Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Sau kì thi JLPT lớp Cú Mèo sẽ học gì và học như thế nào?

Vậy là hơn một tháng nữa là sẽ thi JLPT kỳ tháng 7/2017. Hiện tại các lớp Cú Mèo đã ôn luyện đọc hiểu trong tháng 5, hiện vẫn đang ôn luyện đọc hiểu một chút và tập trung vào luyện nghe hiểu. Điều quan trọng là CÁCH ĐỌC HIỂU, CÁCH NGHE HIỂU và THÁI ĐỘ (姿 SUGATA) của bạn đối với những việc này. Bạn có thể đọc không hiểu, nghe không hiểu mấy những hãy cố gắng làm đúng.

Sau kỳ thi JLPT thì lớp học có tiếp tục không và sẽ học gì?

Có. Vì kỳ thi JLPT chỉ là một phần của việc học tiếng Nhật. Bạn thi xong không phải là như thế là học xong, dù bạn có đậu chăng nữa. Bởi vì điều quan trọng chính là VỐN TỪ của bạn.

VỐN TỪ = NGỮ NGHĨA + SẮC THÁI + VẬN DỤNG

Thật ra, luyện thi JLPT chỉ là để ĐỐI PHÓ với kỳ thi JLPT mà thôi. Chứ không phải là luyện xong thì bạn giỏi ngay, không chừng 1 tháng sau lại quên ý chứ. Việc học trên lớp Cú Mèo vẫn là học hiểu ngữ nghĩa, sắc thái và cách vận dụng. Tất nhiên là vì sắp thi nên lớp Cú Mèo sắp xếp luyện ĐỌC HIỂU, NGHE HIỂU và sẽ LÀM ĐỂ THI THỬ (trong tháng này) để làm sao tối đa hóa điểm số.

Sau kì thi thì lớp Cú sẽ học để nâng cao vốn ngữ pháp, từ vựng như bình thường. Tôi tin rằng lớp Cú là nơi học ngữ pháp và từ vựng tốt nhất, và VỐN TỪ là vương đạo (bá đạo) trong việc học bất kỳ ngôn ngữ nào. Bạn phải vận dụng được.

Ví dụ cách phân biệt KOWAII và OSOROSHII (đáng sợ), phân biệt TANOSHII và URESHII (vui, vui mừng) chẳng hạn. Đây là sắc thái của từ vựng.

Ngoài ra còn CÁCH DỊCH từ vựng ví dụ phân biệt 祈る INORU với 願う NEGAU với 祈願する (cầu nguyện), 念願する.

Vốn từ không phải là số từ bạn BIẾT mà là số từ bạn có thể VẬN DỤNG

Đặc biệt là trạng từ chẳng hạn. Ví dụ cách vận dụng 尤も、いずれ thì không dễ nếu không hiểu đúng sắc thái và dịch đúng.

Bạn có thể vận dụng các từ sau không:
完全に忘れる
すっかり忘れる

Hoặc là phân biệt sắc thái nhóm từ gần giống như 直ぐに SUGUNI, 直に JIKANI, 直ちに TADACHINI, 直接に CHOKUSETSU NI.

Khi học lên tới N3 trở lên thì có rất nhiều từ nhìn có vẻ rất gần nghĩa nhau chỉ khác nhau chút ít. Sự khác nhau chút ít này gọi là SẮC THÁI. Muốn vận dụng được từ vựng thì phải hiểu đúng NGỮ NGHĨA và SẮC THÁI của nó.

Do đó, lớp Cú Mèo vẫn tiếp tục luyện tập (practice) thường xuyên để nâng cao vốn từ vựng với các bạn có mong muốn học tiếp.

Tiếp tục luyện đề từ vựng, ngữ pháp và chủ đề nâng cao

 Lớp Cú vẫn tiếp tục luyện ngữ pháp, từ vựng bình thường. Các bạn không học ngữ pháp tại các session trước vẫn có thể luyện và giải đáp ngữ pháp hàng ngày. Các bạn đã học rồi thì sẽ luyện tập để có thể VẬN DỤNG mẫu ngữ pháp đã học.

