Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Đáp án kỳ thi JLPT tháng 12 năm 2019 (kì thi "Nô" lệ tiếng Nhật)

Ngày thi: Ngày 1 tháng 12 năm 2019, chủ nhật

Làm thế nào để thi tốt? Hãy nghiên cứu kỹ cấu trúc kỳ thi và có chiến lược thi tốt. Bài viết này là để đăng kết quả kỳ thi JLPT kỳ này ngay khi có trên mạng. Tại đây chỉ có đáp án không có đề thi (đề thi sẽ bị thu lại).

Chú ý khi đi thi: Để có thể đọ đáp án và tính điểm bạn cần phải ghi lại được câu trả lời của mình (xem bài hướng dẫn). Tuy nhiên, nhiều khả năng bạn không được mang giấy nháp vào phòng thi do đó hãy ghi lên phiếu dự thi chẳng hạn (vì thường phiếu dự thi sẽ cầm về). Nên ghi theo thứ tự câu hỏi ví dụ câu 1 phần kiến thức ngôn ngữ bạn chọn đáp án 3 thì có thể ghi là K1.3 chẳng hạn. Sau khi đi thi về xem ở đây có kết quả chưa và tính điểm của bản thân.

RA MẮT CÔNG CỤ TÍNH ĐIỂM JLPT MỚI 2018!!

Kiến thức về JLPT
>>Chiến lược thi JLPT điểm cao (2012)
>>Mọi điều bạn cần biết về JLPT (Sea)
>>Cách tự tính điểm JLPT gần đúng (2012)
>>Cách ghi lại câu trả lời khi đi thi JLPT (hướng dẫn mới 2018)
>>Tham khảo: Đáp án kỳ thi JLPT tháng 7/2018
Chuyên đề JLPT
>>Kỳ thi JLPT đã thay đổi cách ra đề như thế nào?
>>Chiến lược thi đọc hiểu (DOKKAI) tốt là gì?
>>Chiến lược thi nghe hiểu (CHOUKAI) và 3 BÍ QUYẾT nghe hiểu

ĐÁP ÁN KỲ THI NĂNG LỰC NHẬT NGỮ THÁNG 12/2019
JLPT EXAM ANSWER 12/2019

Đáp án từ N1 tới N5 (theo thứ tự N1, N2, N3, N4, N5). Ghi chú: Đây chỉ là đáp án tham khảo, không đảm bảo chính xác 100%. Ngoài ra, điểm còn được chuẩn hóa. Tham khảo cách tính điểm JLPT gần đúng của Saromalang ở bài viết trên.

Có thể có truy cập tập trung số lượng lớn nên các bạn cần kiên nhẫn. Khi có đáp án nào sẽ thông báo tại Facebook Page của Saromalang nên các bạn hãy like page sẵn.

Đáp án bên dưới ↓↓↓

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

Học tiếng Nhật qua ngạn ngữ, tục ngữ, thành ngữ

Trang web nào để học?

S đã nạp 2.000 câu vào đây và sẽ học dần, có thể tra tiếng Nhật, tiếng Việt (nếu đã dịch), rômaji:

Trang web tra và học ngạn ngữ, tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ tiếng Nhật:
https://my.meonn.com/idiom.php

Để học ngẫu nhiên hay học theo TOP từng tuần, từ tháng:
http://kotowaza-allguide.com/

Ngoài ra bạn cũng có thể tự tra với chìa khóa ことわざ để tìm thêm trên mạng.

Dịch tục ngữ vv (kotowaza) như thế nào?

Dịch kotowaza thì không dễ chút nào, vì chúng ta phải dịch đúng ra thành câu tục ngữ, ngạn ngữ tương ứng, hoặc có hình thái giống như tục ngữ vv. Chúng ta không thể dịch ra thành câu văn, vì bản thân kotowaza là cách nói ngắn gọn, chứa đựng bài học súc tích, tức là "nói ít, hiểu nhiều".

Các bạn hãy thử sức với câu này:

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Dịch trích đoạn Truyện Kiều bằng chữ Nôm mới (訳摘段伝`翹平'字'南'新')

Ngày xuân con én đưa thoi,
日'春'子'燕'渡'杼'
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
韶光九'拾'既'外'六'十"
Cỏ non xanh tận chân trời,
草'幼'青'尽足'天'
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
枝'梨白'点一'幾"花'花
Thanh minh trong tiết tháng ba,
清明中'節月'三'
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
礼是'掃墓会是'踏清
Gần xa nô nức yến anh,
近'遠'戯"喜"燕鶯'[英]
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
姉'妹'買"修'步行遊'春
Dập dìu tài tử, giai nhân,
打"導"才子佳人
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
馬'車'如水'襖裙如楔'
...
Long lanh đáy nước in trời,
瓏'玲'底'水'印'天'、
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
城建'煙'蒼'[青"]山"[岳']干'影'黄'。
...
Dưới trăng quyên đã gọi hè
下'月'鵑既'呼'夏'
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
頭壁'火'榴立騙"刺'花'

Viết lại truyện Kiều bằng chữ Nôm mới (chữ Nôm phiên bản 2020)

Về nguyên tắc viết chữ Nôm mới xin xem tại đây. Bạn nào có thời gian mà chuyển toàn bộ Truyện Kiều sang chữ Nôm mới thì rất hay, rất vô bổ!

Trăm năm trong cõi người ta,
百'年'中'域'人'我"
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
字'才字'命`巧'是'嫌'互'
Trải qua một cuộc bể dâu,
経'過一'局'海'桑'
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
諸'条視'見"仍'痛'痛"心'
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
奇'何'彼色私豊
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
天'青'慣'慣"頬'紅打'嫉'
Cảo thơm lần giở trước đèn,
稿香'探'捲'[開"]前'灯'
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
風情有'録残'伝史青'
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
語"年'嘉靖朝明
Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
四'方平"静'、二'京確"金'
Có nhà viên ngoại họ Vương,
有'家'員外氏'王
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.
家資考'也'常常項'中
Một trai con thứ rốt lòng,
一'男'子'次終"心'
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
王官是'字'、結'流'儒家
Đầu lòng hai ả tố nga,
始'心'二'妸'素娥
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
翠翹是'姉'、妹'是'翠雲
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
梅骨格、雪精神
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
各'人'一'様'[姿"]、十'分万~十'

Nhưng liệu chữ này có ưu việt hơn chữ Nôm cũ không?
Đây là truyện Kiểu bản chữ Nôm cũ bạn có thể so sánh:

𤾓𢆥𥪞揆𠊛些
1    Trăm năm trong cõi người ta.
𡦂才𡦂命窖󰑼恄饒
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
𣦆戈没局𣷭橷
Trải qua một cuộc bể dâu,
仍調𬖉𧡊㐌𤴬疸𢚸
Những điều trông thấy đã đau đớn lòng.
𨔍之彼嗇斯豊
5    Lạ gì bỉ sắc tư phong,
𡗶撑涓貝𦟐紅打㭴
Trời xanh quen với má hồng đánh ghen.
稿𦹳吝󰇾𠓀畑
Cảo thơm lần giở trước đèn,
風情固錄群傳史撑
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
浪𢆥󰞸靖朝明
Rằng: Năm Gia Tĩnh triều Minh,
𦊚方𪹚𣼽𠄩京凭鐄
10    Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
固茹員外户王
Có nhà viên ngoại họ Vương,
家資擬拱常常堛中
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.
没𤳆𡥵次卒𢚸
Một trai con thứ rốt lòng,
王󰞹󰑼𡦂綏𣳔儒家
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
頭𢚸𠄩妸素娥
15    Đầu lòng hai ả tố nga.
翠翹󰑼姉㛪󰑼翠雲
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
枚骨格雪精神
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
没𠊛没𨤔𨑮分院𨑮
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Chữ Nôm mới: Thử viết tiếng Việt hoàn toàn bằng kanji!

Keyword: Chữ Nôm mới (字'南'新'), chữ lai căng Việt Nhật (字'来゚兢゚越日)

Hệ thống chữ Nôm (chữ do người Việt sáng tác dựa trên chữ Hán) hơi phức tạp, ví dụ chữ "chữ" thì là ghép từ hai chữ "tự" (字):
字字 = Chữ

Và "Nôm" (đọc chệch từ "Nam" chỉ nước Nam tức VN) ghép từ Khẩu (口) và Nam (南, phương nam):
口南 = Nôm

Tương đối phức tạp và số chữ phải nhớ rất nhiều. Có cách nào viết tiếng Việt chỉ bằng hệ thống kanji của Nhật không?

Đây là đề xuất của Takahashi (tôi cũng đã ngẫm nghĩ vấn đề này từ khá lâu nhưng không dành thời gian mấy).

Ví dụ nói câu: Tôi là người Hà Nội.

Tôi là người Hà Nội.
我'是'人'河内。

Trong đó, dấu ngáy đơn (') là để dùng chỉ nghĩa, ví dụ 我 lấy nghĩa thì là "tôi".

Tôi thích kem Tràng Tiền.
我'好`' kem 塲゚前゚。

Trong đó dấu tròn ゚ là để chỉ lấy âm đọc của chữ đấy (không quan tâm nghĩa).

Chữ 好 có nghĩa là Hảo = Tốt, Hiếu = Thích nên:
好 = hảo, 好' = tốt, 好` = hiếu, 好`' = thích

Tức là dấu huyền (`) sẽ lấy âm đọc hán việt thứ hai, thêm vào dấu nháy đơn sẽ ra nghĩa thứ hai.

Nhưng chữ "kem" thì là thế nào? Đây là từ có gốc từ tiếng nước ngoài, trong tiếng Nhật là アイスクリーム phiên âm từ icecream bằng chữ katakana (chuyên dùng để phiên âm), nhưng chúng ta lại không thể làm thư thế được. Vì nếu phiên âm như thế thì dùng chữ quốc ngữ cho xong!

Nếu để nguyên là "kem" như trong câu trên thì khác gì kiến trúc Tháp Rùa nửa tây nửa ta, thất bại hoàn toàn?

Vì thế, ở đấy chúng ta sẽ dùng luyến láy với dấu ~, tức là thay đổi phát âm:

~ = luyến láy, thay đổi phát âm

Vì chữ hán có rất nhiều vần "a" nhưng rất ít vần "e" nên quy định là dấu ~ sẽ biến đổi vần "a" thành vần "e".

Ví dụ chữ "kem" sẽ có thể luyến từ chữ "cam":

甘~ = kem

Tôi thích kem Tràng Tiền.
我'好`'甘~塲゜前゜。

Ngoài ra, ví dụ ân + ~ = ơn. Ví dụ: Nhân 人~ = nhơn, chân 真~ = chơn.

