trong Group SAROMA
★ (Các bạn làm hồ sơ du học với SAROMA)
★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★


Lời khuyên của Takahashi về làm thêm tại Nhật

Một số bạn thường hỏi "bên Nhật xin việc làm thêm dễ không?", "tôi trình độ tiếng Nhật sơ cấp thì có xin việc làm thêm được không?", ... nhưng theo tôi, bạn nên hỏi là:

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

"Người thích tôi", "người tôi thích" phần 2

Takahashi: Tôi không phải là kẻ câu bài!

Câu chuyện cuối tuần này là tiếp nối của câu chuyện cuối tuần trước. Tôi ngửi thấy mùi 1001 đêm ở đây, nhưng có vẻ ôn hòa hơn. Không có giá treo cổ hay máy chém ngoài kia. Nếu có, tôi sẽ kể 10 câu chuyện mỗi ngày cho chắc ăn. Nhưng thời nay, những chuyện tốt đẹp như thế không còn mấy nữa!

Should choose love CAREFULLY and trendily!
"Cho anh phát súng tim anh nát, Nhưng anh tin số phận anh còn"

私が好きな人
"Watashi ga sukina hito" cuối cùng là chỉ điều gì? Là "người thích tôi", hay "người tôi thích"?
Nếu hiểu theo cách truyền thống nhất thì "watashi ga ..." nghĩa là "tôi (làm gì đó)", nên đây sẽ là "người tôi thích". Đa phần sẽ hiểu là "người tôi thích", về mặt thực tế.

Nhưng thật kỳ lạ ở chỗ, 好きな sukina không phải là một động từ (Verb) mà là một tính từ な (Adj-"na"). Vì thế, về ngữ pháp không ổn. Vì "watashi ga + V" mới chuẩn. Ở đây, chúng ta buộc phải HI SINH NGỮ PHÁP để cuối cùng thành "người tôi thích".

Còn nếu đúng ngữ pháp (mẫu Nが好きです) thì phải là "người thích tôi" mới đúng. Do đó, bạn sẽ thấy được tính chất KHÔNG RÕ RÀNG (曖昧 aimai) của cách nói này.

私を好きな人

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Bí quyết thi Nô (JLPT) - Phần 1: Chiến lược chuẩn bị

HIỂU CẤU TRÚC THỜI GIAN CỦA KỲ THI

Tốt nhất là tham khảo bảng biểu chính thức:
Ví dụ thi N1 thì phần kiến thức ngôn ngữ và đọc là 110 phút, nghe 60 phút, tổng 170 phút.

Cấu trúc điểm số:


Tất nhiên là bạn cũng phải biết bao nhiêu là đậu, nếu không thì ý nghĩa gì?

Ví dụ thi N2, bạn phải được ít nhất 90/180 = 50%, còn N1 là 100/180 = 56% và phải không bị LIỆT (có môn nào dưới 19 điểm).


LUYỆN GIẢI ĐỀ

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

"Người thích tôi" và "người tôi thích" trong tiếng Nhật

Câu chuyện cuối tuần: Mỗi tuần là một câu chuyện ... nhạt thếch!

Nói "người thích tôi" và "người tôi thích" trong tiếng Nhật hóa ra lại không hề dễ dàng. Thích cái gì thì sẽ dùng 好き suki (HIẾU / HẢO), đây là tính từ "na" nên đi với danh từ thì sẽ là 好きな suki-na.

Mẫu câu khi nói tôi, hay ai thích gì đó là:

Chủ ngữ は đối tượng が好きです。
S wa O ga suki desu

Nếu trở nên thích ai đó hay cái gì đó thì:

Chủ ngữ は đối tượng が好きになりました。
S wa O ga sukini narimashita

Vì là tính từ "na" nên nó có thể bổ nghĩa cho danh từ:

好きな絵本 sukina ehon = quyển truyện tranh (tôi) yêu thích (ehon HỘI BẢN = truyện tranh)

Ở mẫu ngữ pháp trên thì bạn có thể thấy chúng ta kết hợp は và が để diễn đạt sự yêu thích. Cái này thì ổn rồi. Nhưng bây giờ nói "người tôi thích" và "người thích tôi" thế nào. Chú ý đây là danh từ (noun) và sẽ có bổ nghĩa để làm rõ đối tượng. Danh từ là "người" (人 hito) và bổ nghĩa là "tôi thích", "thích tôi".

Do đó sẽ có dạng: [Phrase]人 trong đó [Phrase] là vế câu bổ nghĩa. Và chú ý là, trong vế câu bổ nghĩa sẽ KHÔNG sử dụng trợ từ は mà sử dụng が (ví nếu dùng は thì không biết trước は là chủ ngữ toàn bộ câu hay là trong vế câu đó thôi).

Vậy thì 私が好きな人 watashi ga sukina hito sẽ là:
(1) "Người tôi thích", hay là:
(2) "Người thích tôi".

Đó chính là vấn đề. Chúng ta biết theo mẫu ngữ pháp trên thì Aが好き có nghĩa là (tôi) thích A. Ví dụ:
彼は直子さんが好きです。
Kare wa Naoko san ga suki desu = Anh ấy thích chị Naoko.

Nhưng trong ví dụ 私が好きな人 thì nhỡ đâu 私 (watashi) là chủ thể của hành động "thích" (好き suki) còn が là trợ từ thay thế cho trợ từ は trong vế câu bổ nghĩa thì sao? Vì thế mà câu này trở nên không rõ ràng. Và đó là nội dung câu chuyện tuần này.


"Người tôi yêu" và "người yêu tôi"

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

"Trông có vẻ" = SOU

Sống là phải liệt kê - Takahashi -
Học tiếng Nhật thì liệt kê là một cách hữu hiệu.

Ở bài "Nghe nói ~" "Có vẻ như ~", tôi có nói về そう = nghe nói. Ở bài này, Takahashi sẽ nói về các dạng そう khác.

Ghi chú: Saroma Lang sẽ để ở dạng ảnh để tránh tình trạng ăn cắp bài viết.

Dưới đây là tổng kết về そう "sou" trong tiếng Nhật của Saroma Lang:


Ở bài trước thì そう được sử dụng để diễn tả "nghe nói là (vế câu)". Trong bài này, bạn hãy chú ý tới cách nói "TRÔNG CÓ VẺ" (ví dụ ngon, đẹp, rẻ, ...) và cách nói này cũng sử dụng そう.

Phân tích ngữ pháp của そう

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Câu chuyện cuối tuần: 応援します!

