Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Giải đáp về "nướng mọi"

Chữa bài tập "heo rừng nướng mọi".

Heo rừng nướng mọi.

Heo rừng nếu tra thì là イノシシ, viết hán tự 猪 [trư]. Như vậy trong tiếng Nhật thì 猪 [trư] là heo rừng, còn heo thì là 豚 [đồn, buta].

Vậy nướng mọi là gì? Đó là nướng trên lửa than củi. Lửa than củi tiếng Nhật gọi là 炭火 sumibi [thán hỏa]. Như vậy 炭 [thán] là than củi, phân biệt với than đá là 石炭 [thạch thán].

Chữ "than" của tiếng Việt là chữ 炭 [thán].

Do đó, "heo rừng nướng mọi" là イノシシの炭火焼き inoshishi no sumibi-yaki.

"Mọi" có nghĩa là gì?

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Quiz happiest bird

Quiz: Loài chim nào là sướng nhất trong tiếng Nhật?
フクロウ (cú mèo)
クジャク (孔雀 khổng tước, chim công)
ダチョウ (駝鳥 đà điểu)
カラス (quạ)
スズメ (chim sẻ)


PHẦN NÂNG CAO
Hãy giải thích vì sao?
+Xem đáp án

伯 [bá] 叔 [thúc] trong oji (uncle) và oba (aunt)

Trong tiếng Việt thì chúng ta gọi anh, chị của cha/mẹ là "bác", em trai của cha là "chú", em trai của mẹ là "cậu", em gái của mẹ là "dì", em gái của cha là "cô". Có một số vùng thì "dì" lại là chị của cha. Hay "cậu, mợ" thì lại là để gọi "cha, mẹ". Thậm chí, "cô" cũng được dùng để gọi chị của cha hay mẹ ở một số vùng.

Trong tiếng Anh thì anh hay em trai của cha/mẹ đều sẽ gọi là "uncle" tức là chú, bác.
Còn chị hay em gái của cha/mẹ gọi chung là "aunt" tức là bác (gái), cô, dì.

Trong tiếng Nhật, chú/bác gọi chung là おじ, còn cô/dì gọi chung là おば。

Tuy nhiên khi viết hán tự thì lại phân ra thế này:

おじ sẽ là 伯父 [bá phụ] hay là 叔父 [thúc phụ]
おば sẽ là 伯母 [bá mẫu]  hay là 叔母 [thúc mẫu]

Vì sao lại thế?

伯 [bá] là anh hay chị của cha/mẹ. Còn 叔 [thúc] là em trai hay em gái của cha/mẹ.

Tôi nghĩ thế này:

Chữ "bác" trong tiếng Việt là từ chữ 伯 [bá] ra, còn chữ "chú" trong tiếng Việt là từ chữ 叔 [thúc] ra, có thể là ảnh hưởng cách đọc của tiếng Tiều.

Như vậy trong tiếng Nhật:
伯父 [bá phụ] = bác (anh trai của cha/mẹ)
叔父 [thúc phụ] = chú/cậu (em trai của cha/mẹ)
伯母 [bá mẫu] = bác (chị gái của cha/mẹ)
叔母 [thúc mẫu] = cô/dì (em gái của cha/mẹ)

>>Đại từ nhân xưng tiếng Nhật

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Bàn về chữ 記 [KÝ] trong tên tiệm ở Sài Gòn

Ở Sài Gòn có rất nhiều tiệm mì có tên là X KÝ MỲ GIA ví dụ Hà Ký Mì Gia, Tâm Ký Mì Gia, Tuyền Ký Mì Gia, Sáng Ký Mì Gia, vv.

Mì Gia thì là 麺家 [miến gia] có lẽ là đọc theo tiếng Tiều, nghĩa là "quán mỳ". Vậy KÝ 記 là gì?

記 (ký, き) nghĩa là ghi chép ví dụ 西遊記 (tây du ký, さいゆうき) tức là ghi chép về chuyến đi về tây phương. 記 có trong chữ "ký hiệu" 記号 (kigou).

Do đó, 記 KÝ ở đây có thể là "hiệu", "tên quán" dùng để phân biệt các quán với nhau. Các chữ như Hà, Tuyền, Sáng, vv thường là họ, không phải tên của người Hoa.

Tên tiệm mỳ ở Sài Gòn

Trong các cộng đồng người Hoa có rất nhiều tên quán có chữ 記 KÝ này. Ví dụ, ở Singapore có chuỗi đồ chiên nổi tiếng Old Chang Kee (老曾記, lão tăng ký):


老曾記 Lão Tăng Ký có thể hiểu là "quán Lão Tăng" (記 KÝ = quán), hay là tiệm có tên/hiệu "Lão Tăng" (ông lão họ Tăng). Chữ 老 Lão là chỉ người già và 曾 Tăng có thể là họ, hoặc cũng có thể là "lão tăng" thật.

Ở Hồng Kông cũng có hãng nước tương nổi tiếng Lee Kum Kee (李錦記 Lý Cẩm Ký). Ở đây thì 記 KÝ cũng là quán/nhãn hiệu còn 李錦 Lý Cẩm là họ người sáng lập.


Như vậy, cần chú ý là 記 KÝ không phải là tên người mà dùng để tên quán mà thôi.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

"Tuyệt cú mèo"

"Tuyệt cú mèo" là gì?


