Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Thứ tự tiếng Nhật vs. Thứ tự tiếng Việt

Khi học một ngôn ngữ chúng ta tìm ra quy luật. Tiếng Việt thì từ bên phải bổ nghĩa cho bên trái ví dụ: Giáo viên tiếng Nhật thì tiếng Nhật bổ nghĩa cho giáo viên.

Tiếng Nhật thì ngược lại. Chúng ta hãy phân tích Học bổng phát báo.

Trong tiếng Nhật thì phát, phân phát là 配達(はいたつ) [phối đạt], 配 PHỐI là phân phối và 達 ĐẠT là tới đâu đó, tới mức nào đó.

"Báo" tiếng Nhật gọi là 新聞(しんぶん) [tân văn].
"Học bổng" là 奨学金(しょうがくきん) [tưởng học kim].

Học bổng phát báo = Học bổng + Phát + Báo nhưng tiếng Nhật phải ngược lại nên thành Báo + Phát (noun) + Học bổng. Cả 3 từ này là danh từ.

Do đó:

新聞 + 配達 + 奨学金 = 新聞配達奨学金

Học ngoại ngữ cũng như học toán vậy thôi, đều là tư duy hợp lý (logic).
Bài tập: Vấn đề xã hội liên quan tới Anh quốc rời khỏi EU.

"NẾU MÀ" MONONARA (NGỮ PHÁP N2)

MẪU NGỮ PHÁP N2: NẾU MÀ MONONARA
Cách dùng: Clause_plainものなら、~
Ý nghĩa: "Nếu mà ~"
Giải thích: Nhấn mạnh của なら ("nếu"), thường là với sắc thái những việc không với tới được. Bạn không đạt được điều kiện đó (xem sắc thái trong ảnh dưới).



VÍ DỤ VỀ MONONARA

Nói tắt của DESU

Học tiếng Nhật ở trường là một chuyện, ra thực tế lại là chuyện khác. Ví dụ です thì nhiều người trẻ tuổi thường không nói rõ ràng là です mà là っす (tsu nhỏ = lặp phụ âm). Bạn không nên nói tắt thế này mà nên nói rõ ràng vì bạn đang học ngoại ngữ và người nói rõ ràng hơn thường sẽ gây thiện cảm và thành công hơn. Đừng nói ngôn ngữ giới trẻ hay バイト語 baitogo (ngôn ngữ của người đi làm thêm).


Ví dụ:
それはずるくないっすか。

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

CHẲNG LẼ MONOKA (NGỮ PHÁP N2)

Mẫu ngữ pháp (N2):  Chẳng lẽ / Chẳng lẽ lại
Sentence_plainものか
Sentence_plainもんか
Sentence_plainものですか
Sentence_plainもんですか
Ý nghĩa: Chẳng lẽ [câu]. / Chẳng lẽ lại [câu].
Giải thích: Không có lý do hợp lý, chính đáng / Ý hoài nghi.
Ghi chú: もん là dạng nói tắt của もの。 Sentence_plain là câu ở dạng suồng sã (plain form).


Ví dụ về CHẲNG LẼ LẠI MONOKA

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

MÀ LẠI ~MONO NGỮ PHÁP N2

Mẫu ngữ pháp (N2): Sentenceもの。/ Sentenceもん。
Nghĩa: [Câu] mà lại.
Giải thích: Diễn đạt lý do hiển nhiên, đương nhiên (mà bạn cho là như vậy).

Sentence có thể là câu ở dạng suồng sã (plain form) hay dạng lịch sự (polite form).
Nếu nói đầy đủ thì dùng もの, nói tắt thành もん。

Tại lớp Cú Mèo Saromalang, もの/もん được gọi là sắc thái từ. Sắc thái từ là những từ đặt ở cuối các câu để thể hiện sắc thái mà bạn muốn thể hiện.


Ví dụ 1:

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Ngôn ngữ nói vs. Ngôn ngữ viết

Các bạn theo dõi Saromalang thường xuyên chắc phân biệt được dạng thường (plain form) (tức là dạng suồng sã) và dạng lịch sự (polite form) rồi.

Ngoài ra, bạn cũng cần phân biệt Lịch sự - Tôn kính - Khiêm nhường. Điều khiến các bạn nhầm lẫn chính là bạn thường nghĩ lịch sự và tôn kính (hay khiêm nhường) là một nhưng sự thật không phải thế. Bạn hãy làm bài quiz ở trong bài viết "Lịch sự - Tôn kính - Khiêm nhường" tại Saromalang.

Trong bài này, Saromalang nói về từ ngữ nói (話す言葉=hanasu kotoba) và từ ngữ viết (書く言葉=kaku kotoba). Từ ngữ nói thì thường dùng trong hội thoại thường ngày và được coi là "mềm" (柔らかい言葉 yawarakai kotoba) còn từ ngữ viết thì thường dùng trong văn bản và được coi là "cứng" (固い言葉 katai kotoba).

