Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Những người không đọc sách thì không thể học tốt tiếng Nhật

Tôi đã hướng dẫn cách học tiếng Nhật N3, cách học tiếng Nhật N2, cách học tiếng Nhật N1. Vì không có thời gian tổ chức lớp Cú Mèo nên tôi chỉ hướng dẫn cách tự học thôi.

Thành thật mà nói, nếu tôi dạy từ vựng hay ngữ pháp tại lớp Cú thì đảm bảo trăm trận trăm thắng, đánh đâu thắng đấy. Bởi vì học tiếng Nhật quan trọng là ĐẠO chứ không phải là THUẬT.

ĐẠO là mindset, là cách học. THUẬT chỉ là thủ thuật, trận pháp mà thôi.

Như Gia Cát Lượng nói trong phim Tam quốc diễn nghĩa (bạn nào chưa luyện thì nên luyện đi vì luyện xong ... sẽ học giỏi tiếng Nhật hơn) sau khi đã chiêm nghiêm gần hết đời là: Đạo quan trọng hơn thuật. Có đạo thì tự khắc sẽ có trận pháp. Thắng thua là do đạo, không phải do thuật.

Không ai học theo cách tôi chỉ cả. Mọi người thật ra còn bận học online, học sách scan (rất nhiều), học trên mạng xã hội vv. Vì họ chỉ học THUẬT chứ không học ĐẠO.

Học mà không đọc sách chỉ là thất phu đâm đầu vào đá!

Học kiểu đó tốn thời gian và xem video xong thì sáng ra một chút, sau đó lại quên và không áp dụng được. Hiệu quả rất thấp.

Cách học đúng phải là sách in và tài liệu in và bạn DỊCH luôn vào trong sách. Tôi luôn học kiểu này. Tôi dịch luôn trong sách và cầm sách học. Tôi chẳng bận tâm lên mạng học đâu.

Hãy ghi chú tất cả điều bạn học được vào trong sách. Học hết từng cuốn sách mới đúng là đạo học tiếng Nhật.

Nhiều người không làm việc này vì ý thức tự chủ, tự giác thấp. Phải có ai đó động viên, theo dõi họ họ mới học. Họ phải tới lớp để giảng viên học thay với hi vọng là giảng viên sẽ giúp họ giỏi.

Đây là cách học tư lợi không đi tới đâu cả.

Cách nên làm là học cho tốt một cuốn sách, hiểu 100% thì tốt hơn là đọc thiên kinh vạn quyển nhưng chẳng hiểu được thì sâu sắc, càng học càng tẩu hỏa nhập ma.

Nếu học ĐẠO thì đầu óc ngày càng sáng láng.

Nếu học THUẬT mà không hiểu ĐẠO thì ngày càng tẩu hỏa nhập ma khi học lên cao.

Vậy trên lớp học gì?

Trên lớp Cú Mèo thì tôi dạy về từ vựng, ngữ pháp, cách dịch, phân tích sắc thái các từ tương đồng, vv nhưng cái hay là thực ra là học về ĐẠO của từ vựng. Nếu không học được ĐẠO thì càng học chỉ càng mông lung. Còn học được ĐẠO thì bạn có thể tự học từ vựng ở nhà. Tới lớp chỉ để vui là chính thôi. Nếu lớp học mà học thay bạn thì cả bạn lẫn lớp đều sẽ thất bại (và thất bại này cũng chẳng dẫn tới thành công).

Vì thế, một nửa thời gian là vấn đáp các bạn xem tiếng Việt nghĩa là gì và vì sao dùng từ đấy, dùng trong hoàn cảnh nào. Khi hiểu được sắc thái của từ vựng thì việc học chỉ đơn giản là BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN THÀNH. Đây gọi là ĐẠO HỌC TIẾNG NHẬT.
Takahashi

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

"Tối ưu tiên" và "ưu tiên nhất"

Về nghĩa thì giống nhau 99% nhưng cách dịch khác nhau.

Tối ưu tiên = 最優先、最優先する
Ưu tiên nhất = いちばん優先する

Nhân tiện 最優先する và 最優先とする là khác nhau nhé.

...とする = coi là, xem là

最優先とする = coi là ưu tiên nhất

Ngoài ra còn một từ nhất nữa là 最も(もっとも)

最も高い = cao nhất

Vậy もっとも và いちばん khác gì nhau? Bạn hãy tự trả lời.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

"Nhạy cảm" trong tiếng Nhật là gì?

Từ "nhạy cảm" không phải là từ dễ dịch ra tiếng Nhật. Tiếng Anh thì thường là "sensitive" hay "delicate".

Hôm nay tôi hướng dẫn cách dịch "nhạy cảm" sang tiếng Nhật. Trước hết, để dịch đúng thì chúng ta phải hiểu "nhạy cảm" là gì đã.

"Nhạy cảm" là một từ khá đa nghĩa trong tiếng Việt nên không có một cách dịch cố định sang tiếng Nhật.

Ví dụ: (1) Nhạy cảm trong cảm nhận, nhạy cảm với thời cuộc.

(2) Nhạy cảm với thuốc = mẫn cảm với thuốc (dễ bị tác dụng phụ)

(3) Nhạy cảm với chỉ trích = Dễ trở nên lo lắng, kích động khi bị chỉ trích

Trường hợp (1) và (2) thì dùng 敏感 [mẫn cảm] còn (3) thì dùng 神経質 [thần kinh chất].

Nhân tiện là "quá nhạy cảm" (too sensivite) thì tiếng Nhật ít nói là 敏感すぎる vì có một từ chuyên dụng là 過敏な [quá mẫn] rồi.