Vậy "trang web" thì dịch thế nào? Có thể để nguyên là "web" nhưng như thế thì lại thiếu tôn trọng chữ Nôm mới.

trang web = 頁'web

Vì thế, ta sẽ phiên theo âm đọc, ví dụ "web" đọc là "oép" nhưng trong hán việt không có âm này, nên phân ra là "o-ép", cả hai âm này cũng không có hán việt nên sẽ luyến âm từ "ô-áp".

web = ô áp (+luyến) =烏鴨 + luyến = 烏~鴨~

Để thể hiện đây là một từ thì có thể dùng gạch ngang hoặc chấm giữa thành 烏~-鴨~ hay 烏~・鴨~.

Tức là ô + luyến (~) = o.

trang web = 頁'烏~鴨~

"Tôi là người Sài Gòn" thì nói thế nào?

Tôi là người Sài Gòn = 我'是'人'豺゚Gòn

Chữ Gòn lại không có âm hán việt. Ở đây phải luyến cả nguyên âm (~), lẫn phụ âm (^):

飩 đồn => 飩^~ = gòn

Tôi là người Sài Gòn = 我'是'人'豺゚飩^~

Ở đây đ^ = g.

Đây là đâu? Chỗ này là chỗ nào? Tôi là ai?

Câu này không dễ dịch, phải dịch từ chữ một.

này = これ = 此れ = 此'
ai = だれ(誰) = 誰'
chỗ = ところ = 所'

"Đâu" trong tiếng Nhật là どこ = 何処 là chữ ghép nên sẽ không bê nguyên si kanji về dùng được.

Nhưng "đâu" cũng có nghĩa phủ định ví dụ "Tôi có thích nó đâu" nên có thể dùng chữ 否 (phủ):

đâu = 否"

Dùng dấu nháy kép để lấy nghĩa thứ hai vì nghĩa thứ nhất là "không" rồi.

"Đây" tiếng Nhật là 此処 cũng là chữ ghép nên phải sử dụng chữ khác ví dụ 此" hay là dùng luyến âm t = > đ:

đây = tây + luyến = 西^

Như vậy, nếu xây dựng được một hệ thống quy tắc thì chúng ta có thể dùng hoàn toàn kanji để viết câu tiếng Việt được. Hi vọng là thế!

Đây là câu ví dụ để thử xem việc này có khả thi hay không.

- Cái này giá bao nhiêu?
個'此'価幾"位"? / 個'此'価包゚饒゚?
- Giá năm mươi nghìn.
価五'十"千"。
- Đắt quá, có thể giảm được không?
尊'過'、有'可'減得'否'?
- Không giảm được chị ạ.
否'減得'氏^唖~。

Tôi cố gắng kiếm thật nhiều tiền chỉ vì muốn có chỗ đứng trong xã hội.
我'努'奮'求実'多'銭只為'欲'有所'立'中'社会。

Chốt hạ về chữ Nôm mới: Có triển vọng! Có tương lai!
乄下帰'字'南'新':有'展望!有'将来!
栓"下帰'字'南'新':有'展望!有'将来!

Hi vọng các bạn chưa bị tẩu hỏa nhập ma. Mọi người vẫn còn tỉnh táo đấy chứ?
希望各伴未'被走火入魔。皆'人'未'残'醒噪゚其"翥゚(的')?

Ký tên người viết bài: Takahashi
記名'人'筆'文':嗟迦呴痴

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Chữ kanji ghép từ 3 chữ giống nhau

Ví dụ trong hán tự thường dùng trong tiếng Nhật là 品 PHẨM, 森 SÂM, 晶 TINH.

品 PHẨM là sản phẩm, phẩm chất, ghép từ 3 chữ 口 KHẨU.
森 SÂM là rừng rậm, ghép từ 3 chữ 木 MỘC. Ngoài ra còn có 林 LÂM là rừng thưa.
晶 TINH là sáng, kết tinh.

Ngoài ra còn nhiều chữ nữa. Đây là danh sách. Nhấp vào từng chữ để tra nghĩa trên Yurica Kanji Dictionary.

Đề xuất của S: Sao không tận dụng ký tự lặp chữ để viết những chữ như 龘麤鱻 cho đỡ mỏi tay nhỉ?
Ví dụ thế này:

Danh sách các chữ kanji ghép từ 3 hán tự giống nhau như 品, 森, 晶

Cách dịch "make sense" sang tiếng Việt và tiếng Nhật

make sense

1. Có nghĩa => 意味をなす
2. Có ý nghĩa => 有意義である
3. Có lý, hợp lý => 道理にかなう
4. Tức là "không phải là vô bổ", "không phải là tào lao".

"Make sense" được sử dụng nhiều trong tiếng Anh với các ý nghĩa trên. Tất nhiên tùy ngữ cảnh mà dịch cho phù hợp hay chọn sắc thái cho phù hợp.

Chúng ta cũng hay dùng do not make sense với ý nghĩa phủ định:

do not make sense

1. Không có nghĩa, tối nghĩa => 意味をなさない
2. Không có ý nghĩa => 有意義ではない
3. Không có lý, không hợp lý => 道理にかなわない
4. Tào lao, vô bổ

Ví dụ: What you said doesn't make sense = Chuyện bạn nói thật tào lao

Nhân tiện, trong tiếng Nhật 意味をなす(意味を成す) và 有意義 khác gì nhau?

有意義 [hữu ý nghĩa] tức là có ý nghĩa, có một tầm quan trọng với ai đó hay việc gì đó.

意味をなす có nghĩa là "có nghĩa" tức là trái nghĩa của "không hiểu được ý nghĩa (không có nghĩa)" hay "tối nghĩa".

意味 [ý vị] và 意義 [ý nghĩa] trong tiếng Nhật là khác nhau!

意味 là nghĩa, ý nghĩa theo nghĩa "có thể hiểu được đang nói gì (nghĩa), không hiểu được ý nghĩa (không có nghĩa, vô nghĩa), tối nghĩa".

Còn 意義 là tầm quan trọng với ai, sự việc nào đó ví dụ "Sự kiện có ý nghĩa quyết định trong chiến tranh".

Bản thân chữ "vô nghĩa" cũng tương đối mập mờ (曖昧 aimai) trong tiếng Việt:

Vô nghĩa = không có ý nghĩa để hiểu, không ai hiểu được ý nói gì
Vô nghĩa = không có chính nghĩa, không có đạo lý

Nhưng cái hay là trong tiếng Nhật cũng thường nói chung thành  意味がない hay 意味ない (khẩu ngữ, "chả ý nghĩa gì cả").
Takahashi

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Kanji "ba mắt" (tam nhãn)

Chữ này:  hay còn được viết với ba con mắt nằm ngang (罒) là 𦋹 (phụ thuộc môi trường hiển thị). Chữ này gồm ba con mắt (目) xếp chồng lên nhau, hầu như không có ý nghĩa trong tiếng Nhật hay tiếng Trung.

Nhưng với ĐAM MÊ HỌC KANJI, tại sao chúng ta không chế thêm nghĩa cho chúng nhỉ? Nếu bạn đam mê học kanji thì sớm muộn cũng sẽ giỏi tiếng Nhật.
Ý nghĩa: Ba con mắt, thiên lý nhãn (đọc là "thãn"), con mắt thứ ba, thiên lý thần nhãn, mắt nhìn thấu. Quạ ba mắt (đọc là "quắt").

Chúng ta gọi chữ 瞐 là "thãn" (lấy từ thiên lý nhãn) hay còn gọi là "quắt" (từ quạ ba mắt).

Bạn có thể tra ý nghĩa của 瞐 hay 𦋹 tại Yurica Kanji Dictionary.
Takahashi

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Dịch "cà pháo" và "cà bát" sang tiếng Nhật và tiếng Anh

☑ "Cà pháo", "cà bát" tiếng Nhật, tiếng Anh là gì?
☑ "Cà đĩa" là cà gì?
☑ "Cà dĩa" có phải là "cà đĩa"?
☑ "Thai eggplant" có phải là "cà pháo?"

"Cà pháo" là một loài thực vật và món ăn quan trọng của người Việt, chỉ cần cà pháo là đủ hạnh phúc rồi. Nhưng ở nước ngoài chẳng ai quan tâm hay thậm chí biết tới món này.

"Cà pháo" hay "cà bát" thực ra cũng là cà, cùng họ với cà chua (tomato), cà tím (eggplant) nhưng thường có nhiều ở vùng Đông Nam Á, và người Việt hay người Thái rất hay sử dụng làm món ăn.

Chúng ta thì có món cà pháo muối hay cà bát muối nổi tiếng.

"Cà" trong tiếng Nhật thường được gọi là NASU hay NASUBI, viết kanji là 茄 hay 茄子. NASU (茄・茄子) thường dùng để chỉ "cà tím" hay còn gọi "cà dái dê" của Nhật hay của phương tây.

Vì sao lại dịch cà sang tiếng Nhật? Vì gần đây S có làm từ điển tên động vật (Yurica Fish) và từ điển thực vật (Yurica Tree) để chém gió cho tiện.

Có thể tra tên các loại cà ở từ điển Yurica Tree:
>>CÀ PHÁO >>CÀ BÁT >>CÀ DĨA >>CÀ ĐĨA >>THAI EGGPLANT

Cà pháo

"Cà pháo" là スズメノナスビ hay スズメナスビ tức là "cà chim sẻ" vì nó nhỏ. Còn アフリカ茄子 (Solanum macrocarpon, African eggplant) có lẽ cũng là "cà pháo" nhưng để chỉ chung nhiều loại cà pháo (cà dại) khác nhau.

Cà bát

"Cà bát" cũng cùng loại với cà pháo chỉ khác là to như cái bát nên gọi là "cà bát".
Cà dừa (Còn gọi là Cà bát) là một loài cây thuộc họ Cà cho quả được sử dụng làm thực phẩm. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà tím, cà pháo. Nó là cây thân thảo, quả tròn to hơn cà pháo rất nhiều, có thể to như cái bát ăn cơm nên gọi là cà bát, hoa màu tía. (Wikipedia)
Cà bát cũng gọi là "cà dừa" có lẽ do to như trái dừa nhỏ.

Cà pháo và cà bát là các món ăn quen thuộc của chúng ta.

Vậy cà đĩa là gì?

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Kanji "ba ngựa leo cây"

Chữ này:
=> Tra nghĩa  trên Yurica Kanji Dictionary

Hình ảnh:


Ba con ngựa (tam mã) leo lên cây? Có nghĩa là gì?