Vì sao phải dùng từ ngữ viết? Để viết văn bản cho chính xác, đơn nghĩa, không gây hiểu lầm. Tại lớp Cú Mèo thì tôi vẫn thường đặt ra câu hỏi về ngữ nghĩa và hướng dẫn các bạn tìm ra từ ngữ không gây hiểu lầm. Vì từ ngữ các bạn học là từ ngữ nói thường rất đa nghĩa, đa dụng.


VÍ DỤ "MẶC DÙ"

Trong ngôn ngữ nói chúng ta dùng ~のに để nói "mặc dù". Tuy nhiên, trong ngôn ngữ viết thì phải dùng ~ものの。

Ngữ pháp N2: ~ものの、~
Mặc dù A nhưng vẫn B. Tương đương ~のに、~。

Câu ví dụ của Saromalang: Mặc dù tôi đã nỗ lực nhưng đời vẫn chẳng ra sao cả.
Dưới đây là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của câu này.

Ngôn ngữ nói ((はな)言葉(ことば))
努力(どりょく)したのに、人生(じんせい)(なん)ともならなかった。

Ngôn ngữ viết (()言葉(ことば))

努力(どりょく)したものの、人生(じんせい)(なん)ともならなかった。

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Dịch: "Sống qua ngày đoạn tháng"

Câu 1 (tiếng Nhật): "Sống qua ngày đoạn tháng" nói thế nào trong tiếng Nhật?

Câu 2 (triết học): Vì sao sống qua ngày đoạn tháng lại quan trọng?

Câu 3 (dịch): Dịch đoạn sau ra tiếng Nhật.
A: Dạo này bạn thế nào?
B: Tôi chỉ sống qua ngày đoạn tháng thôi.

A: Dạo này bạn thế nào?
B: Tôi chẳng làm gì ngoài sống qua ngày đoạn tháng.

Sẽ giải đáp tại lớp học Cú Mèo trực tuyến và tại Saroma Group Facebook (dành riêng cho các bạn đăng ký du học Nhật Bản tại Saromalang).

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Thông báo: Kỳ thi tiếng Nhật mới G-TEST

Xem thông tin chi tiết về cấp độ, thời gian học, thời gian thi: G-TEST
Xem danh sách toàn bộ các kỳ thi tiếng Nhật tại Việt Nam (và cách đăng ký): EXAM

Tờ giới thiệu:


Bảng chia MẶC DÙ (although) tiếng Nhật

"Mặc dù" là dù có gì đã xảy ra trên thực tế rồi bạn vẫn hay vẫn không làm gì đó, thể hiện ý chí kiên định. Chỉ dùng "mặc dù" nếu điều kiện mà bạn nó đã xảy ra hay có trên thực tế chứ không phải giả định. Giả định thì phải là CHO DÙ. Hãy xem và tư duy bảng chia dưới đây.

Học ngôn ngữ quan trọng là phải hiểu SẮC THÁI!
- Takahashi -

CÁCH CHIA "MẶC DÙ"
Phân loạiVí dụMặc dù
TO BE先生です。(polite)
先生だ。(plain)
先生なのに
TO BE (dạng viết)先生である先生であるのに
Vる食べる(たべる) ăn
戻る(もどる) quay lại
食べるのに
戻るのに
Vた (quá khứ)食べた
飲んだ
食べたのに
飲んだのに
V5(~う)言う(いう) nói
会う(あう) gặp
言うのに(いうのに)
会うのに(あうのに)
V5(~く)引く(ひく) kéo引くのに
V5(~す)話す(はなす) nói chuyện話すのに
V5(~つ)打つ(うつ) đập打つのに
V5(~ぬ)死ぬ(しぬ) chết死ぬのに
V5(~む)読む(よむ) đọc読むのに
V5(~ぐ)泳ぐ(およぐ) bơi泳ぐのに
V5(~ぶ)選ぶ(えらぶ) lựa chọn選ぶのに
Vない食べない(たべない) không ăn
飲まない(のまない) không uống
食べないのに
飲まないのに
Vなかった (quá khứ phủ định)食べなかった食べなかったのに
Vている
Vでいる
食べている(たべている) đang ăn
飲んでいる(のんでいる) đang uống
食べているのに
飲んでいるのに
Vていない
Vでいない
食べていない(たべていない) chưa ăn
飲んでいない(のんでいない) chưa uống
食べていないのに
飲んでいないのに
Aいおいしい ngonおいしいのに
A{い}くないおいしくない không ngonおいしくないのに
A{い}かったおいしかったおいしかったのに
Aな上手な(じょうずな) giỏi上手なのに
A{な}ではない
A{な}じゃない
上手ではない
上手じゃない
không giỏi
上手ではないのに
上手じゃないのに
A{な}だった上手だった上手だったのに
する (Động từ bất quy tắc)する làm, VNする = Vするのに
来る (Động từ bất quy tắc)来る(くる) tới đây来るのに
くるのに
行く (Động từ bất quy tắc)行く(いく) đi行くのに
いくのに
する Phủ địnhしないしないのに
来る Phủ định来ない来ないのに
こないのに
行く Phủ định行かない行かないのに
いかないのに
する Quá khứした
した
したのに
来る Quá khứ来た
きた
来たのに
行く Quá khứ行った
いった
行ったのに

