Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Câu chuyện cuối tuần: Du học luận 1.5

Bạn có thể xem phiên bản Du học luận 1.0 tại đây.

Trong Du học luận 1.0, Takahashi có nói về các mục đích thông thường nhất của việc du học. Vậy có phải cứ đi du học thì sẽ ngon, còn không đi du học thì không ngon hay không?

KHÔNG.

Ai mà biết được? Bạn phải thử không đi du học, và sau đó thử đi du học. Bạn phải có 2 cuộc đời để so sánh, nhưng chúng ta chỉ sống có một cuộc đời thôi. Hừm, thế thì làm sao để biết? Theo tôi, bạn cần đi du học và khoảng 10 năm sau đánh giá lại xem bạn hối tiếc hay không hối tiếc (tham khảo Nhị phân hóa cuộc sống). Tóm lại thì du học là một con đường. Thật vớ vẩn nếu bạn thích Hàn Quốc nhưng lại du học ở Nhật và ngược lại. Nhưng cũng chẳng vớ vẩn lắm, vì 2 tiếng khá giống nhau và bay đi bay lại thì có mấy đâu. Nếu bạn thích Hàn mà lại học ở Nhật cũng không tệ lắm nhỉ? Vì quá tệ.

Nhưng chúng ta cần so sánh là, những người đi du học và không đi du học khác gì nhau. Về cơ bản, tôi thấy đi du học có lợi thế hơn về tài chính. Nhìn chung là như vậy. Nhưng đó là phiên bản du học luận 1.0, chúng ta đang ở trong một mê lộ khác, đó là phiên bản 1.5.

Theo tôi, khi còn trẻ bạn sẽ có hai lựa chọn:

Lựa chọn 1: Phiêu lưu và chấp nhận rủi ro (take an adventure and risk)
Lựa chọn 2: Chôn chân một chỗ và sống an toàn (playing safe)

Playing games ....

... or staying still like a manhole!

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Bài tập về sắc thái

Hỏi: 何かを食べますか
Nanika wo tabemasu ka = bạn ăn gì đó không

Bạn chọn câu trả lời nào dưới đây, có gì khác nhau:
A: バナナを食べます
B: バナナは食べます

■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■
TRẢ LỜI

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Câu chuyện cuối tuần: Uso mo hōben

Thế giới này đầy rẫy người xấu và nếu bạn không hiểu hay không biết cách đối phó thì bạn sẽ bị vùi dập tơi tả. Nói thế đã dễ hiểu chưa nhỉ?

Chủ đề hôm nay là: 嘘も方便 Uso mo hōben

Câu này nghĩa là: Nói dối cũng là một cách / Nói dối cũng là phương tiện / Nói dối cho tiện (tiếng Anh: A lie is often expedient)

嘘 uso nghĩa là sự nói dối, lời nói dối, điều sai sự thật.

うそでしょう?(Or うそでしょ: dạng ngắn thường có trong đối thoại) = Đùa à? Are you kidding? Không đúng đúng không?

嘘をつく uso wo tsuku = nói dối
嘘つき usotsuki = kẻ nói dối

嘘を見破る uso wo miyaburu = phát hiện sự nói dối
(見る miru = nhìn, thấy, 破る yaburu = phá, phá hỏng => khám phá ra sự nói dối)

嘘を見破る方法 uso wo miyaburu houhou = phương pháp phát hiện sự gian dối

Còn 方便 houben (PHƯƠNG TIỆN) nghĩa là phương tiện, thủ đoạn, phương pháp. Từ này ít dụng hơn mà thông thường người ta sử dụng 手段 shudan (THỦ ĐOẠN) theo nghĩa "phương tiện", ví dụ 交通手段 koutsuu shudan (GIAO THÔNG THỦ ĐOẠN) = phương tiện giao thông. Houben cũng có nghĩa là sự tiện lợi.

Uso mo houben là một vế câu (lược bỏ phần kết thúc câu), nghĩa là "nói dối cũng là phương tiện", "nói dối cũng là một cách", "nói dối cũng tiện", ....