Ba con ngựa (馬 MÃ, uma) là chỉ có cả một bầy ngựa đông đảo, có nhiều tới mức còn chẳng có đường mà đi, nên phải leo lên cây?

Chiết tự chữ 䯂 này thì gồm có  (kanji 3 ngựa) trên cây (木). Bạn có thể tra chữ 3 ngựa (tam mã) ở từ điển Yurica Kanji, 驫 nghĩa là "ngựa chạy thành bầy đông đảo".

Đông tới mức phải leo lên cả cây rồi, bầy ngựa này sinh đẻ cũng năng suất phết.

Vì thế chữ kanji này có nghĩa là:

= Đông như quân Nguyên, nhiều nhung nhúc.
Âm đọc: đuyên, nhúc

Tính từ (do S đề xuất là) 䯂しい, ví dụ chúng ta muốn nói là: "Giặc đông như quân Nguyên, chúng tôi buộc phải triệt thoái" thì nói thế nào?

敵軍は䯂しくて、撤退せざるを得なかった。

Vì không có âm hán việt nên Yurica phiên thành "đuyên" (từ đông như quân Nguyên), "nhúc" (từ nhiều nhung nhúc).

Góc dã sử: Chữ kanji của Việt Nam?

Tôi cho rằng chữ kanji này có thể xuất phát từ ... Việt Nam. Vì thời đó quân giặc đông quá, tay nào cũng cưỡi ngựa bắn cung rất giỏi, nếu cứ dềnh dàng mà viết báo cáo "Tôi nghĩ quân ta nên rút lui bảo toàn lực lượng" thì có khi giặc đã bắn chết rồi. Nên chiến sỹ của ta nghĩ ra một cách viết cực kỳ ngắn gọn, để diễn tả chính xác tình hình chiến trường.

Nhìn đâu cũng thấy quân giặc phóng như bay, chật cả đường, phi cả lên bụi, lên cây để đi, quân ta chết như rạ dưới mưa tên của quân thù, nên chiến sỹ đã dùng máu đồng đội (do giặc giết chứ không phải là chiến sỹ tự giết đồng đội để lấy máu viết) viết chữ này lên thư báo, rồi thả xuống sông cho nhanh.

Nhờ kịp báo tình hình về hậu phương, mà hậu phương của ta toàn người giỏi "chiết tự", nên hiểu ngay tình hình, theo dòng sông mà rút về hậu phương, vừa tổ chức phòng thủ, vừa bảo toàn lực lượng.

Có một số thư báo trôi ra biển, tình cờ có thương thuyền Nhật Bản đi qua, nên chữ này được truyền bá sang tận Nhật Bản.

Về sau, nghe được quân ta đại thắng quân Nguyên, chữ này trở thành "đông như quân Nguyên".

Tôi đoán thế!

Chứng tỏ, người Việt cũng sáng chế ra rất nhiều kanji khó và hay, và nhiều chữ kanji ở Nhật ngày nay là xuất xứ từ VN.
Takahashi

Chiết tự

Có lần đi ăn ở Hà Nội trong quán ăn tôi thấy chữ này:


Chữ này nhìn có vẻ phức tạp và không phải chữ thông thường, mà có lẽ là ghép nhiều chữ vào. Để hiểu được những chữ như thế này thì phải biết cách "chiết tự" tức là băm một chữ hán ra thành nhiều chữ hay thành phần nhỏ hơn (chiết tự nghĩa là "bẻ chữ ra cho nhỏ").

Chữ này có thể bẻ ra thế nào?

Chắc chắn là có chữ 進 TIẾN, và tra theo bộ "miên" (mái nhà) bên trên thì chúng ta sẽ thu được chữ 寶 BẢO tức là vật quý, trân quý. Còn lại thì không rõ vì các nét bị lược đi khá nhiều.

Khi tra 寶進 trên web thì tôi thu được kết quả nó là chữ này:


Đây là chữ ghép của 招財進寶 CHIÊU TÀI TIẾN BẢO, dịch nôm na là "mang tới tài vận, gia tăng tài sản".

Khi ghép các chữ này vào một chữ (một dạng chơi chữ trong thư đạo) thì thu về:


Ở dạng này thì rõ ràng hơn là chữ 招財進寶 trên cùng (vì không lược bớt một số nét).
=> Tra 招財進寶 trên Yurica Kanji Dictionary

Đây cũng là một dạng của KHẢ NĂNG ĐỌC HIỂU!
Takahashi

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Từ điển Yurica Kanji

Từ điển Yurica Kanji giúp tra cứu chữ hán, chữ kanji ra âm hán việt và nghĩa tiếng Việt dễ dàng và ngược lại, tra từ âm Việt sang hán tự hay kanji.

☑ 10 ngàn chữ hán, kanji
☑ Tra được từ âm tiếng Việt
☑ Tra được cả chữ kana như hiragana, katakana
☑ Tra được các ký tự đặc biệt tiếng Nhật như ※, ❀, ❆
☑ Chữ kanji Nhật Bản, chữ quốc tự (国字) được trình bày riêng cho các bạn học tiếng Nhật!!

Mở trang từ điển: https://my.meonn.com/kanji.php

Yurica Kanji tra đồng thời nhiều chữ hán hay kanji



Chỉ cần nhấp vào chữ tương ứng để hiện chi tiết. Tra được cả kana (hiragana, katakana) hay các ký tự đặc biệt.

Yurica Kanji trình bày riêng kanji thường dụng tiếng Nhật

Với ý nghĩa trong tiếng Nhật, thuận lợi cho các bạn học tiếng Nhật.
Ngoài ra, còn có nghĩa tiếng hán cho các bạn yêu thích hán tự tra cứu.


Yurica Kanji tra từ âm hán việt ra hán tự/kanji

Có thể tra nhiều âm hán việt đồng thời, mỗi âm hán việt được liệt kê đầy đủ chữ hán/kanji tương ứng, chỉ cần chọn chữ để xem nghĩa.


Tra ký tự đặc biệt vv: Cách gõ



Takahashi

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Cách dịch "nấm mối" sang tiếng Nhật

Giới thiệu từ điển Yurica Tree - giúp "chém gió" vui hơn!

☑ Hơn 1200 loài thực vật và đang bổ sung thêm
☑ Dịch giữa 3 ngôn ngữ Việt - Nhật - Anh
☑ Không cần phải thêm "cây" hay "hoa" hay "cỏ" vv khi tra
☑ Có thể tra bằng chữ rômaji ví dụ "nasu"

Trang từ điển: https://my.meonn.com/tree.php ↗

Nấm mối = シロアリタケ(白蟻茸) (termite mushroom, white ant mushroom)

Cách dịch "nấm mối" sang tiếng Nhật

Tên khoa học của "nấm mối": Macrolepiota albuminosa, Termitomyces albuminosus, Collybia albuminosa

"Nấm mối" là một loại thực phẩm ngon ở Việt Nam, được coi là cực phẩm và giá thành cao, thường xuất hiện ở tổ mối sau trận mưa lớn và tồn tại rất ngắn nên phải thu hoạch bảo quản nhanh. Đây là giới thiệu về nấm mối trên Wikipedia:
Tên gọi nấm mối vì nấm chỉ xuất hiện ở nơi có nhiều mối sinh sống. mối ở đây là loại mối đất chứ không phải mối sống trên cây. Mối đất làm ổ to như trái dừa khô, hình dáng từng hốc đất, ổ mối đất màu trắng hoặc hơi ngả vàng. nấm mối xuất hiện vào đầu mùa mưa, khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Thường nấm mối xuất hiện ở nơi đất cao vì mối không thể làm ổ ở nơi đất quá ẩm ướt. Nấm mối màu trắng, gốc hơi ngả vàng. Muốn biết chắc chắn đó có phải nấm mối hay không thì chỉ cần đào khoảng đất nhỏ xung quanh, nếu thấy có mối đất sinh sống thì chắc chắn đó là nấm mối.
(Wikipedia)

"Nấm mối" không có tên tiếng Nhật nên S dịch ra tiếng Nhật theo cách sau.

Đây là một loài "nấm", tiếng Nhật nấm được gọi là "take" 茸 (ví dụ nấm hương là Shiitake), còn "mối" (con mối) trong tiếng Nhật là shiroari (白蟻, bạch nghĩ, tức là "kiến trắng"). Tiếng Anh thì con mối là termite hay white ant (kiến trắng).

Tính chất của loài nấm mối là thường mọc trên tổ mối sau cơn mưa nên có thể dễ dàng dịch ra tiếng Nhật theo ý nghĩa và tính chất của tên gọi "nấm mối":

Nấm mối = シロアリタケ(白蟻茸)
Tiếng Anh: termite mushroom, white ant mushroom

Một số hình ảnh của Nấm mối = シロアリタケ(白蟻茸)

Cách dịch "hoa mai" sang tiếng Nhật

Giới thiệu từ điển Yurica Tree - giúp "chém gió" vui hơn!

☑ Hơn 1200 loài thực vật và đang bổ sung thêm
☑ Dịch giữa 3 ngôn ngữ Việt - Nhật - Anh
☑ Không cần phải thêm "cây" hay "hoa" hay "cỏ" vv khi tra
☑ Có thể tra bằng chữ rômaji ví dụ "nasu"

Trang từ điển: https://my.meonn.com/tree.php ↗

Hoa mai, mai vàng = Ochna integerrima, yellow Mai = キバナオクナ(黄花オクナ)

Cách dịch "hoa mai" (mai vàng) sang tiếng Nhật

Tên khoa học của "hoa mai": Ochna integerrima
Tên tiếng Anh: Ochna integerrima, yellow Mai
Tên gọi khác: hoa mai, mai vàng, hoàng mai, huỳnh mai, lão mai

Đây là loài hoa quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là ở miền nam, dùng để trưng dịp tết cổ truyền. Tuy vậy, loài hoa này lại không có tên tiếng Nhật.

Ochna integerrima là hoa "mai vàng" thuộc chi Ochna (chi Mai vàng), vì thế Ochna (tiếng Nhật オクナ) là chỉ nhiều loài hoa khác nhau, trong đó có "mai vàng" của Việt Nam.

Vì không có tên riêng tiếng Nhật cho loài hoa này nên S lấy tính chất của cây mai vàng Việt Nam là "hoa vàng" và thêm tính chất này vào làm tên hoa:

Hoa mai (mai vàng, Ochna integerrima)  = キバナオクナ(黄花オクナ)

Trong đó キバナ(黄花) là "hoa vàng".

Ngoài ra cũng có thể phiên âm sang rômaji từ "yellow Mai" thành イエローマイ.

