Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Cuộc thi sáng tác thơ Haiku Nhật - Việt lần 3 - 2011

JCLASS xin giới thiệu với các bạn về thơ haiku Nhật Bản và kỳ thi làm thơ haiku (tiếng Nhật, tiếng Việt) tại SG. Cuộc thi sáng tác thơ haiku do tổng lãnh sự quán Nhật Bản tổ chức. Thời hạn nộp bài là 14/10/2011 các bạn nhanh tay nhé.

----Trích từ trang web tổng lãnh sự quán Nhật Bản----
Thơ haiku là thể thơ ngắn độc đáo của Nhật Bản gồm 17 âm tiết 5 – 7 – 5, ngắt nhịp thành 3 câu có lịch sử hơn 400 năm. Thơ haiku ghi lại sự vật / sự việc một cách hiện thực, đơn giản nhưng truyền tải cảm nhận sâu sắc cho người đọc. Đề tài của thơ haiku thường là thiên nhiên và các mùa trong năm vì thế thơ haiku có luật cơ bản là phải có từ chỉ mùa, tiếng Nhật gọi là kigo (季語) dấu hiệu cho biết bài thơ đang miêu tả mùa nào.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, những ai yêu thích thơ chắc cũng đã có lần từng được nghe đến thơ haiku nhất là các bài thơ của nhà thơ Matsuo Basho, nổi tiếng nhất là bài thơ về con ếch.

古池や     蛙飛び込む     水の音
(松尾芭蕉 1644年 - 1694年)

furu ike ya
kawazu tobikomu
mizu no oto
(Matsuo Basho)

Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao.
(Nhật Chiêu dịch)

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Tiếng Nhật có hiện tượng đồng âm không?

Tiếng Nhật vốn có ít âm nên hiện tượng đồng âm xảy ra khá phổ biến. Có những âm có hàng chục từ đồng âm, mặc dù cách viết kanji khác nhau. Bài này sẽ giới thiệu với các bạn hiện tượng đồng âm trong tiếng Nhật.
Ví dụ từ đồng âm trong tiếng Nhật:
(1) 言った (いった): "đã nói"; 行った (いった): "đã đi", mặc dù 言う(いう) và 行く(いく) dạng nguyên bản khác nhau.
(2) 雨 (あめ) mưa; 飴 (あめ) kẹo
(3) 猿 (さる) khỉ; 去る (さる) rời đi
(4) 橋 (はし) cây cầu; 箸 (はし)  đũa
(5) 偉人 (いじん) vĩ nhân; 異人 (いじん) dị nhân
(6) しんせい:
神聖 thần thánh, 申請 thân thỉnh (xin), 新生 tân sinh (mới sinh), 真正 chân chính, 心性 tâm tính, 新制 tân chế (chế độ mới), 新星 tân tinh (sao mới), ・・・
(7) こい:
恋 yêu 鯉 cá chép 故意 cố ý
(8) かえる:
帰る về nhà, 買える mua được, 変える thay đổi, 蛙 con ếch
(9) むしょく: 無職 vô chức (thất nghiệp), 無色 vô sắc (không màu)

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Diễn đạt "Phải làm gì", "Không được làm gì", cách nói cấm đoán... trong tiếng Nhật

Hôm nay SAROMA JCLASS sẽ giới thiệu với các bạn các cách nói "phải làm gì đó", "không được làm gì đó", "buộc phải làm gì đó" và các cách nói cấm đoán trong tiếng Nhật như "shinakereba narimasen", "shinakute wa naranai", "suru shika nai", "shite wa naranai", "shite wa ikemasen", "bekarazu", "kinshi", "zaru wo enai", "yogi naku sareta"...