Ngoài ra, lớp Cú có các chủ đề nâng cao tùy lúc nếu kịp biên soạn. Ví dụ như bài tập dịch đơn giản, dịch bài hát, đọc hiểu bằng sách vv.

Về luyện từ vựng thì cũng sẽ có thể luyện theo chủ đề (TOPIC) và mỗi ngày sẽ luyện một số từ nhất định.

Và điều quan trọng là tiếp tục LÀM ĐỀ TRẮC NGHIỆM vì đây là cách nâng cao vốn từ nhanh nhất.

Học theo session và có nghỉ ngơi, giải lao

Vì đã thi xong rồi nên lớp Cú sẽ học theo nhịp độ bình thường, tập trung vào việc HIỂU và NHỚ LÂU DÀI, vì không còn phải luyện thi gấp (ĐỌC HIỂU, NGHE HIỂU, GIẢI ĐỀ) nên thời gian sẽ dư giả hơn và các bạn học viên sẽ đỡ mệt hơn.

Việc học sẽ học theo session 10 buổi và có giải lao sau mỗi session, hoặc giải lao giữa chừng.
Xem thêm thông tin tại Thông tin lớp học.
Takahashi

Phân biệt sắc thái từ vựng lớp Cú Mèo N3

Học từ vựng là MÓN CĂN BẢN trong học bất kỳ ngôn ngữ nào. Mục đích của học từ vựng là HIỂU SẮC THÁI và có thể VẬN DỤNG được. Luyện ngữ pháp, đọc hiểu, nghe hiểu (hiện đang thực hiện) chỉ là để đi thi, còn nền tảng thì vẫn là học từ vựng và cách vận dụng.

Hôm nay chúng ta phân biệt sắc thái một số nhóm từ:

Nhóm dọn dẹp, vệ sinh
整理する
(整頓する)
片付ける
掃除する
清掃する

Nhóm lưu hành, thịnh hành
流行する(りゅうこうする)
流行る(はやる)
盛んになる(さかんになる)
ブームになる

Phân biệt TANOSHII và URESHII
楽しい vs. 嬉しい
楽しい映画 khác うれしい情報

Phân biệt KOWAI và OSOROSHII
犬が怖い。怖い人。怖い生き物。
恐ろしい事故。恐ろしい経験。など

Phân biệt cửa, cổng
戸(と)
扉(とびら)
門(もん)
正門(せいもん)
玄関(げんかん)
入口(いりぐち)
口(くち)

Sắc thái nhóm từ CẦU, MONG, ƯỚC
祈る(いのる)
願う(ねがう)
祈願する(きがんする)
念願する(ねんがんする)

Đặc biệt là phân biệt INORU và NEGAU.

Việc học tiếng Nhật sẽ THÀNH CHÍNH QUẢ khi mà chúng ta tìm được niềm vui trong việc học từ vựng (ngữ nghĩa, sắc thái, cách dịch, vận dụng).
Lớp Cú Mèo

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Cách dùng từ "chính quả"

"Chính quả" có hán tự là 正果 [chính quả] nhưng trong tiếng Nhật thì lại là 証果 [chứng quả] và đọc là しょうか。

"Chính quả" là kết quả đạt được nhờ việc tu hành. Tuy nhiên, tôi dùng từ "chính quả" theo nghĩa khác.

"Chính quả" là mục tiêu mà bạn muốn đạt tới khi bạn thực hiện hành động, kế hoạch nào đó và "thành chính quả" là khi mục tiêu đó thành hiện thực.

Ví dụ, khi nướng cá thì phải tự hỏi là cá đã thành CHÍNH QUẢ hay chưa, tức là cá có chín và có ngon, ăn được hay không.

Cá đã được nướng thành CHÍNH QUẢ hay chưa?