Đây là từ do người ta chế ra khoảng những năm 60 ở Sài Gòn (nghe nói do nhà văn Duyên Anh chế ra dùng trong tiếu thuyết thiếu nhi), diễn tả thứ gì tuyệt vời hay tuyệt hảo. Đúng ra thì nó là "tuyệt vời" nhưng người ta hay chế ra để diễn tả có vẻ cảm xúc hơn. Vậy, nguồn gốc của tuyệt cú mèo là gì và có liên quan tới cú mèo không?

Nó cũng như khi nói từ "hoành tráng" ngày nay, người ta thường nói là "hoành tá tràng" (tên căn bệnh hoành tá tràng) tức là xuyên tạc đi giống như "tỏ ra nguy hiểm" (xem bài Vi diệu). Tôi thì chế ra từ "hoành bánh tráng" hay là "hoành (bánh) tráng". Chẳng liên quan mấy mà chỉ là ghép:

hoành tráng + bánh tráng = hoành bánh tráng

Đây là kiểu chơi chữ thôi vì bánh tráng và hoành tráng không liên quan. Bánh tráng là món ăn miền nam cắt bánh tráng (bánh đa nem) thành sợi, trộn đu đủ, thịt bò khô, nước sốt, vv để làm món ăn vặt. Vì thế đôi khi còn gọi là bánh tráng trộn, phân biệt với bánh tráng (bánh đa nem) dùng để cuốn gỏi cuốn hay chả giò (nem rán).

Bánh tráng trộn

Vậy thì tuyệt cú mèo là từ đâu mà ra?

tuyệt cú + cú mèo = tuyệt cú mèo

Cú mèo là chim cú mèo (loài chim được coi là thông minh, tượng trưng cho tri thức). Còn tuyệt cú là 絶句 (tiếng Nhật đọc là ぜっく).

Một bài "tuyệt cú" (xem nội dung bên dưới)

Hiểu nhầm về ý nghĩa của "tuyệt cú"

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Odoriko

Bài hát Odoriko (踊り子 dũng-tử). Tên bài hát nghĩa đen là "Vũ công" và tạm dịch (của Saromalang) là "Tình vũ công". Tác giả viết nhạc và lời Murashita Kōzō (村下孝藏, Thôn-Hạ Hiếu-Tàng).

Mặc dù tên bài hát là "Vũ công" - tiếng Nhật gọi là 踊り子 Odoriko - và nói về tình yêu, nhưng thật sự bài hát còn có lớp nghĩa sâu xa ẩn giấu bên trong và bài này không nói về vũ công thật sự mà chỉ dùng như một sự ẩn dụ (metaphor). つま先立ちの恋 tsumasakidachi no koi là "tình yêu đứng trên đầu ngón chân" chỉ một tình yêu không có nền tảng chắc chắn, phải che giấu khỏi con mắt của những người xung quanh. Đây có lẽ là "tình yêu che giấu" hay "tình yêu cấm đoán" vì một lý do gì đó (ví dụ không môn đăng hộ đối, tình yêu cùng chỗ làm, tình yêu kiểu say nắng ngoại tình vv).

Bài hát này thuộc dòng "tân nhạc" Nhật Bản những năm sau chiến tranh, hấp thụ phong cách sáng tác nhạc của phương Tây (trước đây nhạc Nhật là thể loại truyền thống gọi là 演歌 enka "diễn ca"). Cũng như nhạc vàng ở miền nam Việt Nam trước 75, "tân nhạc" Nhật Bản đã phát triển với giai điệu sâu lắng, ca từ nhiều lớp nghĩa, làm say mê nhiều thế hệ tại Nhật. Điểm khác giữa "tân nhạc" Nhật Bản và nhạc vàng là về chiến tranh, vì Nhật đã hết chiến tranh nên tân nhạc chủ yếu viết về tình yêu, còn nhạc vàng miền nam viết về cả tình yêu lẫn chiến tranh. Nhưng về mức độ lâm li thì chắc chắn không bên nào thua bên nào.

Nghe bài hát Odoriko 

(nghe mp3 bên dưới)

Tự kiểm tra 2136 kanji (tương thích smartphone)

Bảng self-test (tự kiểm tra) thường dụng hán tự. Nhấp hoặc chạm vào chữ để kiểm tra. Tương thích cho máy tính và smartphone.

Nhảy tới kanji theo số nét

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Bảng kanji cho điện thoại smartphone

Bảng hán tự thường dùng (thường dụng hán tự) 2136 chữ kanji phiên bản điện thoại thông minh.
Cách dùng: Chạm vào chữ để hiện nghĩa và cách đọc. Xem bảng cho máy tính tại đây.
◆n = Số nét, ví dụ 9n = 9 nét
△ Trở về đầu trang

Bảng tra theo bộ thủ (sắp xếp theo số nét)

Hướng dẫn các nghe phát âm bảng chữ cái trên smartphone

Saromalang mới ra mắt các bảng chữ cái kèm âm thanh mp3:
>>Bảng hiragana kèm âm thanh mp3
>>Bảng katakana kèm âm thanh mp3

Các bảng trên sử dụng HTML5 Audio nên không phải smartphone nào cũng nghe được. Với các phần âm thanh mà sử dụng player chuyên dùng thì nghe bình thường ví dụ Hai cách phát âm か

Trên máy tính PC: nghe tốt.

Điện thoại dùng iOS: Không phát âm dù dùng trình duyệt (browser) nào như Safari, Chrome, Yandex, vv.

Điện thoại dùng Android:
Không phát âm nếu dùng trình duyệt Chrome hoặc Firefox.