応援します Ouen shimasu nghĩa là "Tôi ủng hộ bạn". Ou'en là ỨNG VIỆN 応援, tức là tiếp ứng, viện trợ. Các bạn sẽ thấy nhiều chữ này ví dụ như:
対応 taiou (đối ứng) = xử lý, giải quyết
援助 enjo (viện trợ) = viện trợ

Kanji:
応援
おうえん = OU'EN = ỨNG VIỆN


Chữ Ứng 応 gồm có bộ 广 (mái nhà), bên dưới là 心 tâm (kokoro = trái tim, tấm lòng), tức là người ở trong nhà mà sẵn sàng để hành động (ứng phó) đó.

Còn chữ Viện 援 thì gồm bộ thủ (手 = tay) ở bên phải, vì hành động thì thường cần có bộ này, bên trái là có một (nhất 一) người bạn 友 (hữu, tomo = bạn). Người này hát hò cổ động bạn (` ` ') làm sỹ khí của bạn tăng lên (/) => viện trợ, ủng hộ. Cũng có thể là họ hô hào quyên góp làm tài khoản của bạn tăng lên, giống như vận động tranh cử vậy, nên gọi là VIỆN (hỗ trợ).

Với những bạn ham học hỏi, đặc biệt là tiếng Nhật thì tôi luôn 応援しますよ. Vì sao tôi lại ủng hộ bạn? Vì việc đó "tốt cho bạn" (good for you). Tôi đặc biệt có cảm tình với các bạn ham học hỏi và có mong muốn làm cuộc sống của mình tốt hơn. Không phải bạn cho tiền hay là khen thì tôi sẽ vui, mà nếu bạn ngày càng khá hơn thì tôi sẽ vui. Đây cũng là mục đích ban đầu khi tôi chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Nhật. Các bạn nên dựa vào kinh nghiệm của người đi trước để rút ngắn thời gian, tăng độ vui vẻ khi học và đạt tới một cột mốc xa hơn.

Với các bạn đi du học cũng vậy, tôi sẽ cố gắng chia sẻ mọi kinh nghiệm để các bạn có cuộc sống vui vẻ và dễ dàng hơn, từ đó thành quả các bạn đạt được sẽ lớn hơn. Đặc biệt, các bạn do tôi làm hồ sơ thì tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn qua kênh riêng.

Vì sao tôi mong muốn các bạn giỏi hơn và sống hoành tráng hơn?


Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Diễn tả phán đoán: "Nghe nói ~", "Có vẻ như ~"

Keywords: ~そうです ~ようです ~らしいです ~みたいです

Đây là thông tin trích từ bài viết Các cách nói hay dùng trong tiếng Việt và cách nói tiếng Nhật tương đương. Bạn có thể tham khảo bài viết này để biết nhiều cách nói thông dụng.

Tuyên bố bản quyền: Bài viết trên là do Saroma Lang tạo ra và giữ bản quyền, các trang khác là sao chép và không ghi nguồn. Saroma Lang cũng như các bạn đọc cần lên án các hành vi ăn cắp trí tuệ như vậy.

Nghe nói -
~そうです。(~そうだ)
(vế câu + "sou da"/"sou desu" nghĩa là "Nghe nói ~"; chú ý là phải là vế câu. Ví dụ: "Kare wa gakusei da sou desu" chứ không phải là "Kare wa gakusei sou desu", cũng không thể dùng "Kare wa gakusei desu sou desu"). Cần phân biết với "~ shisou" là có vẻ như sắp làm gì: "Ame ga furisou" = "Có vẻ trời sắp mưa", "Kare wa kanashisou desu" = "Anh ấy có vẻ đau khổ lắm".


彼は重要な人物だそうです。

Kare wa jūyōna jinbutsuda sōdesu.
Nghe nói anh ta là nhân vật quan trọng.

天気予報によると、今日台風が来るそうです。
Tenkeyohō ni yoru to, kyō taifū ga kuru sōdesu.
Theo dự báo thời tiết nghe nói hôm nay có bão.

Có vẻ như -
~ようです。 (có vẻ như - cảm thấy)
~らしいです。 (có vẻ như - có căn cứ như nghe ai nói)
~みたいです。 (có vẻ như - về mặt thị giác)
("you" = dạng, vẻ - cảm nhận thấy; "rashii" = nhiều khả năng với căn cứ như nghe ai nói; "mitai" = có vẻ, về mặt trực giác - từ gốc "miru" nghĩa là "nhìn)


彼は引退したようです。先彼のお友達と会ったから。

Kare wa intai shita yōdesu. Saki kare no otomodachi to atta kara.
Có vẻ ông ấy về hưu rồi. Vì tôi vừa gặp bạn ông ấy xong.

彼は浮気をしているらしい。行動が怪しい。
Kare wa uwaki o shite irurashī. Kōdō ga ayashī.
Có vẻ anh ta đang ngoại tình. Hành động khả nghi lắm.

雨が降ったみたい。道はぬれている。
Ame ga futta mitai. Michi wa nurete iru.
Có vẻ vừa mưa. Đường đang ướt.


Phân tích

Các cách nói tên diễn tả thông tin mà bạn không trực tiếp chứng kiến hay kiểm chứng được mà thường là do nghe nói hay phán đoán.
Ví dụ "Vế câu + sou desu" có nghĩa là thông tin bạn nghe ai đó nói. Và bạn không muốn để cập tới hay không nhớ là nghe từ ai.

Còn "Vế câu + you desu" là "có vẻ như", đây là cách phán đoán chung dựa trên thông tin tổng hợp. Tức là có thể bạn nghe thấy, nhìn thấy hay thế nào đó.

"Vế câu + rashii desu" là "có vẻ như" nhưng dựa vào căn cứ nào đó ví dụ như có tin đồn (噂 uwasa) chẳng hạn.

"Vế câu + mitai desu" là "có vẻ" về mặt thị giác, tức là bạn nhìn đấy được kết quả của sự việc nào đó. Chú ý là "mitai" cùng hệ với "miru" = "nhìn".

