Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Vてある

Vてある (V-te aru) nghĩa là gì và tại sao lại cần Vてある?


黒板に漢字は書いてある Kokuban ni kanji wa kaite iru.
Ai đó đã viết chữ kanji trên bảng. / Chữ kanji đã được ai đó viết lên bảng.

Ý nghĩa ở đây là chữ kanji được ai đó viết lên bảng và VẪN còn nằm ở đó (chứ chưa bị xóa). Tức là bạn bắt gặp KẾT QUẢ của một hành động đã diễn ra.

Thứ các cách nói khác xem
Bị động
漢字は黒板に書かれた Kanji wa kokuban ni kakareta.
Chữ kanji đã được viết lên bảng.

Ý nghĩa câu này là chỉ việc chữ kanji đã được viết, chứ còn nằm nguyên trên đó hay bị xóa rồi thì không đề cập. Nội dung câu này là "chữ kanji đã được viết lên bảng".

Tiếp diễn
漢字は黒板に書いている Kanji wa kokuban ni kaite IRU.
Chữ kanji thì tôi ĐANG viết trên bảng.

Không ổn vì đây chỉ hành động ĐANG VIẾT mà thôi.

Bị động - Tiếp diễn
漢字は黒板に書かれている Kanji wa kokuban ni kakarete iru.
Chữ kanji ĐANG được viết lên bảng.

Câu này cũng chỉ nói là chữ ĐANG được viết, tức là chưa viết xong và cũng không đề cập là nó sẽ nằm nguyên ở đó không.

Các bạn sẽ thấy là Vてある là chỉ trạng thái một thứ gì được tạo ra và để nguyên KẾT QUẢ ở đó, và chúng ta quan sát thấy kết quả đó.

Tiếng Nhật khá hợp lý đấy chứ? Có gì là ngẫu nhiên hay bất quy tắc trong ngôn ngữ đâu?

Ngôn ngữ không tự nhiên sinh ra, mà nó chỉ là NHU CẦU để miêu tả chính xác sự vật hiện tượng. Và trong trường hợp này, để diễn tả thứ gì được tạo ra, bật lên, viết ra, v.v... và để nguyên kết quả lại làm chúng ta nhìn thấy thì chúng ta dùng Vてある.

Tất cả các mẫu câu có trong ngữ pháp ở JPLANG và đã được chuyển tải trên saromalang. Các bạn chỉ cần đi được khoảng 30% quãng đường là sẽ nhận ra những quy tắc vô cùng rõ ràng, hợp lý trong tiếng Nhật.

(C) JCLASS 2012 www.saromalang.com

Xem thêm ngữ pháp tiếng Nhật trên SAROMA JCLASS:

NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT SƠ CẤP

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Từ tượng thanh, tượng hình tiếng Nhật

Từ tượng thanh tiếng Nhật sẽ gọi là 擬声語 (giseigo - nghi thanh ngữ), tức là những từ mô phỏng âm thanh. Còn từ tượng hình là 擬態語 (gitaigo- nghi thái ngữ = từ mô phỏng về trạng thái, ...). "Mô phỏng" trong tiếng Nhật là 模擬 mogi (MÔ NGHI).

Ở bài viết này, Takahashi sẽ giới thiệu sơ lược về từ tượng thanh và tượng hình trong tiếng Nhật.

Về ví dụ từ tượng thanh, tượng hình tiếng Việt thì nhiều:
- Mưa rào rào / Mưa lâm thâm
- Xe chạy ào ào
- Tâm trạng bứt rứt (tượng hình => Như bứt từng miếng nhỏ)
.v.v...

Shitoshito = Mưa lâm thâm


Tiếng Nhật cũng khá gần gũi tiếng Việt ở chỗ dùng rất nhiều từ tượng thanh và tượng hình vì cả hai ngôn ngữ đều là ngôn ngữ HÌNH TƯỢNG, ƯỚC LỆ (tức là, ví dụ nói "Mộng hoàng lương" hay 黄梁一炊の夢 Kouryou issui no yume = Giấc mơ HOÀNG LƯƠNG NHẤT XUY thì có thể hiểu là giấc mộng ngắn ngủi về vinh hoa phú quý).
Học một số từ tượng thanh, tượng hình và nắm rõ về nó cũng là cách bạn có thể hiểu hơn về ngôn ngữ tiếng Nhật.
Dưới đây mình liệt kê một số từ tượng thanh, tượng hình. Danh sách đầy đủ hơn bạn có thể tham khảo các trang web tham khảo bên dưới.


Để nhớ từ tượng thanh

Chắc chỉ có một cách: Nhớ! Từ tượng thanh thường khá khó bịa quy tắc. Có lẽ bạn cũng nên có một nơi nào đó tra cứu, ví dụ ... trang này chẳng hạn! ^^



Chỉ tâm trạng, cảm xúc
いらいらする,イライラする iraira = bồn chồn lo lắng, bứt rứt
むかむか mukamuka = nôn nao

Ở đây thì "bồn chồn" nghĩa là bạn lo lắng mà không rõ vì sao (nguyên nhân không rõ ràng), đúng như "ira ira" tiếng Nhật. Còn đơn thuần "lo lắng" thì chỉ là 心配する shinpai suru hay 悩む nayamu thôi nhé.
"Muka muka" thì là "nôn nao" chứ không phải "buồn nôn" nhé. Vì "buồn nôn" phải là 吐き気をする (hakike wo suru). Rõ ràng là "muka muka" diễn tả tốt hơn vì nó đem lại cảm giác trực quan hơn ("nôn nao").

ドキドキ dokidoki = hồi hộp, chỉ sự phấn khích (trống ngực đập thình thình)
わくわく waku waku = còn hơn cả "doki doki", chỉ sự vui sướng, phấn khích (hồi hộp nghẹt thở!)

うんざり unzari = ngấy tận cổ: Bạn chán ngấy thứ gì và không còn muốn thấy nó nữa

くよくよ kuyo kuyo = day dứt (vì bệnh tật hay điều gì)

Chỉ hình dáng, tình trạng

Chỉ mức độ chắc chắn

はず hazu: 100%

Chỉ sự chắc chắn 100%. "Chắc chắn là ~"
このビジネスは成功するはずです. Kono bijinesu wa seikou suru hazu desu.
Công việc kinh doanh này chắc chắn sẽ thành công.
Sự chắc chắn ở đây là do người nói nhận định thôi nhé, 90% số người nói câu trên đều thất bại trong kinh doanh!

~に違いない ~ ni chigainai = 100%

"Chigai nai" nghĩa đen là "không có sai khác", dịch ra là "Đúng là ~".


~に決まっている ~ ni kimatte iru = Chắc chắn sẽ = 100%

Chỉ việc gì đã được quyết định rồi, không thể thay đổi được. Ít nhất là bản thân người nói không thể thay đổi được mà phải tuân thủ, nên xác suất là 100%.
"Kimaru" ở đây là chỉ điều luật, luật lệ nào đó quy định.

~かもしれません / かも知れない kamoshiremasen / kamoshirenai = 50%

Bạn chỉ chắc 50% là nó sẽ xảy ra, nghĩa là CÓ hoặc KHÔNG.
Dịch: "Có thể là ~"

たぶん~でしょう / たぶん~だろう tabun ~ deshou / tabun ~ darou

Dịch: "Có lẽ là ~" => Sự chắc chắn cỡ tầm 60-70%.

~みたい ~ mitai = Có vẻ như ~ (Bạn nhìn thấy được)

Đây là nói về sự việc "Có vẻ như ~" mà bạn nhìn thấy được nên độ chắc chắn cỡ 80 - 90%.
道路が濡れている.大雨が降ったみたい./ Douro ga nurete iru. Oo-ame ga futta mitai da.
Đường phố đang ướt. Có vẻ như có mưa lớn.

~のようだ no you da = "Có vẻ là ~"

Độ chắc chắn cỡ 70 - 80%. Cái này là do bạn phán đoán dựa trên một số cơ sở nhất định.

~らしい ~ rashii = "Nghe có vẻ ~" / "Xem ra ~"

Cái này là do bạn NGHE được (thường là từ thông tấn xã vỉa hè hay hãng tin Con Vịt) nên độ chắc chắn cũng không cao lắm, chắc tầm 50-60%.
彼女は浮気しているらしい Kanojo wa uwaki shite iru rashii = Xem ra cô ấy đang ngoại tình.

CÁC CÁCH NÓI KHÁC VÀ THAM KHẢO

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Tên rau củ quả tiếng Nhật - Giá cả

Nếu bạn đi du học tại Nhật thì chắc các bạn cũng nhận ra một điều:

Ở Nhật rau mắc hơn thịt

Còn ở Việt Nam thì ngược lại: Thịt mắc hơn rau. Ở Việt Nam nếu bạn đang phấn đấu "Cơm có thịt" thì ở Nhật có thể bạn phải phấn đấu ngược lại: "Cơm có rau"!

Tại sao lại như vậy?

Takahashi đã tìm hiểu lý do và phát hiện ra như sau:

Việt Nam là nước nông nghiệp, diện tích nông nghiệp nhiều, người làm nông nghiệp nhiều và chi phí nhân côngrẻ nên nhìn chung rau củ quả rẻ (vốn được quyết định bởi tiền đầu tư đất đai và tiền công cho người làm nông). Ngành chăn nuôi Việt Nam cũng rất nhỏ lẻ phần lớn là do lao động chân tay nên năng suất và sản lượng không cao, do đó giá thịt sẽ cao (cũng nên nhớ là thức ăn gia súc có thể phải nhập ngoại).

Còn Nhật Bản là nước công nghiệp và mức lương tối thiểu khá cao nên ngành chăn nuôi công nghiệp (được chăn nuôi hàng loạt) có sản lượng lớn, giá thành thấp (thức ăn gia súc cũng được sản xuất số lượng lớn). Do đó giá thịt sẽ rẻ. Ngược lại, do trồng rau sẽ cần nhiều nhân công và sản lượng không cao nên giá thành sẽ cao. Không chỉ ở Nhật mà các nước phát triển đều vậy.

Nasu = Cà tím

Rau củ quả tại Nhật - An toàn, có thể ăn tại vườn

Rau củ quả ở Nhật hoàn toàn không dùng thuốc trừ sâu (do quy định pháp luật) nên rất an toàn. Tất nhiên, Nhật cũng nhập rau củ quả từ các nước khác và đôi khi cũng có vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhìn chung, người Nhật cũng không thích hàng hóa China, mặc dù giá rẻ hơn hàng Nhật khá nhiều. Ở Nhật, bạn có thể thu hoạch ở vườn và ăn sống ngay, vì đất trồng ở Nhật cũng sạch! (Theo nghĩa là không có hóa chất).
Để tiện các bạn tra cứu, mình đã làm từ điển Rau củ quả Việt Nhật:


Các bạn có thể tra tên tiếng Nhật của hầu hết các loại rau củ quả tại Việt Nam. Mình đã ấp ủ từ lâu việc chuyển tên Việt - Nhật cho các loại rau củ quả vì đây là vấn đề khá hay và cũng cần thiết cho các bạn sống tại Nhật và các bạn sắp sang Nhật. Thú thực là hồi ở bển thì mình cũng khá chịu khó đi chợ nên cũng biết khá nhiều thứ.