(C) Saromalang

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Phân biệt "Cho dù" và "Mặc dù"

Câu hỏi của Saromalang: "Cho dù" và "Mặc dù" khác nhau như thế nào?

"Dù" bắt buộc phải là "Cho dù" hoặc "Mặc dù"

Nói tiếng Nhật thế nào?

CHO DÙ = ~ても、/~でも、
MẶC DÙ = ~のに、

Các bạn hãy tự trả lời (tham khảo hình). Để luyện tập thì hãy dùng ví dụ dưới đây.

努力(どりょく) [nỗ lực]  VN = sự nỗ lực, sự cố gắng
努力する V = nỗ lực, cố gắng làm gì
試験に受かる (しけんにうかる) = đậu kỳ thi.

Quiz 1: "Anh ấy cho dù có nỗ lực cũng không đậu kỳ thi" tiếng Nhật = ?
Viết cả hai dạng dạng plain và dạng polite.

Quiz 2: "Anh ấy mặc dù nỗ lực nhưng không đậu kỳ thi" tiếng Nhật = ?
Viết cả hai dạng dạng plain và dạng polite.

Bạn có thể cần phải viết lại (rewrite) câu trên cho đầy đủ nếu thấy cần thiết.

Câu trả lời sẽ có tại lớp luyện thi N4 (đang tổ chức thứ 3, 5, 7 hàng tuần). Xem thông tin và cách đăng ký tại đây. Tại lớp học này sẽ có nhiều kiến thức bổ ích mà hầu như không có sách giáo khoa nào dạy. Hơn nữa bạn còn có thể nâng cao khả năng ngôn ngữ (gồm cả tiếng Việt) ví dụ như "Cho dù/Mặc dù" ở trên.

Luyện thi thì nhiều nơi giống nhau nhưng tại lớp Cú Mèo thì kiến thức và cách tư duy ngôn ngữ khác biệt. Quan trọng vẫn là PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY NGÔN NGỮ còn kanji, từ vựng, ngữ pháp thì bạn tự học cũng được (thông qua các sách mà Saromalang đã giới thiệu).

Vì thế, bạn nào muốn học khôn ngoan và đạt đỉnh cao thì sẽ học tại lớ Cú Mèo (xem đặc trưng lớp Cú Mèo). Bạn sẽ bị dồn vào chân tường và bắt buộc phải động não (BRAINSTORMING).

Bạn đã muốn động não chưa? ^^

Saromalang

SI 痴

Chữ kanji 痴 có âm đọc là CHI và âm hán việt là SI. Đây cũng là một chữ khá dễ tuy nhiên về ngữ nghĩa thì khác tiếng Việt một chút.

Luyện tập 1: Hãy chiết tự giải tự chữ 痴 [SI].

(SI)
13 nét = ngu si, tình si
BỘ THỦ
NẠCH = bệnh
5 nét
CHỈ ÂM/CHỈ NGHĨA
知 TRI biết (chỉ âm)
ÂM ON
CHIẾT TỰ - GIẢI TỰ
Bị bệnh (疒) biết (知) mà vẫn không sửa thì đúng là 痴 SI

VÍ DỤ TỪ VỰNG
愚痴 [ngu si], 痴情 [si tình]
ÂM KUN
-


Luyện tập 2: Một số từ hán tự liên quan. Những chữ dưới đây có nghĩa là gì?

Câu 1:
痴漢
CHIKAN [SI HÁN] => Xem Chikan

Câu 2:
痴情
CHIJOU [SI TÌNH]
(Danh từ) tình si, sự si tình.
痴情のもつれ(ちじょうの もつれ) mớ rối tình si

Câu 3:
愚痴
GUCHI [NGU SI]
Than vãn, ca cẩm
愚痴を言う(ぐちをいう) than vãn
愚痴をこぼす(ぐちをこぼす) ca cẩm

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Bảng chia "Cho dù ~" (Even if) tiếng Nhật

"Cho dù" (Even if) là một giả định chưa xảy ra, nhưng nếu có xảy ra thì bạn vẫn hay vẫn không làm gì đó. "Cho dù" dùng thể hiện ý chí của bạn kể cả khi giả định điều kiện bất lợi. Nguyên tắc cơ bản là ~ても và ~でも (chỉ một trong 2 dạng ~TEMO và ~DEMO chứ không phải dạng nào cũng được). Saromalang gọi đây là mệnh đề "cho dù" (EVEN IF CLAUSE).