Làm sao biết cá thành chính quả hay chưa? Chỉ có cách là ăn thử thôi. Và quả thực là cá đã thành chính quả. Nếu bạn có mục tiêu hợp lý và làm đúng cách thì sẽ thành chính quả cả thôi.

Trong từ "chính quả" 正果 thì "chính" là đúng, tích cực, tốt, chuẩn.
Ví dụ:
真正 chân chính
正当 chính đáng
正解 chính giải [lời giải đúng]
正義 chính nghĩa

Còn "quả" là kết quả:
結果 kết quả
因果 nhân quả

"Chính quả" 正果 có thể hiểu là "kết quả tốt, kết quả tích cực".

Ví dụ có thể hỏi bạn bè là: Việc học tiếng Nhật của bạn đã thành CHÍNH QUẢ chưa?

Tức là có thi đậu cấp độ Nx mà ban đầu mình hướng tới hay chưa.

修成正果 tu thành chính quả = tu luyện đạt được kết quả, mục đích

Tóm lại thì nếu bạn đạt được mục tiêu một cách tích cực thì gọi là "thành chính quả". Ngược lại, nếu bạn thất bại trong việc đạt được mục tiêu thì gọi là "không thành chính quả".

Ví dụ:
Tôi đã bỏ công học cách nướng cá nhưng cá bị khô nên không thành chính quả.

Vì mục tiêu của việc nướng cá là để ăn ngon, và bạn ăn không được hay không ngon thì có nghĩa là cá đã không thành chính quả. Việc học tiếng Nhật cũng vậy, nếu bạn định thi đậu Nx mà lại không đậu thì gọi là việc học đã không thành chính quả.

Trong tiếng Nhật thì lại gọi là "chứng quả" 証果 và đừng nhầm thành "quả trứng" nhé. Bạn có thể nói là thành "chứng quả" cũng được nhưng dùng "chính quả" thì vẫn chuẩn hơn.

Ghi nhớ: 正果 [chính quả] không phải là "quả chín". 証果 [chứng quả] không phải là "quả trứng".

Nhân tiện, bạn nghĩ bài viết này đã thành CHÍNH QUẢ hay chưa? Xin hãy comment bên dưới.
Takahashi

"Giác ngộ" nghĩa là gì?

Trong tiếng Nhật cũng có chữ "giác ngộ" 覚悟 và đọc là かくご。

GIÁC 覚める SAMERU
覚える OBOERU nhớ
(目が)覚める SAMERU tỉnh giấc

Hay trong chữ ghép như 感覚 cảm giác.

NGỘ 悟る SATORU
Chữ "ngộ" 悟 nghĩa là "ngộ ra, nhận thức được (chân lý vv)".
悟り SATORI sự giác ngộ
悟る SATORU giác ngộ

Tóm lại thì "giác" là hiểu ra, biết được, thức tỉnh, còn "ngộ" là nhận thức được.

Vậy "giác ngộ" là gì?

Đó là khi bạn hiểu và nhận thức được điều gì đó. Một trong các ý nghĩa của "giác ngộ" là bạn hiểu được khó khăn, nguy hiểm, thất bại, vv và chuẩn bị sẵn tinh thần cho nó. Ví dụ

全てを失う覚悟でお酒を大いに飲む。
Uống rượu nhiều với giác ngộ sẽ mất tất cả mọi thứ.

Mất gia đình, sự nghiệp, danh dự, ... tất cả mọi thứ, kể cả nhà và xe. Nhưng uống thì vẫn uống thôi. Chỉ cần giác ngộ là được chứ sao. Chỉ vì mất mọi thứ mà lại không uống nữa ư?

