Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

"Bị bồ đá?" WHY?

"Bị bồ đá trong tiếng Nhật đã có tại Saromalang Overseas:
Nhưng TẠI SAO? Tôi không muốn hỏi là "Tại sao bị bồ đá?" vì phần này sẽ nói ở trang Overseas mà tôi muốn hỏi "Tại sao lại là FURARETA?"


Câu hỏi tuần này: Tại sao "bị bồ đá" lại là FURARETA?

Lý do là vì thế này:

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Thì hiện tại tiếp diễn trong tiếng Nhật

Các bạn đã biết các thì Quá khứ, hiện tại, tương lai trong tiếng Nhật nếu đọc bài viết của Saromalang vào năm ... 2011.

Hôm nay chúng ta sẽ bàn về thì hiện tại tiếp diễn trong tiếng Nhật một chút. Trong ngôn ngữ nào thì cũng có thì HIỆN TẠI ĐƠN GIẢN và HIỆN TẠI TIẾP DIỄN đúng không? Thì hiện tại tiếp diễn nghĩa là "đang làm gì".

Ví dụ: 食べる taberu = ăn => 食べている tabete iru = "đang ăn" (DẠNG THƯỜNG)
食べます tabemasu = ăn => 食べています tabete imasu = "đang ăn" (DẠNG LỊCH SỰ)

飲む nomu = uống => 飲んでいる nonde iru = "đang uống" (dạng thường)
飲みます nomimasu = uống => 飲んでいます nonde imasu = "đang uống" (dạng lịch sự)

Tiếng Nhật thì còn chia dạng thường (plain form) và dạng lịch sự (polite form). Dạng thường là nói với người dưới (目下の人 meshita no hito) còn dạng lịch sự là nói với người trên (目上の人 meue no hito).

Bạn có thể thêm 今 ima (now, bây giờ) hay 現在 genzai ("hiện tại") vào đầu câu:

今、駅へ向かっています。
Ima, eki e mukatte imasu.
Bây giờ, tôi đang đi ra ga.

Trong câu này thì "Tôi" bị lược đi, câu đầy đủ là 私は駅へ向かっています。 Watashi wa eki e mukatte imasu.

BÀI TẬP: Dịch các câu dưới đây.
(1)
(a) 最近、パンを食べています。
最近 saikin [tối cận] = gần đây, dạo gần đây
(b) A:「何を食べていますか。」 Nani wo tabete imasuka?
B:「パンを食べています」 Pan wo tabete imasu.
パン pan = bánh mỳ

(2) 電話で denwa de (trên điện thoại)
A:「起きていますか?」
B:「起きていますよ」

起きる okiru = (verb) thức, thức dậy

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Chi phí hồ sơ du học tự túc Nhật Bản (tham khảo)

【Dành cho các bạn dự định du học Nhật Bản】
Để tránh việc phải đóng phí hồ sơ du học quá cao và tránh tình trạng loạn giá, các bạn hãy tham khảo bài viết tại Saromalang Sea: Chi phí hồ sơ du học hợp lý (mức giá lương tâm)

Xem thêm: Cách đóng học phí tiết kiệm nhấtBảng chi tiết tiền học phí và ký túc xá.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Bài tập dịch câu đơn giản

Câu hôm nay là:

人に教えてもらうもんじゃない
Hito ni oshiete morau monjanai

Đây là câu mà một bạn đã hỏi trên Facebook. Bài tập là:

(1) Hãy viết lại câu đầy đủ cho câu trên (không nói tắt) ở dạng PLAIN (thường) và POLITE (lịch sự).
(2) Hãy dịch câu trên ra tiếng Việt.
(3) Giải thích ý nghĩa, sắc thái hay hoàn cảnh sử dụng 場面 bamen của câu trên.

Từ vựng:
人 hito (noun) người
教える oshieru (verb) dạy, dạy bảo
もらう morau (verb) nhận (thứ gì), nhận (hành động gì)

Đáp án: Sẽ có tại đây vào tuần sau.