Quan trọng là cách sử dụng. Đây là cách sử dụng:



Ghi chú: Riêng với ~sou desu thì có thể dùng thêm cả dạng: Nだそうです

Xem thêm:
>> Dạng kết thúc câu tiếng Nhật

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Người thợ mộc và Quỷ Lục

>> Xem truyện có minh họa tại e-hon

1
むかしむかし、ある村に大きな川が流れていました。
いつも、ゴウゴウと音をたてて流れる川でした。
村の人たちは、川のむこうへわたるのに、いつもなんぎしていました。
Mukashi mukashi, aru mura ni ookina kawa ga nagarete imashita.
Itsumo, gougou to oto wo tatete nagareru kawa deshita.
Mura no hitotachi wa, kawa no mukou e wataru no ni, itsumo nangi shite imashita.
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có một con sông lớn chảy qua.
Đó là con sông lúc nào cũng chảy với tiếng ầm ầm.
Người trong làng lúc nào cũng phải khổ sở khi muốn đi qua bên kia sông.

2
村人たちはなんども橋をかけようとしました。
でも、なんど橋をかけても流されてしまいます。
Murabitotachi wa nandomo hashi wo kakeyou to shimasita.
Demo, nando hashi wo kaketemo nagasarete shimaimashita.
Người làng đã bắc cầu rất nhiều lần.
Nhưng, dù có bắc cầu bao nhiêu lần cũng đều bị cuốn trôi hết.


3
そこで、村人たちは、村一番の大工の彦造に橋をかけることをたのみに行きました。
「彦造さんよ、なんとか川に橋をかけてくれないかね」
「だれがやっても失敗ばかり。あんたしかできないよ」
Sokode, murabitotachi wa, mura ichiban no daiku no Hikozou ni hashi wo kakeru koto wo tanomini ikimashita.
"Hikozou-san yo, nantoka kawa ni hashi wo kakete kurenai ka ne"
"Dare ga yattemo shippai bakari. Anta shika dekinai yo"
Vì thế, người làng tới gặp thợ mộc giỏi nhất làng Hikozou để nhờ bắc cầu.
"Này anh Hikozou, anh có cách nào bắc cầu qua sông giúp chúng tôi không nhỉ"
"Ai làm cũng đều chỉ thất bại. Chỉ có anh làm được thôi"


4
彦造は、川まで行って考えました。
「すごい流れだな。こんなに 流れが強くては、橋をかけるのはむずかしい」
「そうはいっても、橋がないと村の人もこまるし、何とかいいちえはないもんかな」
Hikozou wa, kawa made itte kangaemashita.
"Sugoi nagare da na. Konnani nagare ga tsuyokutewa, hashi wo kakeru no wa muzukashii"
"Sou wa ittemo, hashi ga nai to, mura no hito mo komaru shi, nantoka ii chie wa nai mon ka na"
Hikozou đi tới sông và nghĩ:
"Dòng chảy lớn quá. Dòng chảy mạnh thế này thì bắc cầu sẽ rất khó"
"Nói thế nhưng không có cầu thì dân làng sẽ gặp phiền phức, chẳng lẽ không có cách nào hay sao"


5
彦造がそうやって考えているととつぜん川の中から鬼がすがたをみせました。
「わっ、鬼だ!」
彦造はびっくりしてにげだそうとしました。
Hikozou ga sou yatte kangaete iru to, totsuzen kawa no naka kara oni ga sugata wo misemashita.
"Wa!, onida!"
Hikozou wa bikkuri shite nigedasou to shimashita.
Hikozou đang nghĩ như thế thì đột nhiên từ giữa sông có một con quỷ xuất hiện.
"Ối, quỷ!"
Hikozou kinh ngạc và định bỏ chạy.

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Câu chuyện cuối tuần: Du học luận 1.5

Bạn có thể xem phiên bản Du học luận 1.0 tại đây.

Trong Du học luận 1.0, Takahashi có nói về các mục đích thông thường nhất của việc du học. Vậy có phải cứ đi du học thì sẽ ngon, còn không đi du học thì không ngon hay không?

KHÔNG.

Ai mà biết được? Bạn phải thử không đi du học, và sau đó thử đi du học. Bạn phải có 2 cuộc đời để so sánh, nhưng chúng ta chỉ sống có một cuộc đời thôi. Hừm, thế thì làm sao để biết? Theo tôi, bạn cần đi du học và khoảng 10 năm sau đánh giá lại xem bạn hối tiếc hay không hối tiếc (tham khảo Nhị phân hóa cuộc sống). Tóm lại thì du học là một con đường. Thật vớ vẩn nếu bạn thích Hàn Quốc nhưng lại du học ở Nhật và ngược lại. Nhưng cũng chẳng vớ vẩn lắm, vì 2 tiếng khá giống nhau và bay đi bay lại thì có mấy đâu. Nếu bạn thích Hàn mà lại học ở Nhật cũng không tệ lắm nhỉ? Vì quá tệ.

Nhưng chúng ta cần so sánh là, những người đi du học và không đi du học khác gì nhau. Về cơ bản, tôi thấy đi du học có lợi thế hơn về tài chính. Nhìn chung là như vậy. Nhưng đó là phiên bản du học luận 1.0, chúng ta đang ở trong một mê lộ khác, đó là phiên bản 1.5.

Theo tôi, khi còn trẻ bạn sẽ có hai lựa chọn:

Lựa chọn 1: Phiêu lưu và chấp nhận rủi ro (take an adventure and risk)
Lựa chọn 2: Chôn chân một chỗ và sống an toàn (playing safe)

Playing games ....

... or staying still like a manhole!

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Bài tập về sắc thái

Hỏi: 何かを食べますか
Nanika wo tabemasu ka = bạn ăn gì đó không

Bạn chọn câu trả lời nào dưới đây, có gì khác nhau:
A: バナナを食べます
B: バナナは食べます

■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■
TRẢ LỜI

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Câu chuyện cuối tuần: Uso mo hōben

Thế giới này đầy rẫy người xấu và nếu bạn không hiểu hay không biết cách đối phó thì bạn sẽ bị vùi dập tơi tả. Nói thế đã dễ hiểu chưa nhỉ?

Chủ đề hôm nay là: 嘘も方便 Uso mo hōben

Câu này nghĩa là: Nói dối cũng là một cách / Nói dối cũng là phương tiện / Nói dối cho tiện (tiếng Anh: A lie is often expedient)

嘘 uso nghĩa là sự nói dối, lời nói dối, điều sai sự thật.

うそでしょう?(Or うそでしょ: dạng ngắn thường có trong đối thoại) = Đùa à? Are you kidding? Không đúng đúng không?