Tuy nhiên, nếu dùng trình duyệt Yandex Browser (của Nga) và trình duyệt Cốc Cốc (hàng Việt vốn đầu tư Nga) thì nghe tốt như trên máy tính. Hơn nữa, Yandex là trình duyệt tốt, lại của người Nga nên không lo bị Google theo dõi như Chrome.
Tải Yandex: https://browser.yandex.com/mobile/
Tải trình duyệt Cốc Cốc: https://coccoc.com/

Những con vật không có thật và có thật trong tiếng Nhật

Trong văn hóa phương đông thường nói tới tứ linh (bốn linh vật) là Long - Ly (kỳ lân) - Quy - Phụng (phượng hoàng). Đây là những con vật không có thật, nhưng trong tiếng Nhật thì sao?

Xem thêm: Học tiếng Nhật qua tên các loài chim và Từ điển các loài chim Nhật Bản

LONG 龍 VÀ DRAGON


[LONG] リュウ。RỒNG.
LONG 龍 là rồng phương tây còn DRAGON ドラゴン [doragon] là rồng phương tây (xem bài về chữ 気 KHÍ).

Chữ LONG 龍 là chữ viết theo kiểu cũ gồm có 立 [lập] 月 [nguyệt] và bộ uốn vẽ hình rồng. Đây là chữ LONG kiểu đơn giản dùng trong tiếng Nhật:


[LONG] リュウ。RỒNG.Giống 龍。

Đồng thời, đây cũng là chữ cổ tức là trước đây viết chữ Long chỉ là chữ này mà thôi. Rồng không phải là con vật có thật.

QUY 亀


[QUY] かめ。RÙA.
Đây là con rùa và là con vật có thật. Chữ này vừa là chữ vừa là bộ.
Chữ: 亀 (QUY 11 nét)
Bộ: 亀 (QUY 11 nét)
Cách đọc: キ・かめ

Chữ này vẽ hình còn rùa đúng không nhỉ?

KỲ LÂN 麒麟

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Phân biệt 成績 [thành tích] và 実績 [thực tích]

Người Nhật có câu nói thế này:
夢のある者には希望がある。
希望のある者には目標がある。
目標のある者には計画がある。
計画のある者には行動がある。
行動のある者には実績がある。
実績のある者には反省がある。
反省のある者には進歩がある。
進歩のある者には夢がある。
Ở người có ước mơ thì có hi vọng.
Ở người có hi vọng thì có mục tiêu.
Ở người có mục tiêu thì có kế hoạch.
Ở người có kế hoạch thì có hành động.
Ở người có hành động thì có thực tiễn.
Ở người có thực tiễn thì có sự rút kinh nghiệm.
Ở người có sự rút kinh nghiệm thì có tiến bộ.
Ở người có tiến bộ thì có ước mơ.
>>Giải thích

Những câu này giúp cho việc học kanji khá tốt.

Vậy 成績 [thành tích] và 実績 [thực tích] khác nhau thế nào?

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Các chữ kanji đơn giản và dễ đoán nhất bảng thường dụng hán tự

Tất nhiên là trừ 一 một, 二 hai, 三 ba, 十 mười ra. Đó là hai chữ này:

Chữ Ao:
凹 
[AO] LÕM.

Chữ Đột:
凸 
[ĐỘT] LỒI.

Từ "cái ao" trong tiếng Việt có lẽ là từ chữ AO 凹 này mà ra.

AO 凹 ở Nhật.

Từ "cái đột" thì không rõ có phải từ chữ ĐỘT 凸 mà ra hay không.

Cái đột (driftpin, 打込みピン) dùng để đục lỗ.
Chú ý: "Cái đục" lại là dụng cụ khác.

Khi nói về sự lồi lõm, gập ghềnh, lên xuống không bằng phẳng thì dùng 凹凸 hoặc là 凸凹。 Chú ý là ai từ này dễ nhầm với nhau mặc dù thứ tự ngược nhau.

Ví dụ:
凹凸の激しい路面
月々の出来高に凹凸がある
道が凸凹している

Quiz Saromalang

Quiz 1: 凹凸 đọc là gì? (Viết hiragana hoặc roomaji viết thường)
Gợi ý: Cách đọc On-yomi.


Quiz 2 (nâng cao): 凸凹 đọc là gì?

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Chữ kanji nhiều nét nhất bảng thường dụng hán tự

Hôm trước Saromalang đã giới thiệu Bảng thường dụng hán tự 2136 chữ kanji sắp xếp theo bộ. Đâu là chữ kanji nhiều nét nhất và đâu là chữ dễ học nhất trong bảng này?

Chữ kanji nhiều nét nhất trong bảng thường dụng hán tự

Một chữ khá thú vị, đó là chữ này:


[Uất] U sầu.

Tổng 29 nét. Bộ 鬯 (sưởng, rượu cúng, 10 nét).

Chú ý: Khi học chữ này, do quá nhiều nét, mà bạn có thể cảm thấy bị "uất", nếu bị "uất" thì cứ coi như bình thường nhé, vì đây là chữ nhiều nét nhất rồi.
Chữ này đã được giải tự tại Saromalang. Nhìn có vẻ phức tạp nhưng nếu học tại Saromalang thì cũng đơn giản thôi. Bạn nghĩ làm sao tôi nhớ được 2 ngàn chữ kanji?

Cách giải thích của người Nhật:


Giải thích trên nghĩa là: リンカーンはアメリカンコーヒーを3杯飲んだ
Lincohn đã uống 3 ly cà phê Mỹ.