Tra giá rau củ quả tại Nhật: Rau củ quả Nhật Bản trên Cuộc Sống Nhật Bản (cuối bài)

Các loại rau củ quả thông dụng cả ở Nhật Bản và Việt Nam

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Học kanji: Hãy học Hán Việt

Ngày xưa khi mới bắt đầu học tiếng Nhật mình lượm được quyển sách 100 chữ kanji và quyển 500 chữ kanji, thế là mình học xong hết luôn hai quyển này. Sau đó mình cũng nhớ hết 2000 chữ kanji và cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tất nhiên, mình chỉ học âm Việt của chữ kanji thôi. Sau đó mình dùng quy tắc chuyển âm Việt sang âm On'yomi.
>> Suy luận âm On'yomi của chữ kanji
>> Quy tắc chuyển âm Hán Việt qua âm On'yomi

Chữ kanji không chỉ có một nghĩa cố định

Bạn hãy xem chữ này:
Chắc bạn sẽ biết nó là chữ XUÂN, nghĩa là "mùa xuân". Nhưng chữ này không chỉ có nghĩa là "mùa xuân", nó còn có nghĩa là tuổi trẻ như trong "thanh xuân", "xuân sắc", "xuân thì". Trong "xuân sắc" hay "xuân thì" thì nó chỉ tuổi trẻ của người phụ nữ. Ở trong tiếng Nhật, từ "mại xuân" có nghĩa là "buôn bán thân xác" nữa.
Cái hay của chữ kanji là nó có thể dùng cho nhiều nghĩa tương đồng nhau tùy nó ghép với chữ kanji nào.
Để nhớ chữ này, có thể phân nó ra thành TAM 三 NHÂN 人 NHẬT 日 => Ngày mồng 3 Tết mọi người đi chơi XUÂN??
Bạn có thể tra cách viết / từ ghép kanji của chữ XUÂN ở đây: Trang romajidesu

Học cách sử dụng chữ kanji

Hãy xem chữ này:
品 PHẨM - HIN / shina
Chữ này có hai nghĩa:
- Sản phẩm, ví dụ 製品 seihin (CHẾ PHẨM = sản phẩm), 品物 shinamono = hàng, hàng hóa
- Phẩm chất, ví dụ 品質 hinshitsu = phẩm chất
- Nhân phẩm, ví dụ 品格 hinkaku = phẩm cách
品が低い hin ga hikui có nghĩa là "đạo đức kém".

Cách nhớ: Các thùng hàng (sản phẩm) xếp chồng lên nhau.

Rõ ràng, bạn cần học cả các từ ghép của mỗi chữ kanji và cách sử dụng của nó. Nhưng nếu bạn biết âm Hán Việt thì hầu như mọi chuyện không cần phải học quá nhiều.

Bí quyết: Nắm vững âm Hán Việt!

Học những quy tắc đơn giản

Chữ CHINH 征 gồm bộ Người Đi ( 彳) và âm đọc CHÍNH (正). Quy tắc này khá đơn giản đấy chứ. Bạn có thể suy luận theo bộ thủ và bộ phận còn lại (thường làm âm đọc). Học các quy tắc đơn giản sẽ giúp bạn nhớ kanji nhanh hơn. Chữ CHINH này có nghĩa là "đi xa", chứ không phải "chinh chiến" như một số người nhầm lẫn (kể cả một số người dạy văn!). Trong chữ ghép "chinh chiến" thì chỉ có "chiến" là có nghĩa "đánh" thôi, còn "chinh" là "đi xa", "chinh chiến" nghĩa là đi xa để chiến đấu. CHINH NHÂN chỉ có nghĩa là "người đi xa" chứ không phải là "người đi chinh chiến ở xa".

Chữ GIAN 間 có nghĩa là "trung gian, ở giữa". Bạn có thể suy luận là Mặt trời (日 NHẬT) nằm giữa khe CỬA (門 MÔN). Như vậy là chuẩn đấy! Tuy nhiên, chữ này vốn được viết là:
閒 GIAN
Tức là Ánh trăng (月) giữa khe cửa. Dần dần, phần bên trong nhỏ quá nên nó thành ra chữ 日 NHẬT.
Chữ GIAN có cách đọc là "KAN / aida / ma", vừa để chỉ thời gian, vừa để chỉ không gian. Bạn phải tra từ điển nếu muốn biết hết các nghĩa và cách sử dụng của nó.
Ví dụ: 間隔 GIAN CÁCH kankaku = khoảng cách, 隙間 sukima = khe hở, 茶の間 chanoma = phòng uống trà, 冷蔵庫と壁の間 reizouko to kabe no aida = giữa tủ lạnh và tường (chỉ không gian), 1月から3月までの間 aida = khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 3 (chỉ thời gian).

Có nhiều chữ cũng có thể bịa quy tắc để nhớ:
望 VỌNG = VONG 亡 (mất) NGUYỆT 月 (trăng) VƯƠNG 王 (vua) => Vua mất nước nên ngồi vọng nguyệt?
然 NHIÊN (thiên nhiên, tất nhiên, v.v..) = BỘ HỎA () + Chó (犬) + Trăng (月)
Chữ NHIÊN có các chữ:
自然 shizen TỰ NHIÊN
天然 tennen THIÊN NHIÊN
必然 hitsuzen TẤT NHIÊN
当然 touzen ĐƯƠNG NHIÊN
偶然 guuzen NGẪU NHIÊN

Bài tập: Chữ NHIÊN nghĩa là gì?
Đáp án sẽ có cuối bài.

Chữ KHÍ 気


Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Tương đồng tiếng Việt và tiếng Nhật: Ngôn ngữ chủ đề

Vì sao "Phong ba bão táp không khó bằng ngữ pháp tiếng Việt" chỉ là một câu nhảm nhí?
Vì sao nhiều người Nhật cũng nghĩ tiếng Nhật khó?

Ngôn ngữ chủ đề là cái quái gì vậy?

Ngày xưa thời Takahashi đi học thì mọi người đều học tiếng Việt theo kiểu ngôn ngữ châu Âu (cụ thể là Pháp): Cứ phân tích chủ, vị, câu nào mà chủ vị không đúng thứ tự thì là câu đảo, câu nào mà thiếu thứ này thiếu thứ kia thì là CÂU ĐẶC BIỆT!
Vì thế mà viết văn ai cũng viết rất chán, nếu không muốn bị trừ điểm: Phải viết sao cho câu đủ chủ vị. Nhưng có ai trong cuộc sống và văn chương dùng câu đủ chủ vị (tức là câu bình thường) đâu??
Sai lầm chết người của họ là nhìn tiếng Việt dưới lăng kính ngôn ngữ châu Âu (vì các vị đấy chẳng hề động não chút nào), và thành quả của họ là làm thui chột khả năng ngôn ngữ của thế hệ trẻ.
Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ chủ - vị (Subject - Object) mà là ngôn ngữ chủ đề (Topic Prominent Language - Ngôn ngữ chủ đề chiếm ưu thế).

Chúng ta hãy xem đoạn hội thoại sau:
- Bạn muốn ăn gì đó không?
- Chuối thì ăn / Chuối thì tôi ăn
Nếu phân tích chủ vị: "Chuối" = chủ ngữ, "ăn" = vị ngữ, hóa ra ở đây lại là "Chuối ăn tôi" cho nên câu này là câu đặc biệt. Kết luận của "họ" là đây là câu đặc biệt và hóa ra trong cuộc sống toàn câu đặc biệt. Thật ra đoạn trên mà bạn lại nói là "Tôi ăn chuối" thì đoạn hội thoại thành ra là hội thoại giữa hai người XA CÁCH.

Nếu bạn học tiếng Nhật thì bạn thấy đoạn hội thoại trong tiếng Nhật giống tiếng Việt một cách ĐÁNG NGẠC NHIÊN:
-何かを食べる?
-バナナは食べる.
Câu trả lời không phải là "Chuối ăn" hay "Chuối ăn tôi" mà nó là "Chuối thì ăn / Chuối thì tôi ăn".

Chúng ta thấy là tiếng Việt và tiếng Nhật cực kỳ gần gũi vì cùng là ngôn ngữ chủ đề: Trong một câu quan trọng nhất là "chủ đề" và chủ đề thường được nói trước. Đây không phải là "chủ ngữ" nhé, vì chủ ngữ là chủ thể của hành động.
Ví dụ điển hình của ngôn ngữ chủ đề:

  • Đồ ăn Nhật thì tôi khá thích đấy!
  • 日本食は私がかなり好きです.Nihonshoku wa watashi ga kanari suki desu.

"Đồ ăn Nhật" ở đây hoàn toàn không phải chủ ngữ và không có hành động nào hết, mà chỉ đơn thuần là chủ đề.

Cách nói chủ đề trong tiếng Nhật và tiếng Việt

Tiếng Việt để nói chủ đề thì thường dùng "thì / là":

  • Đi làm công ty thì tôi không thích lắm.

Còn tiếng Nhật thì sẽ dùng "は" (trợ từ "wa"), còn nếu nói kết hợp với chủ thể hành động (chủ ngữ) thì sẽ dùng thêm が (trợ từ "ga"):

  • りんごは食べる Ringo wa taberu = Táo thì ăn
  • りんごは私が食べる Ringo wa watashi ga taberu = Táo thì tôi sẽ ăn


Ngạn ngữ tiếng Việt


Bổ nghĩa trực tiếp cho chủ đề

Tiếng Nhật khác tiếng Anh và tiếng Việt ở chỗ: Có thể dùng bổ ngữ để bổ nghĩa trực tiếp cho chủ đề (Topic / Chủ ngữ = Subject) trong khi tiếng Anh và tiếng Việt không như vậy:
  • 背が高い田中さんはバスケットボールに有利です.
  • Mr. Tanaka, who is tall, has advantage in basket ball.
  • Anh Tanaka, người có chiều cao, có lợi thế khi chơi bóng rổ.


Ở đây 背が高い se ga takai là bổ ngữ bổ nghĩa trực tiếp cho chủ đề (chủ ngữ) là 田中さん Tanaka-san. Khi dịch ra tiếng Việt thì chúng ta phải dùng đại từ (pronoun) hoặc dùng đoạn văn giải thích:

優秀な彼は簡単に大学に進学した.
Anh ấy, vốn xuất sắc, đã dễ dàng lên đại học.

優秀な学生である彼は簡単に大学に進学した.
Anh ấy, một học sinh xuất sắc, đã dễ dàng lên đại học.

その女性を好きな彼はなかなかこの町を離れない.
Anh ấy, người yêu người phụ nữ đó, mãi vẫn không rời thành phố này được.
(Dùng đại từ "người" để thay thế)

Hay cũng có thể dịch đơn giản hơn:
社長の田中さんは参加した.
Giám đốc Tanaka đã tham dự.

Takahashi - Link bài viết

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Tại sao bạn chán học tiếng Nhật?

Chán học không thực sự chán như bạn nghĩ, mà nó là một việc tốt. Nó giúp cho chúng ta không nhồi nhét những kiến thức vô bổ hay hỗn độn vào đầu (chỉ tổ hại não!). Cách tốt nhất để không chán học nữa cũng khá đơn giản: Không học nữa. Cũng giống như cách tốt nhất để tránh say xe là đừng bước chân lên xe. Hôm nay tôi sẽ bàn về việc học ngoại ngữ và vì sao bạn chán.

Học để làm gì? Tương lai nào đang chờ bạn phía trước?