嘘をつく uso wo tsuku = nói dối
嘘つき usotsuki = kẻ nói dối

嘘を見破る uso wo miyaburu = phát hiện sự nói dối
(見る miru = nhìn, thấy, 破る yaburu = phá, phá hỏng => khám phá ra sự nói dối)

嘘を見破る方法 uso wo miyaburu houhou = phương pháp phát hiện sự gian dối

Còn 方便 houben (PHƯƠNG TIỆN) nghĩa là phương tiện, thủ đoạn, phương pháp. Từ này ít dụng hơn mà thông thường người ta sử dụng 手段 shudan (THỦ ĐOẠN) theo nghĩa "phương tiện", ví dụ 交通手段 koutsuu shudan (GIAO THÔNG THỦ ĐOẠN) = phương tiện giao thông. Houben cũng có nghĩa là sự tiện lợi.

Uso mo houben là một vế câu (lược bỏ phần kết thúc câu), nghĩa là "nói dối cũng là phương tiện", "nói dối cũng là một cách", "nói dối cũng tiện", ....

Cách sử dụng

Uso mo houben là một vế câu (phrase) chỉ lược bỏ phần kết thúc câu nên khi sử dụng bạn chỉ cần thêm phần kết thúc câu là được. Có thể sử dụng như một vế câu trong câu phức hoặc như một câu đơn.

Ví dụ:
心配をかけるから病状を言わないほうが良いよ。うそも方便だ。
Shimpai wo kakeru kara byoujou wo iwanai hou ga ii yo. Uso mo houben da.
Vì sẽ gây lo lắng nên anh không nên nói triệu chứng bệnh ra đâu. Nói dối cũng tiện mà.

[Lời khuyên cho ai đó khi bị nhờ vả, lợi dụng - qua điện thoại chẳng hạn]
うそも方便ですから、忙しいと断りましょう。
Uso mo houben desu kara, isogashii to kotowarimashou.
Vì nói dối cũng tiện nên (chúng ta) hãy từ chối rằng bạn đang bận.

Lời khuyên của Takahashi: Nếu muốn sống tốt bạn phải biết áp dụng triệt để chiến lược "Uso mo houben".

Vì sao Takahashi lại khuyên bạn ... nói dối như vậy?

Thế giời đầy rẫy kẻ xấu, hãy tự học cách che đậy nhé!

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Có bao nhiêu cách để bạn phát ngôn?

Takahashi đã tổng kết lại ở trang Yurika.

そんな言葉を吐くな = Sonna kotoba wo haku na!
Đừng thổ ra những lời lẽ như thế!

言う iu [NGÔN]
Đây là phổ biến nhất, nghĩa là "nói", ở dạng thông thường nhất.
・・・と言う = nói rằng ... => Sử dụng trợ từ "to".

Sushi ga suki da to itta = Nói rằng thích sushi

Nếu bạn cần nói dạng tôn kính hay khiêm nhường thì cần chú ý một chút:
Tốn kính: 仰る = おっしゃる ossharu => Nani wo osshattan desu ka? Anh nói gì đấy ạ?
Khiêm ngường: 申し上げる moushiageru

語る kataru [NGỮ]
Kể chuyện.
夢を語る yume wo kataru = nói ra ước mơ, kể về ước mơ
monogatari (mono + katari) = chuyện kể

話す hanasu [THOẠI]
Đây là "nói chuyện" nói chung.
Eigo wo hanasu = nói tiếng Anh
tachibanashi = đứng nói chuyện (tachibanashi suru)
hanashi wo hanasu = nói câu chuyện

喋る=しゃべる shaberu
Nói chuyện phiếm, tám chuyện.
Tomodachi to shaberu = tám chuyện với bạn
Nihongo wo yoku shaberu ne = Bạn nói tiếng Nhật tốt nhỉ
Yoku shaberu ne = Bạn nói nhiều nhỉ (bạn thích nói nhỉ)

Nói chung thì có vô số cách nói. Có những cách nói giống hệt tiếng Việt ví dụ như "phát ngôn" (発言する hatsugen suru).

Ở đây tôi bàn tới một số cách nói mà ít bạn để tâm.

Tán gái, tán giai
Sử dụng 口説く (khẩu thuyết) kudoku. Từ này chỉ việc bạn tán tỉnh (seduce) ai đó.
女を口説く onna wo kudoku = tán gái.
女の口説き方 onna no kudokikata = cách tán gái

A:女性を口説くのがうまいね Josei wo kudoku no ga umai ne = Bạn cưa gái giỏi nhỉ
B:いいえ、別に Iie, betsu ni = Không, có gì giỏi đâu

Từ này gồm có 口 ku (miệng, KHẨU) + 説く toku (THUYẾT = thuyết phục) = kudoku = thuyết phục bằng miệng.

Thuyết giảng, thuyết giáo
Bạn thuyết giảng, thuyết giáo một học thuyết, một tôn giáo nào đó thì dùng 説く toku (THUYẾT).

タカハシは全てお金のためだろうと説いた
Takahashi wa subete okane no tame darou to toita
Takahashi thuyết giáo rằng tất cả có lẽ đều vì tiền

Toku cũng có nghĩa là thuyết phục và chú ý là có nhiều từ đồng âm nhé.

Ồn ào, làm ồn
騒ぐ sawagu (TAO), tự động từ (không tác động mà chỉ đơn thuần là ồn ào)

近所の人が困るから騒がないで kinjo no hito ga komaru kara sawaganaide!
Đừng làm ồn vì sẽ làm khổ hàng xóm

Thổ ra, ói ra
Những lời thiếu hay ho thì có thể dùng từ 吐く haku (nghĩa: nôn, ói, mửa) tức là bạn "thổ ra thứ gì đó không hay ho". Trong tiếng Việt cũng nói vậy thôi.

そんな言葉を吐くな = Sonna kotoba wo haku na!
Đừng thổ ra những lời lẽ như thế!

でたらめを吐かないでよ
Detarame wo hakanaide yo
Đừng có thổ ra những thứ nhảm nhí

Bạn cũng có thể CUNG KHAI (供述 kyoujutsu CUNG THUẬT) nếu nhà chức trách yêu cầu, hoặc TỰ THÚ (自首する jishu suru) nếu bạn có tội hay nghĩ mình có tội.

Nhưng làm thế làm gì! Đây là những cách đơn giản hơn:

Chửi rủa
罵る nonoshiru (MẠ)

友人を罵った yuujin wo nonoshitta = chửi bạn
かっとなって友人を罵った = tức giận chửi bạn

Chửi nhiều quá coi chừng tốn lưỡi!

