Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Thế nào là 未練 MIREN [vị luyện]? Làm sao để quá khứ ngủ yên?

Trong tiếng Nhật có một số từ mà nhìn hán tự cũng không hiểu nghĩa là gì, và 未練 [vị luyện] là một từ như thế.

"Vị" là chưa, ví dụ 未来 (vị lai = tương lai)、未成年 (vị thành niên)、未知 (vị tri = chưa biết)
"Luyện" là 練習 (luyện tập)、老練 (lão luyện)

"Vị luyện" là cảm giác lưu luyến (với tình cũ) không dứt được. Tóm lại là không để quá khứ ngủ yên được ^^

[名・形動]
1 執心が残って思い切れないこと。あきらめきれないこと。また、そのさま。「未練が残る」「過去に未練はない」「未練な気持ちを引きずる」
2 熟練していないこと。また、そのさま。未熟。
「船軍は―なるべし」〈盛衰記・四三〉

未練が残る = vẫn còn lưu luyến
過去に未練はない = không còn lưu luyến với quá khứ
未練な気持ちを引きずる = kéo dài mãi cảm xúc lưu luyến

Khi chia tay thì bạn thường gặp phải "vị luyện" MIREN. Miren có thể sẽ làm bạn đau khổ, hoặc đơn giản là không bắt đầu được cuộc sống mới.

Do đó, điều quan trọng là biết cách làm cho quá khứ ngủ yên.

Gần đây trên tạp chí Đông Dương Kinh Tế có bài viết:
男はみんな「元カノの成分」でできている Đàn ông tất cả đều được tạo nên bởi "thành phần bạn gái cũ"
43歳男性が忘れられない人を思い出すとき Khi người đàn ông 43 tuổi nhớ về người không thể quên được

Tất nhiên là バカ ^^ Chỉ ông ấy thôi mà lại đi kết luận là 「男はみんな」。

Cả bài viết là cảm giác MIREN, lưu luyến tình cũ, thật ra ổng viết cả sách tiêu đề trên để bán, nhưng nhận được rất nhiều gạch đá. Người Nhật comment thì cũng khá vui, khác hẳn người VN.

Tóm lại thì có người quên quá khứ và có người không. Tôi thuộc diện quên sạch (tức là 綺麗さっぱり忘れるタイプ). Trên đời chia ra hai kiểu người:

Kiểu 1: Ghi đè (上書き uwagaki, overwrite)
Kiểu 2: Lưu thêm (別名保存 betsumei hozon, save as)

Kiểu 2 "Lưu thêm" thì hay lưu luyến người cũ, còn Kiểu 1 thì thường là quên sạch. Vì thế, ngay cả khi bạn lưu  luyến tình cũ thì chưa chắc tình cũ đã lưu luyến bạn, vì nếu hai người vẫn lưu luyến nhau thì đã không chia tay đúng không?

Nếu bạn là người lưu luyến thì hầu như chắc chắn là người kia sẽ quên sạch. Hai kiểu người trên sẽ dẫn tới hành động khác nhau:

Kiểu ghi đè: Không liên lạc người cũ mà chỉ tập trung vào mối quan hệ hiện tại.
Kiểu lưu thêm: Vẫn liên lạc với tình cũ với tư cách bạn bè.

Bởi vì kiểu lưu thêm sẽ luôn nghĩ là bản thân 元恋人の成分でできている (bản thân được tạo nên bởi thành phần người yêu cũ).

Còn kiểu ghi đè thì chỉ nghĩ đơn giản là ああ、そうか (à, vậy à).

"Vị luyện" hay dùng theo cách:
未練たらたら lưu luyến dông dài
未練たらしい lưu luyến mãi không thôi = 未練がましい

Mặc dù người ta nói rằng kiểu lưu thêm (kiểu người lưu luyến) thường là nữ giới, kiểu ghi đè (kiểu người không lưu luyến) thường là nam giới, nhưng theo tôi thì không nhất định thế. Thật ra thì nam hay nữ đều có hai kiểu điển hình trên.

Thậm chí, tôi còn là cả hai loại trên, ban đầu tôi là kiểu lưu luyến, sau này tôi chuyển sang kiểu không lưu luyến.

Lưu luyến hay không lưu luyến thì tốt hơn?

Vì sao con người lại chia ra hai kiểu lưu luyến (ghi thêm) hay không lưu luyến (ghi đè)? Đơn giản là do họ có bị thiếu thốn tình cảm của cha mẹ thời thơ ấu không thôi.

Tôi có thể ghi đè vì tôi không cảm thấy cô đơn mấy như những người khác, vì tôi không thiếu thốn tình thương. Tôi thậm chí còn trở thành bác sỹ tâm lý nữa ý chứ.

Những người thiếu thốn tình thương cha mẹ thường rơi vào tình trạng lưu luyến. Do đó, về cơ bản thì không lưu luyến thì tốt hơn là lưu luyến.

Đừng có 元恋人の成分でできている (bản thân được tạo nên bởi thành phần người yêu cũ) vì như thế nghe chẳng chủ động và chẳng tự tôn gì mấy ^^

Nhưng nếu tuyệt đối hóa chuyện không lưu luyến thì cũng không phải là điều nên làm.

Bởi vì người có nhiều tình cảm và nhớ nhiều hơn thì sẽ giữ gia đình tốt hơn. Người không lưu luyến có xu hướng "bỏ của chạy lấy người" nhiều hơn, vì họ ít đau khổ hơn. Để duy trì gia đình thì đôi khi bạn cũng cần lưu luyến một chút. Nếu không thể, hãy cố gắng lưu luyến ^^

Người lưu luyến thường đau khổ hơn nên họ cố gắng giữ gia đình tốt hơn. Tóm lại là hãy sống đúng bản chất thôi, đấy mới là vương đạo (王道).

Về làm sao để quá khứ ngủ yên thì đừng lưu luyến, hãy tập trung vào lý tưởng mà bạn theo đuổi. Do đó, việc học tập từ thời trẻ, học tập cả đời sẽ có tiếng nói quyết định trong việc bạn tìm ra lý tưởng để theo đuổi, và bạn không bị phụ thuộc tình cảm cá nhân nữa. Học tập và công việc chính là chìa khóa của sự giải thoát. Tôi vẫn nói như vậy ngay từ khi còn trẻ!
Takahashi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét