Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Làm thêm tại Nhật: Cần tránh バイト語 (baito-go = ngôn ngữ làm thêm)

Câu chuyện cuối tuần: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang / Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

バイト語 (BEIT NGỮ) baito-go là chỉ ngôn ngữ của những người làm baito, theo hàm ý là không chuẩn, gây ra sự khó chịu (違和感 iwakan, di hòa cảm) cho khách hàng.

Tôi ví dụ khách hàng gọi món hay mua hàng trong kombini, bạn xác nhận lại (確認 kakunin) bằng cách đọc lại gọi món hay danh sách mua hàng của họ (注文 chuumon chú văn) và hỏi:

以上でよろしかったんですか
Ijou de yoroshikatta desuka
Như trên đã được chưa ạ?

Việc này gây khó chịu cho một số khách hàng khó tính. Lý do? Vì người Nhật khó tính, ha ha. Nhưng tôi nói rõ cách suy nghĩ của người Nhật (đặc biệt những người lớn tuổi):

Câu trên có vấn đề vì bạn hỏi là: Như trên ĐÃ được chưa ạ?

Người ta sẽ hiểu theo sắc thái là "anh/chị chỉ gọi món (mua hàng) thế thôi sao, ít quá vậy?", tức là có cảm giác bị gây áp lực như thế là ÍT, bình thường người ta mua nhiều hơn.

Để tránh sự khó chịu (違和感 iwakan) thì bạn có thể hỏi: Như trên được chưa ạ?
Tức là không sử dụng dạng quá khứ mà sử dụng là:

以上でよろしいですか
Ijou de yoroshii desuka

Câu này thì hoàn toàn bình thường. Vì thế, đừng sử dụng dạng quá khứ (ví dụ yoroshikatta) nhé.

★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★
★ Phần tiếp theo dành riêng cho các bạn trong Group SAROMA
★ (Các bạn làm hồ sơ du học với SAROMA)
★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★★


Lời khuyên của Takahashi về làm thêm tại Nhật

Một số bạn thường hỏi "bên Nhật xin việc làm thêm dễ không?", "tôi trình độ tiếng Nhật sơ cấp thì có xin việc làm thêm được không?", ... nhưng theo tôi, bạn nên hỏi là:

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

"Người thích tôi", "người tôi thích" phần 2

Takahashi: Tôi không phải là kẻ câu bài!

Câu chuyện cuối tuần này là tiếp nối của câu chuyện cuối tuần trước. Tôi ngửi thấy mùi 1001 đêm ở đây, nhưng có vẻ ôn hòa hơn. Không có giá treo cổ hay máy chém ngoài kia. Nếu có, tôi sẽ kể 10 câu chuyện mỗi ngày cho chắc ăn. Nhưng thời nay, những chuyện tốt đẹp như thế không còn mấy nữa!

Should choose love CAREFULLY and trendily!
"Cho anh phát súng tim anh nát, Nhưng anh tin số phận anh còn"

私が好きな人
"Watashi ga sukina hito" cuối cùng là chỉ điều gì? Là "người thích tôi", hay "người tôi thích"?
Nếu hiểu theo cách truyền thống nhất thì "watashi ga ..." nghĩa là "tôi (làm gì đó)", nên đây sẽ là "người tôi thích". Đa phần sẽ hiểu là "người tôi thích", về mặt thực tế.

Nhưng thật kỳ lạ ở chỗ, 好きな sukina không phải là một động từ (Verb) mà là một tính từ な (Adj-"na"). Vì thế, về ngữ pháp không ổn. Vì "watashi ga + V" mới chuẩn. Ở đây, chúng ta buộc phải HI SINH NGỮ PHÁP để cuối cùng thành "người tôi thích".

Còn nếu đúng ngữ pháp (mẫu Nが好きです) thì phải là "người thích tôi" mới đúng. Do đó, bạn sẽ thấy được tính chất KHÔNG RÕ RÀNG (曖昧 aimai) của cách nói này.

私を好きな人

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Bí quyết thi Nô (JLPT) - Phần 1: Chiến lược chuẩn bị

HIỂU CẤU TRÚC THỜI GIAN CỦA KỲ THI

Tốt nhất là tham khảo bảng biểu chính thức:
Ví dụ thi N1 thì phần kiến thức ngôn ngữ và đọc là 110 phút, nghe 60 phút, tổng 170 phút.

Cấu trúc điểm số:


Tất nhiên là bạn cũng phải biết bao nhiêu là đậu, nếu không thì ý nghĩa gì?