罵倒する batou suru (MẠ ĐẢO) = thóa mạ

Nguyền rủa
呪う norou (TRÙ), tức là CURSE ai đó

Coi chừng không lời bạn nguyền rủa lại ám vào bạn. Phải chắc là cái bạn nguyền rủa không ám vào chính bạn trước nhé! Vẫn phải có MẸO MỰC thôi ha ha.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

CCCT: Quá trình học tiếng Nhật

(CCCT: Câu chuyện cuối tuần)

Nhiều bạn hiểu nhầm là tôi học tiếng Nhật rất chăm và không bao giờ chán. Sự thực thì tôi cũng không học tiếng Nhật mấy và tỷ lệ chán thường > 90%. Không có con đường đầy hoa ở đây cũng như bên kia ngọn núi. Vậy làm sao bạn vượt qua khó khăn khi học tiếng Nhật?

Thật ra, đây là RANH GIỚI MONG MANH giữa việc duy trì và việc buông xuôi, bạn cần duy trì trong một thời gian đủ dài, nhưng lại không bị áp lực bởi việc phải giỏi tiếng Nhật. Đây là chiến lược "ranh giới mong manh" mà tôi áp dụng.

Khi mới sang Nhật, bạn sẽ học tiếng Nhật rất nhanh vì môi trường ở Nhật khá lý tưởng và bạn lại còn học trên lớp với phương pháp giáo dục nhìn chung là tốt, lấy học sinh làm khách hàng. Bạn sẽ phấn khởi và trình độ lên khá nhanh. Tuy nhiên, sau đó sẽ chững lại và bạn cảm thấy như trình độ, đặc biệt giao tiếp, không lên mấy. Hồi học tiếng tôi chỉ học chơi chơi thôi, thể dục thể thao là chính mà vẫn ngon lành. Một ngày tôi sẽ dậy khá sớm, chạy bộ qua 2 cây cầu, trên đường chạy về tập xà rồi lên lớp ... ngủ hoặc ngồi thiền. Sau đó chiều tan lớp thì đi đá bóng rồi đi chợ mua đồ ăn. Buổi tối thì tập gym. Thế là hết ngày buồn ngủ díp mắt. Việc gì tôi cũng làm trừ mỗi việc học tiếng Nhật vì về cơ bản tôi học xong trước khi bắt đầu kỳ học rồi. Tôi cũng chẳng buồn làm bài tập (thường nằm trong sọt rác).

Nhưng vì có môi trường tiếng Nhật nên chẳng vấn đề gì cả. Tôi nghĩ là việc duy trì đều là quan trọng, dù không nỗ lực mấy. Tất nhiên, hãy tự học các mẫu ngữ pháp và suy nghĩ cách nói tương đương trong tiếng Việt. Nếu bạn không có nền tảng và không học bài bản, bạn sẽ chẳng học được tiếng Nhật dù ở Nhật bao lâu đi nữa.

Điều quan trọng: Bạn phải có nền tảng về ngữ pháp, và biết càng nhiều từ vựng với kanji càng tốt. Do đó, hãy học hết ngữ pháp (phải là học và hiểu rõ, tức là hiểu được sắc thái của nó).

Do đó, việc bạn theo học tại trường Nhật ngữ là rất quan trọng: Giáo viên của bạn sẽ giải đáp thắc mắc về tiếng Nhật cho tới khi bạn hiểu. Đây là điều khác biệt của giáo dục Nhật Bản so với nền giáo dục lạc hậu. Muốn giỏi bạn phải hỏi thật nhiều và được giải đáp. Đây là cách đề bạn HIỂU SÂU SẮC và có nền tảng tiếng Nhật tốt.

Bạn không học bài bản, không có nền tảng thì có ở Nhật 10 năm tiếng Nhật cũng không khá. Học nền tảng tiếng Nhật không khó, bạn học kỹ giáo trinh sơ cấp và lên lớp đều là được. Tôi kể chuyện này bạn phải giữ bí mật nhé: Tôi chưa học xong trung cấp tiếng Nhật!

Ha ha, đùa thôi! Nhưng thực ra tôi không nhớ trung cấp tiếng Nhật là học cái gì, và có lẽ cũng không cần vì nếu học lên cao ở Nhật thì bạn vẫn phải cố đọc hiểu, đó mới là cách học tốt nhất.

TIME, changes anything and everything!

Học kiến thức tại Nhật

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Câu chuyện cuối tuần: Đi / Đến / Tới

Học tiếng Nhật thì quan trọng là bạn duy trì đều ở mức không chán. Tức là bạn không học tới chán, nhưng không bỏ bê hoàn toàn. Đó là bí quyết để "thắng lợi dễ dàng", tức là 楽勝 rakushou (Lạc Thắng).

Từ tuần này, Saroma Lang sẽ kể các câu chuyện về tiếng Nhật cuối mỗi tuần, mục đích để các bạn học thì ít mà giải trí thì nhiều. Đây cũng là cách để duy trì kết nối thông qua trang này. Theo đấy, mỗi năm chúng ta sẽ kết nối thông qua khoảng 4 x 12 = 48 câu chuyện. Nghe thì hoành tráng, nhưng chắc chả thực hiện được mấy đâu. Vì tôi cũng như các bạn: Luôn bị bể kế hoạch, luôn trì hoãn (procrastination), luôn sa đà Facebook và báo lá cải (tabloid). Đó là bản chất cuộc sống rồi thì bạn không nên ân hận về chuyện đó nữa. Hãy vui chơi xả láng nhưng đừng quên duy trì việc học tiếng Nhật là ổn.

Ngay từ ngày đầu học tiếng Nhật thì chắc bạn học 2 động từ:
行く iku (hành) = đi
来る kuru (lai) = tới

Các dạng chia: 行って itte (dạng TE nối câu / mệnh lệnh thức, ...), 行きます ikimasu (thì hiện tại tương lai dạng lịch sự), 行かない ikanai (phủ định suồng sã), 行きません ikimasen (phủ định lịch sự), 行っています itte imasu ("đang", tiếp diễn), 行っていません itte imasen (tiếp diễn phủ định)

Động từ kuru thì hơi đặc biệt: 来て kite, 来ます kimasu, 来ない konai, 来ません kimasen, 来ています kiteimasu, 来ていません kiteimasen

Hai động từ trên đều là động từ đặc biệt vì chia không theo quy tắc. Bạn cần phải nhớ. Nếu bạn muốn lạc lối, mê man thêm trong mê lộ động từ tiếng Nhật thì tham khảo các bài về động từ tiếng Nhật của Saroma Lang.