ĐÁP ÁN

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Học kanji trực tiếp tại Saromalang

Chúng tôi đã ra mắt bảng kanji N4 (181 chữ): Kanji N4 181

Giờ bạn đã có thể học trực tuyến. Tất nhiên là bạn sẽ học cả Kanji N5 103 nữa. Điều đặc biệt là bạn có thể tự kiểm tra trực tiếp trên trang web (nếu bạn dùng PC hoặc Mac còn điện thoại smartphone và tablet thì không dùng được do không dùng mouse). Ngay cả các bạn không học tiếng Nhật mà muốn học hán tự thì đây cũng là nơi bắt đầu tuyệt vời. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần nhận mặt chữ và âm Hán Việt thôi không cần quan tâm âm On và âm Kun tiếng Nhật.
Với bạn nào chưa biết âm On và âm Kun là gì thì: Kanji Reading

Kanji N4: 181 chữ ここ
Kanji N5: 103 chữ ここ

Have fun!

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

TWITTER TIME


"Từ khi gặp Twitter, cuộc đời tôi như bước từ đêm đen ra ánh sáng chói lòa."
- Takahashi -

「ツイッターに出会った日から、ぼくの人生はまるで真っ暗な夜から明るく輝かしい光へ歩んだようだ。」
Tsuittā ni deatta hi kara, boku no jinsei wa marude makkurana yoru kara akaruku kagayakashī hikari e ayunda yōda.

"TWITTER LÀ MỘT CƠN KHÁT VÀ CHÚNG TA HÃY THÀNH THẬT VỚI NHAU MỘT LẦN CUỐI CÙNG: CHÚNG TA ĐANG RẤT KHÁT!"
"Twitter is a thirst and let's be honest to each other for the last time: We are very thirsty!"

ツイッターはひとつの渇である。そして、最後に一回のみ誠実になって話し合おう:「我々はとても渇を癒さなきゃならん」

Tsuittā wa hitotsu no katsu dearu. Soshite, saigo ni ikkai nomi seijitsu ni natte hanashiaou: 'Wareware wa totemo katsu wo iyasanakya naran'
- Last line on FB -

Are you thirsty yet? ^^

Official Channels

Một số kênh thông tin chính thức của Saromalang: Chúng tôi không sử dụng FACEBOOK cá nhân nữa. Thay vào đó là một số kênh dưới đây:

Về học tiếng Nhật và lớp học tiếng Nhật: fb.com/saromaclass
Về thông tin học tập và du học Nhật Bản: fb.com/saromafun
Thông báo, chém gió thành bão: twitter.com/saromalang
...

Let's meet around ^^

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

"Có cá tươi thì còn gì bằng"

Cảm ơn Aki-san đã gợi ý trong bài trước.
"... thì còn gì bằng" thì chúng ta sẽ sử dụng 何よりだ。 Nghĩa của "naniyori" là "hơn hết thảy mọi thứ khác".


"Cá tươi" thì gồm có danh từ "cá" và tính từ "tươi".
Cá = 魚 [ngư] sakana
tươi = 新鮮な [tân tiên] shinsenna

Đây là môt tính từ NA và để bổ nghĩa cho danh từ thì chúng ta đặt tính từ trước danh từ thành 新鮮な魚 đúng không? Tóm lại thì:
Aな⇒N = AなN
Aい⇒N = AいN
⇒: bổ nghĩa cho

Dịch những câu như thế này không dễ đòi hỏi chúng ta phải biết được từ có cùng sắc thái thì mới nói ngắn gọn được. Vậy thì câu dưới đây nói thế nào?

"Được thế thì còn gì bằng"

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Hướng dẫn cách học bằng sách giáo khoa

Hôm qua tôi có giới thiệu bộ sách Soumatome N3 gồm 5 cuốn, hi vọng các bạn đã lóe lên niềm hạnh phúc và sau đó lại đau khổ như thường lệ rồi. Nhưng không nhất thiết cứ phải sống đau khổ thì mới là NGƯỜI TỐT. Quan điểm của tôi là: Người giỏi tiếng Nhật là người tốt!