Có rất nhiều lý do để học ngoại ngữ, mà đây là những lý do chính:
  • Để đi du học
  • Để có việc làm
  • Để có lương cao hơn
  • Đơn giản là yêu thích
  • Để đi du lịch
  • Để xem anime, đọc manga trực tiếp bằng tiếng Nhật, v.v...
Khi bạn thấy công sức bỏ ra không đem lại tương lai tươi sáng thì bạn sẽ chán. Không chỉ học tiếng Nhật mà bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy. Thông thường bạn sẽ chờ đón tương lai gì khi học tiếng Nhật? Khả năng lớn nhất là ra làm nghề thông dịch kiêm dịch văn bản, lương tháng cũng gần gần như các ngành nghề khác (cỡ 200 đô la), nếu bạn có N2, N1 thì mức lương có thể cao hơn, 400 USD chẳng hạn (mình xài USD cho dễ hiểu vì VND thường trượt giá rất nhanh!). Và bạn lại không thích làm nghề dịch, ngay trong trường học những môn như lý thuyết dịch có thể đã chôn vùi hết nhiệt huyết học ngoại ngữ của bạn. Thực sự là vậy, bởi bạn không thể dịch giỏi chỉ nhờ biết lý thuyết dịch được. Cũng như các giáo sư về kinh tế, họ biết rõ vì sao một công ty thành công, vì sao chính công ty đó sụp đổ, v.v... nhưng bản thân họ cũng không thể nào vận hành một công ty được. Ngoài ra, mình không thích học lý thuyết vì nó thường làm mình cảm thấy bất an và bi quan về cuộc sống.
Vấn đề của bạn chính là:
  • Phải tìm ra cách học nhẹ nhàng hơn, ví dụ chỉ học thứ đơn giản và dễ nắm bắt (chỉ nên dịch câu đơn và đơn giản thôi)
  • Phải có mục tiêu giúp bạn có động lực: Thi lấy nằng N3, N2, N1 => Sẽ quyết định tiền lương của bạn trong tương lai
  • Hoặc mục tiêu du học chẳng hạn: Nếu bạn có N1 bạn còn có thể ứng tuyển một số học bổng như Lawson (100,000 JPY/tháng)

Lấy bằng vì một mức thu nhập cao hơn

Gắn học tập với mục tiêu thu nhập tương lai là một cách làm khôn ngoan. Ví dụ, nếu bạn làm freelancer (nghề tự do) và có bằng cấp, giao tiếp tốt bạn có thể kiếm 60 - 100 USD/ngày. Nếu bạn có thể dịch hội nghị (dịch cabin) thì lương còn cao hơn. Để có mức lương cao thì bạn phải có bằng cấp, và các bằng N3, N2, N1 là những thứ mà bạn vươn tới. Khi nói chuyện về trình độ tiếng Nhật, tốt nhất bạn chỉ nên chìa bằng ra, sẽ đỡ tốn nước bọt của cả hai bên. Mà dù thời đi học mình thường là học sinh cá biệt, nhưng bằng nào mình cũng có nên sau này cuộc sống cũng khá dễ dàng.
Ngoài ra, bạn có thể lấy thêm các bằng tiếng Anh như: TOEIC, TOEFL, iELTS, v.v... Nói chung càng nhiều càng tốt.
Theo kinh nghiệm của cá nhân Takahashi, bằng nghề của bạn quan trọng hơn bằng đại học hay cao đẳng rất nhiều. Và cái cách mà bạn lấy bằng hay chứng chỉ cũng rất quan trọng, vì nó cho thấy bạn yêu thích lĩnh vực nào và biết đặt ra mục tiêu để đạt tới.
Nếu bạn học mà không có các cột mốc, mục tiêu để chinh phục thì rất có thể bạn sẽ thấy một con đường thăm thẳm phía trước và chẳng biết mình đang ở vị trí nào.

Bạn đã biết bao nhiêu chữ kanji?

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Du lịch Nhật qua Xem Phố trên Google Maps

Mình vừa viết bài bên Cuộc Sống Nhật Bản hướng dẫn cách du lịch bằng Street View tất cả mọi ngóc ngách ở Nhật:

Bài viết trên Cuộc Sống Nhật Bản
--TRÍCH--

Thăm thú Nhật Bản: Đâu cần thiết phải đi qua Nhật

Bằng Google Maps chúng ta không chỉ tra được bản đồ mọi ngóc ngách trên nước Nhật mà còn có thể xem quang cảnh đường phố Nhật Bản, đó là tính năng Street View của Google. Bạn chỉ cần vào Google Maps tại địa chỉ:
Nhập một địa chỉ nào đó vào, ví dụ:
  • Sotokanda, Chiyoda-ku, Tokyo, 101-0021, Japan
Thế là Google Maps sẽ hiện ra bản đồ tại địa chỉ đó:
Google Maps với địa chỉ được đánh dấu
Bạn nhấp chuột vào địa chỉ tìm thấy (Chữ A), Google Maps sẽ hiện lên cửa sổ phụ có "Street View" bạn ấn vào ảnh hay dòng "Street View" để chuyển qua chế độ Xem Phố (Street View).
Bạn có thể khám phá cuộc sống Nhật Bản qua chế độ Xem Phố của Google chỉ cần bạn biết cụ thể một địa điểm nào đó. Sau đó dùng các MŨI TÊN để đi dọc theo các con phố, dùng chuột để xoay ảnh xem tứ phía. Chẳng khác gì bạn đang ở Nhật!
Đây là một số cảnh phố Nhật Bản khu vực quận Chiyoda, Tokyo:


--HẾT TRÍCH--

Một số địa điểm thăm thú Nhật Bản


Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Giải mã tiếng Nhật: Naruhodo! Chí lý!

Bạn nào ở Nhật hay thường xuyên nói chuyện phiếm với người Nhật thì chắc được nghe "Na rự hồ đồ" thường xuyên! Hôm nay mình sẽ nói chuyện phiếm về "Naruhodo" trên SAROMA JCLASS. Thật ra, để dịch chuẩn từ này ra tiếng Việt lại không hề là việc dễ dàng với nhiều người biết tiếng Nhật. Và đây cũng là một từ mà chúng ta cần giải mã trong quá trình học tiếng Nhật.

Keyword: naruhodo, sou desu, tashika ni, sono toori desu

Nội dung:
"Naruhodo" và "Chí lý"
"Sou desu ka?" / "Sou desu ne!" = Thế ạ? / Đúng thế nhỉ!
"Tashika ni!" = "Quả thực là vậy!"
"Sono toori desu"
Ví dụ sử dụng "Naruhodo"

Naruhodo! / Naruhodo ne!

"Naruhodo" là một từ dùng trong ngôn ngữ nói, thường dùng trong giao tiếp hàng ngày và không ở trong hoàn cảnh cần trang trọng, tức là giữa bạn bè với nhau hay lúc trà chanh chém gió. Nghĩa là thầy cô của bạn có thể "Naruhodo!" với bạn chứ bạn không được nói ngược lại. Nếu bạn nói chuyện với thầy cô thì phải là "Sou desu ka!" / "Sou desu ne!".

"Naruhodo" nghĩa là gì?

Khi một người nói cho bạn một thứ gì đó mà bạn không biết, và bạn thấy ý kiến đó là đúng thì bạn sẽ nói "Naruhodo"
  • "Naruhodo!" = "Vậy à?" / "Thế hả?" => Nghe thông tin mới và thấy là đúng
Ví dụ bạn đi làm muộn và ....
- "Hôm nay kẹt xe dữ quá!"
- "Naruhodo!" = "Thế hả!" (Ánh mắt cấp trên từ hình viên đạn đã giãn ra rất nhiều)

Khi một người nói với bạn một thứ mà bạn ĐÃ BIẾT, và bạn tỏ ý tán thành với ý kiến của họ:
  • "Naruhodo!" = "Đúng vậy!" / "Ừ đúng!" / "Ừ đúng vậy!"
  • "Naruhodo ne" = "Ừ đúng vậy nhỉ" / "Đúng vậy nhỉ"
Ví dụ bạn và Takahashi đi qua một hàng bánh thơm ngát:
- "Bánh hàng này ngon!" / Kono omise no keeki wa oishii!
- "Naruhodo!" / "Ừ đúng vậy!" || Hoặc là "Naruhodo ne!" = "Đúng vậy nhỉ!"

Chú ý: Trong trường hợp này ý kiến đưa ra phải là ý kiến KHẲNG ĐỊNH, chứ không phải là một câu hỏi hay câu nói tìm sự đồng tình. Ví dụ các trường hợp sau là KHÔNG ỔN:
- "Kyou wa atsui desu ne!" = "Hôm nay nóng nhỉ!"
- "Naruhodo" = "Chí lý"
Bởi vì câu trên là một câu tìm sự đồng tình, chứ không phải là một ý kiến khẳng định để bạn có thể phang "naruhodo" vào. Thú thực là mình chả thấy có gì chí lý ở đây vì người kia cũng đang tìm sự đồng tình của bạn với nhận định "Hôm nay trời nóng" thôi mà.


"Naruhodo" và "Chí lý"

Thật ra thì "Naruhodo" gồm có 2 thành phần, mà nếu viết kanji (mặc dù ít khi được viết bằng kanji!) thì các bạn sẽ thấy rõ ngay:
  • Naruhodo = なるほど = 成る程

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Chuyển tên Việt Nhật 4 - Phương pháp luận tên nam

Chào các bạn!
Chuyển tên Việt Nhật cho tên nữ đã hòm hòm xong, còn lại là tùy thuộc vào sự sáng tạo của các bạn. Hôm nay tôi bàn về chuyển tên Việt Nhật cho tên nam.
Tên nam tiếng Nhật thực ra lại thường giống tên nam tiếng Việt, thường là từ ghép 2 kanji, ví dụ như tiếng Việt có tên là "Quốc Đạt" (kanji: 国達) thì tiếng Nhật cũng có tên giống hệt là 国達 (Kunitatsu). Không phải tên nào cũng có tên vừa khít như vậy, và cũng không phải khi nào chúng ta cũng nên chuyển đúng như vậy (vì lý do sắc thái của tên, độ phổ biến) nhưng nhìn chung thì nếu có tên chuẩn với tên của bạn thì bạn nên chọn tên đó. Dưới đây tôi sẽ phân tích về chuyển tên nam. Vì tên nam chuyển rất đơn giản, nên các bạn hãy tự chuyển tên của mình dựa vào việc tìm tên trên trang web chuyển tên.