CÁCH CHIA "CHO DÙ" (EVEN IF)
Phân loại
Ví dụ
Cho dù (even if)
TO BE先生です。(polite)
先生だ。(plain)
先生でも
TO BE (dạng viết)先生である先生であっても
V1 (động từ 1 đoạn)食べる
(たべる・たべます) ăn
食べても
たべても
V5る (động từ 5 đoạn)戻る
(もどる・もどります) quay lại
戻っても
もどっても
V5(~う)言う(いう) nói
会う(あう) gặp
言っても(いっても)
会っても(あっても)
V5(~く)引く(ひく) kéo引いても
V5(~す)話す(はなす) nói chuyện話しても
V5(~つ)打つ(うつ) đập打っても
V5(~ぬ)死ぬ(しぬ) chết死んでも
V5(~む)読む(よむ) đọc読んでも
V5(~ぐ)泳ぐ(およぐ) bơi泳いでも
V5(~ぶ)選ぶ(えらぶ) lựa chọn選んでも
Vない食べない(たべない) không ăn
飲まない(のまない) không uống
食べなくても
飲まなくても
Vている
Vでいる
食べている(たべている) đang ăn
飲んでいる(のんでいる) đang uống
食べていても
飲んでいても
Vていない
Vでいない
食べていない(たべていない) chưa ăn
飲んでいない(のんでいない) chưa uống
食べていなくても
飲んでいなくても
Aいおいしい ngonおいしくても
A{い}くないおいしくない không ngonおいしくなくても
Aな上手な(じょうずな) giỏi上手でも
A{な}ではない
A{な}じゃない
上手ではない
上手じゃない
không giỏi
上手ではなくても
上手じゃなくても
する (Động từ bất quy tắc)する làm, VNする = Vしても
来る (Động từ bất quy tắc)来る(くる) tới đây来ても
きても
行く (Động từ bất quy tắc)行く(いく) đi行っても
いっても
する Phủ địnhしないしなくても
来る Phủ định来ない来なくても
こなくても
行く Phủ định行かない行かなくても
いかなくても
ないない không cóなくても

(C) Saromalang

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Trường âm EI của On-yomi (kanji)

Danh sách trường âm Eい của hán tự. Về đoản âm dùng trong On-yomi hãy xem bài Đoản âm dùng trong hán tự tiếng Nhật.


BẢNG TRƯỜNG ÂM "EI" ON-YOMI
Đoản âmVí dụTrường âmVí dụ
えい英 ANH 栄 VINH 衛 VỆ 永 VĨNH 瑛 ANH 映 ÁNH 営 DOANH 詠 VỊNH 泳 VỊNH 叡 ANH 影 ẢNH けい形 HÌNH 系 HỆ 計 KẾ 軽 KHINH 刑 HÌNH 景 CẢNH 敬 KÍNH 慶 KHÁNH 径 KÍNH 啓 KHẢI 圭 KHUÊ 径 KINH 恵 HUỆ 警 CẢNH 継 KẾ 渓 KHÊ 契 KHẾ 携 HUỀ 掲 YẾT 傾 KHUYNH 型 HÌNH 鶏 KÊ 憩 KHẾ
せい青 THANH 生 SINH 性 TÍNH 姓 TÍNH 制 CHẾ 正 CHÍNH 政 CHÍNH 聖 THÁNH 静 TĨNH 精 TINH 製 CHẾ 斉 TỀ 清 THANH 晴 TÌNH 成 THÀNH 征 CHINH 盛 THỊNH てい体 THỂ 低 ĐÊ 体 THỂ 艇 ĐÌNH 貞 TRINH 亭 ĐÌNH 帝 ĐẾ 停 ĐÌNH 提 ĐỀ 態 THÁI 呈 TRÌNH 丁 ĐINH 定 ĐỊNH 庭 ĐÌNH
ねい寧 NINH へい兵 BINH 閉 BẾ 幣 TỆ 弊 TỆ 併 TÍNH 平 BÌNH 並 TỊNH 餅 BÁNH
めい明 MINH 銘 DANH 命 MỆNH 名 DANH 鳴 MINH 迷 MÊ 謎 MÊ 盟 MINH れい例 LỆ 零 LINH 礼 LỄ 令 LỆNH 玲 LINH 麗 LỆ 黎 LÊ 励 LỆ 冷 LÃNH 鈴 LINH 霊 LINH
げい芸 NGHỆ 迎 NGHÊNH 鯨 KÌNH ぜい税 THUẾ 贅 CHÚY 脆 THÚY
でい泥 NÊ べい米 MỄ
ぺいBiến âm へい

(C) Saromalang

Đoản âm nào dùng cho On-yomi của kanji?