Ví dụ thi N2, bạn phải được ít nhất 90/180 = 50%, còn N1 là 100/180 = 56% và phải không bị LIỆT (có môn nào dưới 19 điểm).


LUYỆN GIẢI ĐỀ

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

"Người thích tôi" và "người tôi thích" trong tiếng Nhật

Câu chuyện cuối tuần: Mỗi tuần là một câu chuyện ... nhạt thếch!

Nói "người thích tôi" và "người tôi thích" trong tiếng Nhật hóa ra lại không hề dễ dàng. Thích cái gì thì sẽ dùng 好き suki (HIẾU / HẢO), đây là tính từ "na" nên đi với danh từ thì sẽ là 好きな suki-na.

Mẫu câu khi nói tôi, hay ai thích gì đó là:

Chủ ngữ は đối tượng が好きです。
S wa O ga suki desu

Nếu trở nên thích ai đó hay cái gì đó thì:

Chủ ngữ は đối tượng が好きになりました。
S wa O ga sukini narimashita

Vì là tính từ "na" nên nó có thể bổ nghĩa cho danh từ:

好きな絵本 sukina ehon = quyển truyện tranh (tôi) yêu thích (ehon HỘI BẢN = truyện tranh)

Ở mẫu ngữ pháp trên thì bạn có thể thấy chúng ta kết hợp は và が để diễn đạt sự yêu thích. Cái này thì ổn rồi. Nhưng bây giờ nói "người tôi thích" và "người thích tôi" thế nào. Chú ý đây là danh từ (noun) và sẽ có bổ nghĩa để làm rõ đối tượng. Danh từ là "người" (人 hito) và bổ nghĩa là "tôi thích", "thích tôi".

Do đó sẽ có dạng: [Phrase]人 trong đó [Phrase] là vế câu bổ nghĩa. Và chú ý là, trong vế câu bổ nghĩa sẽ KHÔNG sử dụng trợ từ は mà sử dụng が (ví nếu dùng は thì không biết trước は là chủ ngữ toàn bộ câu hay là trong vế câu đó thôi).

Vậy thì 私が好きな人 watashi ga sukina hito sẽ là:
(1) "Người tôi thích", hay là:
(2) "Người thích tôi".

Đó chính là vấn đề. Chúng ta biết theo mẫu ngữ pháp trên thì Aが好き có nghĩa là (tôi) thích A. Ví dụ:
彼は直子さんが好きです。
Kare wa Naoko san ga suki desu = Anh ấy thích chị Naoko.

Nhưng trong ví dụ 私が好きな人 thì nhỡ đâu 私 (watashi) là chủ thể của hành động "thích" (好き suki) còn が là trợ từ thay thế cho trợ từ は trong vế câu bổ nghĩa thì sao? Vì thế mà câu này trở nên không rõ ràng. Và đó là nội dung câu chuyện tuần này.


"Người tôi yêu" và "người yêu tôi"

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

"Trông có vẻ" = SOU

Sống là phải liệt kê - Takahashi -
Học tiếng Nhật thì liệt kê là một cách hữu hiệu.

Ở bài "Nghe nói ~" "Có vẻ như ~", tôi có nói về そう = nghe nói. Ở bài này, Takahashi sẽ nói về các dạng そう khác.

Ghi chú: Saroma Lang sẽ để ở dạng ảnh để tránh tình trạng ăn cắp bài viết.

Dưới đây là tổng kết về そう "sou" trong tiếng Nhật của Saroma Lang:


Ở bài trước thì そう được sử dụng để diễn tả "nghe nói là (vế câu)". Trong bài này, bạn hãy chú ý tới cách nói "TRÔNG CÓ VẺ" (ví dụ ngon, đẹp, rẻ, ...) và cách nói này cũng sử dụng そう.

Phân tích ngữ pháp của そう

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Câu chuyện cuối tuần: 応援します!

応援します Ouen shimasu nghĩa là "Tôi ủng hộ bạn". Ou'en là ỨNG VIỆN 応援, tức là tiếp ứng, viện trợ. Các bạn sẽ thấy nhiều chữ này ví dụ như:
対応 taiou (đối ứng) = xử lý, giải quyết
援助 enjo (viện trợ) = viện trợ

Kanji:
応援
おうえん = OU'EN = ỨNG VIỆN


Chữ Ứng 応 gồm có bộ 广 (mái nhà), bên dưới là 心 tâm (kokoro = trái tim, tấm lòng), tức là người ở trong nhà mà sẵn sàng để hành động (ứng phó) đó.