Hơn nữa, Lincohn đúng là bị "uất" thật.

Cách viết:


Quiz Saromalang về 鬱 UẤT

Quiz 1: Trong tiếng Nhật thì 鬱病 [uất bệnh] có nghĩa là "bệnh trầm cảm". Chữ "uất" vì thế rất quan trọng và mới được Bộ giáo dục Nhật đưa vào bảng thường dụng hán tự mới nhất ban hành năm 2010. Chữ 鬱病 [uất bệnh] tiếng Nhật đọc là gì (viết hiragana hoặc roomaji viết thường)?


Quiz 2: Tiếng Nhật có chữ 憂鬱 [ưu uất] nghĩa là "u uất, ưu sầu". Chữ này đọc tiếng Nhật là gì? (Hiragana hoặc roomaji viết thường)


Tham khảo các trang tiếng Nhật về hình ảnh ở trên:
>>Cách viết >>Ảnh vàng >>Ảnh trắng

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Bảng hán tự 2136 chữ kanji Saromalang

Bảng hán tự thường dùng (thường dụng hán tự) 2136 chữ kanji mới nhất được bộ giáo dục Nhật Bản ban hành năm 2010.
Xem ý nghĩa: Hơ chuột lên chữ kanji
Xem cách đọc: Hơ chuột lên âm hán việt
Tìm chữ kanji trên trình duyệt ở máy Windows: Ctrl + F và nhập hay dán kanji vào ô tìm
Tìm chữ kanji trên trình duyệt ở máy Mac: Command ⌘ + F và nhập hay dán kanji vào ô tìm
Phiên bản smartphone: Nhấp vào đây (mở trang mới)
◆n = Số nét, ví dụ 9n = 9 nét
△ Trở về đầu trang

Bảng tra theo bộ (sắp xếp theo số nét)
1 乙or乚 丿
2 人or亻 刀or刂
3 ⻌ (⻍ 辵) 己 (巳 已) 尢 (尣) 广 阝 (阜) 阝 (邑) 彐 彑 扌 (手) 忄 (心 ⺗) 氵 (水)
4 王 (玉) 火 灬 牛 牜 月 (肉) 戸 (戶) 手 (扌) 心or⺗ (忄) 水 (氵) 爪or爫 攴or攵 毋 (母) 耂 (老) 礻 (示)
5 玉 (王) 母 (毋) 示 (礻) 罒 (网 㓁) 衤 (衣)
6 肉 (月) 衣 (衤) 西or覀 (襾) 竹or⺮
7
8 飠 (食)
9 食 (飠)
10
11 鹿
12
13
14

Bảng 2136 chữ kanji sắp xếp theo bộ (số nét tăng dần mỗi bộ)

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Quiz về "tết" của Saromalang

Năm hết tết đến rồi. Làm sao để tạo hiệu ứng và bầu không khí tết? Tại Saromalang thì đơn giản là chúng ta là quiz về tết xem bạn có giỏi tiếng Nhật và kanji không nhé.

Quiz 1: Tết ở Nhật gọi là お正月 [o-chính nguyệt]. 正月 tiếng Nhật đọc là gì (viết hiragana hoặc roomaji viết thường)?


Quiz 2: Ngày đầu năm (mùng một tết) tiếng Nhật gọi là 元旦 [nguyên đán] như Việt Nam. 元 nguyên là "gốc", còn 旦 [đán] - vẽ hình mặt trời mọc trên nền đất - có lẽ là buổi sáng sớm (của ngày đầu năm).

Chữ 旦 vẽ hình mặt trời mọc lên lúc sáng sớm.

元旦 [nguyên đán] tiếng Nhật đọc là gì (viết hiragana hoặc roomaji viết thường)?


Quiz 3: Chúc mừng năm mới gọi là 謹賀新年 kinga shinnen. Âm Hán Việt của chúng là gì (viết thường)?


Quiz 4: Nâng cao. Chữ "tết" trong tiếng Việt là từ chữ hán nào mà ra (viết kanji hoặc là tiếng Việt chữ thường)?


(C) Saromalang

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

"Phong hung" 豊胸 là gì?

豊胸 [phong hung] là từ mà tình cờ gặp trên mạng khi tra chữ 補強 [bổ cường] mà lại gõ sai chính tả.
補強 [bổ cường] có nghĩa là bổ sung tăng cường tức là "gia cố" cho chắc chắn hơn.
豊胸 [phong hung] và 豊乳 [phong nhũ]

Còn 豊胸 [phong hung] là gì?

Trong tiếng Nhật thì 胸 [hung, むね mune] nghĩa là "ngực", còn 豊 [phong] là phong phú, đầy đặn. 豊胸 [phong hung] là việc làm cho ngực đầy đặn lên, thường là phụ nữ từ ngực lép muốn có ngực đầy. Thuật ngữ nôm na gọi là "bơm". Cũng còn nói là バストアップ (phiên âm katakana của bust up là từ tiếng Anh do người Nhật chế, tiếng Anh sẽ nói là  breast enlargement).
豊胸 [phong hung] = nâng ngực

Phân tích ngữ pháp: Trong 豊胸 [phong hung] thì đây là danh động từ (VN), để tạo động từ thì thêm する thành 豊胸する.

Nhưng bản thân trong 豊胸 [phong hung] thì 胸 [hung] là danh từ "ngực" còn 豊 [phong] mang nghĩa động từ "làm đầy". Chúng ta gặp khá nhiều từ dạng này trong tiếng Nhật kiểu như 整形 [chỉnh hình], 整体 [chỉnh thể], 出金 [xuất kim].