Phân biệt "nhạy cảm" và "tinh tế"

"Nhạy cảm" thì không phải là "tinh tế" nhưng cũng có người dùng theo nghĩa "tinh tế", còn tôi nghĩ hai từ khác hẳn nhau.

"Nhạy cảm" = dễ bị cảm ứng, dễ bị ảnh hưởng (về cảm xúc vv)
"Tinh tế" = cảm xúc, cảm giác tinh, mịn, nhận ra hay thể hiện được được những điểm, những chi tiết nhỏ

Vì thế, hai từ này là khác nhau.

Bài tập: Dịch từ "tinh tế" ra tiếng Nhật.
Takahashi

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

"Cho tôi được một lần"


Đây là tên một bài hát. Làm sao dịch bài hát sang tiếng Nhật? Bạn phải cảm nhận được ý nghĩa của bài hát. Vậy "Cho tôi được một lần" có nghĩa là gì? Đây là sự khao khát một trải nghiệm gì đó mà bạn chưa từng có. Bạn chưa từng được sống trong cảm xúc hay xúc cảm như thế. Vì thể bạn mong được có trải nghiệm đó dù chỉ một lần trong đời cũng mãn nguyện.

Như vậy, "cho tôi" ở đấy không phải là về vật chất hay trao vật thì đó cho "tôi", mà là cho tôi được trải nghiệm, được làm điều thì đó.

Do đó, dịch ra tiếng Nhật là:
"Cho tôi được một lần" = 私に一度させて Watashi ichido sasete

させて là dạng lửng của させる (cho phép, bắt ai làm gì đó) vì tiêu đề bài hát thường là một phrase (cụm) chứ không phải là sentence (câu) bởi vì còn phần đằng sau chưa nói đó là "trải nghiệm".

Đây là dạng sai khiến (cho phép/bắt làm) của động từ tiếng Nhật nhỉ?

Nhân tiện, "cảm xúc" và "xúc cảm" khác gì nhau? Tôi đã chém gió về "cảm xúc" và "xúc cảm" cũng như "cao thủ tình trường" rồi và tôi cũng dịch sẵn cho  các bạn bằng từ điển Yurica:
>>Cảm xúc
>>Xúc cảm
>>Cao thủ tình trường

Tiếng Anh: CẢM XÚC = EMOTION, XÚC CẢM = FEELING

"Cho tôi được một lần" thật ra là khao khát được sống trong cảm xúc, xúc cảm đó dù chỉ một lần trong đời. Chẳng phải là "cảm xúc" và "xúc cảm" là quan trọng bậc nhất trong cuộc đời hay sao?

Ai chẳng khao khát sống trong cảm xúc và xúc cảm! Nếu không cuộc đời sẽ dài lê thê những năm tháng vô vọng và vô vị mất.

Bởi vì:
"Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết nhường cưa xẻ héo cành ngô"

Tuổi trẻ chỉ có một lần. Ai cũng sẽ già và chết. Tuổi trẻ không bao giờ quay trở lại và không ai có thể sống lại cuộc đời một lần nữa. Nên nếu không trải nghiệm, thậm chí trải nghiệm một cách thống thiết, lẽ nào ta đã sống một cuộc đời đáng sống?

Ví dụ trong bài hát thì là:
Cho tôi được một lần 
Nhìn quê hương ngời sáng
Tạm dịch: 私に一度 故郷が明るく輝くことを見させて

Một lần cài hoa đỏ lên tim 
Một lần dìu em sang nhà mới
一度ハートに赤い花をつけさせて
一度新しく建てた家に君の手を取って連れていかせて

Tất nhiên đây là muốn được một lần làm đám cưới với nàng và dắt nàng về "nhà mới" (nhà mới xây hay nhà mới mua).

Tóm lại thì có vẻ như là "tôi" đang sống trong một xã hội rối ren, đất nước đang chiến tranh và còn đang tương tư hay thất tình (có lẽ phải đi lính nên không có thời gian cưa cẩm một em cụ thể nào đó hay các em gái nói chung).

Quả là ca từ thống thiết về một "hiện thực trống vắng" thiếu thốn đủ thứ nhỉ? Đúng là:

"Sầu ôm nặng, hãy chồng làm gối
Muộn chứa đầy, hãy thổi làm cơm
Mượn hoa, mượn rượu giải buồn
Sầu làm rượu nhạt, muộn làm hoa ôi"

Vì thế đây là ca từ rất hay, rất thống thiết. Ca từ như thế mới sống mãi cùng thời gian được. Dưới đây là ca từ đầy đủ của bài hát.


LYRICS
Cho tôi được một lần nhìn hoa giăng đầu ngõ
Một lần cài hoa đỏ lên tim
Một lần dìu em sang nhà mới
Tình yêu trong tầm với
Ngọt tiếng nói thơm môi
Cho tôi được một lần nhìn trăng soi trọn tối
Một lần nhìn mây ngủ quên trôi
Một lần trót thương yêu ngàn lối
Niềm tin xa về tới
Ngời sáng trên lưng đồi
Xin cho tôi được một lần
Nhìn đàn chim trắng bay
Dập dìu qua đó đây
Ngày đó được nghe súng im hơi
Ðời không oán thôi hờn
Mến thương cùng kiếp người
Cho tôi được một lần
Nhìn quê hương ngời sáng
Một lần nhân nghĩa sống lên ngôi
Người người cùng chung vui một lối
Ðời thôi không lừa dối
Vì đã yêu thương rồi