Cái khó chịu nhất của iku và kuru là nó không giống như "đi" (to go) hay "tới" (to come) trong tiếng Việt hay tiếng Anh. Vì thế mà nó khiến tôi bấn loạn, và khiến bạn bấn loạn.

Ví dụ là bạn hẹn hò với ai đó tới chỗ người đó. Bạn đang đi thì người đó gọi điện cho bạn hỏi:
- Kite imasu ka? (Bạn đang tới đây chứ?)
- ...... (trả lời của bạn)

Bạn sẽ trả lời thế nào?

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Phương hướng tiếng Nhật

Về phương hướng tiếng Nhật, Saroma Lang đã có bài viết khá đầy đủ (năm 2011) ở đây:

Diễn tả phương hướng với kuru, iku, mukau, saru

Ở bài này, tôi sẽ đưa ra một số ví dụ để các bạn áp dụng. Có điều hay thế này, nếu bạn đang đi du học ở Nhật và giao tiếp với người quen ở Nhật thì nhiều khi bạn lại không biết nói thế nào cho chuẩn cả. Chắc chắn là bạn sẽ gặp vấn đề này, dù bạn có ở Nhật nhiều năm mà ít kinh nghiệm giao tiếp. Tôi cũng vậy thôi, nên tôi tổng kết lại một số ví dụ để các bạn tham khảo, đặc biệt nếu bạn đang đi xa như du học chẳng hạn.

■■■ Tình huống ■■■
Giả sử bạn đi du học, ví dụ ở ... Brasil chẳng hạn. Và hè tới bạn định về nhà ở Tokyo chẳng hạn (giả sử bạn là người Nhật). Bạn gọi điện cho mẹ bạn, bạn sẽ nói như thế nào?

(1) 夏に帰ってきます Natsu ni kaette kimasu
(2) 夏に帰っていきます Natsu ni kaette ikimasu
(3) 夏に帰ります Natsu ni kaerimasu
(4) 夏に帰って向かいます Natsu ni kaette mukaimasu
(5) 夏に帰って去ります Natsu ni kaette sarimasu

Bạn tham khảo kỹ bài viết trên và đưa ra câu trả lời nhé.
Xem đáp án bên dưới ⇩.

■■■■■■■■■■■■■■

"Khi tới tôi sẽ gọi điện"

Giả sử bạn hẹn ai đó ở ga Shinjuku chẳng hạn. Và người đó gọi điện hỏi bạn 今どこ?ima doko? (bạn đang ở đâu?).

Giả sử bạn bảo là "Sắp tới rồi, khi tới tôi sẽ gọi điện" thì bạn sẽ nói thế nào?

Ở đây từ "tới" có dùng 来ます kimasu được không?
Trả lời của Takahashi: Không, "kimasu" (kuru) chỉ dùng để chỉ ai hay cái gì đang tới với bạn, tức là chỗ bạn đang đứng/ngồi/nằm/ở.... Và việc này là tuyệt đối chứ không tương đối như "đi tới" của tiếng Việt hay "to come" của tiếng Anh.

Tiếng Anh có thể nói "I'm coming" = "Tôi đang tới đây" để nói việc bạn đang đi tới chỗ ai đó, nhưng tiếng Nhật không thể nói 来ています kite imasu.

"Kite imasu" sẽ chỉ dùng cho việc ai, thứ gì đó ĐANG TỚI CHỖ BẠN mà thôi.

Ở đây, tôi giới thiệu cho bạn từ "TỚI NƠI":

着く tsuku (TRƯỚC) = tới nơi (một địa điểm nào đó)
到着する touchaku suru (ĐÁO TRƯỚC) = (tàu, xe) tới nơi (một ga, bến, ... nào đó)

着いたから黙って会いに行こうよ
Tsuita kara damatte ai ni ikou yo!

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Nuance sắc thái

Nuance có nghĩa là "sắc thái", tiếng Nhật là ニュアンス Nyuansu (phiên từ tiếng Anh ra).
Định nghĩa:  subtle or slight degree of difference, as in meaning, feeling, or tone; a gradation = sự khác biệt tinh vi hay nhỏ.
Định nghĩa tiếng Nhật: 〔表現・感情・意見・色・味などの〕微妙な差異、ニュアンス

Trong cuộc sống xã hội, sắc thái rất quan trọng. Đôi khi, chúng quan trọng hơn cả nội dung bạn nói ra. Đa phần mọi người sẽ dùng trực giác để cảm nhận sắc thái trong câu nói của bạn. Và quả thực, sắc thái câu nói của bạn sẽ bộc lộ bạn là ai, có ý định gì.

Ví dụ, bạn sắp phát biểu trong buổi thuyết trình và bạn sẽ bắt đầu phát biểu bằng cách nào:

(1) 発表させていただきます Happyou sasete itadakimasu

(2) 発表させてください Happyou sasete kudasai

(3) 発表いたします Happyou itashimasu

(4) 発表いただきます Happyou itadakimasu

(5) 発表していただきます Happyou shite itadakimasu

Bài tập của Saroma Lang: Bạn hãy chọn một câu ở trên để mở đầu phát biểu của mình. Xem giải đáp bên dưới.

Nuance trong cuộc sống

Bạn sẽ luôn gặp nuance (sắc thái) trong cuộc sống thực. Nếu không hiểu thì người thua thiệt là bạn. Tất nhiên hỏi chuyên gia về Nuance như ... Takahashi là chuẩn (cmn) rồi!

Chẳng hạn 2 câu sau khác gì nhau:
Quảng cáo A: Chúng tôi mở bán căn hộ giá chỉ từ 1 tỷ đồng/căn.
Quảng cáo B: Chúng tôi mở bán căn hộ giá từ 1 tỷ đồng/căn.

Bạn có lựa chọn nào?
(1) 2 quảng cáo bằng giá
(2) Quảng cáo A nhà rẻ hơn
(3) Quảng cáo B nhà rẻ hơn

Rẻ hay đắt ở đây là tính về chất lượng nhà nhé. Tức là nhà bán giá bằng nhau thì nhà chất lượng tốt hơn (nội thất tốt hơn) sẽ được coi là rẻ hơn.

Hay trong tình trường, bạn có thể suy luận xem 2 câu sau khác gì nhau:
(1) Anh chỉ yêu mình em
(2) Anh yêu em

Triết học ở đây là, nghiên cứu về nuance thì bạn sẽ được gì? Liệu bạn có sống tốt hơn không? Và, nếu không hiểu về nuance thì liệu bạn có bị thua thiệt không?