Đây là bài tập:
Quiz 1: 豊胸 [phong hung] đọc tiếng Nhật là gì (hiragana/roomaji)?

Quiz 2: 豊乳 [phong nhũ] đọc tiếng Nhật là gì (hiragana/roomaji)?

Quiz 3: 補強 [bổ cường] đọc tiếng Nhật là gì (hiragana/roomaji)?

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Hán tự quanh ta: "Bàng quang" hay "bàng quan"?

Chúng ta hay nghe người ta nói "Đừng có bàng quang với thời cuộc", "Đừng có bàng quang với nỗi đau của người khác". Vậy có đúng không?

Không chỉ sai mà còn sai nghiêm trọng. Người ta nhầm lẫn bàng quang với bàng quan do không hiểu âm gốc hán của chúng.

Đây là hình ảnh phân biệt:

Bàng quang = 膀胱
Bàng quan = 傍観

Bàng Quang 膀胱

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Hán tự quanh ta: 琺瑯 là gì?

琺瑯 [pháp lang]


琺瑯 [pháp lang] là chữ gì? 

琺瑯 đọc là "pháp lang" có nghĩa là "tráng men, men", đồ tráng men thì gọi là "pháp lang".
Cả hai chữ này đều dùng bộ "ngọc" (玉 hay 王).

Tiếng Anh: Enamel(エナメル)

Công thức hán tự
玉 ngọc + 法 pháp (luật) = 琺 pháp
玉 ngọc + 郎 lang (chồng, lang quân) = 瑯 lang

Chú ý là trong bộ thì không có dấu phết nhỏ mà giống như là chữ 王 (vương).

Thành phần chính của lớp men "pháp lang" là silica.

Quiz Saromalang: 琺瑯 [pháp lang] tiếng Nhật đọc là gì? (hiragana hoặc roomaji)


Kiểm tra đáp án

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Hán tự quanh ta: "Bác" hay "bóc"?


剥 [BÁC] = bóc, tách, gỡ

Học hán tự (kanji) đôi khi tìm ra chữ khá thú vị. Ví dụ lần trước là chữ 鋸 [cư] = cưa. Có nhiều từ có âm hán mà ra.
Bài hôm nay là chữ 剥 [bác] = bóc, tách, gỡ. Nhiều khả năng "bóc" của tiếng Việt là từ chữ này mà ra.

Trong tiếng Nhật thì có các từ sau:
剥く = bóc, ví dụ 皮を剥く bóc vỏ
剥がす = gỡ ra, ví dụ シールを剥がす gỡ niêm phong

Từ ghép
剥製 [bác chế]
剥奪 [bác đoạt]
剥落 [bác lạc]
剥離 [bác li]

Các bạn hãy tự tìm nghĩa của chúng. Ví dụ  剥奪 [bác đoạt] sẽ đọc là はくだつ tức là "tước bỏ". Ví dụ 公民権を剥奪する tước bỏ quyền công dân.

Dưới đây là quiz của Saromalang:
Quiz 1: 剥く thì cách đọc của riêng 剥 là gì (ghi hiragana/katakana/roomaji)?

Kiểm tra đáp án

Quiz 2: 剥がす thì cách đọc của riêng 剥 là gì (ghi hiragana/katakana/roomaji)?

Kiểm tra đáp án

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Đố vui về thủy sản

Câu 1: Loài thủy sản nào của Việt Nam sang Nhật sẽ giàu?
Câu trả lời của bạn:
Xem đáp án

Câu 2: Loài thủy sản nào của Việt Nam sang Nhật sẽ "bóc vỏ" để ăn?
Câu trả lời của bạn:
Xem đáp án

Câu 3: Loài thủy sản nào của Việt Nam sang Nhật sẽ lập "liên minh"?
Câu trả lời của bạn:
Xem đáp án

Câu 4: Loài thủy sản nào của Việt Nam sang Nhật sẽ làm việc "bao vây"?
Câu trả lời của bạn:
Xem đáp án

Câu 5: Loài thủy sản nào của Việt Nam sang Nhật sẽ làm việc quá sức?
Câu trả lời của bạn:
Xem đáp án

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Đáp án kỳ thi JLPT tháng 12 năm 2016 (thi "nô", năng lực Nhật ngữ)

Chào các bạn,
Ngày 4 tháng 12 (chủ nhật) tới các bạn sẽ thi kỳ thi JLPT. Làm thế nào để thi tốt? Hãy nghiên cứu kỹ cấu trúc kỳ thi và có chiến lược thi tốt. Bài viết này là để đăng kết quả kỳ thi JLPT kỳ này ngay khi có trên mạng.

Chú ý khi đi thi: Để có thể đọ đáp án và tính điểm bạn cần phải ghi lại được câu trả lời của mình. Tuy nhiên, nhiều khả năng bạn không được mang giấy nháp vào phòng thi do đó hãy ghi lên phiếu dự thi chẳng hạn (vì thường phiếu dự thi sẽ cầm về). Nên ghi theo thứ tự câu hỏi ví dụ câu 1 phần kiến thức ngôn ngữ bạn chọn đáp án 3 thì có thể ghi là K1.3 chẳng hạn. Sau khi đi thi về xem ở đây có kết quả chưa và tính điểm của bản thân.