Nói cách khác, âm nào trong bảng hiragana được dùng để phiên âm hán tự trong tiếng Nhật (tức là cách đọc on-yomi = đọc theo âm hán)?

Dưới đây là tổng kết và ví dụ của Saromalang. Các bạn hãy xem bảng bên dưới để có cái nhìn tổng quan. Chú ý là bạn cần đọc thông thạo hiragana trước bằng cách học và kiểm tra tại trang Furigana (có thể tải PDF về học).

Ghi chú của bảng:
(1) ▲: Rất ít dùng hoặc chỉ dùng cho ngoại lệ
(2) (は): Chỉ dùng khi có biến âm ví dụ của は: Chữ 派 PHÁI (は) biến âm 立派 (りっぱ)
(3) ×: Không có kanji sử dụng âm này.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Kanji âm dài và âm ngắn (trường âm và đoản âm hán tự)

Ghi nhớ về trường âm, đoản âm kanji:
  1. Kanji phát âm hàng A không có âm dài.
  2. Kanji phát âm hàng I không có âm dài.
  3. Kanji phát âm hàng U có thể có âm ngắn U và âm dài Uう.
  4. Kanji phát âm hàng E thường chỉ có âm dài Eい (phát âm là Ê dài).
  5. Kanji phát âm hàng O có thể có âm ngắn O và âm dài Oう (vẫn đọc là Ô dài).
  6. Kanji phát âm hàng ゃ không có âm dài.
  7. Kanji phát âm hàng ゅ thường không có âm ngắn mà chỉ có âm dài Xゅう.
  8. Kanji phát âm hàng ょ thường có cả âm ngắn Xょ lẫn âm dài Xょう (đọc là xYÔ dài).
Âm ngắn hay âm dài?
(Trường hợp có cả âm ngắn lẫn âm dài)
Nếu có không quá 3 chữ cái tiếng Việt thì thường là âm ngắn
Ví dụ 旅 LỮ có 2 chữ L và Ữ nên là âm ngắn りょ
両 LƯỠNG có 4 chữ cái nên là âm dài りょう

付 PHỤ = ふ
風 PHONG = ふう

度 ĐỘ = ど
動 ĐỘNG = どう

Trừ các chữ hàng E thì vì không có âm ngắn nên đều là dài, ví dụ 例 LỆ (ví dụ) = れい.
Một số ngoại lệ hàng E: 世 THẾ (せ)

Nếu có 4 chữ cái trở lên thường là âm dài
PHƯƠNG 方 = ほう
PHÁP 法 = ほう
TRƯỜNG/TRƯỞNG 長 = ちょう

Nếu có đúng 3 chữ cái
Tùy chữ mà âm ngắn hay dài ví dụ 留 LƯU = りゅう (dài).
BẢO 保 = ほ (ngắn)
TRÚ 駐 = ちゅう (dài) vì rất ít âm ngắn ちゅ

THỦ 首 = しゅ (ngắn)
THU 秋 = しゅう (dài)

Ngoại lệ
DO 由 (lý do) = ゆう (dài)
DU 油 (dầu) = ゆ (ngắn)

Dưới đây là bảng so sánh.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Maamaa

Hôm nay sẽ học về まあまあ. Chú ý không phải là ママ (mama = mẹ).


"Maamaa" có nghĩa là "tàm tạm" và được dùng khá nhiều tại Nhật. Tuy từ này có nhiều nghĩa nhưng tại đây Saromalang chỉ giới thiệu nghĩa phổ biến và hay dùng nhất.

A:ビジネスはどうですか。 Công việc kinh doanh của bạn thế nào?
B:まあまあです。 Cũng tàm tạm.

まあまあの収入(まあまあのしゅうにゅう) = thu nhập tạm ổn, thu nhập khá tốt
Tùy ngữ cảnh mà dịch "maamaa" là "tàm tạm" hay "khá tốt".
まあまあの値段(まあまあのねだん) = mức giá tàm tạm

A:調子はどう?(ちょうしは どう) Tình hình bạn sao rồi?
B:まあまあかな。 Chắc cũng tàm tạm.