Phương pháp luận

Lấy ví dụ tên Tuấn, chữ kanji "Tuấn" 俊 có âm On-yomi là "Shun" và âm Kun-yomi là "toshi". Trong tiếng Nhật có tên là "Shun" với khá nhiều chữ kanji như:
  • 俊 Tuấn 駿 Tuấn (tuấn mã) 峻 瞬  隼 Chuẩn 春 Xuân 旬 Tuần 舜 馴
Trong tiếng Việt, có rất nhiều tên "Tuấn" như Anh Tuấn, Hoàng Tuấn, Văn Tuấn, Quang Tuấn, Quốc Tuấn, Đức Tuấn, Thanh Tuấn, v.v....
Tiếng Nhật cũng có rất nhiều tên Shun:
  • Shun: 俊 駿 峻 瞬 隼 春 旬 舜 馴
  • Shun'ichi: 俊一 俊市 駿一 駿市 峻一 峻市 瞬一 瞬市 隼一 隼市...
  • Shun'ichirou: 俊一郎 俊一朗 駿一郎 駿一朗 峻一郎 峻一朗 瞬一郎...
  • Shun'go: 俊吾 俊悟 俊呉 俊午 俊護 俊伍 俊五 駿吾 駿悟 駿呉...
  • Shun'gorou: 俊吾郎 俊吾朗 俊悟郎 俊悟朗 俊呉郎 俊呉朗 俊午郎...
  • Shun'ji: 俊二 俊次 俊治 俊児 俊慈 俊路 俊滋 俊示 駿二 駿次...
  • Shun'shirou: 俊志郎 俊志朗 俊司郎 俊司朗 俊史郎 俊史朗 俊士郎...
  • Shun'jirou: 俊次郎 俊次朗 俊二郎 俊二朗 俊士郎 俊士朗 俊治郎...
  • Shunsuke: 俊介 俊輔 俊助 俊資 俊佐 俊舗 俊亮 駿介 駿輔 駿助...
  • Shun'tarou: 俊太郎 俊太朗 俊多郎 俊多朗 駿太郎 駿太朗 駿多郎...
  • Ngoài ra: Shunsaku, Shunzaburou, Shunzou, Shunta, Shunto, Shumpei, Shun'ya, Shunnosuke
Bạn chỉ cần chọn tên cho hợp thôi, ví dụ "Văn Tuấn" có thể chọn là "Shuntarou".
Tên "Anh Tuấn" (英俊) thì có tên trùng khớp là 英俊 Hidetoshi nên có thể chọn tên này.
"Hoàng Tuấn" (黄俊) thì có thể chọn tên là 弘俊 Hirotoshi (kanji: Hoằng Tuấn).

Thứ tự ưu tiên:
  • Tên trùng khớp, ví dụ "Anh Tuấn" (英俊) => 英俊 Hidetoshi
  • Tên gần âm, ví dụ "Hoàng Tuấn" (黄俊) => 弘俊 Hirotoshi (kanji: Hoằng Tuấn)
  • Tên lấy trùng tên chính và dùng từ đệm nào đó, ví dụ "Văn Tuấn" (文俊) => 俊太郎 Shuntarou (kanji: tuấn thái lang)

Chuyển tên nam theo âm đọc trong tên (nazuke)

Chuyển tên theo nazuke (âm đọc trong tên) là thay vì chuyển "Tuấn" thành "Shun" thì dùng "toshi". Ví dụ "Quang Tuấn" (光俊) sẽ chuyển là 光俊 Mitsutoshi. Nếu chuyển cách này không được mới dùng các tên với từ đệm tên nam điển hình như Shun'ichi, Shun'go, Shun'shirou, Shun'tarou, Shunji, Shunsuke, ....
Một số cách chuyển theo nazuke:
  • Tuấn (俊): toshi
  • Đức (徳): nori
  • Minh (明): aki, ake
  • Quang (光): mitsu
  • Đạt (達): tatsu
  • Nghĩa (義): yoshi
  • Khang (康), An (安): yasu
  • Chinh (征): yuki (nghĩa: đi, di chuyển)
  • Việt (越): etsu
  • Chính (正): masa
  • Hoàng (黄,皇): Do tiếng Nhật không dùng chữ kanji này cho tên nên dùng tương ứng là 宏 (hoành) hoặc 弘 (hoằng), âm đọc: "hiro"
  • Nguyên (原,元): Do tiếng Nhật chỉ dùng 原 cho họ nên dùng chung là 元 "moto".
  • Anh (英), Tú (秀): hide
  • Bình (平): hira
  • Văn (文): fumi, aya
  • Chương (章): fumi, aki
  • Trí (智): tomo
  • Bằng (朋), Hữu (友): tomo
  • Hữu (有): ari
  • Quốc (国): kuni
  • Cảnh (影): kage
  • Vinh (栄): ei, haru
  • Hòa (和): kazu
  • Thắng (勝): katsu
  • Quân (君), Công (公), Vương (王): kimi
  • Thanh (清): kiyo
  • Trung (忠): tada
  • Vị (為): tame
  • Huy (輝): teru
  • Vũ (武), Mạnh (孟): take
  • Cao (高), Long (隆), Quý (貴): taka
  • Định (定): sada
  • Phong (豊), Phú (富): toyo
  • Hùng (雄): take
  • Thịnh (盛): mori

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Cách đánh số thứ tự tiếng Nhật "I RO HA"

Tôi đã nói về "Cách đếm số và lượng từ tiếng Nhật" trong phần 1.  Ở phần này tôi sẽ nói về cách đánh số thứ tự trong tiếng Nhật.
Thì đương nhiên là bạn dùng 1., 2., 3., ... hay A., B., C., .... hay (1), (2), (3), ... thì cũng không vấn đề gì cả. Nhưng ở đây là tôi muốn nói tới các cách đánh số thứ tự thuần Nhật và cũng hay sử dụng trong tiếng Nhật.

I RÔ HA NI HÔ HÊ TÔ

Đây là cách đánh số thay vì A, B, C ... sẽ đánh số là い,ろ,は,に,ほ,へ,と. Hay cũng có thể dùng katakana イ,ロ,ハ,ニ,ホ,ヘ,ト. Có mấy điểm chúng ta cần chú ý:
イ.Đây là câu trong bài thơ cổ là bài "I rô ha"
色は匂へど Iro wa nioedo
散りぬるを Chirinuru o
我が世誰ぞ Wa ga yo tare zo
常ならむ Tsune naramu
有為の奥山 Ui no okuyama
今日越えて Kyō koete
浅き夢見じ Asaki yume miji
酔ひもせず Ei mo sezu.

Ý nghĩa của bài này là nói về sự giác ngộ:
Hoa nở rồi hoa sẽ tàn
Trên thế gian này ai tồn tại vĩnh hằng?
Hôm nay chúng ta vượt qua ngọn núi trần thế
Không ước mơ nông cạn, không cơn say
ロ.Lấy các âm thanh tương ứng (không lấy âm đục): いろはにほへと
ハ.Có thể lấy thêm nữa  ngoài いろはにほへと như ちりぬるを
ニ.Trang tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/Iroha

Các cách đánh số khác

  • 一,二,三,・・・ Một, Hai, Ba, ...
  • 壱,弐,参,・・・ Một, Hai, Ba, ...
  • あ,い,う,・・・ a, b, c, ...
  • ア,イ,ウ,・・・ A, B, C, ...

DÙNG CÁC CAN ĐỂ ĐÁNH SỐ: "GIÁP" "ẤT" ...

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Sushi là gì? Làm sao để ăn?

Sushi là gì?

Sushi (đọc là "xư-shi") là món cơm với cá sống, bạn có thể xem trên Wikipedia để biết rõ hơn. Cơm dùng trong sushi thường được trộn dấm gạo cho ngon. Thường sushi đã được trét wasabi (mù tạt cay Nhật Bản, làm từ cây wasabi) và chấm tương shoyu (tương đậu nành). Bạn cũng có thể cho wasabi vào tương shoyu để tăng độ cay.
Đĩa sushi thường gồm hai miếng
Có hai cách dùng tương shoyu: Cho trực tiếp vào đĩa sushi (ít thôi) hay đổ ra một đĩa nhỏ riêng. Bạn có thể thêm wasabi vào đĩa này cho cay hơn, mặc dù bên dưới lớp cá đã được trét sẵn wasabi rồi.

Sushi phải có nước trà / Ăn uống như thế mới là phong lưu

Ăn sushi thì có thể uống bia hoặc uống nước trà, mình thì uống nước trà cho lành. Mà thông thường, các quán sẽ không mang trà đến cho bạn mà sẽ để sẵn ly trà úp ngược (nhìn hình trên các bạn sẽ thấy ly trà mờ mờ sau mấy đĩa sushi), bạn lấy ly trà ra, ở chỗ bạn ngồi sẽ có hộp trà bột có cái muỗng nhỏ xíu, bạn chỉ lấy đúng một muỗng thôi nhé. Nếu lấy trên một muỗng thì sẽ quá nhiều không ngon mà lại còn bị chủ quán nhìn hình viên đạn nữa. Nước sôi lấy đâu ra? Chính là cái vòi ngay trước mặt bạn (thường một vòi cho 2 ghế khách), nhưng coi chừng phỏng tay! Bạn phải cầm cái ly trà và ấn cái ly đó vào nút đen ở phần thân giữa vòi, nút đó chính là khóa, ấn vào sẽ mở ra và nước từ bên trên rót vào ly. Rất hợp lý phải không? Nhưng cẩn thận phỏng tay nhé, nút đó không phải để bạn ấn tay vào, vì bạn mà ấn là vòi bên trên sẽ xả thẳng nước sôi vào tay bạn.
Nước trà ở quán sushi thì thường gọi là "agari", thay vì "ocha". Thực ra nghĩa gốc là "có khách lên", tại vì ngày xưa ở chốn thanh lâu kỹ viện thì "uống trà" thường được hiểu là "đợi khách", nên nếu khách đến quán mà lại gọi là "ocha" thì không lịch sự lắm, nên người ta nói tránh ra thành từ này.
Quán sushi băng chuyền (kaiten-zushi)

Gọi món trong quán sushi

Ở đây tôi sẽ chỉ nói về ăn sushi trong quán sushi băng chuyền (kaiten-zushi) thôi, còn các quán khác thì cũng gọi từ menu như thường. "Kaiten" có nghĩa là "xoay vòng", sẽ có băng chuyền và người làm sushi sẽ làm ngay trước mắt bạn và để đĩa lên băng chuyền này.
Ở Nhật, các quán làm đồ ăn trước mặt thực khách!
Nhưng bạn đợi mãi không thấy món bạn muốn ăn thì sao? Hay món bạn muốn ăn phải gọi thì làm thế nào? Bạn hãy nói trực tiếp với nghệ nhân sushi (sushi shokunin) trước mặt bạn theo cú pháp sau:
  • Maguro wo kudasai! (Xin cho cá ngừ)
  • Yaki-saamon wo kudasai! (Xin cho cá hồi nướng)
  • Hotate wo nimai kudasai! (Xin cho 2 dĩa sò điệp)
  • Asari suupu wo kudasai! (Xin cho súp hến)
  • Wasabi wo kudasai! (Cho tôi wasabi)
Ở quán sushi thì đĩa sẽ được đếm bằng "mai" ("mai" là cách đếm cho các vật mỏng như tờ giấy, đĩa mỏng nên cũng là "mai"), gọi 2 đĩa thì "ni-mai", ba đĩa thì "san-mai".

Giá tiền các đĩa sushi

Thông thường các đĩa màu khác nhau thì có giá khác nhau, loại thường nhất khoảng 100 ~ 140 yên / đĩa, một đĩa thường gồm 2 miếng. Những loại rẻ như sushi cuộn thì có thể có 4 miếng. Ngoài ra, ngày hôm đó mà loại nào được giảm giá thì cửa hàng sẽ để thông báo giảm giá trên băng chuyền cho chạy vòng vòng. Các loại sushi giá mắc hơn thì thường được đặt vào đĩa khác màu để tránh cho thực khách bị nhầm, và cũng thường được thông báo giá trên băng truyền (để bảng báo giá chạy trước đĩa sushi chẳng hạn). Thường thì loại thường là 100 yên/đĩa, các loại khác là 200, 400, 600 yên hay hơn.

Vị trí của sushi trong ẩm thực Nhật Bản

Để cho dễ hiểu thì tôi dùng công thức sau:

Sushi đối với người Nhật = Món ốc đối với người Sài Gòn

Đây là món ăn mà tất cả mọi người đều yêu thích và thường xuyên đi ăn. Tuy nhiên, cũng như có một số người Việt Nam không ăn nước mắm, cũng có một số ít người Nhật không ăn wasabi.