Cách sử dụng

Uso mo houben là một vế câu (phrase) chỉ lược bỏ phần kết thúc câu nên khi sử dụng bạn chỉ cần thêm phần kết thúc câu là được. Có thể sử dụng như một vế câu trong câu phức hoặc như một câu đơn.

Ví dụ:
心配をかけるから病状を言わないほうが良いよ。うそも方便だ。
Shimpai wo kakeru kara byoujou wo iwanai hou ga ii yo. Uso mo houben da.
Vì sẽ gây lo lắng nên anh không nên nói triệu chứng bệnh ra đâu. Nói dối cũng tiện mà.

[Lời khuyên cho ai đó khi bị nhờ vả, lợi dụng - qua điện thoại chẳng hạn]
うそも方便ですから、忙しいと断りましょう。
Uso mo houben desu kara, isogashii to kotowarimashou.
Vì nói dối cũng tiện nên (chúng ta) hãy từ chối rằng bạn đang bận.

Lời khuyên của Takahashi: Nếu muốn sống tốt bạn phải biết áp dụng triệt để chiến lược "Uso mo houben".

Vì sao Takahashi lại khuyên bạn ... nói dối như vậy?

Thế giời đầy rẫy kẻ xấu, hãy tự học cách che đậy nhé!

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Có bao nhiêu cách để bạn phát ngôn?

Takahashi đã tổng kết lại ở trang Yurika.

そんな言葉を吐くな = Sonna kotoba wo haku na!
Đừng thổ ra những lời lẽ như thế!

言う iu [NGÔN]
Đây là phổ biến nhất, nghĩa là "nói", ở dạng thông thường nhất.
・・・と言う = nói rằng ... => Sử dụng trợ từ "to".

Sushi ga suki da to itta = Nói rằng thích sushi

Nếu bạn cần nói dạng tôn kính hay khiêm nhường thì cần chú ý một chút:
Tốn kính: 仰る = おっしゃる ossharu => Nani wo osshattan desu ka? Anh nói gì đấy ạ?
Khiêm ngường: 申し上げる moushiageru

語る kataru [NGỮ]
Kể chuyện.
夢を語る yume wo kataru = nói ra ước mơ, kể về ước mơ
monogatari (mono + katari) = chuyện kể

話す hanasu [THOẠI]
Đây là "nói chuyện" nói chung.
Eigo wo hanasu = nói tiếng Anh
tachibanashi = đứng nói chuyện (tachibanashi suru)
hanashi wo hanasu = nói câu chuyện

喋る=しゃべる shaberu
Nói chuyện phiếm, tám chuyện.
Tomodachi to shaberu = tám chuyện với bạn
Nihongo wo yoku shaberu ne = Bạn nói tiếng Nhật tốt nhỉ
Yoku shaberu ne = Bạn nói nhiều nhỉ (bạn thích nói nhỉ)

Nói chung thì có vô số cách nói. Có những cách nói giống hệt tiếng Việt ví dụ như "phát ngôn" (発言する hatsugen suru).

Ở đây tôi bàn tới một số cách nói mà ít bạn để tâm.

Tán gái, tán giai
Sử dụng 口説く (khẩu thuyết) kudoku. Từ này chỉ việc bạn tán tỉnh (seduce) ai đó.
女を口説く onna wo kudoku = tán gái.
女の口説き方 onna no kudokikata = cách tán gái

A:女性を口説くのがうまいね Josei wo kudoku no ga umai ne = Bạn cưa gái giỏi nhỉ
B:いいえ、別に Iie, betsu ni = Không, có gì giỏi đâu

Từ này gồm có 口 ku (miệng, KHẨU) + 説く toku (THUYẾT = thuyết phục) = kudoku = thuyết phục bằng miệng.

Thuyết giảng, thuyết giáo
Bạn thuyết giảng, thuyết giáo một học thuyết, một tôn giáo nào đó thì dùng 説く toku (THUYẾT).