Trong bài này thì tôi sẽ hướng dẫn cách TỰ HỌC BẰNG SÁCH GIÁO KHOA.
Trước hết hãy dùng toán học để tính toán: Mỗi cuốn khoảng 6 tuần x 7 ngày = 42 ngày. Nếu mỗi buổi tới lớp bạn học được 2 bài (tôi đã thử nghiệm trên lớp và dạy tốt lắm thì cũng được 2 bài/buổi 2 tiếng là cùng, đấy là không làm bài test) thì một cuốn cần tới 21 buổi. Nếu học 3 cuốn HÁN TỰ, NGỮ PHÁP, TỪ VỰNG thì cần 21 x 3 = 63 buổi. Nếu tuần học 3 buổi thì sẽ cần tới 21 tuần tức là khoảng 5 tháng để học N3. Nếu học tuần 5 buổi thì sẽ cần khoảng 13 tuần tức là khoảng 3 tháng.

Nhưng đấy là học liên tục chẳng luyện tập (practice) gì. Học xong kiến thức đọng lại là tầm 20% - 30%. Bạn sẽ không hạnh phúc đâu. Học kiểu này thì đúng là:

"Ném tiền qua cửa sổ" tiếng Nhật nói thế nào?

Bạn có muốn ném tiền qua cửa sổ không? Tôi không muốn bạn tốn thời gian và tiền bạc CHỈ ĐỂ HỌC VẸT những cái đã có sẵn trong sách giáo khoa. Tôi không muốn bạn ném tiền qua cửa sổ và hiệu quả lại thấp. Vì thế, bạn cần phải tự học và làm bài tập ở nhà. TỰ HỌC QUA SÁCH GIÁO KHOA. Đây là bộ sách khá tốt để học hội thoại và từ vựng sinh hoạt hàng ngày nhưng rõ ràng là không hay ho gì khi đưa lên lớp.

Vì vấn đề là THỜI GIAN. Mà THỜI GIAN = SINH MỆNH. Tiền thì không sao, bạn có thể ném qua cửa sổ rồi kiếm lại sau. Nhưng sinh mệnh thì không kiếm lại được. Và tôi cũng không muốn mất sinh mệnh để dạy cái đã có trong sách giáo khoa. Cách làm của tôi là chỉ sử dụng cuốn ĐỌC HIỂU và cuốn NGHE HIỂU để luyện Đọc và Nghe cho học viên trên lớp.

Kanji, từ vựng, ngữ pháp thì tôi tự soạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

CÁCH TỰ HỌC HÀNG NGÀY

Nếu các bạn mua bộ sách này thì hãy học nó hàng ngày, tốt nhất là mỗi ngày nên học như sau.
Thứ 2 đến thứ 6:
  • 01 bài kanji (cuốn Hán tự)
  • 01 bài từ vựng (cuốn Từ vựng)
  • 01 bài ngữ pháp (cuốn Ngữ pháp)
Thứ 7: Luyện 02 bài đọc hiểu (cuốn Đọc hiểu)
Chủ nhật: Luyện 02 bài nghe hiểu (cuốn Nghe hiểu) 

Đây là cách học đúng đắn và PHẢI TỰ HỌC. Còn ĐỌC HIỂU và NGHE HIỂU thì nên có người hướng dẫn (instructor/coach) vì nếu không thì bạn sẽ khó mà hiểu được dù sách có đáp án. (Tôi có coi qua và thấy là tôi giải thích còn hay hơn.)

Nhưng mà để học số lượng lớn với hiệu quả cao thì cần có một BẢNG KANJI/TỪ VỰNG/NGỮ PHÁP để học một cách máy móc nữa.

機械的に勉強しましょう!
きかいてきに べんきょうしましょう!
"Chúng ta hãy học một cách máy móc!"

Takahashi @ Saromalang

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Sách học N3 cơ bản: Bộ Soumatome

Đây là bộ sách học N3 khá tốt. Các bạn nên mua sách và TỰ HỌC. Tại lớp Cú Mèo N3 sẽ không dạy hết nội dung trong sách mà sẽ chỉ ôn tập theo nội dung sách và giải đáp câu hỏi. Tóm lại là nếu không tư học thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và cũng không đi tới đâu.

