Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

"Truyện" hay "chuyện"?

Nhiều người không phân biệt được "truyện" và "chuyện" cũng như không phân biệt được "mặc dù" và "cho dù". Giáo dục chữ quốc ngữ về cơ bản theo tôi là thất bại. Thất bại vì đặc trưng của ngôn ngữ chúng ta không giống tiếng Pháp hay tiếng châu Âu. Bạn phải thực sự để tâm nghiên cứu nó và đây cũng chẳng phải ngôn ngữ khó gì. Ngay một cuốn từ điển quốc ngữ cũng không làm tốt được và chẳng ai làm.

Giáo dục quốc ngữ là nền tảng để giáo dục các môn học khác vì bạn phải đọc hiểu, nghe hiểu và diễn đạt tốt thì mới học tập được. Để làm được điều này cần những nhà nghiên cứu ngôn ngữ giỏi là những người phải giỏi ngoại ngữ.

"Truyện" hay là "chuyện"?

So sánh với tiếng Nhật thì "truyện" là chữ 伝 (truyền, truyện). Chữ 伝 có nghĩa là truyền đạt, truyền thuyết hay là truyện (tự truyện).

Còn "chuyện" thì giống với 事 (koto, sự) tức là sự việc, vụ việc.

Ví dụ về "truyện": Truyện ngắn, tự truyện, truyện tranh, truyện dài, truyện nhiều tập, cốt truyện, phim truyện.
Chữ 伝 cũng có trong: Truyền thanh (伝声), truyền hình (伝形), truyền thuyết (伝説), truyền tải (伝載), truyền đạt (伝達), truyền nhiệt (伝熱), ...

Ví dụ về "chuyện": Chuyện kể, câu chuyện, chuyện về người thợ mộc, chuyện tiền nong, chuyện học hành, vẽ chuyện, lắm chuyện, nhiều chuyện, "Chuyện! (= Chị giỏi là đương nhiên thôi)".

Chú ý là "chuyện về người thợ mộc" và "truyện về người thợ mộc" lại khác nhau.
"Chuyện về người thợ mộc" là câu chuyện về người thợ mộc.
"Truyện về người thợ mộc" là truyện (tác phẩm văn học, viết lách) về người thợ mộc.


Tóm lại thì "truyện" là cái quái gì?

"Truyện" là một dạng tác phẩm văn học được viết hay sáng tác ra, có nội dung và kết cấu để nói về một chủ đề nào đó hay đơn giản chỉ là tự sự.

Truyện thường phải có cốt truyện, nhân vật (tối thiểu là nhân vật "tôi") và quan trọng là phải được viết ra.

Còn "chuyện" là sự vật, sự việc nào đó kể lại bằng lời, thường là không có cốt chuyện hay kết cấu mà chỉ là kể ra để truyền tải thông tin hay đơn giản là để nói chuyện phiếm.

Nhưng nếu bạn đọc Saromalang thì sẽ sáng hơn nhiều. Bản chất của "truyện" là gì? Nó là 伝  (truyền, truyện), và từ này đã thể hiện ý nghĩa là "truyền tải". Nó phải truyền tải một thông điệp hay triết lý nào đó đúng không? Tức là phải có cốt truyện.

"Truyện" 伝 là cách đọc khác của "truyền" 伝 tức là truyền tải. Bạn truyền tải một thông điệp và tất nhiên, về cơ bản là ở dạng chữ viết.

Takahashi

3 nhận xét:

  1. Rấy hay
    mình đọc, cảm thấy hiểu về Tiếng Nhật, mà còn cảm thấy xấu hổ vì tiếng mẹ đẻ không giải thích rõ vấn đề này.
    cảm ơn Takahashi và group đã đăng những bài bổ ích.
    Mình rất hay vào trang để tìm tài liệu, đọc, và tìm hiểu cách giải thích hợp lí cho những thắc mắc, băn khoăn của mình

    Trả lờiXóa
  2. Về 1 số quy tắc mang tính ngữ pháp

    Tại sao :

    寒くて、窓を閉めてください (x)
    寒いから、窓を閉めてください(0)

    暗くなると、電気をつけましょう(x)
    暗くなったら、電気をつけましょう(0)

    東京へ行けば、お土産を買ってきてください(x)
    東京へ行くなら、お土産を買ってきてください(0)

    眠いのに、今晩は2時まで勉強しよう(x)
    眠くても、今晩は2時まで勉強しよう(0)
    Nhờ Takahashi giải thích dùm mình được không ah ?

    Trả lờiXóa
  3. Thực ra chính tả nó cũng tương đối. Chỉ là quy ước của thời nay. Ai giải thích được tại sao: truyền đạt thì là TR mà chuyền bóng lại là CH ko? 

    Bản thân truyện nó cũng mang ý nghĩa của chuyện. Ví dụ: Truyện kiều 傳翹 nó mang ý nghĩa là chuyện về cô Kiều. Hay Liệt nữ truyện (列女傳) được Hán Việt Tự Điển trích Dẫn (hanviet.org) giải thích là chuyện các gái hiền.

    1 ví dụ nữa, ngày xưa viết cuốc (tổ cuốc) mới là đúng chính tả, hay bánh quấn chứ không phải bánh cuốn.

    Trả lờiXóa