Vấn đề này có lẽ liên quan khá nhiều đến chuyện bạn không đọc được không khí 空気が読めない kuuki ga yomenai.

Giải đáp của Takahashi

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Tiếng Nhật đi làm thêm

Các bạn đi du học tự túc đa phần đều đi làm thêm (chắc trên 90%) để trang trải. Và chắc chắn, các bạn mong muốn biết tiếng Nhật phục vụ cho việc làm thêm. Saroma Lang sẽ tổng kết một số câu tiếng Nhật hay dùng. Và trước hết, chúng ta cần học một ít nguyên tắc, tạm gọi là アルバイト道 Arubaito-Dou, tức là "Đạo làm thêm". Quan trọng phết đấy!

バイト語 và chuyện người Nhật cũng phải học

Khi đi làm thêm, ngoài được tiền công ra, thì chắc chắn bạn cũng học được cách sử dụng từ ngữ tôn kính (敬語 keigo Kính Ngữ). Người Nhật, nhất là thanh niên trẻ, không phải ai cũng sử dụng tiếng Nhật đúng. Thay vì đó, họ dùng sai khá nhiều và hình thành cái gọi là バイト語 Baito-Go (ngôn ngữ làm thêm). Baito-Go khiến người già (và khó tính) thấy khó chịu (不快感 fukaikan = khó chịu). Bạn cần tránh nói sai kiểu Baito-Go. Hãy học tiếng Nhật chuẩn.

Việc làm thêm gọi là アルバイト arubaito, hay gọi tắt là バイト baito. Nơi đi làm thêm gọi là バイト先 baito-saki (saki ở đây nghĩa là "nơi, place" thay vì "phía trước, tương lai").  Dưới đây là một số thuật ngữ làm thêm (バイト用語 baito yougo = baito dụng ngữ):
  • アルバイトの求人 arubaito no kyuujin (cầu nhân) = tuyển người làm thêm
  • アルバイト情報 arubaito jouhou = thông tin việc làm thêm
  • 応募 oubo (ứng mộ) = ứng tuyển => oubo suru
  • 募集 boshuu (mộ tập) = tuyển, 募集中 boshuu-chuu = đang tuyển
  • 急募 kyuubo (cấp tập) = tuyển gấp

Làm thêm ở quán nhậu, quán ăn, ...

Ở Nhật quán nhậu là 居酒屋 izakaya (cư tửu ốc), đúng nghĩa là "quán nhậu" luôn, tuy vậy, đa phần izakaya đều trông như nhà hàng chứ ít khi là quán vỉa hè như ở ta. "Ya" nghĩa là "quán", tức là quán ngồi (居 "i") uống rượu 酒 (sake => saka => biến âm zaka). Còn nhà hàng là レストラン resutoran, nhà hàng gia đình là ファミレス Famiresu, tức là Family Restaurant.


Ở các quán ăn, quán nhậu thì chia ra 2 loại công việc:
  • ホールスタッフ hooru sutaffu = nhân viên sảnh, tức nhân viên tiếp khách, chạy bàn (nhận đặt món, báo cho nhà bếp, mang đồ ăn ra, ....) => HALL STAFF
  • キッチンスタッフ kitchin sutaffu = nhân viên bếp, phụ trách nấu ăn trong bếp => KITCHEN STAFF

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Học kanji học âm Hán Việt

Bạn nên học âm Hán Việt và nghĩa của kanji trước thì sẽ nhanh hơn. Nên đặt thời hạn ra để học. Để điều này dễ dàng hơn, tôi đã làm bảng kanji N5 và N4 và hi bạn hơ chuột lên đó thì sẽ hiện âm đọc Việt và nghĩa của chữ.

bảng hán tự kanji jlpt n5
Danh sách kanji N5 (suy đoán, không có bản official)


BÀI TẬP: Học bảng N5 trong 5 ngày và bảng N4 trong 7 ngày (chỉ âm Việt và nghĩa)

Các bảng trên lấy từ trang jlptstudy, các bạn có thể xem bảng và tra nghĩa tiếng Anh trên trang này (click mở tab mới):

Bạn nên có một cuốn từ điển Anh Việt giấy luôn đi (xem Các loại từ điển). Ngoài ra, tham khảo 7 cách học kanji hiệu quả của Saroma Lang cũng tốt.

Học kanji rất có tương lai!

(C) Saroma Lang

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

当該 và 該当

当該 Tougai và 該当 Gaitou nhìn khá giống nhau và rất dễ bị viết nhầm, nói nhầm. Chữ 該 là CAI (đúng với, phù hợp với, ...) còn 当 là ĐƯƠNG, ĐÁNG.

Ví dụ 当時 touji = đương thời (= thời đó), 当局 toukyoku = đương cục, 正当 seitou = Chính Đáng, 不当 futou (bất đáng) = không đáng, 妥当 datou (thỏa đáng) = thỏa đáng.

Khi đứng ở đầu, thì 当 Tou thường là "đương", chỉ (cái, người, ....) đó.

当時 touji đương thời = thời đó
当初 tousho đương sơ = lúc ban đầu đó
当局 toukyoku = đương cục
当人 tounin đương nhân = người đó
当事 touji đương sự = sự việc đó
当事者 toujisha đương sự giả = người liên quan với sự việc đó

Ngoài ra, những từ sau thì tương đồng tiếng Việt nên khỏi cần bàn:
当然 touzen = đương nhiên
担当 tantou đảm đương = phụ trách

当該 + N có nghĩa là "N đó", tức là chỉ thứ mà "đang nói tới, đang đề cập tới".
Ví dụ 当該官庁 Tougai Kanchou (đương cai quan sảnh) = cơ quan đang nói tới

Còn 該当 Gaitou thì là (người, thứ) "phù hợp với, thích hợp (điều kiện, tư cách, ... nào đó)".
Ví dụ この要件に該当する人 kono youken ni gaitou suru hito = người thích hợp với điều kiện này
該当者 gaitousha (cai đương giả) = người phù hợp, người thích hợp

Chữ 当 thì có 2 động từ là 当たる ataru và 当てる ateru.
Nghĩa cơ bản:
当たる ataru = trúng vào (命中する meichuu suru MỆNH TRÚNG)
当てる ateru = làm cho trúng, đánh cho trúng (命中させる meichuu saseru)

ボールが頭に当たる booru ga atama ni ataru = bóng bay trúng đầu

Trúng số là 宝くじが当たる takarakuji ga ataru
Ví dụ:
宝くじが3億円当たった! takarakuji ga san'oku en atatta = tôi trúng số 300 triệu yên

Chúc các bạn vui với chữ 当 này! Mà các bạn có thấy nó vẽ hình quả táo rơi trúng đầu không nhỉ?
( ヨ là vẽ tóc trên đầu đó)

Còn chữ 該 thì gồm Ngôn 言 (iu = nói) và 亥 Hợi (= heo), tức "con heo nói". Khi con heo mà kêu thì khắp làng khắp xóm nghe thấy, cho nên 該 nghĩa là ĐỦ KHẮP, CHÍNH NÓ, ĐÚNG KHỚP ("đúng là có nhà đang giết heo"). Giải thích thế có hợp lý không nhỉ?