Bộ sách gồm 5 cuốn: (1) Ngữ pháp (2) Kanji (3) Từ vựng (4) Đọc hiểu (5) Nghe hiểu

Tin tốt là cả bộ này giá tầm 250k tức là khoảng 1,250 yen. Giá bán tại Nhật là khoảng 1,250 yen/cuốn nên giá ở Việt Nam rẻ bằng 1/5 ở Nhật. Chất lượng giấy thường, không trắng, giống cuốn Mina no Nihongo. (Giấy mỏng, dễ rách, dễ thấm nước, ưu điểm là rất nhẹ, giống như các cuốn truyện nhỏ tiếng Anh bỏ túi du lịch vậy.)

Đấy là tin tốt. Hi vọng là bạn đã cảm thấy hạnh phúc. Nên cảm thấy hạnh phúc lúc còn có thể.

Vì đây là tin xấu: Lương theo giờ tại Tokyo là tầm 900 - 1,200 yen/giờ. Bạn đi làm 1 giờ là mua được một cuốn. Còn ở đây thì bạn phải đi làm 5 giờ mới mua được một cuốn. Nhưng dù có đi làm 8 giờ/ngày (làm thêm) thì bạn cũng SẼ KHÔNG MUA SÁCH vì tiêu vào tiền ăn đã hết rồi không dư. Nghĩa là đi làm thêm ở Nhật mua sách dễ hơn.

Nếu bạn đã hạnh phúc rồi thì lại đau khổ tiếp như thường lệ đi nhé!

Lịch trình học tập: Mỗi cuốn bạn học trong 6 tuần (1 tuần = 7 ngày, 6 ngày học và 1 ngày ôn tập) và mỗi ngày 2 trang. Trừ cuốn nghe hiểu thì là 4 tuần mỗi ngày 2 trang.

Nếu ngày nào bạn cũng học thì bạn sẽ mất 6 tuần x 7 ngày = 42 ngày. Nếu bạn tới trung tâm để học thì sẽ khá nặng, tốn thời gian và tốn tiền. Tốt nhất là nên tự học.

Tại lớp Cú Mèo sẽ chỉ ôn tập tổng hợp theo sách và làm một số luyện tập đơn giản. Để không tốn nhiều tiền đi học và tốn ít thời gian thì các bạn phải ĐỌC SÁCH TRƯỚC KHI TỚI LỚP. Tới lớp chỉ nên để giải đáp và giảng những kiến thức khó. Học tập N3 thì cần phải TỰ CHỦ CAO nếu không sẽ thất bại.

Dưới đây là hình ảnh bộ sách:

NGỮ PHÁP


HÁN TỰ

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

MAIPEESU DE

マイペース nghĩa là thế nào? Đây cũng là từ tiếng Anh do người Nhật chế gọi là 和製英語 wasei eigo [hòa chế anh ngữ]. Nguồn gốc là "my pace" tức là "nhịp độ của tôi, pace của tôi, nhịp của tôi, bước chân của tôi, nhịp bước của tôi".



ペースメーカー [pacemaker] = máy tạo nhịp, máy tạo xung nhịp (dùng cho người thay tim và dùng tim nhân tạo)

Vì thế mà người ta cấm sử dụng điện thoại trong bệnh viện hay cấm điện thoại từ nước ngoài chưa kiểm định. Vì chúng có thể gây ảnh hưởng tới pacemaker của những người dùng tim nhân tạo.

マイペースで chỉ phong cách làm việc một cách từ tốn, "take my time", không vội vã theo tiến độ chung mà theo "my pace". Khỏi cần nói, tôi thích phong cách này!

Làm gì một cách từ tốn, một cách khoan thai, theo tốc độ phù hợp với bản thân

Nhưng cũng như mọi マイ khác, マイペース là chỉ "nhịp độ riêng" của ai đó chứ không hẳn là "của tôi".

Ví dụ câu như thế này:

彼はマイペースでマイベッドから起きて、マイホームを出て、マイカーでマイギャルのところへ遊びに行った。
Kare wa maipēsu de maibeddo kara okite, maihōmu o dete, maikā de maigyaru no tokoro e asobi ni itta.
Anh ấy khoan thai thức dậy khỏi "my bed", ra khỏi "my home", tới chỗ "my girl" chơi bằng "my car".