Còn chữ Viện 援 thì gồm bộ thủ (手 = tay) ở bên phải, vì hành động thì thường cần có bộ này, bên trái là có một (nhất 一) người bạn 友 (hữu, tomo = bạn). Người này hát hò cổ động bạn (` ` ') làm sỹ khí của bạn tăng lên (/) => viện trợ, ủng hộ. Cũng có thể là họ hô hào quyên góp làm tài khoản của bạn tăng lên, giống như vận động tranh cử vậy, nên gọi là VIỆN (hỗ trợ).

Với những bạn ham học hỏi, đặc biệt là tiếng Nhật thì tôi luôn 応援しますよ. Vì sao tôi lại ủng hộ bạn? Vì việc đó "tốt cho bạn" (good for you). Tôi đặc biệt có cảm tình với các bạn ham học hỏi và có mong muốn làm cuộc sống của mình tốt hơn. Không phải bạn cho tiền hay là khen thì tôi sẽ vui, mà nếu bạn ngày càng khá hơn thì tôi sẽ vui. Đây cũng là mục đích ban đầu khi tôi chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Nhật. Các bạn nên dựa vào kinh nghiệm của người đi trước để rút ngắn thời gian, tăng độ vui vẻ khi học và đạt tới một cột mốc xa hơn.

Với các bạn đi du học cũng vậy, tôi sẽ cố gắng chia sẻ mọi kinh nghiệm để các bạn có cuộc sống vui vẻ và dễ dàng hơn, từ đó thành quả các bạn đạt được sẽ lớn hơn. Đặc biệt, các bạn do tôi làm hồ sơ thì tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn qua kênh riêng.

Vì sao tôi mong muốn các bạn giỏi hơn và sống hoành tráng hơn?


Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Diễn tả phán đoán: "Nghe nói ~", "Có vẻ như ~"

Keywords: ~そうです ~ようです ~らしいです ~みたいです

Đây là thông tin trích từ bài viết Các cách nói hay dùng trong tiếng Việt và cách nói tiếng Nhật tương đương. Bạn có thể tham khảo bài viết này để biết nhiều cách nói thông dụng.

Tuyên bố bản quyền: Bài viết trên là do Saroma Lang tạo ra và giữ bản quyền, các trang khác là sao chép và không ghi nguồn. Saroma Lang cũng như các bạn đọc cần lên án các hành vi ăn cắp trí tuệ như vậy.

Nghe nói -
~そうです。(~そうだ)
(vế câu + "sou da"/"sou desu" nghĩa là "Nghe nói ~"; chú ý là phải là vế câu. Ví dụ: "Kare wa gakusei da sou desu" chứ không phải là "Kare wa gakusei sou desu", cũng không thể dùng "Kare wa gakusei desu sou desu"). Cần phân biết với "~ shisou" là có vẻ như sắp làm gì: "Ame ga furisou" = "Có vẻ trời sắp mưa", "Kare wa kanashisou desu" = "Anh ấy có vẻ đau khổ lắm".


彼は重要な人物だそうです。

Kare wa jūyōna jinbutsuda sōdesu.
Nghe nói anh ta là nhân vật quan trọng.

天気予報によると、今日台風が来るそうです。
Tenkeyohō ni yoru to, kyō taifū ga kuru sōdesu.
Theo dự báo thời tiết nghe nói hôm nay có bão.

Có vẻ như -
~ようです。 (có vẻ như - cảm thấy)
~らしいです。 (có vẻ như - có căn cứ như nghe ai nói)
~みたいです。 (có vẻ như - về mặt thị giác)
("you" = dạng, vẻ - cảm nhận thấy; "rashii" = nhiều khả năng với căn cứ như nghe ai nói; "mitai" = có vẻ, về mặt trực giác - từ gốc "miru" nghĩa là "nhìn)


彼は引退したようです。先彼のお友達と会ったから。

Kare wa intai shita yōdesu. Saki kare no otomodachi to atta kara.
Có vẻ ông ấy về hưu rồi. Vì tôi vừa gặp bạn ông ấy xong.

彼は浮気をしているらしい。行動が怪しい。
Kare wa uwaki o shite irurashī. Kōdō ga ayashī.
Có vẻ anh ta đang ngoại tình. Hành động khả nghi lắm.

雨が降ったみたい。道はぬれている。
Ame ga futta mitai. Michi wa nurete iru.
Có vẻ vừa mưa. Đường đang ướt.