失敗の覚悟で試験を受けてみる
thử đi thi với giác ngộ là sẽ thất bại

Hoặc theo từ điển Daijisen thì:
苦労は覚悟のうえだ
Khổ cực thì tôi đã giác ngộ xong (tức là hiểu là chắc chắn sẽ phải khổ cực)

断られるのは覚悟している
Việc (sẽ) bị từ chối thì tôi đã giác ngộ (đã hiểu, đã chấp nhận)

"Giác ngộ" khác với "chấp nhận" (受け入れる UKEIRERU)

Ở chỗ: Giác ngộ là bạn hiểu và chấp nhận chuyện sẽ xảy ra, còn chấp nhận là bạn hiểu và chấp nhận chuyện ... đã xảy ra ví dụ như chấp nhận thất bại.

Bạn phải thất bại rồi thì mới CHẤP NHẬN.
Nhưng bạn chưa cần thất bại để có thể GIÁC NGỘ.

Ví dụ thế này:

断られる覚悟で告白する
tỏ tình với giác ngộ sẽ bị từ chối

Tôi hi vọng là bạn đã giác ngộ được về chữ giác ngộ 覚悟 qua bài viết này.

"Giác ngộ" không phải là từ ngữ riêng của Phật giáo mà là từ chung trong cuộc đời. Dù bạn làm điều gì trong cuộc đời thì cũng cần phải giác ngộ đầy đủ. Nếu bạn có mục tiêu gì trong cuộc đời, ái tình, tiền bạc, công danh, sự nghiệp, ảo mộng, hư danh, vv thì quan trọng là hãy kiên trì làm nó trong nhiều năm cho tới khi thật sự giác ngộ. Vì bạn sẽ giác ngộ được thôi. Sau khi giác ngộ thì mọi thứ dễ hơn nhiều, và cũng phải giác ngộ là khó khăn mà bạn trải qua là cần thiết để bạn có thể giác ngộ. Mọi người đều cần giác ngộ rằng con đường đi tới miền đất hứa có ý nghĩa hơn là bản thân miền đất hứa vì niềm vui nằm ở trên đường đi chứ không nằm ở miền đất hứa.

Vì khi tới được miền đất hứa thì bạn đã là con người khác. Nếu bạn là con người cũ thì bạn sẽ không bao giờ giác ngộ, và không bao giờ cảm nhận được miền đất hứa. Làm sao tới được miền đất hứa trong việc học tiếng Nhật thì tôi có nói tại lớp Cú Mèo và quan trọng là PRACTICE thì mới giác ngộ được.
Takahashi

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

[Từ vựng ngữ pháp] SORETOMO "HAY LÀ", VÀ, HOẶC và LIỆT KÊ trong tiếng Nhật

Ví dụ thế này: "Phụ nữ Việt Nam đẹp, hay là tôi bị ảo giác?"

Trước đây S đã có bài Và, Hoặc, Liệt kê trong tiếng Nhật. Đây là phiên bản tiến hóa.

Cũng tương tự bạn có thể hỏi là "Bạn uống trà, hay uống cà phê?".

Trường hợp này sẽ sử dụng:

★それとも SORETOMO: "hay là" cho câu hay vế câu [Sơ cấp/N2]

"Phụ nữ Việt Nam đẹp, HAY LÀ tôi bị ảo giác?"
ベトナム女性は美しいのですか、それとも、私は錯覚(さっかく)しているのですか。

Công thức là: Clause 1、それとも、Clause 2。
Hoặc: Clause 1。それとも、Clause 2。
Đối tượng: Từ vựng ngữ pháp Sơ cấp/JLPT N2

Trường hợp này sau câu 1 dùng dấu chấm hay dấu phẩy cũng được.

Bạn uống trà hay uống cà phê?
お茶を飲みますか。それとも、コーヒーを飲みますか。

Trà hay cà phê thì được?
お茶がいい?それとも、コーヒーがいい?

Tồn tại, hay không tồn tại, đó là vấn đề. (Hamlet)
To be, or not to be, that is the question
生きるべきか、それとも、死ぬべきか、それが問題だ。

Cà phê, hay hồng trà?
コーヒーか、それとも紅茶か

Tóm lại thì SORETOMO dùng trong câu hỏi để yêu cầu người nghe chọn một trong hai hay nhiều lựa chọn. Vậy thôi.

