Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Mẫu ngữ pháp: Của N, do N và vì N

Ví dụ: Nền chính trị của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Nền chính trị (政治 seiji) và nhân dân (人民 jinmin) ghép với của, do, vì sẽ như sau:

人民の,人民による,人民のための政治

人民の Adj. của nhân dân
人民による (bổ ngữ) do nhân dân
人民のための vì (lợi ích của) nhân dân

Ý nghĩa: Nの "của" là chỉ sự sở hữu.
Nによる "do" là do ai vận hành (do nhân dân quản lý và vận hành).
Nのための  "vì" là vì lợi ích của ai.

Nguồn gốc mẫu ngữ pháp này

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Bàn về 旬 "tuần"

Chúng ta hay nghe các chữ thượng tuần, trung tuần, hạ tuần. Chữ "tuần" là chữ 旬 này:


上旬 (じょうじゅん) thượng tuần
中旬 (ちゅうじゅん) trung tuần
下旬 (げじゅん) hạ tuần

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

"Cho anh phát súng tim anh nát"

"Cho anh phát súng tim anh nát, Nhưng anh tin số phận anh còn"
Ngày xưa câu này rất nổi tiếng tới mức phổ biến và chẳng còn ai nhớ tới tác giả, nếu ai biết tác giả thì xin hãy lên tiếng, nếu không thì hãy im lặng mãi mãi.

Bối cảnh câu này là thời bao cấp rất nghèo nhưng ai cũng hút. Một trong các loại thuốc phổ biến thời đó là thuốc lá CAPSTAN. Một loại nổi tiếng khá là HERO. Trong nước cũng có các nhãn hiệu khác nhưng mọi người vẫn chuộng thuốc lá ngoại hơn. Trông như thế này:

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Clause (mệnh đề, vế câu) là gì?

Vế câu (clause) bổ nghĩa cho danh từ

Clause là vế câu hay mệnh đề. Clause dùng để làm gì? Tạo một vế câu (mệnh đề) bổ nghĩa cho danh từ chẳng hạn. Ví dụ:

"trang web mà Takahashi đã viết"

"Takahashi đã viết" là một câu bổ nghĩa cho "trang web". Nhưng vì không phải là một câu đơn mà chỉ là một clause bổ nghĩa cho danh từ nên. Trong tiếng Nhật, bổ ngữ đứng trước nên sẽ là:

{Takahashi đã viết} ⇒ ウェブサイト

ウェブサイト [website] là "trang web".

Thông thường nếu nói "Takahashi đã viết" thì là:
Dạng thường: タカハシは書いた。
Dạng lịch sự: タカハシは書きました。

Nhưng đó là câu đơn. Trong clause thì phải thay は bằng が。Luật là thế này:
Luật 1: Trong clause không được dùng trợ từ は ngăn chủ ngữ và vị ngữ mà dùng が ngăn chủ ngữ và vị ngữ.
>>Trợ từ là gì?

Luật 2: Nếu clause bổ nghĩa cho danh từ, động từ phải ở dạng thường (plain form).
Bởi vì động từ mà bổ nghĩa cho danh từ thì phải ở dạng thường.
>>Bài tập dịch: 「痩せない人」が誤解している糖質制限の本質
Do đó:
trang web mà Takahashi đã viết = タカハシが書いた ウェブサイト

Hãy xem sơ đồ này về Clause (vế câu/mệnh đề) bổ nghĩa cho danh từ:

Thay が bằng の

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Cách dịch thuật ngữ, từ chuyên môn tiếng Việt sang tiếng Nhật

Dịch Nhật Việt thì tương đối dễ và tôi đã hướng dẫn cách dịch từ chuyên môn, thuật ngữ, từ khó tiếng Nhật sang tiếng Việt trong bài trước. Nhưng dịch từ chuyên môn từ tiếng Việt sang tiếng Nhật thì không dễ nữa vì vốn từ tiếng Nhật của bạn không nhiều lắm. Ngoài ra, chẳng có từ điển Nhật <=> Việt nào chuẩn cả và nếu bạn dựa vào những từ điển không đáng tin thì bạn sẽ là người không đáng tin.

Ít nhất thì hãy dùng những từ điển tin cậy.