Cảm thán
まあまあ cũng dùng với nghĩa cảm thán giống như まあ và là âm lặp của まあ nghĩa là "ối ối".
Ví dụ từ điển Daijisen:
[感]
1 驚きや意外な気持ちを表す語。あらあら。おやおや。「―、よくいらっしゃいました」「―、こんなことをして」
2 相手を抑えなだめるときに用いる語。「―そう言うなよ」

Ghi nhớ: まあ = "ối", まあまあ = "ối ối" ^^

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

UẤT

Chế độ độc tài có ảnh hưởng gì tới ... việc học tiếng Nhật? Hãy nhìn chữ kanji dưới đây.

UẤT.

Đây là chữ UẤT đọc là うつ utsu. Chuyện về UẤT là thế này: 鬱病 utsubyou [uất bệnh] có nghĩa là trầm cảm. Thế thì liên quan gì tới ... chế độ độc tài?

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Business Japanese: Lịch sự - Tôn kính - Khiêm nhường

Tiếng Nhật trong kinh doanh, hay trong công việc, là thứ bắt buộc bạn phải học nếu muốn làm trong công ty Nhật và thăng tiến tại Nhật. Tôi không làm công ty Nhật, cũng chẳng muốn thăng tiến tại Nhật nhưng tôi lại khá rành về Business Japanese. Vì tôi đã viết hàng ngàn (chục ngàn?) business email bằng tiếng Nhật.

... mà chẳng cần học gì cả ^^ Vì người ta viết cho tôi thì tôi lại bắt chước viết lại thôi (và có kiểm tra trên Internet trước). Tôi viết tiếng Nhật kinh doanh chuẩn là thế. Với lại thật ra nền tảng tiếng Nhật tốt thì không khó.
>>Tiếng Nhật trong kinh doanh (2012)

Tóm lại thì sẽ có DẠNG LỊCH SỰ (polite), DẠNG TÔN KÍNH (hành động của người cao hơn), DẠNG KHIÊM NHƯỜNG (nói về hành động của bản thân hay phe mình).

Ví dụ: Động từ 見る miru (nhìn, xem)
Dạng lịch sự: 見ます mimasu
Dạng tôn kính: 御覧になる goran ni naru [ngự lãm]
Dạng khiêm nhường: 拝見する haiken suru [bái kiến]

Động từ 会う au (gặp mặt)
Dạng lịch sự: 会います aimasu (→ お会いします oai shimasu)
Dạng tôn kính: お会いになる oai ni naru
Dạng khiêm nhường: お目にかかる ome ni kakaru

Dạng lịch sự và dạng tôn kính/khiêm nhường là tách biệt.
Trước hết phải nhớ điều tối thiểu này đã. Ví dụ, nếu dùng động từ nhìn vừa ở dạng tôn kính, vừa ở dạng lịch sự thì mới là 御覧になります goran ni narimasu. Không phải cứ tôn kính là sẽ nói dạng lịch sự mà dạng lịch sự là ngữ cảnh khi bạn nói ra, còn dạng tôn kính là hành động của đối tượng tôn kính.

QUIZ 1 & 2
Ví dụ cấp trên (上司 joushi [thượng ty]) nói chuyện với cấp dưới (部下 buka [bộ hạ]):
上司(じょうし):これは社長が〔   A   〕?
部下(ぶか):はい、〔   B  〕。

社長(しゃちょう) [xã trưởng] là giám đốc công ty. Ở Nhật thì ai chẳng thích làm 社長 ^^

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

"Thưa bác sỹ, có phải tôi bị trầm cảm không ạ?"

Bệnh trầm cảm trong tiếng Nhật gọi là うつ病 (鬱病 [uất bệnh]) và bạn có thể xem các triệu chứng tại Bệnh tháng năm ở Nhật Bản.

Trong tiếng Nhật, bệnh tật nói chung gọi là 病気(びょうき, bệnh khí) ví dụ:

Tôi đang bị bệnh = I'm sick
私は病気です。 Watashi wa byouki desu.

Câu này không phải định nghĩa kiểu 私は学生です Watashi wa gakusei desu (Tôi là học sinh) hoặc dù 病気 là danh từ. Tức là không phải là "Tôi là căn bệnh" ^^

Tất nhiên, bạn cũng có thể nói "Tôi đang mắc bệnh":

私は病気にかかっています。
Watashi wa byouki ni kakatte imasu.

Vì "kakaru" có nghĩa là "mắc (bệnh)".

Okay, câu hôm nay là:

私はうつ病ですか?
Watashi wa utsubyou desu ka?

Chú ý là đây là câu hỏi nên chữ か phải lên giọng thành か↗ nhé. Hãy nghe bên dưới.
MP3


Câu trên nghĩa là gì?