VÀ, HOẶC, HAY, và LIỆT KÊ trong tiếng Nhật

★そして hay そうして: VÀ vế câu

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

[Ngữ pháp N2] Vねばならない Bắt buộc phải làm gì (Vなければなならない)

Hướng dẫn sử dụng mẫu ngữ pháp Vねばならない Bắt buộc phải làm gì

Đối tượng: JLPT N2
Liệt kê tại Ngữ pháp JLPT Nx
Ý nghĩa và sắc thái: Giống Vなければならない (bắt buộc phải làm gì)
Vねばならない thì dùng trong hoàn cảnh trang trọng, trịnh trọng hơn.
>>[Ngữ pháp N5, N4] Bắt buộc phải làm gì Vnakerebanaranai AND ALIKE

Bạn có thể tham khảo Các dạng NẾU.

人生は短いから、飲まねばならん。
Vì đời rất ngắn nên bắt buộc phải uống. (Cho nó dài ra!)

Ví dụ:
父は危篤に陥ったので帰国をせねばならない。
Cha đã bị bệnh nặng nên tôi buộc phải về nước.
Giống: 父は危篤に陥ったので帰国をしなければならない。

いい成果を出すには、より能力を磨かねばなりません。
Để tạo ra thành quả tốt thì tôi phải mài giũa năng lực hơn nữa.

Tóm lại thì Vねば=Vなければ

する → せねばならない (bất quy tắc)
来る(くる) → 来ねばならない(こねばならない) (bất quy tắc)
行く → 行かねばならない(いかねばならない

Câu ví dụ 例文

人は食わねばならない。
誰もがいつか死なねばならない。

Lưu ý động từ 死ぬ SHINU thì không phải là 死ねば SHINEBA (nếu chết) mà là 死なねば SHINANEBA nhé. Vì しぬ→しなない→しなねば(しななければ)。

泥棒は捕まえられねばならない。
自制できるようにならねばならない。

みんなさん、この文法をよく理解せねばなりませんね。
Takahashi

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

[Ngữ pháp N4, N3] Mẫu ngữ pháp ーように Uống NHƯ THỂ không còn có ngày mai ...

Trong bài này hướng dẫn các mẫu ngữ pháp liên quan tới よう như ように。Nのように。V可能+ようになる。Vdicようになる。Vdicようにする。ーようにN2。 vân vân.

Tóm lại là tất tần tật về よう hay còn được viết hán tự là 様(よう、さま、dạng), ví dụ như 様子(ようす)、多様な(たような)、様々な(さまざまな)... Chán chết!

Điều bạn nên biết thêm là đây là một DANH TỪ nhưng có thể đóng vai trò TRẠNG TỪ thường ở dạng ように。 Nếu bạn không biết loại từ là gì thì xem LOẠI TỪ.

Ngữ pháp N3: Chúng ta hãy uống NHƯ THỂ không còn có ngày mai.
→ 明日がえいえんに来ないように、お酒を飲もう。

Đơn giản vậy thôi, ように nghĩa là "như thể".

Tỏ ra cao thượng như thể mình chẳng bao giờ làm việc xấu
悪いことをしたことのないように上品ぶる

Nếu bạn học những câu văn vẻ thì thường dễ nhớ và dễ đi vào lòng người hơn nhiều. Chán nhất là học câu cú dở quá.

Ngữ pháp N3: Hình như là ...

雪が降ったようだ。 Hình như là tuyết đã rơi.
かれは、留学生のようです。
そのプロジェクトはダメなようです。

まるで夢のようだ。 Hệt như là giấc mơ.
好きな人と結婚できて、まるで夢のようだ。

Suy ra: まるで悪夢のようだ。 Marude akumu no youda. Hệt như là ác mộng.

Ngữ pháp N4: V可能(dic)+ようになる Bắt đầu có khả năng làm gì

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

[Ngữ pháp JLPT N3] ながらも Dẫu vẫn biết rằng (đời không như là mơ nhưng ...)