"Phải (làm gì đó)"
1
~しなければならない。
~しなければなりません。
~しなくてはなりません。
Nghĩa đen của "naranai" là "không được", dịch từng chữ thì là "không làm .... không được".
Ví dụ:
Tôi phải đi bây giờ.
今行かなければなりません。
Tôi phải đi thăm bà ngoại.
母方のおばあちゃんを見に行かなければならない。
Anh phải trả tiền vào ngày mai.
あなたは明日お支払をしなければならない。

2 Các dạng nói tắt
~しなきゃならない=~しなければならない
~しなくちゃならない=~しなくてはならない
Tương tự như trên cho いけない。Hoặc thậm chí còn có thể lược cả "naranai" hay "ikenai":
~しなきゃ!
~しなくちゃ!
Ví dụ:
Phải đi chợ đã.
買い物しなきゃ!
Phải nấu cơm đây.
ご飯を作らなきゃ!
Trong tiếng Nhật, sự nói tắt cho nhanh là khá phổ biến. Ở các ví dụ trên: kereba => kya, te wa => cha.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

また君に恋してる - Bài hát Nhật Bản: Tôi lại yêu người

Bài hát Nhật Bản về một tình yêu ngày càng sâu đậm, một tình yêu êm đềm tươi sáng sau bao nhiêu biến cố.

また君に恋してる * TÔI LẠI YÊU NGƯỜI
MATA KIMI NI KOI SHITERU
歌手    坂本冬美
Ca sỹ:  Sakamoto Fuyumi
作詞    松井五郎
Viết lời: Matsui Goroh
作曲    森正明
Viết nhạc: Mori Masaaki

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Trợ từ tiếng Nhật, có gì khó đâu?? Phần 5: Sao nhiều "WA" thế? - NO để tạo bổ nghĩa

WA nghĩa là "thì" trong tiếng Việt, dùng nhấn mạnh chủ thể
WA là trợ từ hay được dùng đệm cho trạng từ thời gian (ví dụ thay vì nói "今 ima" thì dùng "今 ima wa"), trạng từ nơi chốn (ví dụ thay vì "ベトナムで" thì nói "ベトナムで") và dùng cho nhiều trường hợp khác, ví dụ:
四月の雪は落ちて溶ける。
Tuyết tháng tư cứ rơi tan chảy.
数学について何も分かりません。
Về toán học thì tôi chẳng biết gì cả.
学校へまったく行きたくない。
Đi học thì tôi chẳng muốn đi tẹo nào.
会社辞めたいわ。
Công ty thì muốn bỏ quá.
サボって遊んでどう?
Trốn học đi chơi thì thế nào?

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Bạn muốn học cách viết chữ kanji? Hãy tra cách viết kanji...

Chào các bạn,
Hôm nay tôi muốn giới thiệu với cách bạn cách tra cách viết chữ kanji trực tuyến. Tại sao chúng ta cần biết cách viết chữ kanji? Bởi vì viết đúng cách thì vừa đẹp và vừa nhanh.
Nguyên tắc chung để viết kanji:
1. Nếu có nét sổ giữa, viết nét sổ giữa trước.
Ví dụ: Chữ "trung" 中, "sơn" 山
Nét sổ giữa được viết trước, lý do: Nếu bạn viết các nét khác trước rồi sổ giữa sau thì sẽ rất khó để sổ sao cho cân hai bên, và kết thúc nét khớp với các nét khác rất khó. Còn các nét ngang thì nhìn chung là viết dễ khớp với các nét đã có hơn.
2. Viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới
Ví dụ:
Chữ "khẩu"口: Gồm 3 nét, đầu tiên bạn viết gạch bên trái, sau đó viết gạch trên và phải trong một nét, cuối cùng đóng lại bằng nét gạch ngang.
Chữ "mộc" 木: Gồm 4 nét, đầu tiên là gạch ngang, rồi gạch dọc, sau đó là gạch chéo bên trái từ trên xuống, rồi đến gạch chéo bên phải từ trên xuống.
Chữ "nhật" 日: Viết nét trái trước, rồi nét đóng khung (gồm nét trên và nét phải), sau đó đến nét giữa rồi nét gạch ngang bên dưới.
Chữ "thảo" 草: Viết bộ "thảo" trước rồi đến chữ "tảo" 早.
3. Chữ có bao ngoài: Viết khung ngoài trước trừ gạch ngang bên dưới, viết phần bên trong theo quy tắc trên rồi đóng gạch ngang bên dưới.
Ví dụ: Chữ "quốc" 国.
4. Chữ có bộ bên trái thì viết bộ trái trước. Chữ có bộ bên trên thì viết bộ bên trên trước.
Ví dụ: Chữ "khát" 渇 (bộ thủy bên trái), "học" 学 (bộ bên trên).