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Giám đốc bảo anh Suzuki tới phòng họp

Trả lời bạn đọc
Chào các bạn,
Đáng ngạc nhiên là chúng ta không nói được tiếng Nhật như kỳ vọng dù đọc tiếng Nhật đơn giản thì vẫn hiểu. Vấn đề nằm ở sắc thái. Tôi là bậc thầy về dịch thuật vì tôi tư duy ngôn ngữ khá tốt. Thời gian ở Nhật tôi chỉ dành để suy nghĩ dịch qua lại. Hầu như câu nào, khó đến đâu, nếu dành thời gian tôi cũng dịch được. Không chỉ dịch đúng, tôi còn dịch đúng cả sắc thái. Dịch đúng sắc thái là cực kỳ quan trọng.

Tôi ví dụ thế này. Bạn đi làm công ty và giám đốc yêu cầu bạn gọi anh Suzuki tới phòng họp (để gặp giám đốc).

Câu 1: Giám đốc bảo anh Suzuki đến phòng họp.

Câu 2: "Cậu hãy bảo Suzuki đến phòng họp cho tôi"

Bạn tới gặp anh Suzuki và truyền đạt lại:

Câu 3: "Giám đốc cho gọi anh đến phòng họp"

Anh Suzuki tới phòng họp và gặp giám đốc:

Câu 4: "Giám đốc cho gọi tôi ạ?"

Các câu trên nói thế nào trong tiếng Nhật?

Ở đây giám đốc là 社長(しゃちょう) [xã trưởng] vì công ty là 会社(かいしゃ) [hội xã]. Công ty A là 「A社」 (Aしゃ). Phòng họp trong tiếng Nhật là 会議室(かいぎしつ) [hội nghị thất]. Nếu bạn không biết từ phòng họp trong tiếng Nhật thì có thể cheat cách này:
meeting room => ミーティングルーム

ĐÁP ÁN ↓

Dịch Việt Nhật: Mớ bòng bong

"Đời là một mớ bòng bong"

Hãy dịch câu này ra tiếng Nhật. Trước hết bạn nên hiểu "mớ bòng bong" là gì đã. Đây là nghĩa đen, hay nghĩa bóng? Dịch từ này ra tiếng Nhật sẽ là gì?

Khi đã dịch được câu trên rồi thì dịch câu: Đời chỉ là một mớ bòng bong.

Good luck!

"Đời" tiếng Nhật là 人生 (じんせい, nhân sinh), nếu "mớ bòng bong" là X thì câu trên là:

人生はXだ。

Câu "Đời chỉ là một mớ bòng bong": 人生はXにすぎない。

Mớ bòng bong là gì?

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Quiz kanji N3: X立

新宿区では都庁や高層ビルが【   】している。

Điền từ gì vào chỗ trống ở trên (chọn 1 trong 4 từ ở Quiz 1 dưới đây).
新宿区(しんじゅくく) [tân túc khu] là một trong 23 quận đặc biệt của thủ đô Tokyo và là quận trung tâm hành chính, nơi có 都庁(とちょう) [đô sảnh] là tòa tháp trung tâm hành chính của Tokyo. "Đô sảnh" là nơi mà khách du lịch rất yêu thích khi tham quan Tokyo và bạn có thể mua vé lên cao ngắm nhìn toàn cảnh Tokyo từ đây. Vì là trung tâm hành chính nên đường phố tại quận Shinjuku rất đẹp. Ngoài ra, ga Shinjuku vô cùng đông vui nhộn nhịp với rất nhiều quán thịt nướng phong cách ngoài trời rất nên khám phá. Đã tới Tokyo thì ít nhất phải một lần tới "Đô Sảnh".

都庁 "Đô Sảnh" tại Shinjuku

高層ビル [cao tầng building] là 高層ビルディング hiểu theo đúng nghĩa kanji là "tòa nhà cao tầng". Shinjuku nổi tiếng với các tòa nhà cao tầng mà.
Trong 4 option dưới đây thì:
樹立 [thụ lập] thụ là "cây"
設立 [thiết lập]
成立 [thành lập]
林立 [lâm lập]

Bài tập hôm nay là:

Quiz 1:
新宿区では都庁や高層ビルが【      】している。
樹立
設立
成立
林立

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Bài tập dịch Việt - Anh: "Vậy thì làm cho xong đi"

"Vậy thì làm cho xong đi!"

... nói thế nào bằng tiếng Anh?

Đây là bài tập về ngữ nghĩa và cách dùng từ và bạn chỉ cần dùng từ đơn giản là nói được. Tuy nhiên, nếu bạn không nghe người bản ngữ nói thì khó mà có thể nói đúng. Bởi vì ngôn ngữ không đơn giản là từ vựng mà còn là SẮC THÁI (nuance) nữa.