Phân biệt với cây mơ Nhật Bản (梅 [mai] ume)

Cây mơ Nhật Bản gọi là "ume" viết là 梅 và cũng đọc là "mai" nhưng đây không phải là cây liên quan gì tới hoa mai tức mai vàng của Việt Nam. Đây là cây cho quả mơ có rất nhiều công dụng như là món umeboshi, ngâm rượu vv ở Nhật.

Cây mơ "ume" này có hoa màu trắng chứ không phải màu vàng rực như hoa mai Việt Nam.

Hoa mơ (ume, mai) màu trắng

Cây mai trong "Tùng, cúc, trúc, mai"

Đây là 4 loài cây được coi là cao quý trong văn hóa Đông Á. Cây "mai" ở đây không phải là hoa mai Việt Nam mà là cây 梅 tức cây mơ, có hoa trắng.

Bạn có thể tra tùng, cúc, trúc, mai trong từ điển Yurica Tree để biết tên tiếng Nhật.

Hi vọng bạn sẽ chém gió tốt với người Nhật!
Takahashi

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Từ điển động vật, chim, cá, côn trùng vv Nhật - Việt - Anh YURICA FISH

Từ điển Yurica Fish để tra tên các loài động vật như chim, cá, côn trùng vv. Bạn có thể tra bằng cách gõ tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Anh hay là tiếng Nhật romaji.

Ví dụ tra "tobiuo" sẽ ra "cá chuồn", "flying fish".

Từ điển Yurica Fish: https://my.meonn.com/fish.php

Mục đích là ví dụ chém gió với người Nhật. Ví dụ bạn đi ăn với người Nhật, họ nói cá fugu chẳng hạn, bạn có thể mở từ điểm gõ fugu vào sẽ ra "cá nóc". Như thế thì khỏi phải nhớ tên cá lằng nhằng, mà vẫn được tôn trọng.

Trong bài này S sẽ nói về một số tên cá cần chú ý hay tên cá do S dịch ra tiếng Nhật (do không có tên tiếng Nhật tương ứng).

Cá này là "nishikigoi" chứ không phải "koi" (common carp)

"Koi" có phải là "cá chép koi" không?

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Những chữ kanji không mấy ... đứng đắn

Chữ này:


Thoạt nhìn thì tưởng cũng đứng đắn nhưng nhìn kỹ thì thấy không đứng đắn chút nào vì thấy hai nam (男) kẹp một nữ (女) ở giữa.

Nghĩa của 嬲: なぶる。からかう。もてあそぶ。

Chữ này cũng là động từ 嬲る NABURU nghĩa là chòng ghẹo, trêu hoa ghẹo nguyệt. Các từ trên thì đều có nghĩa chọc ghẹo, bỡn cợt, lấy ra đùa nghịch vv.

Tiếp theo là chữ này:


Chữ này thì đứng đắn hơn một chút, vì là hai nữ (女) kẹp một nam (男) nhưng cũng còn xa mới có thể gọi là đàng hoàng. Đúng kiểu "một nách hai em" là đây.

Nghĩa của 嫐:
①なぶる。からかう。たわむれる。
②なやむ。なやましい。

Thì cũng là chòng ghẹo (naburu), trêu trọc (karakau), vui đùa, vui chơi (tawamureru) thôi. Theo phong cách playboy, tất nhiên, nhiều em bên cạnh thế cơ mà.

Nhưng hãy chú ý nghĩa thứ (2) của nó, là NAYAMU và NAMAMASHII (悩む và 悩ましい), chữ này bạn học ở sơ cấp rồi, nghĩa là phiền muộn, buồn phiền, lo lắng về thứ gì đó.

Nhưng ở đây không phải nghĩa này, ví dụ  悩ましい tra từ điển thì là:

①  感覚に性的な刺激を受けて、心が落ち着かない。 「 - ・い香水のかおり」
②  気持ちがはれない。悩みが多い。 「煩悶(はんもん)多き青春の-・い日々」
③  人をなやませるほどむずかしい。 「複雑で-・い問題」
④  病気などで気分が悪い。 「君は心地もいと-・しきに/源氏 若紫」

Trong nghĩa số (1) thì nghĩa là bị KHÊU GỢI nên không yên trong lòng, tức là bị khơi gợi về mặt tính dục.

Tôi ví dụ trong một ngày chẳng có gì đặc biệt bạn dạo bước trong khu phố Nhật Bản ở Sài Gòn sẽ thấy rất nhiều cô mặc áo dài, hay khêu gợi và gọi "oniichan", "aniki", "chotto asobimasenka" (anh ơi vui tí không) ngay. Như thế cũng có thể dùng なやましい tức là 嫐 để miêu tả cho tình huống này.

Theo bạn chữ nào đứng đắn hơn:
(1) 嬲 đứng đắn hơn
(2) 嫐 đứng đắn hơn
(3) Ngang nhau

Takahashi

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Cách dịch sắc thái 真剣 [chân kiếm]

真剣 SHINKEN là gì?

Đây là "chân kiếm" (kiếm thật) nhưng thường dùng theo nghĩa "nghiêm túc, toàn tâm toàn ý" với một ý định, mục tiêu nào đó.

Nguyên tắc: Luôn học nghĩa đen của từ trước rồi mới học nghĩa bóng.

Tra từ điển:
しん けん [0] 【真剣】

 ( 名 )
(木刀や竹刀(しない)でなく)本物の刀。 「 -で立ち合う」

 ( 形動 ) [文] ナリ
一生懸命に物事をするさま。本気であるさま。 「 -に取り組む」 「 -な態度」
[派生] -さ ( 名 ) -み ( 名 )

Vậy 真剣 khác gì với 真面目 MAJIME và 本気 HONKI cũng là "nghiêm túc"?

Trước hết, "chân kiếm" có hai nghĩa:
1. Kiếm thật (phân biệt kiếm gỗ, kiếm tre vv làm kiếm tập)
2. Nghiêm túc, toàn tâm toàn ý với việc gì đó.

真面目 MAJIME là chỉ thái độ, cốt cách của con người, tức là người ứng xử nghiêm túc, phải phép.
本気 HONKI là nghiêm túc theo kiểu CÓ Ý ĐỊNH THẬT SỰ.

Còn 真剣 SHINKEN là nghiêm túc một cách toàn tâm toàn ý đối với việc gì đó.

Vì sao lại là "chân kiếm"? Vì một khi đã dùng kiếm thật, dù là để đấu hay để tập thì bạn phải toàn tâm toàn ý với nó, nếu không sẽ sát thương bản thân hoặc đối phương.

Từ đó có thể thấy là nghĩa đen và nghĩa bóng có liên quan với nhau một cách thống nhất. Vì thế, ở lớp Cú Mèo tôi thường phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của từ và liên hệ các ý nghĩa này với nhau. Từ đó, bạn có thể học được cách TƯ DUY NHẤT QUÁN trong ngôn ngữ.
Takahashi

Cách dịch 忖度 (sontaku)

忖度: đoán ý, ước đoán, biết ý
Sắc thái: Đoán ý để mà chiều theo, đoán ý để biết đường ứng xử

Nguyên tắc: Luôn nhớ từ theo sắc thái đúng của nó (dù chưa dịch chuẩn được ngay).

Tra từ điển:
そん たく [1][0] 【忖▼度】
( 名 ) スル
〔「忖」も「度」もはかる意〕
他人の気持ちをおしはかること。推察。 「相手の心中を-する」

Tiếng Anh thường dịch là surmise hay conjecture hay "read between lines" nhưng không có từ nào đúng sắc thái với sontaku và tiếng Việt cũng vậy.

Ở đây là "đoán ý, đoán lòng, đoán người khác nghĩ gì" nhưng không chỉ có sắc thái như thế, mà để hành động, ứng xử cho phù hợp, để chiều cho đối phương vừa lòng.

Câu ví dụ:
彼の真意はそんたくし難い
I find it difficult to surmise [guess] what he really means.
少しは彼女の立場もそんたくしてやれ
Consider [Put yourself in] her position a little.

Chú ý là 忖度 không phải là "thốn độ" mà là "thốn đạc". Với các chữ kanji mà bạn không biết cách đọc Hán Việt thì có thể tra tài từ điển Yurica.

Cả "thốn" lẫn "đạc" (đo đạc) đều có nghĩa là đoán và xuất phát từ tiếng Trung nhưng trong tiếng Nhật thì "sontaku" lại có sắc thái khác. Vì văn hóa Nhật thường sẽ không nói thẳng ra mà người khác phải biết ý mà làm, đoán ý mà làm.

Cũng có thể nói văn hóa Nhật là văn hóa "sontaku" (đoán ý đối phương mà làm).
Takahashi

Dịch ~はないか như thế nào cho đúng

Trong tài liệu kỹ thuật thì thường hay có mẫu ~はないか ví dụ:

①亀裂はないか

亀裂 kiretsu là rạn nứt, vết rạn nứt hay bị rạn nứt.

Đây là mục để xác nhận và nhìn thì câu này quá dễ nhỉ?

Dịch là:

Có bị rạn nứt không

Nhưng thực ra, cách dịch trên lại KHÔNG CHÍNH XÁC VỀ SẮC THÁI mặc dù nghe thì có vẻ đúng. Đây không phải là bắt bẻ câu chữ rằng kiretsu đâu phải động từ mà "bị rạn nứt"? Thực ra dịch như thế mới là tự nhiên chứ không phải sai.

Cái không chính xác ở đây là thế này: Nếu dịch như trên thì câu sau bạn dịch thế nào?

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Phân biệt sắc thái "wakaku shite", "wakakute" và "wakai nagara"

Làm sao để dịch tốt và dịch hay? Hãy dịch đúng sắc thái. Nghề dịch là nghề kiếm tiền tốt, so với đa số công việc thì tốt hơn nhiều. Hơn nữa, bạn còn chẳng phải gặp ai. Mức độ kiếm tiền thì tùy khả năng của bạn nhưng nếu bạn càng giỏi, bạn càng nhàn và càng kiếm nhiều tiền.

Một trong những tiêu chuẩn dịch tốt là dịch đúng sắc thái. Ví dụ câu này:

彼は若くして名を成した。

Ở đây 名を成す (na wo nasu) là cách nói văn vẻ, dịch ra là "tạo dựng (được) tên tuổi".

Vấn đề là tại sao lại 若くして wakakushite mà không phải là 若くて wakakute như chúng ta vẫn học trong chương trình sơ cấp?

Câu này thực ra là sắc thái ám chỉ anh ấy "tuổi trẻ tài cao".