Cách dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nhật là phải thông qua tiếng Anh vì từ điển Anh <=> Nhật mới tin cậy được.


Các bước dịch từ chuyên môn Việt => tiếng Nhật

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Vì sao giải Premier League rất ít huấn luyện viên người Anh?

Theo thống kê thì Premier League - giải đấu bóng đá cao nhất Anh quốc với 20 đội tham gia và được coi là giải đấu bóng đá giàu nhất nhờ tiền bản quyền truyền hình - chỉ có 3 huấn luyện viên người Anh. Điều này đặt ra vấn đề liệu rằng các huấn luyện viên người Anh không thực sự giỏi?

Premier League bao giờ cũng quy tụ rất nhiều cầu thủ, huấn luyện viên quốc tế 
nổi tiếng vì lý do ngôn ngữ. Trong ảnh là danh thủ Gianfranco Zola.

Theo tôi, vấn đề lại nằm ở chìa khóa ngôn ngữ. Anh quốc là một trong các nền giáo dục hàng đầu thế giới, thể thao, nhất là bóng đá, phát triển rất mạnh tại đây. Họ là quê hương của bóng đá với giải đấu lâu đời nhất thế giới là cúp FA. Nhiều đội bóng danh tiếng ở châu Âu có tiền thân là do người Anh lập ra. Vì lẽ nào mà lại ít huấn luyện viên giỏi người Anh như vậy?

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Chia động từ TO BE tiếng Anh

Tại Saromalang tôi đã nói về cách chia động từ TO BE trong tiếng Nhật rồi đúng không nhỉ? Nếu bạn nào chưa nhớ thì hãy ôn lại: Động từ TO BE trong tiếng Nhật nằm ở cuối câu và thường là có 3 dạng (thì hiện tại/tương lai):

1. Dạng lịch sự: ーです。
2. Dạng không lịch sự (suồng sã): ーだ。
3. Dạng viết (văn bản, trang trọng): ーである。

Bạn phải chia thì quá khứ (sẽ thành 1. でした 2. だった 3.であった) hay phủ định thì hiện tại tương lai (1. ではありません 2. ではない/じゃない 3 ではない) hoặc phủ định thì quá khứ (1 ではありませんでした 2 ではなかった/じゃなかった 3 ではなかった) v.v...

Chú ý là động từ TO BE trong tiếng Nhật không hẳn như là động từ "LÀ" của tiếng Việt mà giống động từ TO BE của tiếng Anh. Ví dụ khi dùng với tính từ thì vẫn có thể dùng TO BE cuối câu (để lịch sự chẳng hạn ...).

すし sushi + おいしい ngon = すしは おいしいです。 Sushi (thì) ngon ạ.

 です là động từ TO BE đứng cuối câu để lịch sự mà thôi chứ nếu nói suồng sã thì すしは おいしい。 là đủ rồi.

Nhưng nếu vị ngữ là tính từ な ví dụ あんぜんな (an toàn) thì lại bắt buộc phải có TO BE cuối câu (để còn chia thì):
ここは あんぜんだ。 Chỗ này an toàn.
あそこ あんぜんではなかった。 Chỗ kia (lúc đó đã) không an toàn. (thì quá khứ, phủ định).

Chia động từ TO BE tiếng Anh

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

"Dành" hay "giành"?

"Dành" và "giành" cũng là các chữ hay bị nhầm lẫn như "chuyện" và "truyện". Tôi nhớ là trong chương trình học cũng có học một chút về ngữ nghĩa (dù về tổng thể thì tôi nghĩ là thất bại).

Đây là hai chữ khác nhau.

"Dành" là gì?
Chữ này có nghĩa là "dành cho" ai một ân huệ nào đó hoặc là bạn "để dành" thứ gì đó. Ví dụ:
Để dành tiền để học đại học.
Để dành đồ ăn để khi đói còn ăn.
Để dành bánh cho cô ấy.
Dành dụm tiền cho con đi học.
Tất cả tình yêu, anh dành cho em hoặc em dành cho anh (vì nó miễn phí và cũng chẳng mất gì).

"Giành" là gì?

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

"Truyện" hay "chuyện"?