MỚI TOANH!!! BỘ CÔNG CỤ TÍNH ĐIỂM THI JLPT CALC CỦA SAROMALANG

Kiến thức về JLPT
>>Chiến lược thi JLPT điểm cao (2012)
>>Mọi điều bạn cần biết về JLPT (Sea)
>>Cách tự tính điểm JLPT gần đúng (2012)
>>Cách ghi lại câu trả lời khi đi thi JLPT
>>Tham khảo: Đáp án kỳ thi JLPT tháng 7/2016
Chuyên đề JLPT
>>Kỳ thi JLPT đã thay đổi cách ra đề như thế nào?

ĐÁP ÁN KỲ THI NĂNG LỰC NHẬT NGỮ THÁNG 12/2016
JLPT EXAM ANSWER 12/2016 

Đáp án từ N1 tới N5 (theo thứ tự N1, N2, N3, N4, N5). Ghi chú: Đây chỉ là đáp án tham khảo, không đảm bảo chính xác 100%. Ngoài ra, điểm còn được chuẩn hóa. Tham khảo cách tính điểm JLPT gần đúng của Saromalang ở bài viết trên.

Có thể có truy cập tập trung số lượng lớn nên các bạn cần kiên nhẫn. Khi có đáp án nào sẽ thông báo tại Facebook Page của Saromalang nên các bạn hãy like page sẵn.

Các đáp án đã đăng (ngày đăng)
N1: Đã có đáp án Chữ - Từ vựng, Ngữ pháp, Đọc hiểu (18:36) Đã có đủ đáp án N1 (18:51)
>>N1 chút kỷ niệm buồn (?!)
N2: Đã có đủ đáp án N2 (18:36) >>N2 một thời để nhớ
N3: Đã có đủ đáp án N3 (ngày 04 tháng 12 lúc 18:21) >>N3 một thời để nhớ
N4: Đã có đủ đáp án (ngày 05 tháng 12)
N5: Đã có đủ đáp án (ngày 05 tháng 12)

N5 Cal: Công cụ tính điểm gần đúng kỳ thi JLPT cấp độ N5

Thông báo 03 thg 12, 2017: Công cụ này đã cũ. Từ ngày 3 tháng 12, 2017 đã đổi sang công cụ tính mới JLPT Score Calculation 2018 (thay đổi được cả số câu hỏi).

Về phương pháp tính điểm gần đúng: Phương pháp luận cách tính điểm gần đúng
Điểm tối đa và điểm đậu:
N1: 100 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N2: 90 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N3: 95 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N4: 90 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ + Đọc hiểu 120 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N5: 80 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ + Đọc hiểu 120 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)


Tính điểm gần đúng

N4 Cal: Công cụ tính điểm gần đúng kỳ thi JLPT cấp độ N4

Thông báo 03 thg 12, 2017: Công cụ này đã cũ. Từ ngày 3 tháng 12, 2017 đã đổi sang công cụ tính mới JLPT Score Calculation 2018 (thay đổi được cả số câu hỏi).

Về phương pháp tính điểm gần đúng: Phương pháp luận cách tính điểm gần đúng
Điểm tối đa và điểm đậu:
N1: 100 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N2: 90 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N3: 95 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N4: 90 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ + Đọc hiểu 120 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N5: 80 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ + Đọc hiểu 120 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)


Tính điểm gần đúng

N3 Cal: Công cụ tính điểm gần đúng kỳ thi JLPT cấp độ N3

Thông báo 03 thg 12, 2017: Công cụ này đã cũ. Từ ngày 3 tháng 12, 2017 đã đổi sang công cụ tính mới JLPT Score Calculation 2018 (thay đổi được cả số câu hỏi).

Về phương pháp tính điểm gần đúng: Phương pháp luận cách tính điểm gần đúng
Điểm tối đa và điểm đậu:
N1: 100 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N2: 90 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N3: 95 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N4: 90 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ + Đọc hiểu 120 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N5: 80 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ + Đọc hiểu 120 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)


Tính điểm gần đúng

N2 Cal: Công cụ tính điểm gần đúng kỳ thi JLPT cấp độ N2

Thông báo 03 thg 12, 2017: Công cụ này đã cũ. Từ ngày 3 tháng 12, 2017 đã đổi sang công cụ tính mới JLPT Score Calculation 2018 (thay đổi được cả số câu hỏi).

Về phương pháp tính điểm gần đúng: Phương pháp luận cách tính điểm gần đúng
Điểm tối đa và điểm đậu:
N1: 100 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N2: 90 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N3: 95 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N4: 90 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ + Đọc hiểu 120 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N5: 80 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ + Đọc hiểu 120 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)


Tính điểm gần đúng

N1 Cal: Công cụ tính điểm gần đúng kỳ thi JLPT cấp độ N1

Thông báo 03 thg 12, 2017: Công cụ này đã cũ. Từ ngày 3 tháng 12, 2017 đã đổi sang công cụ tính mới JLPT Score Calculation 2018 (thay đổi được cả số câu hỏi).

Về phương pháp tính điểm gần đúng: Phương pháp luận cách tính điểm gần đúng
Điểm tối đa và điểm đậu:
N1: 100 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N2: 90 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N3: 95 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ 60 điểm; Đọc hiểu 60 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N4: 90 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ + Đọc hiểu 120 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)
N5: 80 / 180 (Kiến thức ngôn ngữ + Đọc hiểu 120 điểm; Nghe hiểu 60 điểm)


Tính điểm gần đúng

N2 12/2016 một thời để nhớ

Xem câu trả lời N2 tháng 12/2016 tại đây.