Chúng ta cùng thử dịch nhé:

彼は若くて名を成した。
Anh ấy trẻ và đã tạo dựng được tên tuổi.

Câu này thì quá đỗi bình thường, chỉ là câu kể liệt kê hai sự kiện là "anh ấy trẻ" và "anh ấy đã tạo dựng được tên tuổi".

Như vậy không NHẤN MẠNH vào sự giỏi giang của anh ấy. 若くして là để nhấn mạnh.

Vậy nếu chúng ta thử NHẤN MẠNH bằng kiến thức JLPT mà chúng ta đã học xem:

彼は若いのに名を成した。
Anh ấy mặc dù còn trẻ nhưng đã tạo dựng được tên tuổi.

Vẫn chưa hay lắm. "noni" thực ra là cách nói chuyện phiếm, không phải hàn lâm, cùng câu trên mà bạn muốn nói hàn lâm thì:

彼は若いもの名を成した。
Anh ấy mặc dù còn trẻ nhưng đã tạo dựng được tên tuổi.

Còn tại sao MONONO lại hàn lâm hơn NONI thì lúc trước ở lớp Cú Mèo tôi cũng hay "chém gió" với các bạn.

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

Đáp án kỳ thi JLPT tháng 07 năm 2019 (kì thi "Nô" lệ tiếng Nhật)

Ngày thi: Ngày 7 tháng 7 năm 2019, chủ nhật
>>Gợi nhớ đề N1 >>Gợi nhớ đề N2

Làm thế nào để thi tốt? Hãy nghiên cứu kỹ cấu trúc kỳ thi và có chiến lược thi tốt. Bài viết này là để đăng kết quả kỳ thi JLPT kỳ này ngay khi có trên mạng. Tại đây chỉ có đáp án không có đề thi (đề thi sẽ bị thu lại).

Chú ý khi đi thi: Để có thể đọ đáp án và tính điểm bạn cần phải ghi lại được câu trả lời của mình (xem bài hướng dẫn). Tuy nhiên, nhiều khả năng bạn không được mang giấy nháp vào phòng thi do đó hãy ghi lên phiếu dự thi chẳng hạn (vì thường phiếu dự thi sẽ cầm về). Nên ghi theo thứ tự câu hỏi ví dụ câu 1 phần kiến thức ngôn ngữ bạn chọn đáp án 3 thì có thể ghi là K1.3 chẳng hạn. Sau khi đi thi về xem ở đây có kết quả chưa và tính điểm của bản thân.

RA MẮT CÔNG CỤ TÍNH ĐIỂM JLPT MỚI 2018!!

Kiến thức về JLPT
>>Chiến lược thi JLPT điểm cao (2012)
>>Mọi điều bạn cần biết về JLPT (Sea)
>>Cách tự tính điểm JLPT gần đúng (2012)
>>Cách ghi lại câu trả lời khi đi thi JLPT (hướng dẫn mới 2018)
>>Tham khảo: Đáp án kỳ thi JLPT tháng 7/2018
Chuyên đề JLPT
>>Kỳ thi JLPT đã thay đổi cách ra đề như thế nào?
>>Chiến lược thi đọc hiểu (DOKKAI) tốt là gì?
>>Chiến lược thi nghe hiểu (CHOUKAI) và 3 BÍ QUYẾT nghe hiểu

ĐÁP ÁN KỲ THI NĂNG LỰC NHẬT NGỮ THÁNG 07/2019
JLPT EXAM ANSWER 07/2019

Đáp án từ N1 tới N5 (theo thứ tự N1, N2, N3, N4, N5). Ghi chú: Đây chỉ là đáp án tham khảo, không đảm bảo chính xác 100%. Ngoài ra, điểm còn được chuẩn hóa. Tham khảo cách tính điểm JLPT gần đúng của Saromalang ở bài viết trên.

Có thể có truy cập tập trung số lượng lớn nên các bạn cần kiên nhẫn. Khi có đáp án nào sẽ thông báo tại Facebook Page của Saromalang nên các bạn hãy like page sẵn.

Đáp án bên dưới ↓↓↓

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

"Con anh chị cũng giỏi chứ không phải không"

Để kiếm được tiền từ việc học giỏi tiếng Nhật, bạn phải dịch tốt. Dịch Nhật sang Việt đã khó, dịch Việt sang Nhật còn khó gấp bội.

Muốn dịch tốt thì phải có khả năng "viết văn hàn lâm" (academic writing). Đây là chỗ nhiều người thất bại. Nếu không viết văn hàn lâm được sẽ không được đánh giá cao và khó mà nâng giá dịch lên được.

Ví dụ dịch Nhật sang Việt, thì tiếng Việt bạn phải viết được theo lối hàn lâm, chứ không phải lối nói thông thường. Vì thế một người qua trường lớp (dù không phải ngành ngôn ngữ hay dịch thuật) thường dịch tốt hơn là một người chỉ giao tiếp tốt.

Đấy là Nhật sang Việt, vẫn tương đối dễ. Hơn nữa người Nhật họ cũng chẳng kiểm tra được. Nhưng dịch Việt sang Nhật thì sao? Bạn phải hiểu được tiếng Việt đã, sau đó viết được câu văn tiếng Nhật ở dạng hàn lâm.

Đây là cách làm:

Đọc hiểu tiếng Việt => Viết lại câu văn (trong đầu vv) => Dịch ra tiếng Nhật hàn lâm

Việc này thực sự khó. Nhưng đây là thế mạnh của tôi. Tôi dịch văn bản pháp luật tiếng Việt ra tiếng Nhật bình thường không khó khăn mấy.

Tôi lấy ví dụ câu này:
"Con anh chị cũng giỏi chứ không phải không."

Câu này thì dịch thế nào? Trước hết là phải hiểu SẮC THÁI của câu này đã. Vấn đề là khi chúng ta nói câu này, chúng ta TƯỞNG nó là tốt nhưng thực ra nó là không tốt.

Tôi ví dụ khi bạn muốn bán một căn hộ chung cư và bạn quảng cáo thế nào:
"Giá chỉ từ 2 tỉ một căn."

Chúng ta đều thường tưởng câu này là tốt, nghĩa là giá rẻ và nên mua. Nhưng thực ra từ "chỉ" ở đây lại không tốt, và khó bán hơn. Vì khi nói từ "chỉ" này thì mọi người đều sẽ có ấn tượng (trong tiềm thức) là bạn cần bán, thành ra họ sẽ nghĩ bạn đang cố bán cho họ với giá cao. Việc đó kích thích họ mặc cả.

Đấy không phải là câu quảng cáo tốt. Thà bạn chỉ viết "Giá từ 2 tỉ một căn" thì còn tốt hơn nhiều.

Câu "Con anh chị cũng giỏi chứ không phải không" tưởng là khen con cái đối phương nhưng nghĩ lại thì chưa chắc là khen.

Câu này trước hết có chữ "cũng" nghĩa là có sự thỏa hiệp ở đây. Kiểu như "Em cũng xinh đấy/Anh cũng giỏi đấy", có sự thỏa hiệp nghĩa là bạn không nghĩ đối phương thực sự xinh hay giỏi, chỉ kha khá như thế thôi.

"Giỏi chứ không phải không" là một sự so sánh giữa "giỏi" và "không giỏi".

Câu này nghĩa là: Nếu phải chọn một trong hai giữa "giỏi" hay "không giỏi" thì tôi chọn "giỏi".

Tức là con anh chị nếu đem ra cân nhắc xem giỏi hay không giỏi thì vẫn ở phía giỏi.

Tức là trong thâm tâm người nói chỉ nghĩ là người này đang ở ranh giới giỏi hay không giỏi mà thôi, chứ cũng không đánh giá cao gì.

Chẳng phải trước mặt khen thế, sau lưng lại chê bai nói xấu hay sao??

Rõ ràng không phải là cách giao tiếp tốt. Nếu chúng ta không nghĩ ai đấy giỏi thì đừng nói gì cả.

Vậy dịch sang tiếng Nhật như thế nào?

Đây là cách dịch (bôi để xem):

あなたの子供はどちらかを言うと上手なほうです。
あなたの子供は上手か上手うじゃないかを言うと上手なほうです。

Dịch Việt Nhật cũng hay chứ không phải không.

Hết.
Takahashi

Học giỏi ngoại ngữ và bắt đầu kiếm tiền

Lâu nay tôi không viết bài trên đây mấy vì dạo này thấy tài liệu, cách học cũng vô vàn. Phương pháp nào cũng hứa hẹn "hack não" học ít hiểu nhiều cả. Những người học nhiều phương pháp, nhiều tài liệu thì mãi không giỏi.

Ngược lại, những người chuyên tâm một phương pháp thì lại giỏi.

Tôi gặp khá nhiều người học giỏi cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật, vì một khi bạn đã giỏi tiếng Anh thì cũng sẽ giỏi tiếng Nhật.

Tôi tiếng Anh không tệ, riêng về dịch thuật thì còn có thể viết văn hàn lâm (academic writing) nên vẫn làm công việc dịch tiếng Anh bình thường.

Tóm lại thì không phải là học theo phương pháp nào, sách nào, mà bạn phải QUYẾT ĐỊNH là học giỏi ngoại ngữ, ví dụ tiếng Nhật.

Giống y như kiểu làm giàu vậy, đọc quá nhiều sách, học quá nhiều phương pháp nhưng vẫn không làm, hoặc không làm được, hoặc không có thời gian làm (vì còn mải học) thì chắc chắn không làm giàu được.

Làm giàu bằng ngôn ngữ? Đây là nghề tương đối dễ dàng. Nếu bạn học giỏi ngoại ngữ thì kiếm tiền không khó lắm đâu.

Nhưng kiếm tiền bằng ngoại ngữ thế nào?

Bạn phải có một trong hai khả năng sau:
- Dịch văn bản (phiên dịch/dịch thuật)
- Dịch nói (thông dịch)

Như vậy, việc giỏi ngoại ngữ không chỉ đánh giá bằng bằng cấp mà quan trọng là bạn phải dịch tốt. Dịch tốt thì mới thành nghề được, còn ngôn ngữ chỉ là công cụ giao tiếp.

Điểm khác giữa một người dịch tốt và một người dịch không tốt là gì (tức là giữa một người học giỏi và một người học không giỏi)?

Đó là tư duy về ngôn ngữ, khả năng so sánh và diễn đạt. Như thế, việc học giỏi ngoại ngữ cần bạn phải tư duy tốt và diễn đạt ngôn ngữ mẹ đẻ tốt trước.