Một số món sushi bạn nên thử ở Nhật

Maguro sushi = Sushi cá ngừ

Số đếm trong tiếng Nhật - Cách đếm đồ vật, người

Đếm từ 1 tới 10

Chắc các bạn ai cũng biết đếm từ 1 tới 10:
一 二 三 四 五 六 七 八 九 十
ichi - ni - san - shi/yon - go - roku - shichi/nana - hachi - kyuu (ku) - juu

Chú ý là số 4 và số 7 có tới 2 cách đọc, vậy khi nào dùng "yon" ("bốn"), khi nào dùng "shi" ("tứ")? Phần lớn trường hợp bạn sẽ chỉ dùng "yon" cho số 四:
  • 四回 yon-kai = bốn lần
  • 四階 yon-kai = lầu bốn, tầng bốn
  • 四百 yon-hyaku = bốn trăm
Số bảy 七 (mà các bạn có thấy số này là số 7 lộn ngược không nhỉ?) cũng vậy, phần lớn dùng "nana":
  • 七回 nana-kai = bảy lần
  • 七階 nana-kai = lầu bảy
  • 七百 nana-hyaku = bảy trăm

Vậy "shi" và "shichi" dùng thế nào? Đó thường là dùng khi đơn thuần là đếm, như trong quyền anh hay đếm số động tác bạn đã thực hiện (karate chẳng hạn) thì sẽ đếm là "ichi ni san shi go roku shichi hachi kyuu juu".
Bạn cũng nên nhớ là số chín 九 có thể đọc là "ku" nữa, ví dụ:
  • 19日(十九日) juu-ku nichi = ngày 19
  • 19日(十九日) juu-kyuu nichi = ngày 19
Số 10 () cũng có thể đọc là "ju" thay vì "juu" hay "じっ" với âm lặp ("tsu" nhỏ):
  • 十分 juppun = 10 phút
  • 十分 juu-fun = 10 phút
  • 十分 (じっぴん) jippun = 10 phút
Nhìn chung, có nhiều cách đọc vì số đếm thì quan trọng nhất là đọc nhanh và dễ dàng, người Nhật sẽ đọc sao cho thuận miệng nhất có thể. Bạn cũng phải làm quen với việc này khi học số đếm tiếng Nhật.

Số 0

Số 0 không phải là thứ dễ dàng để người ta phát minh ra, bằng chứng là số La Mã không có số 0. So với các con số khác thì số 0 mãi sau này mới ra đời. Trong tiếng Nhật, số 0 thường được mượn từ tiếng Anh là "Zero" thành ゼロ. Ngoài ra còn dùng chữ kanji "LINH" 零 đọc là "Rei". Tuy nhiên, trong số đếm thì người Nhật dùng "zero", còn "rei" sẽ dùng nhiều trong từ ghép kanji (熟語 jukugo thục ngữ) như:
  • 零度 reido (linh độ) = 0℃ (nhiệt độ không độ C)
Khi viết thành văn tự, số 0 ("rei") sẽ viết là 〇 (để viết số không này thì bạn gõ "zero"), ví dụ:
  • Ba mươi = 三〇 (san-juu)

Chữ số trong văn tự, khế ước

Trong văn tự, khế ước bạn không thể dùng các con số 一,二,三,十. Ví dụ, bạn vay tiền Takahashi và để lại giấy vay tiền như sau:
  • "Tôi có vay của anh Takahashi số tiền là 一 lượng vàng và 十 lượng bạc" (tức là một lượng vàng và mười lượng bạc)
Anh Takahashi này, vốn rất giỏi làm giả giấy tờ, sẽ chữa lại bằng cách thêm vài nét thành:
  • "Tôi có vay của anh Takahashi số tiền là 三 lượng vàng và 千 lượng bạc" (tức ba lượng vàng và ngàn lượng bạc)
Thế là tự nhiên số nợ của bạn bị đội lên gấp nhiều lần, thậm chí còn khiến bạn phá sản. Để tránh như vậy, người Nhật (và người China) sẽ dùng thay thế các chữ trên thành các chữ sau:
  • 一 thành 壱
  • 二 thành 弐
  • 三 thành 参
  • 十 thành 拾
Nhân tiện nói luôn, chữ 万 "man" (vạn) có chữ cổ là 萬, trong các bài thơ cổ của Việt Nam đều dùng chữ "vạn" 萬 này.


Số đếm thuần Nhật

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Bàn phím tiếng Nhật và gõ tiếng Nhật

Chào các bạn! Hôm nay Takahashi sẽ nói rõ ràng về bàn phím tiếng Nhật và cách gõ tiếng Nhật để tất cả các bạn không bao giờ còn gặp rắc rối với việc gõ tiếng Nhật trên máy tính nữa.

Chắc các bạn gõ tiếng Nhật thì cũng đều biết đến "henkan" (変換, kanji: biến hoán), tức là "chuyển đổi chữ" bởi vì đầu tiên bạn phải gõ được hiragana đã, rồi sau đó mới chuyển sang kanji tương ứng. Mà gõ hiragana cũng có nhiều cách gõ:
  • Cách gõ thông thường: Phím "k" + phím "a" => "ka" = か
  • Cách gõ kana: Ví dụ phím "a" => ち chi, phím "s" => と to

Ngày xưa, người ta dùng máy gõ chữ thì có lẽ chỉ gõ kiểu kana mà thôi. Ngày nay thì mình thường xài kiểu gõ thông thường. Bạn có thể lo lắng là gõ kana thì sao biết phím nào với phím nào, nhưng bạn đừng lo, vì bàn phím của Nhật bao giờ cũng in cả cách gõ kana lên mặt phím.

Bàn phím tiếng Nhật - Japanese Keyboard

Các bạn hãy xem hình dưới đây để biết cách bài trí bàn phím tiếng Nhật. Nó khác bàn phím tiếng Anh mà chúng ta dùng đôi chút.
Giao diện bàn phím tiếng Nhật (Japanese Keyboard Layout)
Bán phím máy Sony Vaio
Tôi sẽ nêu các điểm nổi bật của bàn phím tiếng Nhật:

Các phím chuyên dụng
Bạn có thể thấy các phim đặc biệt sau:
  • Phím 半角/全角 (hẹp / rộng): Đây là phím cực kỳ quan trọng, vì bạn chỉ cần ấn phím này là chuyển thẳng sang gõ chế độ Hiragana ngay, bấm lần nữa thì quay lại gõ Romaji như thường. "半角" thì có lẽ bạn ấn kèm phím Shift là chuyển sang gõ Hiragana với độ rộng hẹp.
  • Các phím khác: 無変換 (muhenkan = không chuyển đổi), カタカナ/ひらがな: Chuyển đổi giữa katakana và hiragana

Cách sắp xếp các phím khác bàn phím tiếng Anh
Ví dụ @ ở bàn phím tiếng Anh nằm trên phím "2" còn ở bàn phím tiếng Nhật là một phím riêng. Các ký hiệu cũng ở vị trí khác so với bàn phím tiếng Anh.

Bề rộng hẹp và bề rộng toàn phần
Bề rộng hẹp 半角 hankaku (bán giác) là chữ chỉ chiếm nửa không gian thường, còn bề rộng toàn phần 全角 zenkaku (toàn giác) là chữ chiếm toàn bộ không gian. Chế độ bề rộng hẹp này chỉ áp dụng với Katakana mà không áp dụng với Hiragana. Dưới đây tôi đưa ra ví dụ minh họa:
  • 半角:アイウエオ
  • 全角:アイウエオ
Cách chuyển đổi thì đơn giản: Bạn gõ chữ Hiragana rồi ấn F7 là ra Katakana độ rộng toàn phần, ấn F8 là ra Katakana độ rộng hẹp.
  • あいうえお + F7 = アイウエオ
  • あいうえお + F8 = アイウエオ

Bàn phím tiếng Anh thì chuyển từ gõ Romaji sang gõ Hiragana thế nào?

Chắc các bạn cũng cảm thấy phiền phức khi mỗi lần chuyển qua chuyển lại giữa chế độ gõ Romaji (biểu tượng chữ A trên thanh công cụ tiếng Nhật) và chế độ gõ Hiragana (biểu tượng chữ あ) là lại phải dùng chuột để chọn rất mất thời gian và công sức.
Tôi cũng vậy, và tôi vừa phát hiện ra cách mới tương tự nút chuyển đổi ở bàn phím tiếng Nhật:
shift + caps lock
Tôi nói là vừa phát hiện ra vì tôi thường xài máy Nhật, giờ mới xài máy tiếng Anh nên mới mày mò ra. Các bạn hãy dùng cách trên chuyển cho nhanh lẹ nhé.
Với bàn phím tiếng Anh, chuyển sang Katakana vẫn là F7 (hay F8 cho chữ hẹp) không có gì thay đổi.
Chú ý: Bạn cũng có thể chuyển bằng
 alt + `
 (alt + ~)
thay vì "shift + caps lock" như trên.

Để gõ tiếng Nhật: Bộ gõ tiếng Nhật (Japanese IME)

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Tìm - Tìm thấy - Tìm ra

Hôm nay Takahashi xin bàn về động từ nhóm Tìm kiếm, ví dụ câu sau:
Cuối cùng chúng mình cũng tìm thấy điểm chung: Cả hai đều không thích nhau!
やっと私たちは共通のポイントを見出した:お互いが好きじゃないことを!
Yatto watashi-tachi wa kyoutsuu no pointo ga miidashita: Otagai ga suki ja nai koto wo!
Ở đây tìm thấy sử dụng 見出す miidasu nghĩa là "tìm ra được" điều gì đó. Nghĩa là bạn tìm thấy điều gì hay thứ gì nhờ vào kinh nghiệm hay nỗ lực (bạn muốn tìm thứ đó).

Tìm: 探す sagasu, từ này chỉ có nghĩa là "tìm" mà thôi.
Còn 見つける mitsukeru nghĩa là "tìm thấy", theo nghĩa là phát hiện thấy cái gì đó (discover). Đối tượng phải ở trong tầm mắt hay tầm tay của bạn. Chứ còn bạn tìm mà vẫn chưa thấy tăm hơi đối tượng đâu thì không dùng từ này được.
見つかる mitsukaru là dạng tự động từ của "mitsukeru", có nghĩa là thứ gì đó "được (bạn) tìm thấy". Ví dụ 
失くした本が見つかった = Quyển sách tôi đánh mất đã được tìm thấy.

検索する kensaku suru: Cũng là "tìm", nhưng là trên máy tính hay là tra từ điển. (kanji: kiểm sách).

検出する kenshutsu suru (kanji: kiểm xuất): Từ này thường hay bị dịch thành "kiểm xuất" đúng chữ kanji (kể cả từ điển J***) nhưng từ "kiểm xuất" có trong tiếng Việt đâu. Nghĩa từ này là "phát hiện thấy", "phát hiện ra" (lỗi nào đó hay có người thâm nhập, có vật thể lạ, v.v....).

探る saguru: Bạn tìm bằng ... tay (tìm đồ vật trong túi) hay tìm cái gì đó trừu tượng (dạng nghiên cứu hiện tượng chẳng hạn).