Tra cách viết chữ kanji trong tiếng Nhật
Bài này tôi sẽ giới thiệu với bạn cách tra chữ kanji online một cách trực quan, có hình động minh họa hoặc viết từng nét một. Bạn chỉ cần đưa chữ kanji muốn tra vào và ấn nút "Tra". Trang web bằng tiếng Nhật nhưng các bạn đừng lo, tôi sẽ giải thích cách sử dụng như ở dưới đây.
Trang web:
Hình ảnh trang web sẽ như sau:

Một số bộ phổ biến trong tiếng Nhật

Các bạn có thể tham khảo các bộ chữ kanji đầy đủ theo các trang web ở dưới. Ở đây tôi chỉ giới thiệu một số bộ phổ biến cũng như cách làm sao học kanji theo bộ cho hiệu quả.

Các bạn có thể xem đầy đủ tại: Các bộ chữ hán (kanji)

Một số bộ cũng là chữ luôn:
一画 Một nét
一 nhất   乙 ất=can thứ hai
二画 Hai nét
二 nhị   人 nhân   入 nhập   八 bát   刀 đao=cái đao   力 lực   匕 thất   十 thập   又 hựu=lại,lại nữa
三画 Ba nét
口 khẩu=miệng   土 thổ=đất   士 sĩ=chỉ người   夕 tịch=chiều tối   大 đại   女 nữ   子 từ   寸 thốn=thước đo   小 tiểu   山 sơn   工 công   己 kỉ=tự mình   巾 cân=khăn   干 can=khô
四画 Bốn nét
心 tâm   戸 hộ=cửa   手 thủ=tay   支 chi=nhánh   文 văn   斤 cân=cái rừu   方 phương=hướng   日 nhật   曰 viết=nói rằng   月 nguyệt   木 mộc=cây   欠 khiếm=thiếu   止 chỉ=dừng   比 tỉ=so sánh   毛 mao=lông   氏 thị=họ   水 thủy   火 hỏa   爪trảo=móng   父 phụ   牛 ngưu=trâu   犬 khuyển=chó
五画 Năm nét
玄 huyền=đen   玉 ngọc   甘 cam=ngọt   生 sinh=sống   用 dụng=dùng   田 điền=ruộng   白 bạch   皮 bì=da   皿 mãnh=đĩa   目 mục   矛 mâu=cáilao   矢 thỉ=mũitên   石 thạch=đá   示 thị=chỉ   穴 huyệt=lỗ   立 lập=đứng

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Học kanji từ con số 0 - Kanji N5

Chào các bạn, tôi xin giới thiệu với các bạn các chữ kanji trong phạm vi thi khả năng tiếng Nhật N5 (cấp thấp nhất.) gồm có 79 chữ.
Đây là những chữ đơn giản, các bạn nên nhớ những chữ này trước, sau này học các chữ phức tạp sẽ dễ dàng hơn.
Chú ý: Chữ Q hoa là để chỉ âm kép (chữ "tsu" nhỏ), ví dụ chữ "thập" âm "on-yomi" là "juu, jiQ", khi ghép thành "mười phút" chẳng hạn thì sẽ thành âm kép "jippun".

Một số chữ kanji có tính chất tượng hình, ví dụ:
           nht = mặt trời: Vẽ hình mặt trời
           trung = giữa: Chặt đôi ở giữa
           trường = dài: Tượng hình tóc dài của người già
           cao = hình ảnh lầu cao
           đông = mặt trời () ló sau cây ()
           xuyên = hình con sông 
           hành, hàng = chữ vẽ hình đường đi 
           vũ = mưa: vẽ hình trời mưa