Nếu bạn diễn đạt dở, bạn không thể phát triển thành nghề dịch, do đó mà khó kiếm được tiền từ việc giỏi ngoại ngữ.

Ngược lại, nếu bạn giỏi ngoại ngữ thì dù làm việc gì bạn kiếm tiền khá dễ.

Vì nhu cầu dịch thì thời nào cũng rất nhiều và đòi hỏi người dịch giỏi.

Bạn có thể vừa làm việc bạn đang làm, vừa làm tay trái nghề dịch (dịch viết hay dịch nói).

Trước hết là phải tra từ điển

Muốn dịch tốt (ở đây nói chủ yếu về dịch viết) thì phải biết tra từ điển và bám sát vào từ điển đáng tin cậy. Tức là phải có "phẩm cách dịch giả" thì mới có thể thành chuyên gia, từ đó kiếm tiền được.

Sợ nhất là những người "nghĩ mình giỏi" và dịch đại khái mà không tra từ điển. Như thế thì không thể nào phân biệt được "sắc thái" những từ gần nghĩa với nhau. Hai từ khác nhau dịch ra cùng một từ, hay một từ lại dịch ra hai từ khác nhau vv.

Thói quen tra từ điển (tất nhiên là tiếng Nhật) là thói quen của người học giỏi tiếng Nhật và không phải là thói quen của người học không giỏi tiếng Nhật. Nếu chỉ học ăn sẵn kiểu bảng từ vựng đã dịch sẵn rồi thì đương nhiên là không giỏi được (vì chỉ là học máy móc chứ không phải học tư duy ngôn ngữ).

Để học giỏi thì bạn phải có thói quen tra từ điển và dịch những thứ bạn đọc trước. Chẳng mấy mà bạn sẽ giỏi và có thể kiếm tiền từ nghề dịch.

Nếu khéo có thể kiếm được khá nhiều tiền. Ngoài ra, nếu bạn làm một nghề tay phải, và có thêm nghề tay trái là nghề dịch thì bạn khá vững chắc về tài chính.

Cuộc sống cũng sẽ thú vị hơn nhiều vì bạn sẽ học và đọc được nhiều lĩnh vực, lĩnh hội cái hay của nó để phát huy trong công việc và cuộc sống. Bạn là người có kiến thức rộng nên sau này kinh doanh hay làm gì cũng sẽ dễ dàng.

Nhưng đấy là sau khi học giỏi ngoại ngữ đã.
Takahashi

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Sanshiroh

Sanshiroh (三四郎, Tam Tứ Lang) cũng là một tiểu thuyết của Natsume Soseki mà bạn có thể đọc miễn phí (do hết thời hạn bản quyền) trên Aozora.

Sanshiroh là một anh chàng từ quê lên Tô-đai (đại học Tokyo) để học đại học. Trên đường đi tàu lên Tokyo do điều kiện khách quan mà anh ngủ chung mùng với một cô gái, nhưng anh cực kỳ tử tế nên không lấn một li nào cả.

Đến lúc cô gái xuống tàu ...

三四郎は鞄と傘を片手に持ったまま、あいた手で例の古帽子を取って、ただ一言、
「さよなら」と言った。女はその顔をじっとながめていた、が、やがておちついた調子で、
「あなたはよっぽど度胸のないかたですね」と言って、にやりと笑った。

Khi anh chào tạm biệt cô gái thì cô gái nói rằng "Anh đúng là một người quá thiếu can đảm nhỉ".

Việc này làm anh suy nghĩ mãi trên đường đi ...

元来あの女はなんだろう。あんな女が世の中にいるものだろうか。女というものは、ああおちついて平気でいられるものだろうか。無教育なのだろうか、大胆なのだろうか。それとも無邪気なのだろうか。要するにいけるところまでいってみなかったから、見当がつかない。思いきってもう少しいってみるとよかった。けれども恐ろしい。別れぎわにあなたは度胸のないかただと言われた時には、びっくりした。二十三年の弱点が一度に露見したような心持ちであった。親でもああうまく言いあてるものではない。

Anh không thể hiểu nổi người phụ nữ ấy là như thế nào. Vì bản chất của anh chỉ là "con ngoan trò giỏi" mà thôi.

Rõ ràng, mọi người trên đời này mong chờ nhiều hơn thế. Họ chỉ muốn chơi trò săn mồi và làm con mồi. Hóa ra, nhân dân ngoài kia sống vô cùng thực tế.

Tiểu thuyết mô tả cuộc sống của Sanshiroh khi anh đã vào học Tô-đai (và được tung hô lên mây xanh) và những xung đột giằng xé của anh trong vấn đề yêu đương, học vấn, gia đình.

Nếu bạn không có nhiều thời gian, thì đọc cốt truyện trên Wikipedia cho nhanh.

Ở đây tôi nói lại câu tổng kết là:

男は度胸、女は愛嬌
Otoko wa dokyou, onna wa aikyou
Nam giới hơn nhau ở lòng can đảm, phụ nữ hơn nhau ở nét yêu kiều

Vấn đề về ế chính là: 男は度胸無し、女は愛嬌無し

Trong trò chơi ái tình, phụ nữ chỉ đóng vai con mồi và thường "bật đèn xanh", chỉ đường cho thợ săn đi săn họ. Vì bản chất cuộc đời là thế.

Học vấn hàn lâm làm mọi người lạc lối. Vì thế, con ngoan trò giỏi cơ bản không phải là động vật săn mồi mà chỉ là động vật ăn cỏ. Vì họ quá nhút nhát. Ở cạnh họ rất ức chế vì xác suất cao là họ chẳng làm gì.

Nhất là mấy người học Tô-đai, Waseda hay đại loại thế. Chẳng có ích lợi gì trong cuộc đời.

Về sau, Sanshiroh vướng vào lưới tình của Mineko một cô gái giàu có, xinh đẹp và bị cô này lửng lơ con cá vàng. Cuối cùng cũng chẳng nên cơm cháo gì.
Takahashi

Botchan

Botchan (坊ちゃん) có nghĩa là quý tử, cậu ấm hay công tử bột (tra từ điển). Đây là tiểu thuyết của Natsume Soseki rất nổi tiếng. Trong tiểu thuyết này thì botchan là một cậu ấm được coi là điển hình của người Edo (江戸っ子 Edokko) tức là hào hiệp, nghĩa khí nhưng hơi ... phổi bò.

Đây là câu đầu trong tiểu thuyết:

親譲りの無鉄砲で小供の時から損ばかりしている。小学校に居る時分学校の二階から飛び降りて一週間ほど腰を抜かした事がある。なぜそんな無闇をしたと聞く人があるかも知れぬ。
Tạm dịch:
Từ nhỏ tôi toàn bị thua thiệt do tính phổi bò thừa hưởng từ cha mẹ. Khi còn ở trường tiểu học, tôi từng nhảy từ tầng hai của trường xuống nên bị trật lưng tầm một tuần. Có thể là sẽ có người hỏi rằng sao lại làm việc bừa bãi như thế.

Vì thời hạn bản quyền hết nên bạn có thể đọc cả tiểu thuyết miễn phí trên mạng. Bằng cách đọc tiểu thuyết bạn sẽ có thể học rất nhiều từ hay (nếu bạn dịch được) và có thể hiểu được tâm hồn, văn hóa của người Nhật.

Bạn có thể đọc Botchan tại Aozora.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019

Chuyển chữ khổ rộng (全角 zenkaku) và chữ khổ hẹp (半角 hankaku)

Trong tiếng Nhật có một số ký tự có hai phiên bản (trên máy tính vv): Chữ khổ rộng (bề rộng toàn phần) gọi là 全角 zenkaku (toàn giác) và chữ khổ hẹp (bề rộng bán phần) gọi là 半角 hankaku (bán giác).

Chữ không có hankaku: Chữ kanji và hiragana.

Chữ có zenkaku và hankaku:

Chữ katakana ví dụ: あかさたなはまわらやがざだばぱ <=> アカサタナハマワラヤガザダバパ
Chữ latin ví dụ: ABCDEFghijkl <=> ABCDEFghijkl
Chữ số: 0123456789 <=> 0123456789
Ký tư, ví dụ: !@#$% <=> !@#$%

Mục đích của chữ khổ hẹp (bề rộng bán phần) hankaku có lẽ là để tiết kiệm không gian, để ghi được nhiều hơn.

Còn mục đích của chữ latin (roomaji) hay ký tự tiếng Anh có chữ khổ rộng (bề rộng toàn phần) zenkaku là để khi viết cùng tiếng Nhật thì kích thước sẽ chuẩn hơn và không bị xô lệch do sai nhau về kích thước, tức là về thẩm mỹ khi in ấn vv.

Đây là bảng đối chiếu chữ 全角 zenkaku và chữ 半角 hankaku tại Saromalang:



Ngoài ra, đây là công cụ chuyển giữa full-width (zenkaku) và half-width (hankaku):

Full-width to Half-width: https://my.meonn.com/henkan.php?m=zen2han
Half-width to Full-width: https://my.meonn.com/henkan.php?m=han2zen

Cách dịch 全角 zenkaku) và (半角 hankaku) sang tiếng Việt

全角: bề rộng toàn phần, bề rộng bình thường, bề rộng đầy đủ, cỡ bình thường, khổ rộng, cỡ đủ
English: full-width, full-size

半角: bề rộng bán phần, bề rộng hẹp, cỡ hẹp, cỡ bán, khổ hẹp
English: half-width, half-size

Takahashi

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Chuyển tên tiếng Việt sang tên katakana - công cụ tốt nhất 2019

Bạn muốn chuyển tên tiếng Việt qua tên katakana hoàn toàn tự động? Đây là công cụ để làm như thế.

Công cụ chuyển tên tiếng Việt sang katakana tốt nhất 2019:

https://my.meonn.com/vi2kata.php

Bạn chỉ cần nhập tiếng Việt có dấu hay không dấu và bấm nút chuyển. Màn hình trông như thế này:


Trong ví dụ này tôi sử dụng một câu mẫu:

原文(ベトナム語文): Đứng dang tay trước núi non hùng vĩ, giang sơn cẩm tú.
推薦(お名前用など): ドゥン ザン タイ チュオク ヌイ ノン フン ヴィ、ジャン ソン カム トゥ。 Copy
簡単(南部方言など): ドゥン ジャン タイ チュオク ヌイ ノン フン ヴィ、ジャン ソン カム トゥ。 Copy
中庸(中部方言など): ドゥーン ザーン ターイ チュオク ヌイ ノン フーン ヴィー、ジャーン ソン カム トゥー。 Copy
複雑(北部方言など): ドゥング ザング ターイ チュオック ヌイ ノン フング ヴィー、ザング ソン カム トゥー。 Copy
原文 (nguyên văn) là câu gốc tiếng Việt, có dấu hoặc không dấu.
推薦 là tên katakana khuyến khích sử dụng vì sự đơn giản, ngắn gọn, thích hợp dùng cho chuyển tên riêng tiếng Việt (tên người Việt, tên địa danh) sang tiếng Nhật.
簡単 là cách phát âm đơn giản, ví dụ phương ngữ miền nam Việt Nam.
中庸 là cách phát âm trung dung, ví dụ phương ngữ miền trung Việt Nam.
複雑 là cách phát âm phức tạp, ví dụ phương ngữ miền bắc Việt Nam.