Nhiều người không phân biệt được "truyện" và "chuyện" cũng như không phân biệt được "mặc dù" và "cho dù". Giáo dục chữ quốc ngữ về cơ bản theo tôi là thất bại. Thất bại vì đặc trưng của ngôn ngữ chúng ta không giống tiếng Pháp hay tiếng châu Âu. Bạn phải thực sự để tâm nghiên cứu nó và đây cũng chẳng phải ngôn ngữ khó gì. Ngay một cuốn từ điển quốc ngữ cũng không làm tốt được và chẳng ai làm.

Giáo dục quốc ngữ là nền tảng để giáo dục các môn học khác vì bạn phải đọc hiểu, nghe hiểu và diễn đạt tốt thì mới học tập được. Để làm được điều này cần những nhà nghiên cứu ngôn ngữ giỏi là những người phải giỏi ngoại ngữ.

"Truyện" hay là "chuyện"?

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Cách tra từ khó và thuật ngữ chuyên ngành, từ chuyên môn tiếng Nhật sang tiếng Việt tốt nhất của Saromalang 2016

Trong cuộc sống bạn muốn TRA NHANH một từ khó, từ chuyên môn hay thuật ngữ chuyên ngành tiếng Nhật thì làm thế nào? Tất nhiên là Saromalang có giới thiệu công cụ từ điển tiếng Nhật (từ điển Anh <=> Nhật và Nhật Nhật, dịch tự động).

Dịch tự động tốt nhất hiện này là Google nhưng không chính xác lắm và không phải là nguồn tin cậy mà chỉ để tham khảo mà thôi.

Abstract: How to translate quickly a Japanese terminology that you don't know / 日本語用語のベトナム語訳の一番早い方法。

Cách tra cụm từ tiếng Nhật nhanh nhất và hiệu quả nhất trên Google?

Vậy là thế nào để tra nghĩa từ khó một cách chính xác trong tiếng Nhật? Đây là phương pháp của Saromalang để tra từ khó, từ chuyên môn, thuật ngữ chuyên ngành tiếng Nhật:


Cách 1: Bạn tra trên Google theo cú pháp [TỪ TIẾNG NHẬT CẦN TRA] 意味

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

"Cha nào con nấy"

親が親なら子も子
Thể loại諺=ことわざ NGẠN NGỮ
Cách đọcおやもおやなら こもこ
Ý nghĩaCha mẹ thế nào thì con cái sẽ như thế nấy. Con cái sẽ giống như cha mẹ (lặp lại cha mẹ).
Thành ngữ tương đươngCha nào con nấy
Giải thích親 OYA [thân] là chỉ cha/mẹ, 子 KO [tử] là chỉ con
Tương tựNgưu tầm ngư mã tầm mã / Con hư tại mẹ cháu hư tại bà
Tiếng AnhLike father like son (cha nào con nấy)

Cách dùng:
あいつの子どもも将来賭博するだろう。親が親なら子も子だよ。
Con của nó tương lai chắc cũng sẽ đánh bạc thôi. Cha nào con nấy mà.

Để hiểu về cha nào con nấy thì có câu chuyện cha dạy con thế này:

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Bộ giáo trình TRY luyện thi JLPT từ N5 tới N1

Lợi thế của bộ giáo trình Try là bạn có thể luyện từ N5 tới N1 và khá nặng về ngữ pháp, câu ví dụ phong phú, mỗi chủ đề lại có một đoạn văn để bạn hiểu ngữ cảnh cách dùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện nghe vì sách đều có kèm CD và các bài tập nghe.

Nội dung CD: Âm thanh MP3 của các bài đọc cho mỗi chủ đề và các bài tập nghe ở phần まとめの問題 (Bài tập tổng hợp). Chú ý là các câu mẫu ví dụ cho các mẫu ngữ pháp sẽ không có âm thanh.

Về cấu trúc sách TRY xin hãy xem Hướng dẫn cách học sách TRY N3 (トライ N3).
Cấu trúc về các trình độ thì gần như nhau và các bạn nên tìm và mua sách từ cách tiệm sách lớn hoặc mua trực tuyến. Chú ý: Saromalang không bán sách mà chỉ giới thiệu sách.