タカハシは全てお金のためだろうと説いた
Takahashi wa subete okane no tame darou to toita
Takahashi thuyết giáo rằng tất cả có lẽ đều vì tiền

Toku cũng có nghĩa là thuyết phục và chú ý là có nhiều từ đồng âm nhé.

Ồn ào, làm ồn
騒ぐ sawagu (TAO), tự động từ (không tác động mà chỉ đơn thuần là ồn ào)

近所の人が困るから騒がないで kinjo no hito ga komaru kara sawaganaide!
Đừng làm ồn vì sẽ làm khổ hàng xóm

Thổ ra, ói ra
Những lời thiếu hay ho thì có thể dùng từ 吐く haku (nghĩa: nôn, ói, mửa) tức là bạn "thổ ra thứ gì đó không hay ho". Trong tiếng Việt cũng nói vậy thôi.

そんな言葉を吐くな = Sonna kotoba wo haku na!
Đừng thổ ra những lời lẽ như thế!

でたらめを吐かないでよ
Detarame wo hakanaide yo
Đừng có thổ ra những thứ nhảm nhí

Bạn cũng có thể CUNG KHAI (供述 kyoujutsu CUNG THUẬT) nếu nhà chức trách yêu cầu, hoặc TỰ THÚ (自首する jishu suru) nếu bạn có tội hay nghĩ mình có tội.

Nhưng làm thế làm gì! Đây là những cách đơn giản hơn:

Chửi rủa
罵る nonoshiru (MẠ)

友人を罵った yuujin wo nonoshitta = chửi bạn
かっとなって友人を罵った = tức giận chửi bạn

Chửi nhiều quá coi chừng tốn lưỡi!

罵倒する batou suru (MẠ ĐẢO) = thóa mạ

Nguyền rủa
呪う norou (TRÙ), tức là CURSE ai đó

Coi chừng không lời bạn nguyền rủa lại ám vào bạn. Phải chắc là cái bạn nguyền rủa không ám vào chính bạn trước nhé! Vẫn phải có MẸO MỰC thôi ha ha.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

CCCT: Quá trình học tiếng Nhật

(CCCT: Câu chuyện cuối tuần)

Nhiều bạn hiểu nhầm là tôi học tiếng Nhật rất chăm và không bao giờ chán. Sự thực thì tôi cũng không học tiếng Nhật mấy và tỷ lệ chán thường > 90%. Không có con đường đầy hoa ở đây cũng như bên kia ngọn núi. Vậy làm sao bạn vượt qua khó khăn khi học tiếng Nhật?

Thật ra, đây là RANH GIỚI MONG MANH giữa việc duy trì và việc buông xuôi, bạn cần duy trì trong một thời gian đủ dài, nhưng lại không bị áp lực bởi việc phải giỏi tiếng Nhật. Đây là chiến lược "ranh giới mong manh" mà tôi áp dụng.

Khi mới sang Nhật, bạn sẽ học tiếng Nhật rất nhanh vì môi trường ở Nhật khá lý tưởng và bạn lại còn học trên lớp với phương pháp giáo dục nhìn chung là tốt, lấy học sinh làm khách hàng. Bạn sẽ phấn khởi và trình độ lên khá nhanh. Tuy nhiên, sau đó sẽ chững lại và bạn cảm thấy như trình độ, đặc biệt giao tiếp, không lên mấy. Hồi học tiếng tôi chỉ học chơi chơi thôi, thể dục thể thao là chính mà vẫn ngon lành. Một ngày tôi sẽ dậy khá sớm, chạy bộ qua 2 cây cầu, trên đường chạy về tập xà rồi lên lớp ... ngủ hoặc ngồi thiền. Sau đó chiều tan lớp thì đi đá bóng rồi đi chợ mua đồ ăn. Buổi tối thì tập gym. Thế là hết ngày buồn ngủ díp mắt. Việc gì tôi cũng làm trừ mỗi việc học tiếng Nhật vì về cơ bản tôi học xong trước khi bắt đầu kỳ học rồi. Tôi cũng chẳng buồn làm bài tập (thường nằm trong sọt rác).