Phân tích

Các cách nói tên diễn tả thông tin mà bạn không trực tiếp chứng kiến hay kiểm chứng được mà thường là do nghe nói hay phán đoán.
Ví dụ "Vế câu + sou desu" có nghĩa là thông tin bạn nghe ai đó nói. Và bạn không muốn để cập tới hay không nhớ là nghe từ ai.

Còn "Vế câu + you desu" là "có vẻ như", đây là cách phán đoán chung dựa trên thông tin tổng hợp. Tức là có thể bạn nghe thấy, nhìn thấy hay thế nào đó.

"Vế câu + rashii desu" là "có vẻ như" nhưng dựa vào căn cứ nào đó ví dụ như có tin đồn (噂 uwasa) chẳng hạn.

"Vế câu + mitai desu" là "có vẻ" về mặt thị giác, tức là bạn nhìn đấy được kết quả của sự việc nào đó. Chú ý là "mitai" cùng hệ với "miru" = "nhìn".

Quan trọng là cách sử dụng. Đây là cách sử dụng:



Ghi chú: Riêng với ~sou desu thì có thể dùng thêm cả dạng: Nだそうです

Xem thêm:
>> Dạng kết thúc câu tiếng Nhật

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Người thợ mộc và Quỷ Lục

>> Xem truyện có minh họa tại e-hon

1
むかしむかし、ある村に大きな川が流れていました。
いつも、ゴウゴウと音をたてて流れる川でした。
村の人たちは、川のむこうへわたるのに、いつもなんぎしていました。
Mukashi mukashi, aru mura ni ookina kawa ga nagarete imashita.
Itsumo, gougou to oto wo tatete nagareru kawa deshita.
Mura no hitotachi wa, kawa no mukou e wataru no ni, itsumo nangi shite imashita.
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có một con sông lớn chảy qua.
Đó là con sông lúc nào cũng chảy với tiếng ầm ầm.
Người trong làng lúc nào cũng phải khổ sở khi muốn đi qua bên kia sông.

2
村人たちはなんども橋をかけようとしました。
でも、なんど橋をかけても流されてしまいます。
Murabitotachi wa nandomo hashi wo kakeyou to shimasita.
Demo, nando hashi wo kaketemo nagasarete shimaimashita.
Người làng đã bắc cầu rất nhiều lần.
Nhưng, dù có bắc cầu bao nhiêu lần cũng đều bị cuốn trôi hết.


3
そこで、村人たちは、村一番の大工の彦造に橋をかけることをたのみに行きました。
「彦造さんよ、なんとか川に橋をかけてくれないかね」
「だれがやっても失敗ばかり。あんたしかできないよ」
Sokode, murabitotachi wa, mura ichiban no daiku no Hikozou ni hashi wo kakeru koto wo tanomini ikimashita.
"Hikozou-san yo, nantoka kawa ni hashi wo kakete kurenai ka ne"
"Dare ga yattemo shippai bakari. Anta shika dekinai yo"
Vì thế, người làng tới gặp thợ mộc giỏi nhất làng Hikozou để nhờ bắc cầu.
"Này anh Hikozou, anh có cách nào bắc cầu qua sông giúp chúng tôi không nhỉ"
"Ai làm cũng đều chỉ thất bại. Chỉ có anh làm được thôi"


4
彦造は、川まで行って考えました。
「すごい流れだな。こんなに 流れが強くては、橋をかけるのはむずかしい」
「そうはいっても、橋がないと村の人もこまるし、何とかいいちえはないもんかな」
Hikozou wa, kawa made itte kangaemashita.
"Sugoi nagare da na. Konnani nagare ga tsuyokutewa, hashi wo kakeru no wa muzukashii"
"Sou wa ittemo, hashi ga nai to, mura no hito mo komaru shi, nantoka ii chie wa nai mon ka na"
Hikozou đi tới sông và nghĩ:
"Dòng chảy lớn quá. Dòng chảy mạnh thế này thì bắc cầu sẽ rất khó"
"Nói thế nhưng không có cầu thì dân làng sẽ gặp phiền phức, chẳng lẽ không có cách nào hay sao"


5
彦造がそうやって考えているととつぜん川の中から鬼がすがたをみせました。
「わっ、鬼だ!」
彦造はびっくりしてにげだそうとしました。
Hikozou ga sou yatte kangaete iru to, totsuzen kawa no naka kara oni ga sugata wo misemashita.
"Wa!, onida!"
Hikozou wa bikkuri shite nigedasou to shimashita.
Hikozou đang nghĩ như thế thì đột nhiên từ giữa sông có một con quỷ xuất hiện.
"Ối, quỷ!"
Hikozou kinh ngạc và định bỏ chạy.