Tất nhiên, phương ngữ chỉ là tương đối mà thôi. Với mỗi tên hay câu tiếng Việt, bạn có 4 lựa chọn để sử dụng sao cho phù hợp nhu cầu của bản thân.

Ngoài ra, bạn có thể gõ tiếng Việt có dấu hay không dấu. Trường hợp tiếng Việt không dấu, để gõ chữ "đ" thì bạn phải gõ "dd", vì "d" sẽ được hiểu là d (z). Nếu bạn gõ "dz" thì cũng hiểu là "d" (tức "z").

Sau khi chuyển xong, bạn không cần chọn để copy mà chỉ cần ấn vào nút Copy tương ứng để sao câu katakana đã chuyển nên vô cùng tiện lợi.

Hơn nữa, về dấu cách giữa các từ, bạn có thể chọn theo sở thích là dấu cách tiếng Nhật, dấu cách tiếng Anh, dấu chấm giữa dòng (・, middle dot) hay là dấu gì tùy thích (chọn nút radio "Other").

Trường hợp bạn không muốn có dấu cách, thì chọn "Other" rồi không gõ dấu gì vào ô sau đó.

Từ nay, bất kỳ ai cũng có thể tự chuyển tên tiếng Việt hay câu tiếng Việt của mình sang tiếng Nhật katakana hoàn toàn tự động và dễ dàng.
Takahashi

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Xác nhận cách gõ tiếng Nhật với Microsoft IME

NEW Tra cách gõ tiếng Nhật nhanh chóng tại đây

Cách mở Romaji-Kana conversion table của Microsoft IME trong Windows 10.


1. Mở một trình soạn thảo văn bản (hoặc mở Chrome vv), focus con trỏ vào để soạn thảo.
2. Nhấp phải chuột vào A hoặc あ của thanh ngôn ngữ tiếng Nhật chọn 'Properties'.
3. Ở 'IME input mote notification' nhấp nút 'Advanced'
4. Tab 'General':
Romaji/Color template > Romaji template: > Microsoft IME > 'Advanced'

Ở cửa sổ 'Settings' mở ra chọn tab 'Romaji-Kana conversion'.

Bạn cũng có thể assign (phân công) tổ hợp phím để IME ON/OFF (bật tắt IME tiếng Nhật) ở tab 'Keyboard' trong màn hình trên. Thường thì ở bàn phím (cứng) tiếng Nhật có phím 半角/全角 để chuyển chế độ gõ tiếng Nhật và tiếng Anh nhưng các bàn phím tiếng Anh mà chúng ta dùng thì không có.

Thay vào đó tổ hợp chúng ta dùng là: Alt + ~.

Tại đây bạn có thể phân công tổ hợp phím khác để bật và tắt IME tiếng Nhật (bộ gõ tiếng Nhật):


Để thí nghiệm, tôi đặt tổ hợp IME ON/OFF này là Ctrl + \.

Như vậy, lúc này tôi có thể chuyển giữa chế độ gõ tiếng Nhật và tiếng Anh bằng một trong hai cách:

Alt + ~ hoặc Ctrl + \.

Takahashi

Trang web học tiếng Nhật đọc manga

Tôi mới tìm ra trang web này, dùng để tra cách đọc kanji và còn dịch luôn ra tiếng Anh nữa. Rất thích hợp với bạn nào đọc truyện hay manga.

Trang web: https://j-talk.com/convert

Bạn nhập câu tiếng Nhật vào, nhấn nút Convert và trang web sẽ phân tích câu kèm cách đọc mỗi từ đồng thời còn cung cấp cả bản dịch tiếng Anh nữa:


Với các bạn không biết tiếng Nhật mà vẫn muốn đọc tiếng Nhật, thì bên cạnh Google Dịch, trang này có lẽ sẽ thú vị.

Chúc vui!
Takahashi

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

Một số chữ lạ trong tiếng Nhật

Chúng ta cùng nhau ôn lại Cách gõ chữ nhỏ, dấu câu, ký tự đặc biệt trong tiếng Nhật (hoặc truy cập từ trang INPUT). Trong bài này tôi sẽ nói về những chữ lạ trong tiếng Nhật.


Chữ ゑ (katakana: ヱ)

Chúng ta hay thấy chữ này trên nhãn bia ゑびす Ebisu. Chữ này là chữ cổ đọc là うぇ WE nhưng trong tiếng Nhật hiện đại thì đọc giống như え E.

Hiragana: ゑ
Katakana: ヱ

Để gõ chữ này thì gõ WE. Nguồn gốc chữ này là từ chữ Hán 恵 HUỆ (trong tiếng Nhật đọc là E).

Chữ ゐ (katakana: ヰ)

Hiragana: ゐ
Katakana: ヰ

Đây là chữ うぃ WI cổ, trong tiếng Nhật hiện đại đọc như い I.

Cách gõ: WI

Nguồn gốc của chữ này là chữ kanji 井 (tỉnh), tức là "giếng (nước)", vì "giếng" trong tiếng Nhật đọc là "i".

井の中の蛙大海を知らず i no naka no kaeru, taikai wo shirazu
Ếch ngồi đáy giếng (con ếch trong giếng không biết gì đến biển lớn)
Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung

Chữ lặp chữ cổ ゝ (katakana: ヽ) và ゞ (katakana: ヾ) (cho âm đục)

Ví dụ:
ここ → こゝ
バナナ → バナヽ
くっつける → くつゝける

Hiện thường dùng trong tên riêng:
学問のすすめ → 学問のすゝめ
こころ → こゝろ
ああ上野駅 → あゝ上野駅
いすず自動車 → いすゞ自動車
みすず飴 → みすゞ飴

Lặp âm đục:
づつ → づゝ
ぶぶ漬け → ぶゞ漬け

Cùng với 々 (lập chữ kanji), chúng được gọi là 踊り字:
時時 → 時々(ときどき)
刻刻 → 刻々(こくこく)
明明白白 → 明々白々(めいめいはくはく)
赤裸裸 → 赤裸々(せきらら)
代代木 → 代々木(よよぎ)
複複複線 → 複々々線(ふくふくふくせん)
小小小支川 → 小々々支川(しょうしょうしょうしせん)

Dấu âm đục (゛) và âm bán trong (hay bán đục) (゜)

Ví dụ ば có thể viết tách thành は và ゛: ば = は゛
ば có thể viết tách thành は và ゜: ば = は゜

Khi xử lý điện toán ngân hàng vv, thường viết như thế. Lý do? Là để tìm kiếm cho dễ, ví dụ HA và BA thì đều tìm chung ở hàng HA. Cơ bản là để sắp xếp và tìm kiếm vv.

Cách gõ:
Dấu âm đục ゛(濁点): " (dấu nháy kép + chuyển đổi)
Dấu âm bán trong ゜(半濁点): ' (dấu nháy đơn + chuyển đổi)

Danh sách các ký tự lạ khác trong tiếng Nhật

Viết theo dạng Hiragana (katakana):
わ゙ (katakana: ヷ): ヴァ (va)
ゐ゙ (katakana: ヸ): ヴィ (vi)
ゔ (katakana: ヴ): ヴ (vu)
ゑ゙ (katakana: ヹ): ヴェ (ve)
を゙ (katakana: ヺ): ヴォ (vo)

Chữ ヴ thì là chữ thường dùng để chỉ âm V vì tiếng Nhật gốc vốn không có âm V, ví dụ

Việt Nam = ヴィエトナム (do không có âm V nên thường người Nhật gọi VN là ベトナム Betonamu).

Chúc vui!
Takahashi

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

Quốc tự (国字 kokuji) trong tiếng Nhật

Quốc tự (国字) là những chữ kanji (hán tự) được tạo ra tại Nhật Bản và còn được gọi là 和字 (Hòa tự) hay 和製漢字 (Hòa chế hán tự), lưu ý là 和 Hòa ở đây là chỉ người Nhật, là cách người Nhật tự gọi bản thân (như kiểu người Việt Nam gọi mình là "người Việt"). Người Hòa có nghĩa là người Nhật.

Có 10 chữ kokuji trong bảng thường dụng hán tự:
匂, 働, 塀, 峠, 込, 枠, 栃, 搾 (※ có nơi không coi là quốc tự), 畑, 腺

Dưới đây S sẽ phân tích từng chữ.

匂 là chữ gì?

Chữ 匂 này là quốc tự tiếng Nhật, nghĩa là 匂い nioi, hay 匂う niou tức là mùi, hương, mùi hôi hay bốc mùi. S đặt âm Việt của 匂 là MÙI.

Thường chữ này chỉ mùi khó chịu.

働 là chữ gì?

働 là quốc tự tiếng Nhật chỉ làm việc, lao động. S đặt âm Việt của 働 là ĐỘNG.

Chữ này là 働く làm việc, 労働 lao động.

Chú ý là chữ LAO ĐỘNG này khác với "lao động" trong tiếng Trung (勞動), vì "lao động" trong tiếng Trung sẽ sử dụng chữ 動 ĐỘNG là chuyển động không có bộ Nhân đằng trước.

塀 là chữ gì?

塀 là quốc tự tiếng Nhật chỉ hàng rào, rào xung quanh, S đặt âm Việt của 塀 là RÀO.

込 là chữ gì?

込 là quốc tự tiếng Nhật chỉ chứa đựng, chứa đầy, chất chứa, S đặt âm Việt của 込 là CHỨA.

Ví dụ 人込み đám đông (chứa nhiều người)
心を込めて với tất cả tấm lòng

Dù trong tiếng Trung cũng có chữ này nhưng không sử dụng.

枠 là chữ gì?

枠 là quốc tự tiếng Nhật chỉ bộ khung hay khuôn khổ. S đặt âm Việt của 枠 là KHUNG.

栃 là chữ gì?

栃 là quốc tự tiếng Nhật chỉ cây dẻ ngựa (horse-chesnut) Nhật Bản, S đặt âm Việt của 栃 là DẺ.