Nhưng vì có môi trường tiếng Nhật nên chẳng vấn đề gì cả. Tôi nghĩ là việc duy trì đều là quan trọng, dù không nỗ lực mấy. Tất nhiên, hãy tự học các mẫu ngữ pháp và suy nghĩ cách nói tương đương trong tiếng Việt. Nếu bạn không có nền tảng và không học bài bản, bạn sẽ chẳng học được tiếng Nhật dù ở Nhật bao lâu đi nữa.

Điều quan trọng: Bạn phải có nền tảng về ngữ pháp, và biết càng nhiều từ vựng với kanji càng tốt. Do đó, hãy học hết ngữ pháp (phải là học và hiểu rõ, tức là hiểu được sắc thái của nó).

Do đó, việc bạn theo học tại trường Nhật ngữ là rất quan trọng: Giáo viên của bạn sẽ giải đáp thắc mắc về tiếng Nhật cho tới khi bạn hiểu. Đây là điều khác biệt của giáo dục Nhật Bản so với nền giáo dục lạc hậu. Muốn giỏi bạn phải hỏi thật nhiều và được giải đáp. Đây là cách đề bạn HIỂU SÂU SẮC và có nền tảng tiếng Nhật tốt.

Bạn không học bài bản, không có nền tảng thì có ở Nhật 10 năm tiếng Nhật cũng không khá. Học nền tảng tiếng Nhật không khó, bạn học kỹ giáo trinh sơ cấp và lên lớp đều là được. Tôi kể chuyện này bạn phải giữ bí mật nhé: Tôi chưa học xong trung cấp tiếng Nhật!

Ha ha, đùa thôi! Nhưng thực ra tôi không nhớ trung cấp tiếng Nhật là học cái gì, và có lẽ cũng không cần vì nếu học lên cao ở Nhật thì bạn vẫn phải cố đọc hiểu, đó mới là cách học tốt nhất.

TIME, changes anything and everything!

Học kiến thức tại Nhật

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Câu chuyện cuối tuần: Đi / Đến / Tới

Học tiếng Nhật thì quan trọng là bạn duy trì đều ở mức không chán. Tức là bạn không học tới chán, nhưng không bỏ bê hoàn toàn. Đó là bí quyết để "thắng lợi dễ dàng", tức là 楽勝 rakushou (Lạc Thắng).

Từ tuần này, Saroma Lang sẽ kể các câu chuyện về tiếng Nhật cuối mỗi tuần, mục đích để các bạn học thì ít mà giải trí thì nhiều. Đây cũng là cách để duy trì kết nối thông qua trang này. Theo đấy, mỗi năm chúng ta sẽ kết nối thông qua khoảng 4 x 12 = 48 câu chuyện. Nghe thì hoành tráng, nhưng chắc chả thực hiện được mấy đâu. Vì tôi cũng như các bạn: Luôn bị bể kế hoạch, luôn trì hoãn (procrastination), luôn sa đà Facebook và báo lá cải (tabloid). Đó là bản chất cuộc sống rồi thì bạn không nên ân hận về chuyện đó nữa. Hãy vui chơi xả láng nhưng đừng quên duy trì việc học tiếng Nhật là ổn.

Ngay từ ngày đầu học tiếng Nhật thì chắc bạn học 2 động từ:
行く iku (hành) = đi
来る kuru (lai) = tới

Các dạng chia: 行って itte (dạng TE nối câu / mệnh lệnh thức, ...), 行きます ikimasu (thì hiện tại tương lai dạng lịch sự), 行かない ikanai (phủ định suồng sã), 行きません ikimasen (phủ định lịch sự), 行っています itte imasu ("đang", tiếp diễn), 行っていません itte imasen (tiếp diễn phủ định)

Động từ kuru thì hơi đặc biệt: 来て kite, 来ます kimasu, 来ない konai, 来ません kimasen, 来ています kiteimasu, 来ていません kiteimasen

Hai động từ trên đều là động từ đặc biệt vì chia không theo quy tắc. Bạn cần phải nhớ. Nếu bạn muốn lạc lối, mê man thêm trong mê lộ động từ tiếng Nhật thì tham khảo các bài về động từ tiếng Nhật của Saroma Lang.