Ngoài ra:
  • サーチする = Search (tiếng Anh)
  • 調べる shiraberu = Tìm hiểu
Mỗi từ có một sắc thái khác nhau. Vậy làm sao chúng ta có thể biết? Cách tốt nhất là tra từ điển mà thôi. Sẽ có các ví dụ để bạn biết được. Bạn cứ tra từ điển Anh => Nhật và Nhật => Anh là sẽ có các câu ví dụ giúp bạn hiểu ý nghĩa và cách dùng từng từ, chứ cũng hoàn toàn không có gì phức tạp và khó hiểu cả.

Tổng kết về Tìm trong tiếng Nhật
探す 見つける 見つかる 見出す 検索する 検出する 探る サーチ
sagasu - mitsukeru - mitsukaru - miidasu - kensaku suru - kenshutsu suru - saguru - saachi

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Cách phát âm tiếng Nhật

Nếu các bạn bắt đầu học tiếng Nhật, chắc chắn bạn sẽ học bảng chữ cái Hiragana đầu tiên, mà bắt đầu là "a i u e o", sau đó sẽ là "ka ki ku ke ko". Hôm nay tôi sẽ bàn với các bạn về phát âm tiếng Nhật. Tất nhiên là để phát âm chuẩn nhất thì bạn vẫn nên nghe người Nhật phát âm chuẩn để học, ở đây tôi chỉ nêu nguyên lý về phát âm tiếng Nhật mà thôi.

Các bạn cũng nên tham khảo bài "Thanh điệu tiếng Nhật" để hiểu thanh điệu, nhịp điệu, cách phát âm âm dài và âm ngắn trong tiếng Nhật.


Giới thiệu sơ lược các âm tiếng Nhật

Các âm tiếng Nhật gồm các hàng sau: Hàng "A" (gồm: A, I, U, E, O), hàng "KA", hàng "SA", hàng "TA", hàng "NA", hàng "HA", hàng "MA" (mọi người vẫn nhớ theo dạng: Khi Sai Ta Nên Hỏi Mẹ), tiếp theo là hàng "RA", hàng "W" (gồm WA và WO), hàng "YA YU YO".

Ngoài ra là các âm đục:
  • Hàng "GA" là âm đục của hàng "KA"
  • Hàng "ZA" là âm đục của hàng "SA"
  • Hàng "DA" là âm đục của hàng "TA"
  • Hàng "BA" là âm đục của hàng "HA"
  • Hàng "PA" là từ hàng "HA"
Âm đục thì thường viết giống âm thanh kèm thêm dấu nháy, ví dụ: か => が, riêng hàng "PA" thì là dấu tròn: ぱ.
Từ khóa: Âm đục = 濁音 daku-on (kanji: đục âm), Âm trong = 清音 sei-on (kanji: thanh âm)

Tiếp theo là các âm ghép: Các bạn có thể xem bảng.
Bảng hiragana chụp từ wikipedia. Nguồn: Wikipedia Tiếng Việt

Phát âm và cách ghi romaji

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Karōshi hay cái chết trên bàn giấy

Karōshi (過労死, kanji: quá lao tử) là một từ trong tiếng Nhật nhưng đã được quốc tế hóa thành một danh từ chung trên thế giới. Một số từ tiếng Nhật nổi tiếng thế giới khác gồm có:
  • Sushi = cơm cá sống
  • Sashimi = cá sống
  • Karate = võ tay không (võ karate)
  • Karaoke = phát minh thiên tài của người Nhật để ai cũng có thể trở thành ca sỹ
  • Tsunami = sóng thần (chừ-na-mi)
  • Kamikaze = gió thần (thần phong), chỉ cơn bão đánh đắm chiến thuyền Mông Cổ hay đôi khi là phong trào máy bay cảm tử cuối thế chiến 2
  • Geisha = nghệ nữ, chú ý là đây không phải là kỹ nữ nhé; toàn là những người đàng hoàng và hiểu biết làm công việc tiếp khách => Nhật Bản là một dân tộc tao nhã nhé!
  • Shōgun = tướng quân, chỉ các sứ quân trong lịch sử Nhật Bản
Hôm nay chúng ta bàn về: KAROSHI
"Karoshi" (viết đúng theo Hiragana là Karoushi) có nghĩa là "Cái chết vì làm việc quá sức", một hiện tượng mà chỉ Nhật Bản mới có. Bàn về nguyên nhân của "Karoshi" thì có lẽ nửa ngày mới xong nên ở đây tôi chỉ nêu "Bí quyết để karoshi".
Có rất nhiều game Karoshi: Càng chết sớm càng lên level!

Bí quyết để karoshi

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Giá vé máy bay qua Nhật

Dành cho các bạn có ý định sang Nhật du học
Khi bạn mua vé máy bay sang Nhật thì bạn sẽ mua vé một chiều (One way) (nhưng mà thực ra một chiều và khứ hồi cũng không chênh nhau nhiều!), bạn có thể bay trực tiếp từ Tân Sơn Nhất sang Narita (Tokyo) hay bay chuyển tiếp (transit flight). Bay chuyển tiếp nghĩa là bạn quá cảnh (transit) tại một sân bay thứ ba nào đó:
Ví dụ: Tân Sơn Nhất => Hong Kong => Narita hoặc Tân Sơn Nhất => Kuala Lumpur => Narita
Thường thì bay chuyển tiếp sẽ rẻ hơn bay trực tiếp. Hiện bay trực tiếp có chuyến của Vietnam Airlines kết hợp với JAL (hàng không Nhật Bản).
Giá vé thì đặt càng sớm sẽ càng rẻ, tốt nhất là trước khoảng 3 tháng.

Malaysia Airlines (Quá cảnh Kuala Lumpur): 563 USD
Vietnam Airlines (Trực tiếp): 660 USD
Korean Air (Hàn Quốc, quá cảnh Seoul): 520 USD
Cathay Pacific (Hong Kong, quá cảnh Hong Kong): 505 USD
ANA (Nhật Bản, trực tiếp): 785 USD
(ANA cho du học sinh Việt Nam, trực tiếp: 410 USD)
Japan Airlines (JAL, trực tiếp): 850 USD
Asiana (Hàn Quốc, quá cảnh Seoul): 550 USD
China Eastern (China, quá cảnh Thượng Hải): 450 USD
China Southern (Quá cảnh Quảng Châu): 480 USD
Thời điểm tra giá: 2 tháng 10, 2012. Thời điểm bay: 31/3/2013

Nếu là tôi, tôi sẽ đi Korean Air (Seoul) hoặc Cathay Pacific (Hong Kong). Tôi đã từng đi 2 chuyến này và thấy rất ổn!

Bay chuyển tiếp của Malaysia Airlines

Chuyến bay: Tân Sơn Nhất => Kuala Lumpur => Narita
Ở thời điểm hiện tại (ngày 1 tháng 10 năm 2012) nếu đặt giá vé cho ngày 31/3/2013: 563 USD
Các bạn xem hình để biết chi tiết.


Bạn sẽ chờ ở sân bay Kuala Lumpur từ 10:30 PM tới 11:30 PM. Nếu chọn chuyến khác, có thể bạn phải chờ lâu hơn, ví dụ 3 tiếng chẳng hạn.
Mua vé tại: http://www.malaysiaairlines.com/jp/en.html

Mua vé của Vietnam Airlines

Giá vé rẻ nhất ngày 31/3/2012, SGN - NRT: 13.856.000 VND (660 USD)

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Bắt đầu học tiếng Nhật thì nên học ở đâu?

Nhiều bạn muốn bắt đầu học tiếng Nhật và không biết là nên bắt đầu như thế nào, nên mình viết bài này dành cho các bạn muốn bắt đầu học tiếng Nhật từ con số không. Con số không nghĩa là bạn cũng chẳng nắm rõ cả hiragana và katakana hay hoàn toàn không biết gì.


Nếu bạn chưa biết gì thì bạn nên đến trung tâm Nhật ngữ để học những bài đầu tiên, trung tâm Nhật ngữ thì nhiều, mà mình nghe nói chất lượng tốt là Nhật ngữ Đông Kinh hay Saigon Language School (mình tham khảo từ bạn bè thôi nhé). Bạn nên tham khảo trang web các trường (trên saromalang có danh sách) cũng như học phí, địa điểm để quyết định.

Nếu tôi bắt đầu học tiếng Nhật

Đi trung tâm Nhật ngữ có thể là một lựa chọn tốt, nhưng nếu là tôi thì tôi sẽ kết hợp học sơ cấp ở các trang sau:
- NHK: Học vui, học giao tiếp thông thường, rất trực quan dễ hiểu (có cả hiragana, katakana kèm âm thanh)
- JPLANG: Học ngữ pháp sơ cấp sau khi bạn nhận được mặt chữ rồi
- Danh sách phim, anime Nhật trên SAROMA JCLASS, công cụ tiếng Nhật, các chữ kanji, v.v....
=> Đường link có ở thanh bên.

Bạn nên học thật kỹ (và chỉ cần biết) NHK và JPLANG sơ cấp là trình độ bạn đã khá tốt. Nếu bạn thích tham khảo về nguyên lý tiếng Nhật thì hãy lên saromalang đọc các bài viết. Nhìn chung thì nên vừa học nguyên lý vừa học tiếng Nhật sơ cấp thì sẽ nhanh hơn.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Tiếng Nhật là gì? Giải mã tiếng Nhật

Để học tiếng Nhật, có lẽ chúng ta phải giải mã một chút những điều bí ẩn về nó. Hôm nay Takahashi sẽ diễn giải ngôn ngữ tiếng Nhật một cách đơn giản, dễ hiểu nhất có thể. Cùng với đó, tôi cũng sẽ so sánh với tiếng Việt để các bạn thấy rằng hai ngôn ngữ ... không khác nhau nhiều.

Bổ ngữ tiếng Nhật: Đứng trước từ được bổ nghĩa (danh từ) 

=> Ngược với tiếng Việt
Bổ ngữ (修飾語 shuushokugo, kanji: tu sức ngữ) là từ ngữ dùng để bổ nghĩa (làm rõ nghĩa) cho một từ ngữ khác, tiếng Anh gọi là modifier. Ví dụ: "Kia là bông hoa tôi mua" thì "tôi mua" bổ nghĩa cho "bông hoa".
Bổ ngữ tiếng Nhật luôn đứng trước từ được bổ ngữ, ví dụ:
赤い花 akai hana = bông hoa đỏ, akai => hana
ベトナム学生 betonamu gakusei = học sinh Việt Nam, betonamu => gakusei

日本語修飾語 nihongo shuushokugo = Bổ ngữ tiếng Nhật (Japanese Modifier)

Danh từ bổ nghĩa cho danh từ

Dạng thông thường sẽ dùng trợ từ "no" (の) ("của") để bổ nghĩa:
N2 の N1
Trong đó N2 bổ nghĩa cho N1.
私のお金 watashi no okane = tiền của tôi
"watashi no (của tôi)" bổ nghĩa cho "okane" (tiền).
私の父 watashi no chichi = ba tôi
Ngoài ra có thể đặt trực tiếp "N2 N1" để bổ nghĩa, ví dụ: ベトナム学生 betonamu gakusei = học sinh Việt Nam, 行政機関 gyousei kikan = cơ quan hành chính, 試用期間 shiyou kikan = thời gian thử việc, v.v...

=> Mấu chốt: Khi đã là cụm từ quen thuộc thì ít dùng trợ từ "no"; ngoài ra dùng "no" nhiều quá cũng khiến câu văn lủng củng.