Câu này hoàn toàn không có nghĩa là ANH ẤY ĐANG XÀI ĐỒ CỦA NGƯỜI KHÁC (mà cụ thể là của tôi). Anh ấy chỉ đang xài đồ của anh ấy.

Nếu anh ấy đang xài đồ của người khác thì THẬT KỲ CỤC. Và sẽ phải trả giá vì chắc chắn sẽ được ăn MY BOMB khi đang ngồi trên MY CAR.

Mà khi bạn xài đồ của người khác thì chắc không マイペースで "khoan thai, từ tốn" được đâu đúng không nhỉ?

(C) Saromalang

Kanji N5: 120 chữ học cho chắc dạ

Đây là 120 chữ bạn cần học trong trình độ N5:

西

Học trực tuyến tại Saromalang
Tải PDF về tại Saromalang Slide

Tham khảo: Chữ 日

My Home? My Car? My Love? Tất cả là của bạn ...

Tiếng Nhật có một thứ rất hay gọi là:

和製英語
Wasei Eigo [hòa chế anh ngữ]
"tiếng Anh do người Nhật chế ra"
Xem thêm một số từ katakana Wasei Eigo

Người Nhật tự gọi mình là dân tộc Hòa 和 WA, vì thế họ khá dĩ hòa vi quý, coi trọng đoàn kết tập thể. Hoặc cũng có thể vì họ trồng lúa, trong tiếng Nhật thì bộ Hòa 和 là cây lúa (cây lúa gọi là 稲 ine [đạo]).

Lại có câu ngạn ngữ:

実るほど頭を垂れる稲穂かな
Minoru hodo atama wo tareru inaho kana
Bông lúa càng chín thì càng trĩu xuống
Người càng học vấn và có đức cao thì càng khiêm tốn

Đây là tính cách điển hình của người Nhật. Họ xin lỗi cả ngày! ^^

Nhưng đây mới là chủ đề chính:

Xem thêm cách sử dụng của マイナンバー [my number] tại Saroma Sea.

マイカー thì lại không phải là "Xe hơi của tôi" mà là xe riêng của ai đó, ví dụ それは鈴木さんのマイカーです。 thì nghĩa là "Đó là xe riêng của anh Suzuki".

マイホームを買ったのですか。 Maihoomu wo katta no desu ka?
"Anh đã mua nhà riêng rồi à?" chứ không phải là "Anh đã mua nhà của tôi rồi à?" nhé.

Tóm lại thì マイ MY không có nghĩa là "của tôi". Nó cũng như là "My Computer".

Nhân viên kỹ thuật: Xin hãy mở Máy Tính Của Tôi (My Computer) lên.
Khách hàng: Tôi đang ở xa mà, sao mở được máy tính của anh?

Sau này Windows chỉ còn "Computer" thôi.

Nếu bạn sống ở Nhật thì có thể bạn phải kiếm tiền để mua マイホーム, マイカー, gần đây thì bạn được cấp cho マイナンバー để quản lý về thuế, và còn phải mỏi miệng tán tỉnh để kiếm được マイギャル (My Girl) nữa nhé. Nói là マイホーム、 マイカー、マイギャル thôi chứ chưa có gì cả.

Tóm lại thì tạm thời cứ ca bài ca "Tôi vô sản" đi đã.

"Tôi vô sản" nói tiếng Nhật thế nào? ⇒ Xem đáp án "Tôi vô sản"

Saromalang

Viết thêm: Còn một từ nổi tiếng nữa là マイペース [My Pace].
(nhịp của tôi, tốc độ của tôi, ...) マイペースで tức là làm gì theo nhịp (tốc độ) riêng, đếch thèm quan tâm tới tiến độ chung của cả nhóm!

私の弱みはちょっとマイペースです。
Watashi no yowami wa chotto maipeesu desu.
Điểm yếu của tôi là hơi "my pace".

(^◇^)

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Đấu tranh vì tự do?

自由のため戦う

じゆうのため たたかう
Đấu tranh vì tự do.
Ở đây là đấu tranh vì sự tự do, tức là đấu tranh cho tự do. Chỉ mục đích "vì một lợi ích của ai đó".


