Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Simpler for beginners


Chi tiết và đăng ký:



Lớp Cú Mèo N4:

Khai mạc: Ngày 1/4/2015
Thời gian khóa học: 4 tháng
Học 5 buổi/tuần, thứ 2 - thứ 6, thời gian: 18:30 - 20:00 PM (đang điều chỉnh)
Học phí: 2.500.000 đ/tháng (20 buổi)
Đóng 2 tháng: Giảm 10%
Đóng cả khóa (4 tháng): Giảm 15%

Yêu cầu: Đã có trình độ N5.

Lớp Cú Mèo N5:

Khai mạc: Ngày 1/4/2015
Thời gian khóa học: 4 tháng
Học 5 buổi/tuần, thứ 2 - thứ 6, thời gian: 14:30 - 16:00 PM (đang điều chỉnh)
Học phí: 2.500.000 đ/tháng (20 buổi)
Đóng 2 tháng: Giảm 10%
Đóng cả khóa (4 tháng): Giảm 15%

Yêu cầu: Đọc viết được hiragana (katakana).

Đăng ký: Từ 23/3 tới 30/3. (Cả thứ 7, trừ chủ nhật)
Địa điểm đăng ký: Lầu 3, phòng bên tay phải, 212 Khánh Hội, phường 6, quận 4.
(Cách đi: Xuống tầng hầm để xe, đi thang máy lên, bấm lầu 3. Có thể đi thang bộ nhưng phải ĐI NHẸ NÓI KHẼ tránh làm phiền các văn phòng khác).
Kiểm tra đầu vào (小テスト shou-tesuto): Trong ngày bạn đăng ký.
Thông báo kết quả xét tuyển: Ngày 31/3/2015 (thứ 3).
Orientation (hướng dẫn nhập học): Trong buổi học đầu tiên.

Chú ý: Đọc kỹ NỘI QUY LỚP HỌC CÚ MÈO trước khi đăng ký.

ƯU TIÊN bạn nào đăng ký qua Email (saromalang@gmail.com) trước và PHẢI ĐÚNG nội dung dưới đây:
- Tiêu đề: Đăng ký lớp Cú Mèo Nx
(thay x bằng 4 hoặc 5 ở trên)
- Nội dung: Họ tên, nơi ở, điện thoại, trình độ Nhật ngữ hiện tại (tự đánh giá), LÝ DO ĐĂNG KÝ HỌC, tương lai có kế hoạch du học không (nếu có thì kỳ nào, vùng nào).
Phải có lý do đăng ký học tiếng Nhật trong nội dung Email.

Không tiếp việc hỏi đáp qua điện thoại văn phòng về lớp học! Có thể hỏi qua email.


★☆★

Vì sao các bạn học mãi mà vẫn chưa giỏi tiếng Nhật?


Cú Mèo (C): Thưa anh Takahashi, vì sao nhiều bạn học tiếng Nhật cũng nỗ lực mà vẫn không giỏi?

Takahashi (T): Vì các bạn học theo một cách gian khó bậc nhất. Học càng gian khó thì thành quả đạt được càng ít. Nếu tôi học theo cách như thế thì tôi cũng không giỏi. Sẽ mất rất nhiều thời gian và NẢN NGAY TỪ ĐẦU. Chỉ cần bạn đặt bút viết ra con số và tính là ra ngay mà.

C: Học gian khó là thế nào và vì sao ai cũng học đúng như thế?

T: Đại khái là học theo giáo trình M, dạy theo từng bài, cố gắng học càng nhiều bài càng tốt. Chúng ta thường nghe mọi người hỏi là "Học hết 25 bài (giáo trình A) thì đã thi được N5/N4 chưa?".

Thú thực là học hết 25 bài, chứ có học hết 100 bài cũng chưa chắc ăn thua. Vì bị HỔNG KIẾN THỨC ngay từ đầu. Bị hổng kiến thức từ đầu thì có học bao nhiêu sẽ chỉ càng LOẠN ÓC thôi. Nghĩa là càng học sẽ càng nản.