Đó là lý do mà nếu bạn không đi du học thì khả năng hiểu về sắc thái sẽ hạn chế. Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng vậy, bạn cần sống trong cộng đồng người bản ngữ. Bạn nào đã từng qua Nhật thì sẽ hiểu ngay. Vì bạn sẽ học hàng ngày qua hội thoại giữa người Nhật với nhau: Hóa ra người Nhật nói như vậy!

Nếu không ở Nhật, lượng thông tin sẽ rất ít và sự hiểu biết sẽ rất hạn chế.

Do đó, nếu nhất định tăng khả năng ngôn ngữ, hãy cố gắng đi du học. Nếu du học Nhật thì có lợi là đi làm thêm được nên thực tế là không tốn chi phí mấy (nếu bạn chăm chỉ vừa học vừa làm). Quan trọng chỉ là chi phí đầu tư ban đầu = 1 năm hoc phí + 3 năm tiền nhà khoảng 200 triệu.
Nếu muốn tìm hiểu du học Nhật bạn có thể xem ước lượng chi phí du học Nhật Bản + tham khảo phí làm hồ sơ du học Nhật Bản tự túc (gồm cả chứng minh tài chính).

Điều quan trọng chỉ là bạn có dám bước chân khỏi vòng an toàn và đạt được thành quả cao hơn hay không thôi.

Với các bạn muốn có plan du học Nhật Bản giá phải chăng và an toàn, hãy đăng ký du học tại Saromalang.

Để biết thêm về sắc thái hãy đọc bài Nuance sắc thái tại Saromalang.

"Vậy thì ..." thì tiếng Anh là "So ...". Ví dụ "nếu vậy" sẽ là "if so". Làm như vậy là "to do so".
"So if ..." thì lại khác với "if so". "So if ..." là "Như vậy nếu ....".

Quiz 1: "Vậy thì làm cho xong đi" = ? (English)
Quiz 2: Nói tiếng Nhật câu trên là gì?

Dưới đây là một số cách nói cho "Vậy thì làm cho xong đi" (để gợi ý), hãy chú ý là nếu bạn dịch ra tiếng Việt thì sắc thái lại khác:
"So do it!"
"Vậy thì làm nó đi".
"Làm" và "làm cho xong" khác nhau đúng không nhỉ?

"So finish it"
"Vậy thì kết thúc nó đi"
Finish cũng có nghĩa là hoàn thành nhưng cũng có nghĩa là kết thúc, thậm chí là "kết liễu". Có thể là chưa xong nhưng bạn vẫn kết thúc và để tạm đấy hoặc coi là xong rồi.

"So complete it"
"Vậy thì hoàn thiện nó đi".
Complete có nghĩa là làm xong nhưng cũng có  nghĩa là hoàn thiện.

"So accomplish it"
"Vậy thì đạt được nó đi"
Accomplish là đạt được thành tựu gì đó, nên cũng không sử dụng được.

Vậy đáp án là gì?
Xem đáp án

Bài tập dịch tiếng Nhật: Yasenai hito ga gokai shiteiru toushitsu seigen no honshitsu

「痩せない人」が誤解している糖質制限の本質

痩せる=やせる = ?
誤解(ごかい) [ngộ giải] = hiểu sai, hiểu nhầm
本質(ほんしつ) [bản chất]

糖質制限(とうしつせいげん) [đường chất chế hạn] tức là sự "hạn chế chất đường". Từ này ... hay thật! Nó ngược hoàn toàn tiếng Việt luôn.


"Hạn chế chất đường" tức là hạn chế việc đưa chất đường vào cơ thể.

Câu trên là một tiêu đề bài báo.
Bài tập dịch: Hãy dịch câu trên ra tiếng Việt.

Xem đáp án ↓↓

Quiz tiếng Nhật trung cấp: Con người mà, đâu biết ngày mai sẽ ra sao!

「・・・。でも、そんなことは考えない。〔  A  〕明日どうなるかもわからない、人間(にんげん)    
Câu 1: Aの一番(いちばん)適切(てきせつ)言葉(ことば)
   だから
   だけど
   だって
   でも

Câu 2: Bの一番(いちばん)適切(てきせつ)言葉(ことば)
   など
   なんか
   なんて
   なんとか

Câu 3: Dịch câu hội thoại trên ra tiếng Việt.

Xem trả lời ↓

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

KUUZEN & MIZOU

空前 [không tiền] là gì? 未曾有 [vị tằng hữu] là gì?

Học kanji rất nhanh, chỉ tầm 2000 chữ. Nhưng có những từ mà bạn nhìn kanji đọc được từng chữ, thậm chí đọc được luôn chữ từ 空前 kuuzen [không tiền] nhưng vẫn chẳng hiểu nghĩa của nó là gì.



Câu hỏi: 空前 và 未曾有 nghĩa là gì?

Xem trả lời ↓↓