Danh từ chính trong tiếng Nhật: Luôn đứng cuối cùng

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Thêm một số trợ từ, giới từ tiếng Nhật - Phần 5

ni wa
Mẫu câu: Vdic. には ~
Nghĩa: Để [V - hành động] thì ~
(Vdic.: Động từ nguyên dạng / Động từ dạng từ điển)
Ví dụ:
楽しく生きるには、お金の知識は欠かせない。
Tanoshiku ikiru ni wa, okane no chishiki wa kakasenai.
Để sống vui vẻ thì không thể thiếu kiến thức về tiền bạc.

Tương tự như: Vdic. ため(に) / Hoặc: Vdic. ためには (nhấn mạnh hơn)
Các bạn có biết mẫu "Vdic. には" và mẫu "Vdic. ために" khác nhau gì không? Các bạn hãy tự suy nghĩ xem nhé. Nếu vẫn không ra thì hãy xem đáp án ở cuối bài.

no ni
Mẫu câu: Vdic. のに ~
Nghĩa:
- Để [V] thì cần phải ~
- Để [V] thì cần [bao nhiêu thời gian / tiền bạc]
Ở đây "Vdic. no ni" có thể hiểu theo nghĩa đen: "Trong việc V (thì) ~".
Ví dụ:
お金を稼ぐのに、お金の原理を分かる必要がある。
Okane wo kasegu no ni, okane no genri wo wakaru hitsu'you ga aru.
Để kiếm tiền thì phải hiểu nguyên lý của tiền bạc.

東京に行くのにどのぐらい時間がかかりますか。
Toukyou ni iku no ni, dono gurai jikan ga kakarimasu ka?
Để đi Tokyo thì mất bao nhiêu thời gian?

- (C) saromalang.com -

ĐÁP ÁN

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Tiếng Nhật trong kinh doanh

Tiếng Nhật trong kinh doanh - Business Japanese

Tiếng Nhật thường có mấy dạng sau:
- Tiếng Nhật bạn bè
- Tiếng Nhật lịch sự
- Tiếng Nhật trong kinh doanh

Bài này Takahashi sẽ hướng dẫn các bạn cách xài tiếng Nhật trong kinh doanh. Ví dụ:
Tiếng Nhật bạn bè Tiếng Nhật lịch sự Tiếng Nhật kinh doanh
送る
okuru

電話して!


連絡して!

手軽に聞いて!
tegaru ni kiite


saki: lúc trước

後で
atode: sau

Vて くれない?

もらう


確認
kakunin: kiểm tra

遠慮
enryo: ngại, ngần ngại

思う omou

あったら
(nếu có)

~しているので~

~している
(hành động của bản thân)
送ります
okurimasu

電話してください


連絡してください

手軽に聞いてください
tegaruni kiite kudasai


saki

後で
atode

Vて もらえませんか?

もらいます


確認
kakunin

遠慮
enryo

思います omoimasu

ありましたら


~していますので~

~しています

お送りします
ookuri shimasu

お電話ください
お電話をしてください

ご連絡してください

手軽にお聞きください
tegaru ni okiki kudasai

先ほど
saki hodo

後ほど
nochi hodo

Vて いただけませんか?

頂戴いたします
choudai itashimasu

ご確認
go-kakunin

ご遠慮
go-enryo

存じます zon-jimasu

ありましたら
ございましたら

~していますので~

~して おります


Nhìn chung thì tiếng Nhật dùng trong kinh doanh sẽ lịch sự hơn tiếng Nhật lịch sự. Khi bạn viết email cho khách hàng hay đối tác Nhật thì bạn phải dùng tiếng Nhật trong kinh doanh. Nguyên tắc thì rất đơn giản:
Với hành động (động từ):
お + V(masu) + する
Ví dụ: kaku (V: viết) => V(masu): kaki => okaki suru
Thay vì "書いてください kaite kudasai" thì sẽ là "okaki shite kudasai" hay "okaki kudasai". Nguyên tắc ở đây là biến động từ "kaku" thành danh từ "kaki" và thêm "o" vào cho lịch sự.
Với các động từ là từ ghép kanji (jukugo 熟語) ví dụ 確認する kakunin suru (kiểm tra) thì sẽ thành ご確認する (thêm "go").
確認してください → 確認してください / 確認ください
(kakunin => go-kakunin)

Với hành động của bản thân ...
...thì thay vì dùng "Vます / します shimasu" chúng ta sẽ dùng "致します itashimasu". Dưới đây là mức độ lịch sự:
Lịch sự: 書きます Kakimasu
→ Lịch sự hơn (tiếng Nhật kinh doanh): お書きします O-kaki shimasu
→ Lịch sự hơn nữa (tiếng Nhật kinh doanh): お書きいたします O-kaki itashimasu

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Cách xưng hô trong gia đình Nhật Bản

Người Nhật gọi cha, mẹ là gì?

Chắc đó cũng là câu hỏi của nhiều bạn khi tiếp cận với văn hóa Nhật Bản. Takahashi sẽ nói chuyện về chủ đề này. Giả sử các bạn gặp cha, mẹ một người bạn Nhật, thì các bạn thường gọi là [Tên]-san - đây là cách gọi lịch sự, ví dụ Mori-san chẳng hạn. Bạn cũng có thể gọi họ là "Otou-san, okaa-san" (giống như gọi là "bác", "cô" trong tiếng Việt).
Người ta cũng gọi người khác là otou-san, okaa-san thay cho con cái của những người được gọi. Ví dụ anh A gặp anh B, chị C (cũng ngang ngang tuổi với mình) và gặp bé D (là con anh B và chị C) thì có thể gọi anh B là "otou-san", gọi chị C là "okaa-san", dịch ra tiếng Việt thì kiểu như là "ba bé D", "mẹ bé D". Nhưng mà tốt nhất vẫn gọi là "[Tên]-san".

Thế người Nhật gọi cha mẹ họ trong nhà là gì?

Họ thường gọi là otou-san, okaa-san, giống như "ba / má" (miền Nam) hay "bố / mẹ" (miền Bắc). Nếu gọi thân mật hơn thì sẽ là tou-chan, kaa-chan.
Ông, bà trong tiếng Nhật cũng vậy:
  • Thông thường: ojii-san (chú ý 2 chữ i nhé), obaa-san
  • Thân mật: ojii-chan, obaa-chan (đừng bỏ "o" kẻo bị uýnh!)
  • Cô, dì: oba-san / oba-chan
  • Chú, bác, cậu: oji-san / oji-chan
Ngoài ra:
  • Anata: Lịch sự, xa cách; có khi được coi là bất kính (gọi cha mẹ theo kiểu "ông", "bà" trong tiếng Việt)

Cha mẹ Nhật gọi con cái

Sẽ dùng tên (chứ không dùng họ nhé - không lại chẳng biết đang gọi ai), ví dụ: Naoko, Takeshi. Hoặc là:
  • Naoko-chan, Takeshi-kun: Thân mật
  • Omae: Suồng sã
  • Anata: Lịch sự, xa cách (như kiểu cha mẹ gọi con cái là "anh", "chị" trong tiếng Việt)

Cách khác gọi cha, mẹ

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Chuyển tên Nhật Việt 3 - Phương pháp luận tên nữ

Tổng kết phương pháp chuyển tên Việt => Nhật

PHƯƠNG MAI TỪ ĐIỂN - CHUYỂN HỌ VIỆT <=> NHẬT

Đã đến lúc chính bạn tự chuyển tên Việt - Nhật! Dưới đây tôi tổng kết phương pháp luận và sẽ cung cấp các công cụ để bạn chuyển tên một cách thuận lợi.

PHƯƠNG MAI TỪ ĐIỂN - CHUYỂN TÊN NỮ ĐƠN THÔNG DỤNG

Danh sách đầy đủ: Yurika - Chuyển tên nữ đơn đầy đủ

Tham khảo thêm: Chuyển tên Việt <=> Nhật phần 2: Công cụ và ví dụ
Từ điển Yurika chuyển tên ghép: Xem dưới đây

Chuyển tên nữ - Phương pháp luận

Để chuyển tên nữ thì chúng ta nên chuyển theo ý nghĩa. Ví dụ:
"Hoa" sẽ sử dụng tên có chứa 花 như 花子 / 華子 (Hanako).
"Mai" là tên hoa nên sử dụng tên hoa tương ứng là 百合 (Yuri = hoa bách hợp).
"Phương Mai" (芳梅) có ý nghĩa là "Hoa mai thơm" nên có thể kết hợp với chữ 香 (hương = hương thơm) thành 百合香 Yurika.
"Hương" thì đơn giản có thể chuyển thành 香織 Kaori, hay là Kaoru. Nhưng tên ghép như "Thanh Hương" thì có thể dùng 青香 Haruka (kanji: thanh hương) chẳng hạn.
"Phương" (芳): Nghĩa là "hương thơm ngào ngạt" => "Mikako", trong tên ghép sẽ là "ka" (hương thơm).
"Thanh Phương" (清芳) => Hương thơm thanh khiết, nên là 澄香 Sumika chẳng hạn.

Một số tên chỉ màu sắc tươi sáng, tính cách:

Không quan trọng cách bạn học tiếng Nhật

Bạn có biết Warren Buffet? Đó là nhà đầu tư chứng khoán đại tài. Ông này (cũng là một nhà hiền triết) có một câu nói nổi tiếng về việc phán đoán thị trường (để đầu tư chứng khoán):
  • Không quan trọng phán đoán về thị trường của bạn đúng hay sai, mà quan trọng là phán đoán của bạn đem lại bao nhiêu tiền hay làm bạn mất bao nhiêu tiền.
Bạn có thể phán đoán sai, nhưng nếu bạn vẫn thu lợi được thì đó vẫn là phán đoán tốt!

Học tiếng Nhật cũng vậy: Không quan trọng cách học của bạn đúng hay không đúng, chính thống hay không chính thống, mà quan trọng là nó có giúp bạn nhớ từ vựng, nhớ kanji, nhớ ngữ pháp hay không mà thôi.

Những ngày đầu ... chẳng có gì là gian khó
Ngay từ những ngày đầu học tiếng Nhật, tôi đã học xong 2000 chữ kanji (cũng bằng cách tìm ra các quy tắc và bịa đặt thêm thắt các câu chuyện), tìm ra quy tắc chuyển âm Hán Việt sang âm Nhật, bịa chuyện để nhớ từ vựng, nên thực sự là tôi cũng chẳng cần nỗ lực học hành gì lắm. Thậm chí, tôi đã bỏ toàn bộ các lớp kanji và chẳng làm bài tập nào nên có rất nhiều thời gian! Ngữ pháp cũng vậy, ngay từ đầu tôi cũng tìm ra quy tắc để ghi nhớ, và học cả thể luôn cho nhanh. Ví dụ:
Phrase かもしれません = Có thể [Vế câu]
Đây là mẫu chỉ khả năng (ka mo shiremasen). Ví dụ "Có thể chiều nay sẽ mưa" chẳng hạn (午後雨が降るかもしれません Gogo ame ga furu ka mo shiremasen). Nếu tinh ý thì bạn có thể thấy "ka" là câu hỏi, "mo" là "cũng", còn "shiremasen 知れません" là "không thể biết được" (知る shiru = biết).
Mẫu ngữ pháp này sẽ là: [Vế câu] hay không cũng không biết được.