C: Nhưng đó là cách học chung của các học sinh hiện nay ....

T: Đó là cách học "truyền thống". Cách học truyền thống này đã bén rễ lâu quá rồi tới mức ai cũng đi chung một con đường. Không nhiều người có LÝ TƯỞNG gì về học ngoại ngữ. Không ai có lựa chọn đi con đường khác và nói thật, không ai DÁM chọn đi con đường khác. Vì không có ai chỉ đường được.

Ai cũng nghĩ, "bạn ấy học 50 bài còn thi không được, mình mới học 25 bài ...". Thế là lại thành cuộc CHẠY ĐUA VŨ TRANG học thật nhiều bài. Nhưng hổng kiến thức thì không đi tới đâu cả.

C: Nhưng có những bạn học rất khá mà. Họ cũng chỉ học các trung tâm "truyền thống"?

T: Tôi gặp một số bạn rất giỏi và một số bạn khá. Có những bạn chỉ mới học nửa năm nhưng khả năng đã rất cao, không bị hổng kiến thức. Nhưng thật ra là do tố chất của các bạn tốt từ đầu. Sao chúng ta không suy nghĩ ngược lại?

Các bạn đó khá là do tự học (phải nhắc là, TỰ HỌC là cách rẻ tiền và hiệu quả nhất) kết hợp với học trên lớp. Nhưng nếu học tại một lớp tốt hơn thì các bạn sẽ còn đi xa hơn nữa.

Những bạn đấy đa phần đều chịu khó lên Saroma Lang đọc bài nữa ^^

C: Nếu không đánh giá qua số bài đã học (ví dụ giáo trình A) thì anh sẽ đánh giá học sinh thế nào?

T: Tôi KHÔNG đánh giá học sinh theo số bài (giáo trình sơ cấp) đã học. Vì đó chỉ là các bài mà học sinh "được dạy". Còn đọng lại bao nhiêu thì không rõ.

Có nhiều bạn hỏi  trên Facebook "Em học hết 25 bài thì thi được N5 không?" tôi đều không trả lời. Vì không biết trả lời thế nào (^^). Chẳng liên quan gì cả!

Quan trọng là trong đầu kiến thức thế nào. Nếu cho tôi 10 phút cho các bạn đó làm bài kiểm tra là sẽ biết ngay. Nhiều bạn học hết cả sách nhưng vẫn hổng kiến thức.

C: Vấn đề lớn nhất hiện nay của người học tiếng Nhật là gì?

T: PHÁT ÂM SAI. Không nhớ từ vựng. Mù kanji. Nhiều lắm. Nhưng vấn đề là HỌC CÁI SAI NGAY TỪ ĐẦU, đặc biệt là PHÁT ÂM. Nếu đã sai ngay từ đầu thì học kiểu gì cũng rất khó tiến bộ. Sẽ càng nản và lại càng học sai thêm. Vì thế cuối cùng là thành ra một thứ gọi là TIẾNG NHẬT CỦA NGƯỜI VIỆT.

Tiếng Nhật bồi ngày nay tràn lan trong xã hội. Có nhiều bạn còn học từ chính những người ăn cắp bài viết của Saroma Lang. Học từ một người ăn cắp, và người này chưa bao giờ học từ những giáo viên giỏi, thì ngay từ đầu đã SAI, càng học càng sai. Nếu họ giỏi thì họ đã tự viết bài rồi.

Tiếp theo là việc HỌC KHÔNG CHẮC. Cứ học tràng giang đại hải, không nắm chắc cái gì cả. Học từ vựng thì càng học càng quên, không nhớ được gì cả.

C: Giải pháp cho vấn đề này của anh là gì?