Táo rơi trúng đầu thì ra chữ
(C) Saroma Lang

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Không quên thì chẳng nhớ được gì!

"Khi cố quên là khi lòng nhớ thêm!
Đời việc gì đến, sẽ đến."
Takahashi: Mỗi tội đến muộn màng lúc ta chẳng còn muốn nữa thôi.

Nhiều bạn than phiền là học mãi mà không nhớ được từ vựng, kanji, ngữ pháp tiếng Nhật. Vì thế rất nản. Nản là phải rồi ha ha.

Nhưng hóa ra là họ mới học có đúng ... 1 lần và quên có đúng 1 lần. Sau lần đầu, không nhớ được nên họ nản. Các bạn đó tự gây áp lực phải nhớ ngay sau 1 lần, điều mà THIÊN TÀI cũng phải bó tay. Tự gây áp lực kiểu này thì nản và bỏ cuộc sớm, và KHÔNG BAO GIỜ nhớ được từ vựng, kanji, ngữ pháp.

Tại sao không thử QUÊN 2 lần? Và sau khi quên 2 lần sao không quên thêm ... n lần nữa?

Mấu chốt là ở chỗ này đây. Số lần quên là số lần bạn học. Bạn phải học rồi quên, rồi lại học và quên, ... lặp đi lặp lại cho tới khi nhớ. Thiên tài là những người ĐỦ NGU NGỐC để có thể lặp đi lặp lại một chuyện cho tới khi nhớ hoặc thành công. Ít người thiên tài bẩm sinh lắm!

Khả năng nhớ của bạn chính là số lần bạn quên!

Mỗi lần bạn học, bạn sẽ khắc sâu thêm một ít vào trong đầu của bạn. Vì thế, bạn cần kiên trì. Ngay cả bạn chỉ học 1 lần, thì thông tin có thể đã được lưu tạm vào đâu đó trong não. Ngay cả khi bạn không nhớ, thì có thể nó vẫn còn nằm trong đó. Bạn cứ lặp đi lặp lại thì não sẽ hình thành phản xạ lấy nó ra.

Hãy tưởng tượng não là các ngăn kéo thông tin. Khi cần thông tin, nó phải tra xem thông tin ở đâu và lấy ra. Bạn phải tạo nó thành phản xạ là cần thông tin A thì lấy ở chỗ B. Việc này là VÔ THỨC, nên bạn cần lặp đi lặp lại việc học cho tới khi thành phản xạ vô thức.

Vì thế, những người HỌC KIỂU CƠ HỘI sẽ không có cơ hội giỏi tiếng Nhật. Nếu chỉ học 1 lần là nhớ, thì nhiều người sẽ giỏi tiếng Nhật. Tiếc thay, việc đó là không thể. À mà nếu nó là có thể thì nó là thảm họa đấy ha ha. Vì sao lại là thảm họa thì bạn phải ghé văn phòng Saromalang mà hỏi Takahashi thôi (cứ ghé mà hỏi thoải mái! ^^)

Tóm lại thì bạn phải học thật nhiều và quên thật nhiều lần. Bạn cố quên thì càng tốt (thật ra khi cố quên là khi lòng nhớ thêm, à không phải, là thêm một lần học, nên càng nhớ hơn!).

Tôi không tự nhiên nhớ 2000 chữ kanji trong 2 tuần. Trước đó tôi đã "nhai" trước vài trăm chữ rồi và ngày nào tôi cũng cầm bảng kanji nhai đi nhai lại trong suốt 2 tuần. Sở dĩ tôi biết tôi nhớ hết vì nhìn mặt chữ là tôi biết âm đọc tiếng Việt và nghĩa của đủ 2000 chữ.

Sau đó tôi có quên đây đó, nhưng ôn lại là lại nhớ tiếp.

Học từ vựng cũng vậy, bạn phải có bảng từ vựng và "nhai đi nhai lại" mỗi ngày. Chỉ có một cách là học nhiều lần và quên nhiều lần thôi.

Tin vui cho bạn

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Biến động từ thành danh từ

Câu hỏi của Takahashi: Có bao nhiêu cách biến động từ thành danh từ?

Việc biến đổi từ vựng rất quan trọng khi học ngữ pháp. Bạn bắt buộc phải biết cách đổi từ dạng từ này, sang dạng từ kia. Ví dụ trong tiếng Anh, bạn có thể biến tính từ thành danh từ sử dụng "ness":
tender (adj) => tenderness (noun) sự hiền dịu
Hay biến danh từ thành tính từ bằng "-ly":
love (n) => lovely (adj) đáng yêu
man (n) => manly (adj) nam tính


Cách biến động từ thành danh từ trong tiếng Nhật

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

7 cách học kanji hiệu quả của Saroma Lang

Sách này đã được Saroma Lang xuất bản PDF vào năm 2011. Giờ đăng lên đây để các bạn tham khảo. Học kanji thì cũng dễ thôi, không có gì khó mấy. Nhưng phải bắt đầu thật đơn giản và hiểu một chút nguyên lý.

Sau đó là nỗ lực nhai đi nhai lại hàng ngày cho tới khi nhớ mặt chữ. Tôi nhớ là lúc học tôi chỉ nhìn mặt kanji điểm danh thôi, chứ chưa viết bao giờ!

Bước đầu tiên là nhớ hết mặt chữ, âm Hán Việt và nghĩa đi đã (biết âm Hán Việt rồi thì đoán nghĩa rất dễ!).

Và cách học kanji HOÀNH TRÁNG NHẤT chắc chắn chỉ có tại Saroma Lang ➡ HERE
➡ Học chữ kanji: Suy luận âm Hán Nhật On'yomi (new tab)
➡ Quy tắc chuyển âm Hán Việt qua âm đọc tiếng Nhật (new tab)

Have fun!
Takahashi



CÁCH 1: HIỂU BIẾT VỀ KANJI