Tại sao không học theo cách khác?
Nhiều bạn học khá vất vả vì đơn thuần họ chỉ học theo cái được dạy, nếu bạn bịa ra "Hàng buổi cuối" để nhớ "Habuku" ngay thì sẽ bị chỉnh ngay: Học như thế là sai, sẽ không khá tiếng Nhật được! Nhưng tôi vẫn học như thế vì tôi cũng không nghĩ ra cách nào khác để vừa học vừa chơi cả. Bản chất cốt lõi của vấn đề chính là:
Làm sao nhớ từ vựng, ngữ pháp, kanji?

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Đơm đặt, bịa chuyện để học tiếng Nhật !!

- Làm sao để nhớ động từ?
- Không có câu chuyện mệt đừ không xong...

Các bạn có còn nhớ rằng, càng có nhiều chuyện nhảm thì càng nhớ lâu không? Tôi thì có vô số (cả kho) các câu chuyện nhảm, nên cũng không cần phải nỗ lực trong việc nhớ từ vựng tiếng Nhật lắm. Những câu chuyện nhảm để nhớ từ tiếng Nhật này đi theo năm tháng và ngày càng ... nhiều thêm. Nếu không có chuyện nhảm (ゴミ話 gomi-banashi) thì tôi sẽ không thể nào biết nhiều và nhớ lâu từ tiếng Nhật như vậy.

Hôm nay tôi sẽ bàn về cách nhớ động từ tiếng Nhật. Ngoài một số từ mà cách đọc đã rõ ràng (vì là từ ghép kanji 熟語) [ví dụ như 希望する kibō suru = hi vọng (chứ không phải "ky bo"), 絶望する zetsu-bō suru = tuyệt vọng, 失望する shitsu-bō suru = thất vọng] ra thì động từ Nhật khá là khó nhớ. (Mà bạn cũng có thể nhớ là cứ "ky bo" thì sẽ rất có hi vọng: Tích được nhiều tiền!)

Ví dụ: motarasu = mang đến (tai họa, v.v...), osoreru = sợ, arasou = tranh, giành
Chẳng có nhiều quy tắc lắm! Bạn có thể bi quan về một ngày mai ... quên sạch động từ tiếng Nhật! Nhưng không cần phải lo lắng như vậy, vì bạn cũng đang trên đường tạo ra một kho các câu chuyện của riêng bạn. Dưới đây là một số cách tham khảo.

Đơm đặt bịa chuyện:
Ngửi KAGU => "Cá ngừ" thơm nên phải ngửi => Cá ngừ => KAGU
Cắn KAMU => Quả "CAM" ngon thì phải cắn => CAM => KAMU
Lược bỏ HABUKU => "Hàng buổi cuối" nên phải lược bớt những cái đã hỏng đi => HABUKU

Arasou = Tranh, giành => "Anh lại sợ ư?" <= Anh sợ tranh giành à?
Otoroeru 衰える = Suy yếu => "Ông tôi lỡ ế rồi" <= Ế thì suy yếu là đúng, có ai chăm sóc đâu?
Osoreru 恐れる = Sợ => "Ông sợ LÉ ru?" <= Bị lé thì ai cũng sợ hết trơn!
Motarasu もたらす = Mang tới (nguy hiểm, v.v...) => "Mơ thấy làn sóng" <= Làn sóng MANG gì TỚI?
Azamuku 欺く = Đánh lừa => "Anh dám mua không?" <= Lừa người ta mua hàng
Aratameru 改める = Thay đổi, đổi mới => "Anh làm ta mê lú" <= Đổi mới liên tục chẳng biết đâu mà lần

Có những động từ / từ bạn có thể nhớ theo quy tắc:

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Thi năng lực Nhật ngữ tháng 12/2012: Sắp hết hạn đăng ký

Kỳ thi JLPT vào ngày 2 tháng 12 năm 2012 tới sẽ hết hạn đăng ký vào ngày:
14 tháng 9 năm 2012
HẾT HẠN
Bạn nào định thi thì nhớ đăng ký ngay. Nơi mua hồ sơ, nộp hồ sơ:
Tại SG: Trường Nhân Văn
Lệ phí mua hồ sơ: 30,000 VND
Lệ phí thi:
N1 – N3: 220.000 đồng/ thí sinh.
N4 – N5: 200.000 đồng/ thí sinh.
Xem thông tin: http://cfl.hcmussh.edu.vn/index.php/thong-bao/103-to-chuc-ky-thi-chung-chi-n

=> Nhớ mang theo 2 ảnh 3 x 4 thì bạn có thể điền và nộp hồ sơ luôn!
Nhớ viết mạnh tay khi điền form vì mình thấy có tới mấy tờ đằng sau nữa.

Tại HN: Trường ngoại ngữ HN
Tại Đà Nẵng: http://www.cfl.udn.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=420

Điền Giấy đăng ký thi Năng lực Nhật ngữ

Gồm có 3 tờ như thế này (A, B, C - giống nhau):
Đăng ký dự thi

Và 2 tờ gồm Test Voucher và bản Copy => Cần 2 ảnh:
Phiếu dự thi
>> Xem ảnh lớn
Chú ý là có 5 tờ nhưng kết cấu giống nhau, bạn chỉ cần điền tờ đầu tiên. Nhớ viết bằng bút bi và mạnh tay để các tờ dưới được rõ (Đã sống, là phải mạnh tay! = 生きる以上、手を強く!).

Nộp hồ sơ: Trường Nhân văn (12 Đinh Tiên Hoàng), nộp tiền và nhận biên lai. Được hẹn 19/11 quay lại lấy phiếu dự thi. Các bạn ở Hà Nội, Đà Nẵng thì đến các nơi tương ứng.

Cách điền hồ sơ thi năng lực Nhật ngữ

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Du học dễ dàng - Du học không dễ dàng

Bạn muốn du học Nhật dễ dàng??

Takahashi muốn nói về chủ đề "Du học dễ dàng - Du học không dễ dàng" bởi vì có nhiều bạn vẫn nghĩ du học là một việc gì đó rất khó khăn. Tất nhiên, có nhiều trường hợp thì đi du học là không dễ dàng, nhưng cũng có thể sẽ rất dễ dàng. Quan trọng là, bạn phải làm gì để việc du học của bạn trở nên dễ dàng hơn?

Quyết định đi du học thật là khó khăn phải không? Đương nhiên là phải như vậy, và cũng nên như vậy. Bạn phải cân nhắc kỹ vì nó liên quan đến tài chính, mà tài chính này lại không phải của bạn (thường là của gia đình hay vay đâu đó). Nếu bạn có nhiều tiền thì việc du học sẽ cực kỳ đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự có nhiều tiền thì bạn cũng nên tính toán chi phí sao cho rẻ nhất - Cũng là một cách học về tài chính mà không cần qua trường lớp.

Nếu bạn không có nhiều tiền trong tài khoản, và cũng không ai ủng hộ hay cho bạn vay tiền du học thì chắc chắn một điều: Ước mơ du học của bạn còn rất xa mới trở thành hiện thực!

Dưới đây là một số điều bạn nên cân nhắc và tiến hành để làm cho việc du học trở nên dễ dàng hơn.

Tài chính - Bảo lãnh

Bạn cần có một người bảo lãnh cho bạn. Người đó nên là cha/mẹ bạn, tuy nhiên không phải bạn nào cũng sống cùng cha/mẹ cả, nên tùy tình hình mà bạn tìm người bảo lãnh phù hợp cho bạn. Ví dụ cô ruột, chú ruột, nhìn chung là những người có liên quan về huyết thống. Nếu vẫn không có ai thì bạn có thể kiếm người nào thân thiết với bạn (nhưng không có quan hệ huyết thống).
Người bảo lãnh cần phải chứng minh thu nhập và chứng minh khả năng tài chính (cho việc du học của bạn). Sẽ cần một tờ đơn bảo lãnh (bảo đảm chu cấp tài chính cho bạn - theo form có sẵn) cũng như cần bản sao sổ tiết kiệm ngân hàng và chứng nhận số dư tài khoản của ngân hàng.
Tài chính du học: Ví dụ nếu đi theo chương trình Chikyujin, thì bạn sẽ phải trả trước ngay 6 tháng học phí và ký túc xá khoảng 600,000 yên - mức phí này hầu như chung cho mọi trường Nhật ngữ tại Nhật. Như vậy, bạn cần chuẩn bị ít nhất khoản tiền này kèm theo các chi phí kèm theo (dịch hồ sơ, phí gửi tiền chẳng hạn).

Sự ủng hộ của gia đình

Bạn nên có được sự ủng hộ của gia đình. Sẽ không nhiều gia đình muốn con cái họ đi xa, nhất là tới đất nước họ chưa biết gì. Họ cũng sợ con cái mình vất vả. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ thông tin thì du học không phải là thứ gì vất vả hay quá sức. Bạn nên tìm hiểu thông tin về cuộc sống nước bạn muốn đến để thuyết phục gia đình, ví dụ chi phí sinh hoạt, mức sống, tiền ký túc xá, v.v...
Nếu bạn có thể cho gia đình thấy bạn có một con đường du học dễ dàng thì xác suất bạn nhận được sự ủng hộ sẽ cao hơn.
Nếu bạn muốn đi du học mà gia đình nhất định không cho? Có lẽ bạn phải cương quyết theo đuổi ước mơ của mình mà thôi. Nếu không, cơ hội có thể sẽ ra đi mãi mãi hoặc sẽ rất lâu sau bạn mới lại có cơ hội - lúc đó có khi bạn cũng không muốn nắm bắt nữa.

Mục đích du học

Để du học dễ dàng thì bạn nên hiểu là:
  • Du học không phải để kiếm tiền trả nợ
  • Du học không phải là để làm giàu gửi về cho gia đình
Du học là để có một tương lai tốt đẹp hơn (cơ hội việc làm tốt hơn, mức lương tốt hơn, giàu có hơn, hiểu biết về thế giới hơn, v.v...) nhưng trong quá trình du học bạn không nên tập trung kiếm tiền quá mức vì bạn còn phải đi học nữa. Nếu thành tích của bạn quá tệ, bạn không thi đỗ trường nào, v.v... thì bạn sẽ không có visa để ở lại Nhật. Tất nhiên, kiếm tiền bằng việc làm thêm là một việc rất chính đáng và bạn nên kiếm càng nhiều càng tốt trong phạm vi vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống của bạn và thành tích học tập trên trường (để còn thi lên cao / xin việc làm và lấy được visa ở Nhật tiếp).
Chú ý: Nếu bạn thi rớt trong quá trình học thì sẽ rất phiền và tốn kém (ví bạn phải xin được thỉnh giảng ở trường đại học, phải nộp tiền học phí và cũng chỉ được tối đa 6 tháng) nên mục đích kiếm tiền của bạn sẽ bị lung lay hay sụp đổ.
Bạn cũng phải hiểu là để du học Nhật thì bạn phải học tiếng Nhật, nên khi có ý định du học thì bạn phải xem mình đã sẵn sàng học tiếng Nhật chưa. Nếu bạn chẳng yêu thích tiếng Nhật hay văn hóa Nhật thì có lẽ bạn nên thử với du học các nước khác (Anh, Mỹ, Úc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, v.v...), tóm lại là nước nào dễ nhất với bạn.
Ngay cả bạn muốn đi du học để kiếm tiền, thì bạn cũng nên tìm một mục đích du học khác để bạn có động lực học tập và sinh sống tại Nhật. => Không nên du học chỉ để kiếm tiền, hãy tìm thêm mục đích khác nữa.

Tiếng Nhật