文字語彙
問題1
1=2
きじゅう(機銃)
きちょう(貴重)
きっじゅう:NA
きっちょう(吉兆)
2=4
むなしい・虚しい
くやしい・悔しい
おかしい・可笑しい
あやしい・怪しい
3=2
よし・良し
ようし・容姿
ようす・様子
よす・止す
4=3
はらう・払う
あつかう・扱う
ともなう・伴う
すくう・救う
5=1
がんぼう・願望
げんぼう:NA
がんぼ:NA
げんぼ(原簿)

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

N3 12/2016 một thời để nhớ

JLPT N3 12/2016 >>Đáp án

文字語彙
15=2
実力;特徴;専門;出張
16=4
ヒント タイトル アイデア イメージ
17=1
囲み 通し 包み 越え
18=3
ふらふら
ぐっすり
がらがら
うっすり
19=1
うわさ 宣伝 うそ 冗談
20=3
従って
守って
許して
抑えて
21=2
様子 姿勢 印象 間隔
22=4
くりかえして
気にして
見つけて
たしかめて
23=4
自然 資源 作物 農業
24=1
しずんで
ころんで
たおれて
おぼれて
25=2
裏側 内緒 後方 中身

問題5
31=3

32=2
沸騰
33=2
曲げる
34=1
出張
35=3
慰める・なぐさめる

文法
問題2
14=2
この写真の鳥はとても珍しくて、この鳥の4研究をしている2専門家でも3なかなか4.見る機会がないそうだ。
15=4
春から大学生になる娘には3勉強以外1にも4大学時代2にしか できない体験をいろいろしてほしい。
16=2
土曜日は買い物をしたり友人と食事をしたりし、日曜日は 4どこにもでかけずに3家で過ごす2という1のが 私の好きな週末の過ごし方だ。
17=1
(レストランで)
客:すみません、15分ぐらい前に、案内をお願いして、しばらくここで待てって 2言われた3から1待っているんです4けど まだですか。
店員:大変申し訳ありません。
18=3
歴史を1勉強すればするほど4もっと学びたい3と思うようになって2歴史科学への 進学を決めた。

Một chút gợi ý đáp án N1

Tra đáp án để tính điểm JLPT N1 tháng 12/2016 tại đây.
Dưới đây là một số gợi nhớ cho một số phần thi.

CHỮ TỪ VỰNG 文字語彙
問題1
1 正解:1
人脈(じんみゃく)
2 正解:2
鋭い・するどい
賢い・かしこい
凄い・すごい
偉い・えらい
3 正解:3
顕著・けんちょ
4 正解:1
多岐・たき
5 正解:4
崩れる・くずれる
掠れる・かすれる
潰れる・つぶれる
廃れる・すたれる
6 正解:2
相場・そうば

問題2

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Đáp án "cá cơm kho tộ" và bài tập "heo rừng nướng mọi"

Trong bài trước S có ra đề bài dịch "cá cơm kho tộ" ra tiếng Nhật. Cá cơm thì là anchovy, tiếng Nhật là アンチョビ anchobi (vì tiếng Nhật không có âm "v"), đây là cách gọi thông thường, còn tên khoa học là họ カタクチイワシ katakuchi iwashi. Khá đau đầu khi nhớ tên khoa học nên chúng ta thường chỉ gọi là アンチョビ cho dễ hiểu. Đây là họ cá cơm hay là cá trổng.

Tôi yêu cá cơm, vì thơm, ngon và làm được nước mắm. Cá cơm có góp cổ phần trong não của tôi, nên tôi rất quý loài cá này. Tôi cũng thích phụ nữ miền nam, ăn cá cơm kho tộ nhiều, người mẩy và nấu ăn khéo và bạn cũng nên như vậy. Giờ hãy tập trung vào món cá.

Trong tên khoa học của cá cơm thì イワシ là sardine, "cá mòi" (hay đúng ra là "cá mòi cơm châu Âu" theo Wikipedia). Vậy còn katakuchi là gì? Tôi nghĩ đây là "miệng cứng" tức là gồm có かたい katai là cứng và 口 kuchi là miệng, ghép lại thành katakuchi.

Cá cơm là cá mòi miệng cứng, để phân biệt với cá mòi (sardine). Nhìn tên khoa học thì có vẻ "choáng" nhưng phân tích ra thì lại khá dễ nhớ.

Cá cơm = Anchovy = アンチョビ

"Kho tộ" là gì?

"Tộ" là phương ngữ miền nam chỉ cái nồi đất nung (hay niêu đất). Kho trong nồi đất thì gọi là kho tộ. Tất nhiên là khi làm món cá cơm kho tộ thì chúng ta sẽ cho cá cơm và gia vị vào để kho lên cho tới khi cạn nước.

Vì sao lại gọi là "kho"? Tôi đoán là vì phải đun cho tới khi "khô" nước nên gọi là "khô" rồi thành "kho". Đây chỉ là đoán bừa thôi. Trong tiếng Nhật, việc đun lâu được gọi là:

[CHỬ]
に = ninh, hầm

Động từ là 煮る niru tức là ninh hay hầm. Nếu bạn ninh, hầm trong thời gian rất dài thì gọi là 煮込み nikomi. Komi là đi vào, có lẽ là ninh cho tới khi gia vị thấm vào bên trong.