T: KHOA HỌC. Chính xác hơn là khoa học ngoại ngữ, mà ở đây là khoa học về tiếng Nhật. Đa phần các bạn chỉ học bằng KÝ ỨC NGẮN HẠN, vì thế học xong quên rất nhanh. Tại lớp học của Saroma, tôi sẽ bắt các bạn học bằng KÝ ỨC VĨNH CỬU (tôi là người tù vĩnh cửu mà ^^). Điều kỳ lạ là, học như vậy lại NHÀN NHÃ hơn rất nhiều. Lấy sức nhàn thắng sức mỏi để dẫn đầu trong việc học ngoại ngữ.

Nói về bản thân thì tôi học ngoại ngữ rất thành công dù NHÌN CÓ VẺ không nỗ lực gì mấy. Quả thực là tôi không nỗ lực nhiều mà chỉ PRACTICE phù hợp. Những người khác họ luôn học vất vả, nhưng lại thích đọ điểm số, nhưng sau khi đọ xong thì họ thường cảm thấy BẤT CÔNG, thậm chí là BẾ TẮC.

Chìa khóa chính là KÝ ỨC VĨNH CỬU. Nếu không nhớ từ vựng kiểu gì nhỉ??

Nhưng trước hết, hãy học bằng KÝ ỨC DÀI HẠN.

C: Học ký ức ngắn hạn thì hậu quả có lớn không thưa anh Takahashi?

T: Học để đối phó thì có thể tạm được. Ví dụ cố gắng lấy bằng N5 để đi du học. Sau đó QUÊN SẠCH. Học bằng ký ức ngắn hạn thì chỉ lấy bằng xong là quên, bộ nhớ tự động REFRESH, xóa hết dữ liệu. Áp dụng học thi lấy bằng N5 một cách không dễ dàng ^^

Học lên N4 thì cố gắng vẫn có thể lấy bằng. Dù sau đó cũng sẽ rơi rớt gần hết. Nhưng học lên N3 thì TRẦY TRẬT. Vì bị hổng từ N4 rồi. Học lên N2 thì VÔ VỌNG (HOPELESS). Vì đã kiệt sức tại học N3 và bị hổng hết rồi. Đa phần dừng tại đây, đi làm một cách vô cùng khổ sở, mệt mỏi, lương vài trăm USD. Muốn học lên tiếp, lấy N2, N1 nhưng như húc đầu vào đá.

Có một điều mà tôi nhận ra: Không ai muốn dạy N2, N1 ở trong nước, do những người học thì kiệt sức và hổng quá nhiều rồi, dạy họ không được, cũng không sinh lời. Lại thêm cả vấn đề là ít người học, vì người học học xong N3 là hết ý chí, hết động lực mất rồi ^^

C: Ký ức dài hạn có phải là học tiếng Nhật giống như trẻ em học tiếng mẹ đẻ?

T: Đây cũng là sai lầm của nhiều người. Bây giờ bạn là trẻ em và bạn có cả MẸ ĐẺ NGƯỜI NHẬT nữa à? ^^

(Sẽ tiến hóa khi tiện)

5 nhận xét:

  1. Mong Takahashi san đăng tải sớm lịch học :) Mình đang muốn kiếm cái N3

    Trả lờiXóa
  2. học ở đây ổn không nhỉ. chỉ là lính mới thôi nên đang cố gắng kiếm chỗ tốt để học. ad ơi cho e hỏi lớp học phân bổ kiến thức ntn?
    học bao nhiêu lớp thì đc n4 vậy ad.
    e hỏi với mong muốn được đi học.

    Trả lờiXóa
  3. (tiếp đi) Takahashi !

    Trả lờiXóa
  4. Vẫn tồn tại 1 lớp học N2, N1 ở bên trường ĐH Sư Phạm HCM, mỗi năm tuyển 1 đợt, hoàn toàn miễn học phí, do người Nhật dạy ở Việt Nam, có điều trong quá trình học không được đi làm thêm.

    Trả lờiXóa