自由なため戦う

じゆうなため たたかう
Đấu tranh vì (tôi) đang tự do.
Ở đây thì là tính từ 自由な(じゆうな) tức là "(đang) tự do". Bạn đấu tranh vì NGUYÊN NHÂN là bạn đang tự do. Rảnh thì đấu tranh vậy thôi chứ không phải vì mục đích nào đó.

ため có thể vừa "vì (mục đích)" hay "vì (nguyên nhân, lý do)".

Trong cuộc sống bạn có thể lựa chọn:
  • Sống cam chịu và không có tự do, cũng chẳng hơi đâu đấu tranh vì tự do (để người khác làm và mình chỉ hưởng thụ)
  • Đấu tranh vì tự do, đôi khi có thể sẽ hi sinh vì một số người không thích bạn tự do
  • Đấu tranh và sống tự do, một cách khôn khéo và luôn đứng trên biên giới của mê lộ (có biến chạy cho lẹ)
  • Đấu tranh miệng vì tự do và càng ngày càng bất mãn vì cuộc sống thiếu tự do
  • Cố gắng làm giàu vì nghĩ rằng "tiền sẽ mua được tự do", cuối cùng bị cướp trắng hoặc đơn giản phát hiện ra là càng nhiều tiền càng ít tự do hơn (thành "nô lệ của đồng tiền")

Trong cuộc sống sẽ phân ra 2 loại người chính (ở đây là bàn trên khía cạnh về "tự do"):
  • 自由人(じゆうじん) [tự do nhân] = người tự do
  • 不自由人(ふじゆうじん) [bất tự do nhân] = người không tự do

Câu hỏi đặt ra là "Bạn chọn là người nào?" và quan trọng hơn là "Bạn có thể chọn hay không?".
Bởi lẽ, nhiều người có được quyền chọn đâu. Họ sinh ra đã không tự do và được dạy dỗ thành người không tự do. Trong đầu họ toàn giáo điều nô lệ (bị nhồi sọ). Nếu bỏ những giáo điều này đi thì cuộc sống của họ sẽ sụp đổ. Bạn muốn tự do thì phải không có giáo điều. Và trạng thái tự do là do chính bạn tạo ra.

Nếu là người tự do, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn. Nếu không thì quên đi, hãy sống với các giáo điều trong xã hội. Và phải BIẾT NGHE LỜI. Luôn luôn phải nghe lời một ai đó, tạm gọi là BIG BROTHER, và BIG BROTHER này lại luôn luôn quan sát bạn mọi lúc mọi nơi. Một khi bạn đã nghe lời rồi thì ngày càng sẽ nghe lời hơn và càng ít tự do hơn. Bạn làm nhiều hơn và lợi nhuận chảy vào túi BIG BROTHER. Bù lại, thỉnh thoảng bạn được "phiếu bé ngoan" và cảm thấy được bù đắp (trong chốc lát và sau đó mắc chứng "nghiện phiếu bé ngoan").

Đại đa số mọi người chủ trương làm giàu để cảm thấy tự do hơn hay thực sự nghĩ rằng tiền mua được tự do. Tôi không nghĩ vậy. Tiền chẳng liên quan gì tới tự do. Cứ mải mê làm giàu đi, rồi một ngày bạn thành NÔ LỆ CỦA ĐỒNG TIỀN. Cuộc đời thế là XONG PHIM (doomed). Chúc may mắn, nhưng lúc đó may mắn chắc cũng ngoảnh mặt với bạn rồi. Nhiều người cố gắng mua xe hơi và nghĩ sẽ thoát được lụt lội. Đây đúng là phong cách "trốn trời không khỏi nắng".

Tôi nói thế không có nghĩa là sống nghèo thì vẫn có tự do. Nếu lúc nào cũng phải lo cơm áo gạo tiền (tiếng Nhật gọi là 衣食住 (いしょくじゅう y thực trú) thì chắc chắn không có tự do. Nghèo lâu quá sẽ phát sinh ra "thói quen bon chen vì lợi ích nhỏ" và càng mất tự do hơn nữa.

Tôi chỉ nói là (nhiều) tiền và tự do không mấy liên quan với nhau. Hãy sống tự do, vậy thôi. Và quan trọng hơn là "hãy luận về tự do".