Có bộ giáo trình TRY N5 ~ N1 là bạn sẽ có thể tra cứu hầu như mọi mẫu ngữ pháp JLPT cũng như có thể luyện đọc, luyện nghe

Số tiền đầu tư khoảng 90k x 5 = 450k vẫn rất rẻ so với đi học trên lớp ^^ Nên đầu tư sách để tiết kiệm tiền. Sau đó có thể lên lớp và hỏi giáo viên được mà (nếu có thể hỏi ngoài lề).

Nếu bạn dạy tiếng Nhật thì nên có bộ sách này để nắm rõ các trình độ JLPT dạy gì và tạo bài giảng, bài tập cho phù hợp nhu cầu học sinh.

>>Xem ảnh bìa sách tại Flickr album

Bộ sách Try có đủ trình độ từ N5 tới N1.

Chi tiết về bộ giáo trình Try. Giáo trình N4 và N5 có thêm một số bài giảng và phần phụ lục như dưới đây.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Hướng dẫn cách học sách TRY N3 (トライ N3)

Làm thế nào để học tốt tiếng Nhật?

Quan trọng là CÁCH HỌC. Vì thế tại Saromalang có tư vấn phương pháp học tiếng Nhật để du học. Hiện nay trên nhiều trang web quảng cáo nhiều cách học hứa hẹn đem lại kết quả nhanh chóng nhưng theo tôi nếu bạn không tự học và hiểu thì sẽ không thể nhớ được lâu dài. Đi thi vẫn đạt kết quả tàm tạm nhưng sẽ quên dần theo thời gian và bế tắc khi học lên cao. Nếu có điều kiện bạn nên đi du học Nhật Bản vì đây vẫn là cách tốt nhất để giỏi tiếng Nhật hiện nay.

Du học không đảm bảo bạn giỏi tiếng Nhật. Vì bạn phải học đúng cách mới giỏi được. Nếu bạn đi du học và muốn học tại:
- Đại học quốc lập Nhật Bản
- Đại học tư lập Nhật Bản
- Học cao học (sau đại học) tại Nhật Bản
- Vào các trường dạy nghề senmon chất lượng cao để có sự nghiệp tốt trong tương lai
thì nhất định bạn cần được tư vấn chiến lược học tiếng Nhật đúng đắn. Nếu không, bạn sẽ không vào được những trường như thế và cũng không giỏi tiếng Nhật (đã học đúng và giỏi tiếng Nhật thì thi vào đại học lại dễ).

Saromalang tư vấn chiến lược học tiếng Nhật cho các bạn tìm hiểu thông tin và đăng ký tư vấn du học Nhật Bản tại Saromaolang. Đối với các bạn học tiếng Nhật trong nước, các bạn hãy đọc các bài giới thiệu cách học sách tại Saromalang và nếu rảnh có thể tham gia lớp Cú Mèo. Tôi không có nhiều thời gian tuyển sinh, liên lạc, ... nên chỉ dành cho các bạn có đủ nhiệt huyết và mong muốn học tại Cú Mèo. (Các bạn nên học tại các trung tâm lớn nếu có điều kiện vì các trung tâm lớn sẽ tổ chức lớp thường xuyên hơn và nội dung khóa học đa dạng hơn.)

Bìa trước sách TRY N3.

Hướng dẫn cách học sách TRY N3

Đây là cuốn sách được xuất bản tại Việt Nam với tiêu đề TRY! N3 - Giáo trình luyện thi năng lực tiếng Nhật, phiên bản tiếng Việt.
Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TPHCM. Tác quyền của hiệp hội văn hóa sinh viên châu Á ABK.
Sách in trên giấy trắng xịn, 209 trang không tính bìa, giá bán lẻ là 90,000 VND có kèm CD (có 64 file âm thanh).
>>Giới thiệu sách Try! N5 ~ N1

Sách chia ra làm 21 bài, mỗi bài gồm 4 ~ 7 mẫu ngữ pháp.

Bài 1
Bài 1 có tiêu đề 初めての富士登山(1) với các mẫu ngữ pháp:
1 登り始めた +PLUS ~終わる
2 以っていくように言われた
3 病気になる人もいるということ
4 大丈夫だろうと思った
5 大変じゃなさそうだった

Chú ý là mỗi chủ đề chia ra hai bài, ví dụ tiêu đề bài 2 là 初めての富士登山(2)。

Cấu trúc sách TRY N3 và bài học

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

"Hợp chủng quốc" hay "hợp chúng quốc"?