Nồi đất trong tiếng Nhật thì gọi là:

土鍋
THỔ OA (hay THỔ QUA)
どなべ = DONABE = NỒI ĐẤT

Nabe là nồi (vì thế món nồi lẩu gọi là お鍋 onabe, xem bài Tết của người Nhật) và 土 Thổ là đất.

Tóm lại thì đại khái "cá cơm kho tộ" thì nói là アンチョビ土鍋煮 anchobi donabeni thì người Nhật đại khái hiểu thôi, nhưng vẫn không thuyết phục (納得 nattoku nạp đắc) lắm nhỉ? Vì như thế thì mới là món "cá cơm hầm nồi đất", vẫn chưa ra món "kho"? Làm thế nào để thực sự có thể "nạp đắc" (納得できる ) đây?

Tiếng Nhật có một từ chuyên dụng để chỉ việc "kho", đó là:

KHO = 煮染め(にしめ)
[THỬ NHIỄM]

Nishime là đun cho tới cạn nước tạo vị đậm và có thể giữ được lâu ngày.

"Cá cơm kho tộ"

Do đó đáp án sẽ là アンチョビ土鍋煮染め anchobi donabe nishime.

Bài tập của Saromalang về dịch tên món ăn Việt Nam kỳ này: "Heo rừng nướng mọi" có nghĩa là gì (giải thích tiếng Việt) và dịch ra tiếng Nhật.

Thịt heo rừng "nướng mọi"

グッドラック!
Saromalang

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Đánh giá phương pháp phản xạ trong học ngoại ngữ (reflex method)

Hôm trước Saromalang có giới thiệu ưu điểm và lỗ hổng của phương pháp Shadowing (phương pháp học vẹt) mà chủ yếu là nói về lỗ hổng. Trong bài này, tôi sẽ giới thiệu về phương pháp phản xạ, đôi khi còn gọi là phương pháp phản xạ trực tiếp (tiếng Anh Direct Reflex (DR) method hay Direct Reflex technology). Tại Saromalang, tôi gọi phương pháp phản xạ trực tiếp là "phương pháp đốp chát" hay "phương pháp ăn miếng trả miếng" (tit for tat method) (^o^)

Ví dụ "How are you?" thì bật ra "I'm fine thank you and you?" dù bạn đang ốm liệt giường!

Hình minh họa cho "phương pháp phản xạ".

Đánh giá chung về phương pháp phản xạ trực tiếp

Ở VN người ta thường hay sùng bái con người, sùng bái phương pháp mà không nhìn được toàn cảnh và chân lý khách quan. Họ thích có ai đó lượm được bí kíp nào đó truyền dạy cho họ để nhanh chóng no ấm, tài giỏi. Vì thế quảng cáo sữa cũng hứa hẹn "con cao lớn hơn, thông minh hơn". Không vì thế mà uống sữa sẽ thông minh hơn. Và không vì tìm được "con đường dẫn tới no ấm" mà người ta chỉ cần sùng bái là sẽ no ấm, vì nền tảng của cuộc sống no ấm vẫn là lao động và tư duy sáng tạo.

Phương pháp phản xạ cũng vậy. Không vì học phản xạ mà người ta giỏi hơn. Muốn giỏi hơn? Hãy đọc sách và nghiền ngẫm. Nhưng không hẳn là không có lợi thế.

Về cơ bản, phương pháp phản xạ là một phương pháp tốt, đặc biệt giúp bạn tăng khả năng giao tiếp.

Tuy nhiên, đây chắc chắn không phải là phương pháp giúp bạn giỏi ngoại ngữ, nhất là khi bạn chỉ học theo phương pháp này. Phương pháp này chỉ giúp bạn tốn rất nhiều tiền học mặc dù thực sự bạn có khả năng tăng giao tiếp.

Vậy phương pháp phản xạ trong học ngoại ngữ là như thế nào?

Đây chỉ là mô phỏng cách học của em bé, học thông qua giao tiếp tương tác với người mẹ (chủ yếu) và những người xung quanh (thứ yếu). Trong phương pháp này, người ta chú trọng giao tiếp nhưng cũng có bài tập, luyện tập phát triển cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Theo như tên gọi "phản xạ" thì bạn học thông qua tình huống và phản xạ. Thầy nói một câu và bạn phản xạ bằng cách đưa ra câu trả lời. Ví dụ:

How are you? I'm fine, and you? Me, too.

Đây là một loạt phản xạ. Cứ ai hỏi bạn tên thì bạn bật ra "I'm Saromalang, I'm from Vietnam, I'm studying Japanese. Where are you from? Nice to meet you."

Như vậy, phương pháp phản xạ thì trọng tâm chủ yếu là luyện hội thoại (conversation tức là 会話 kaiwa) thông qua tương tác. Nhưng vì thời gian trên lớp hạn chế, sự luyện tập này có thể phản ánh vào trong bài tập thông qua hình thức điền câu trả lời của bạn trong câu hỏi của sách.

Ví dụ bài tập: Sau một bài đọc về giao thông đô thị, sách sẽ đưa ra câu hỏi "Bạn nghĩ nên có biện pháp nào để giảm ùn tắc giao thông tại thành phố của bạn?" tất nhiên là bằng tiếng Anh. Bạn sẽ viết, sau đó tương tác với giáo viên trên lớp. Thông qua cách này bạn rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nghe thì tất nhiên là nghe băng hay mp3 rồi, tức là sách sẽ có cả bài nghe nữa, sau đó bạn trả lời câu hỏi.

Lỗ hổng của phương pháp phản xạ trực tiếp