Cái khó chịu nhất của iku và kuru là nó không giống như "đi" (to go) hay "tới" (to come) trong tiếng Việt hay tiếng Anh. Vì thế mà nó khiến tôi bấn loạn, và khiến bạn bấn loạn.

Ví dụ là bạn hẹn hò với ai đó tới chỗ người đó. Bạn đang đi thì người đó gọi điện cho bạn hỏi:
- Kite imasu ka? (Bạn đang tới đây chứ?)
- ...... (trả lời của bạn)

Bạn sẽ trả lời thế nào?

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Phương hướng tiếng Nhật

Về phương hướng tiếng Nhật, Saroma Lang đã có bài viết khá đầy đủ (năm 2011) ở đây:

Diễn tả phương hướng với kuru, iku, mukau, saru

Ở bài này, tôi sẽ đưa ra một số ví dụ để các bạn áp dụng. Có điều hay thế này, nếu bạn đang đi du học ở Nhật và giao tiếp với người quen ở Nhật thì nhiều khi bạn lại không biết nói thế nào cho chuẩn cả. Chắc chắn là bạn sẽ gặp vấn đề này, dù bạn có ở Nhật nhiều năm mà ít kinh nghiệm giao tiếp. Tôi cũng vậy thôi, nên tôi tổng kết lại một số ví dụ để các bạn tham khảo, đặc biệt nếu bạn đang đi xa như du học chẳng hạn.

■■■ Tình huống ■■■
Giả sử bạn đi du học, ví dụ ở ... Brasil chẳng hạn. Và hè tới bạn định về nhà ở Tokyo chẳng hạn (giả sử bạn là người Nhật). Bạn gọi điện cho mẹ bạn, bạn sẽ nói như thế nào?

(1) 夏に帰ってきます Natsu ni kaette kimasu
(2) 夏に帰っていきます Natsu ni kaette ikimasu
(3) 夏に帰ります Natsu ni kaerimasu
(4) 夏に帰って向かいます Natsu ni kaette mukaimasu
(5) 夏に帰って去ります Natsu ni kaette sarimasu

Bạn tham khảo kỹ bài viết trên và đưa ra câu trả lời nhé.
Xem đáp án bên dưới ⇩.

■■■■■■■■■■■■■■

"Khi tới tôi sẽ gọi điện"

Giả sử bạn hẹn ai đó ở ga Shinjuku chẳng hạn. Và người đó gọi điện hỏi bạn 今どこ?ima doko? (bạn đang ở đâu?).

Giả sử bạn bảo là "Sắp tới rồi, khi tới tôi sẽ gọi điện" thì bạn sẽ nói thế nào?

Ở đây từ "tới" có dùng 来ます kimasu được không?
Trả lời của Takahashi: Không, "kimasu" (kuru) chỉ dùng để chỉ ai hay cái gì đang tới với bạn, tức là chỗ bạn đang đứng/ngồi/nằm/ở.... Và việc này là tuyệt đối chứ không tương đối như "đi tới" của tiếng Việt hay "to come" của tiếng Anh.

Tiếng Anh có thể nói "I'm coming" = "Tôi đang tới đây" để nói việc bạn đang đi tới chỗ ai đó, nhưng tiếng Nhật không thể nói 来ています kite imasu.

"Kite imasu" sẽ chỉ dùng cho việc ai, thứ gì đó ĐANG TỚI CHỖ BẠN mà thôi.

Ở đây, tôi giới thiệu cho bạn từ "TỚI NƠI":

着く tsuku (TRƯỚC) = tới nơi (một địa điểm nào đó)
到着する touchaku suru (ĐÁO TRƯỚC) = (tàu, xe) tới nơi (một ga, bến, ... nào đó)

着いたから黙って会いに行こうよ
Tsuita kara damatte ai ni ikou yo!