Bạn muốn sống tự do, bạn phải nghị luận về tự do. Chứ không phải luận về tiền bạc hay bàn cách làm giàu. Phải nhớ kỹ điều này nếu bạn muốn sống tự do.

Vậy thì:

あなたは自由の為に戦いますか。

あなたは じゆうの ために たたかいますか。
Bạn có đấu tranh vì tự do không?

Câu trả lời của bạn là:
  • はい、戦いましょう。 Hai, tatakaimashou. Vâng, chúng ta hãy đấu tranh.
  • はい、戦いますよ。 Hai, tatakaimasu yo. Vâng, tôi sẽ đấu tranh chứ.
  • いいえ、戦ません。 Iie, tatakaimasen. Không, tôi sẽ không đấu tranh.
  • いいえ、絶対戦いません。 Iie, zettai tatakaimasen. Không, tôi tuyệt đối không đấu tranh.
  • 自由は誰ですか。 Jiyuu wa dare desu ka? Tự Do là ai?
  • どうして自由のため戦わないといけないのですか。 Doushite jiyuu no tame ni tatakawanai to ikenai no desuka? Vì sao tôi phải đấu tranh cho Tự Do?
  • そんなでたらめを言うなよ。バイトに忙しいんだから。 Sonna detarame wo iuna yo. Baito ni isogashiindakara. Đừng nói chuyện nhăng cuội như thế. Tớ đang bận làm thêm đây.

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Bài tập dịch: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

"Tình chỉ đẹp khi còn dang dở"

Cái khó khi bạn dịch là bạn phải dịch đúng ngữ nghĩa và sắc thái. Một câu ngắn gọn thì phải dịch ra một câu ngắn gọn. Phần khó nhất theo tôi là BẠN CÓ HIỂU CÂU TIẾNG VIỆT HAY KHÔNG. Nếu bạn hiểu thì bạn sẽ dịch đúng. Ví dụ câu trên thì ý nghĩa là thế nào?

Câu trên là: Tình đẹp khi và chỉ khi nó dang dở.

tình = 恋 koi (love) [luyến]
Không dùng 愛 ai (love) [ái] vì AI là tình yêu nói chung còn KOI mới là tình yêu nam nữ.
đẹp = 美しい utsukushii [mỹ]

"dang dở" thì là gì? Trong tiếng Nhật cái gì đang làm dở thì gọi là やりかけ (vẫn đang làm và chưa xong).

BẠN KHÔNG THỂ DỊCH THIẾU CHỮ NÀO!

"chỉ" thì phổ biến nhất là だけ:

このクラスはベトナム人学生だけです。
Lớp này chỉ có học sinh Việt Nam.

Nhưng nếu nói là: やりかけの恋だけ美しい。 thì có nghĩa là"Chỉ tình dang dở mới đẹp" rõ ràng là khác hẳn nghĩa câu trên!

Vậy làm sao dịch cho đúng câu trên? Chúng ta phải hiểu nghĩa là "khi và chỉ khi", tức là "tình chỉ đẹp giới hạn ở việc vẫn còn dang dở".

Thật may, trong tiếng Nhật "giới hạn ở ~" thì có từ chuyên dụng là 限る kagiru [hạn].

Vì thế, câu trên nên dịch là: Koi wa yarikake ni kagitte utsukushii.


Bình luận: Đây chỉ là bài tập dịch không phải là quan điểm của tôi.
Tôi không hiểu tình yêu là gì!
恋は何かがさっぱり分からない!
Koi wa nanika ga sappari wakaranai!

Nhưng tôi nghĩ rằng những người chủ trương điều này thường rơi vào cái bẫy:
逃がした魚は大きい
Nigashita sakana wa ookii
Con cá mất là con cá to

Tôi thỉ nghĩ ngược lại:
逃がした魚は意味ない
Nigashita sakana wa imi nai
Con cá mất là con cá ... chẳng ý nghĩa gì cả!

Chúc may mắn với các con cá của bạn! Có cá tươi thì còn gì bằng!

"Có cá tươi thì còn gì bằng!" thì nói tiếng Nhật thế nào ^^

Takahashi