Hoa Kỳ là nước có tên tiếng Anh là “United States of America” và tên tiếng Nhật là アメリカ合衆国 (cách đọc アメリカがっしゅうこく, America hợp chúng quốc). Tên nước là “hợp chúng quốc” chứ không phải là “hợp chủng quốc” (合種国) và đây không phải đất nước lập nên với mục đích nhiều chủng loại. Bản thân chữ CHỦNG 種 chỉ có nghĩa là chủng loại còn 人種 (じんしゅ, nhân chủng) mới có nghĩa là giống người.

衆 CHÚNG có nghĩa là “nhiều” ví dụ 大衆 (たいしゅう, đại chúng), 衆議院 (しゅうぎいん, chúng nghị viện) (tương đương “hạ viện”), 衆生 (chúng sinh).

Ghi chú: Chữ "chủng" là do tật nói ngọng từ chữ "chúng" mà nên. Mãi vẫn không sửa được.

Trong tên tiếng Anh thì “United States” có nghĩa là “các nhà nước thống nhất/liên hiệp” tức là các bang được thống nhất lại. America là “châu Mỹ”. Do đó tên của Mỹ là “các nhà nước thống nhất châu Mỹ” và dịch đúng là “hợp chúng quốc châu Mỹ”. Các nhà lập quốc Mỹ hẳn không có ý định tạo lập quốc gia đa chủng tộc, thời đó nước Mỹ vẫn là nước theo chế độ chiếm hữu nô lệ.

Sở dĩ gọi là Hoa Kỳ (花旗 hanabata) là vì quốc kỳ Mỹ có hình hoa hòe hoa sói. “Hoa kỳ” tức là “cờ hoa”. Người Việt hải ngoại cũng gọi là “Huê Kỳ”.

星条旗 Tinh điều kỳ (cờ sao sọc) của Hoa Kỳ.
The Star-Spangled Banner.

Quốc kỳ Mỹ có tỷ lệ 10:19 gần với tỷ lệ 1:2 cờ Union Jack của vương quốc Anh.

Union Jack có tỷ lệ 1:2.

Mỹ trong tiếng Nhật còn được gọi là アメリカ amerika hay 米国 beikoku [mễ quốc, nước gạo]. Chú ý là gọi là 米 MỄ chứ không gọi là 美 MỸ và chữ MỄ này là từ aMErica ra chứ không phải vì Mỹ sản xuất gạo. 美 MỸ là tiếng Hoa và trong tiếng Hoa gọi Hoa Kỳ là 美国 meiguo [mỹ quốc].

Quốc ca Mỹ
Quốc ca Mỹ là “The Star-Spangled Banner” (dải cờ hình sao – sọc), tiếng Nhật gọi là星条旗 (せいじょうき) [tinh điều kỳ] (cờ sao sọc).
>>Demi Lovato Sings The Star Spangled Banner
>>Kelly Clarkson - National Anthem - NFL
>>The Star Spangled Banner (lyrics)

Khẩu hiệu “In God We Trust”
我ら神を信ず (Warera kami wo shinzu) Chúng ta tin tưởng Chúa Trời.

Lịch sử vinh quang

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

"Phiên dịch" hay "thông dịch"?

Bạn nào từng đi du học Nhật chắc cũng biết về 翻訳 [phiên dịch] và 通訳 [thông dịch].

翻訳 [phiên dịch] dịch văn bản
通訳 [thông dịch] dịch nói

Tại Việt Nam ngày nay lại dùng chữ "phiên dịch" như là dịch nói và "thông dịch" thì không dùng mấy. Để dịch văn bản thì lại dùng "biên dịch" (編訳) hoặc là chữ "dịch thuật" (訳術). Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. "Nhờ" giáo dục chữ quốc ngữ kiểu hiện nay mà từ ngữ hơi loạn xạ. Hồi đầu thế kỷ người Việt theo giáo dục phương tây vẫn dùng chữ "thông dịch". Có lẽ thời đó các nhà học giả biết chữ hán vẫn còn nhiều nên ngữ nghĩa chuẩn xác hơn. Cải cách giáo dục sau này bỏ dạy chữ hán và ngữ nghĩa nên thường dẫn tới nhầm lẫn nhiều vấn đề.