搾 là chữ gì?

搾 là quốc tự tiếng Nhật chỉ ép, vắt (squeeze), tuy nhiên trong tiếng Trung cũng có chữ 搾 TRÁ với nghĩa tương tự nên chữ này gọi là TRÁ.

畑 là chữ gì?

畑 là quốc tự tiếng Nhật chỉ đồng ruộng nhưng không có nước (để trồng lúa) thường là ruộng khô để trồng cây màu ví dụ ruộng bắp cải, ruộng dứa vv.

Có một chữ khác nữa là 畠 (ghép từ 白 Bạch và 田 Điền) cũng là hatake.

畑 là ghép từ 火 Hỏa và 田 Điền.

S đặt âm Việt cho chữ 畑 này là RUỘNG hay RẪY.

腺 là chữ gì?

腺 là quốc tự tiếng Nhật chỉ các tuyến giải phẫu trong cơ thể, dùng tiết dịch, dù được coi là quốc tự nhưng trong tiếng Trung cũng có chữ TUYẾN với nghĩa giống như thế. Gọi chữ này là TUYẾN.

Trên đây là 10 chữ kokuji thường dùng nhất trong tiếng Nhật có mặt trong Bảng kanji thường dùng của Nhật Bản. Để xem danh sách đầy đủ 217 chữ bạn hãy xem trang Danh sách 国字 (kokuji).

Để tra chi tiết các chữ này, hãy dùng từ điển tra kokuji:
http://my.meonn.com/kokuji.php

Takahashi

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

"Kusatte mo tai"

腐っても鯛 Kusatte mo tai

Câu này nghĩa đen có nghĩa là "cho dù có hư (ươn) thì vẫn là cá điêu hồng".
Cá điêu hồng rất được coi trọng ở Nhật vì có vị ngon, màu đẹp, hình dáng đẹp và thường là biểu tượng của chiến thắng hay việc đáng chúc mừng (めでたい medetai).

Có lẽ việc "đáng chúc mừng" medetai được liên hệ với cá điêu hồng là ở chữ "tai" đồng âm.

Bạn có thể xem thêm về 鯛はなぜめでたいのか vừa để luyện tiếng Nhật luôn.
めでたい食べ物といえば「鯛」。
日本人は、考古学で縄文人が食べていたことが推察されるほど、古くから鯛を食べ、神話には赤女(アカメ)という名前で登場し、平安時代の延喜式には平魚(タイラウオ)という名で登場するほど、日本の歴史の中にもたびたび出てきます。
鯛が祝膳にのるのは、「めでたい」の「たい」が「鯛」に通じることは有名ですが、赤色や姿が美しく、魚は一般的に短命にあるにもかかわらず、マダイは、40年も生きる長命のものもあるそうです。
Vậy dịch "腐っても鯛 Kusatte mo tai" ra tiếng Việt như thế nào cho phù hợp?
Vì người Việt đâu có coi trọng cá điêu và không coi cá điêu hồng là điều gì đáng chúc mừng. Dù bạn dịch là "dù ươn vẫn là cá điêu hồng" thì chẳng ai hiểu cả.

Cũng có thể diễn tả thế này:

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Học tiếng Nhật N0: Tra cả từ đã biết

Để giỏi tiếng Nhật thì bắt buộc phải tra từ điển. Một người không tra từ điển không thể tiến xa trong việc học ngoại ngữ.

Vì sao phải tra từ điển?

Để biết cách giải thích một từ tiếng Nhật bằng tiếng Nhật đơn giản là thế nào, từ đó nâng cao khả năng ngôn ngữ. Ngoài ra, do một từ được giải nghĩa bằng các từ tương đồng, gần nghĩa hay đồng nghĩa nên bạn sẽ "học một biết mười". Bạn còn có thể phân biệt được sắc thái của các từ gần nghĩa với nhau.

Khi tra từ điển, bạn sẽ học được cả một "chùm" từ đồng nghĩa, gần nghĩa.

Đặc biệt, người học trình độ N0 sẽ tra cả từ mình đã biết.

Vì chưa chắc đã biết hết nghĩa của nó.

Ví dụ:

店の灰皿を一つ温める

温める atatameru thường ai cũng biết là làm cho ấm lên, hoặc hâm nóng (mối quan hệ vv). Như vậy câu trên có phải là "làm nóng một cái gạt tàn của cửa hàng"?

Nghe không ổn lắm. Đây là nghĩa của 温める atatameru:
あたた・める [4] 【暖める・温める】
( 動マ下一 ) [文] マ下二 あたた・む
①  熱を加えて適度な温度にまで上げる。 ⇔ 冷やす 「部屋を-・める」 「牛乳を-・める」 「ベンチを-・める(=選手ガ試合ニ出ラレズ控エノママデイル)」
②  公表せず自分の手もとにおく。 「数年来-・めていた構想」
③  (「旧交を―・める」の形で)昔の親密なつきあいを回復する。
④  こっそりと自分のものにする。 「店の灰皿を一つ-・める」
Trong nghĩa số 4 thì nghĩa là bạn bí mật không cho người khác biết mà lấy về làm của riêng.

Tức là ATATAMERU có nghĩa là "thủ, thó trộm".

Ở đây là thó trộm cái gạt tàn của cửa hàng về làm của riêng.

Bằng cách tra từ, bạn sẽ học được nhiều cách diễn đạt hay.
Takahashi

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Kết quả thi J-Cat và nhận xét

Tôi mới làm thử J-CAT lần thứ nhất và đây là kết quả:


J-CAT gồm có 4 phần là Nghe, Từ vựng, Ngữ pháp và Đọc, mỗi phần tối đa 100 điểm, tổng tối đa là 400 điểm.

Đây là xếp hạng (từ Scoresheet dạng PDF):


Điểm số là 307/400 = khoảng 77%. Xếp hạng thì vẫn là Advanced (thượng cấp) nhưng điểm số như vậy không phải là cao.

Nhận xét: Âm thanh rõ nét, dễ nghe và dễ lấy điểm. Phần từ vựng thời gian khá ngắn nên phải làm nhanh và quan trọng là phải nhìn thời gian, tôi không để ý nên bị lỡ mất một câu không làm.

Các phần đều không có gì quá khó tuy nhiên thời gian khá eo hẹp, một số câu (nhất phần đọc hiểu) cũng khá "vòng vo" nên dù đọc hiểu vẫn đắn đo không biết chọn câu nào.

Nhiều câu sợ hết thời gian nên chọn đại.

Thời gian thi của tôi là tầm 65 ~ 70 phút. Theo như tài liệu giới thiệu thì thời gian thì sẽ biến thiên từ 45 tới 90 phút.

Các bạn hãy thử sức xem sao nhé.
Takahashi

Giới thiệu và hướng dẫn cách đăng ký thi J-CAT (hiện tại miễn phí)

J-CAT là viết tắt của Japanese Computerized Adaptive Test, một dạng kiểm tra năng lực tiếng Nhật giống như TOEFL trong tiếng Anh, thi trên máy tính của bạn qua mạng Internet.

Trang web: http://www.j-cat.org/

Hiện tại, ai cũng có thể đăng ký thi miễn phí nhưng chỉ được 1 lần cho mỗi 6 tháng. Từ tháng 4 năm 2020, kỳ thi này sẽ được tính phí. Nếu thi liên tục từ nay thì chúng ta có thể thi miễn phí được 3 lần nữa.

Ví dụ: Tháng 1/2019 thi một lần, tháng 7/2019 thi một lần (6 tháng sau), tháng 1/2020 thi một lần => Tổng: 3 lần.

Thông báo sẽ thu ví từ tháng 4 năm 2020 (trên homepage):
J-CATは2020年4月から一般社団法人日本語教育支援協会が主催し、有料になります。

Để đăng ký thi J-CAT bạn cần đăng ký tài khoản bằng email, sau đó, trong vòng 72 giờ thì password gồm 6 con số sẽ gửi tới email đăng ký. (Trường hợp của Saromalang là sau 3 ngày.)

Nếu quá 72 giờ mà bạn không nhận được đăng ký thì phải kiểm trả cả thư mục Spam (thư rác) nhé. Trường hợp của Saromalang thì không bị vào thư rác nhưng có bạn đã bị.

Để đăng ký tài khoản, bạn mở trang web J-CAT và nhấp vào nút: 個人受験 For Individual:


Sửa lỗi Flash Player khi đăng ký J-CAT

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

Cách bỏ dấu tiếng Việt kiểu cũ và kiểu mới

Cách bỏ dấu tiếng Việt kiểu cũ:
òa, óa, ỏa, õa, ọa
òe, óe, ỏe, õe, ọe
ùy, úy, ủy, ũy, ụy

Cách bỏ dấu kiểu mới:
oà, oá, oả, oã, oạ
oè, oé, oẻ, oẽ, oẹ
uỳ, uý, uỷ, uỹ, uỵ

Tuy nhiên, các vần mà có 3 nguyên âm hoặc có phụ âm cuối sẽ như nhau. Ví dụ:
oèo, uỷu, oáy, oái
oàn, uýt, oẹt, oạm

Xem: Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ

Tôi ủng hộ bỏ dấu kiểu cũ vì nhìn đẹp hơn. Hiện nay bộ gõ của Google cho Android thì áp dụng cả hai kiểu ví dụ "hoá" nhưng lại "túy".

Nếu chỉ đọc thì ai cũng hiểu nhưng khi dùng chương trình máy tính để xử lý thì ví trí bỏ dấu thanh (thanh điệu tiếng Việt) có thể sẽ gây ra rắc rối. Do đó, phải viết hàm số chuyển đổi thành tiếng Việt chuẩn trước khi thực hiện thao tác xử lý nào.

Nếu muốn tạo ra một chương trình thông minh thì phải rà soát được lỗi chính tả từ đó phán đoán ra chữ đúng.

Tôi sẽ viết ra hàm số chuyển đổi mọi thứ thành tiếng Việt chuẩn, tự phán đoán được lỗi. Tuy chưa phải là machine learning nhưng cũng có thể tương đối chính xác.

Ví dụ: túyêt => tuyết, tuyetj => tuyệt, phuwowgn => phương, veeitj => việt chẳng hạn.

Ngoài ra còn vấn đề "y" và "i": Khi nào dùng "y" và khi nào dùng "i" ví dụ "kỳ" hay "kì".

Vấn đề dùng y dài hay i ngắn thì có lẽ cũng tùy theo thẩm mỹ, thói quen sử dụng vv của mỗi người nhưng khi xử lý ngôn ngữ thì vẫn phải thống nhất mới có thể xử lý được.