Hướng dẫn cách sử dụng ngữ pháp N3 ながら(も)

Cách dùng: Aい+ながら(も) → 小さいながらも
Aな+ながら(も) → 貧乏ながらも
Vstem+ながら(も) → 知りながらも

Nếu là danh từ thì N+でありながら(も)。

Ví dụ: Dẫu vẫn biết rằng giữa ảo mộng và thực tế thường có khoảng cách nhưng thành thế này thì thật không ngờ.


幻想と現実との間にギャップがあるものだと知りながらも、こんなになったとは思いがけなかった。

Nếu nói là "Vẫn biết rằng ..." (bỏ "dẫu" đi ) thì có thể đổi thành 知りながら bỏ も đi chẳng hạn.

Không nhất thiết phải có も nhưng có thì văn vẻ hơn. Quan trọng là phải văn vẻ mới dễ đi vào lòng người, và dễ thao túng người khác để phục vụ lợi ích bản thân được!

Nhân tiện, còn có nhiều ví dụ khác như thế này:

タバコが体に悪いと知りながら、つい吸ってしまう。
Vẫn biết thuốc lá không tốt cho sức khỏe nhưng rồi cũng lại hút.

貧乏ながらも、暖かい我が家。
Nhà chúng ta, dẫu vẫn nghèo nhưng ấm áp.

貧乏ながらも、暖かい我が家に勝るところはない。
Không nơi nào hơn nhà chúng ta - nơi dẫu vẫn nghèo nhưng ấm áp.

あの人は体が小さいながらもなかなか力があるね。
努力していながら、失敗を覚悟している。
Dẫu vẫn đang nỗ lực nhưng hiểu rằng sẽ thất bại.

Đây là một mẫu ngữ pháp quan trọng trong cuộc đời. Kiểu như:

Dẫu biết rằng rượu sẽ phá nát cuộc đời nhưng chúng ta hãy uống như thể chẳng còn có ngày mai. Vì chúng ta không phải là nô lệ và bia chỉ dành cho bọn yếu đuối.
Phải làm vài ngụm đã. Dẫu biết rằng càng uống càng khát, dẫu biết rằng nâng chén tiêu sầu sầu lại sầu thêm ... Hãy uống vào lúc vui và ngày đẹp trời như hôm nay!
Takahashi

Cách dịch ngữ pháp V1ながら、V2

Đây là mẫu ngữ pháp Vながら、- ở trình độ JLPT N4. Phần lớn mọi người dịch sai, thậm chí hiểu sai ngữ pháp này. Đây là mẫu ngữ pháp sơ cấp hay bị dịch sai, hay dịch ẩu một cách đáng ngạc nhiên! ^^

Ngữ pháp này KHÔNG phải là "vừa làm gì (V1), vừa làm gì khác (V2)".

Tôi ví dụ:

① 散歩しながら、人を見ます。

Ở đây có 2 hành động: 散歩する sanpo suru = đi dạo
人を見る hito wo miru = ngắm người

Câu này không phải là (A) "Tôi vừa đi dạo vừa ngắm người" và cũng không phải là (B)"Tôi vừa ngắm người vừa đi dạo" vì hai câu này như nhau.

② 人を見ながら、散歩します。

Câu (2) về cơ bản là khác câu (1), đây không phải hai câu đồng nhất ý nghĩa. Còn (A) và (B) thì gần như đồng nhất ý nghĩa.

Trong bài về ngữ pháp Vながら hãy chú ý tới Point 1, khi bạn "散歩しながら、人を見ます。" có nghĩa là bạn thực hiện hành động "ngắm người" trong lúc đang thực hiện hành động "đi dạo", tức là bạn phải "đi dạo" trước rồi mới "ngắm người".

Cách dịch đúng là thế này:

散歩しながら、人を見ます。
Tôi (luôn) ngắm người trong lúc vừa đang đang đi dạo.

Ví dụ khác
テレビを見ながら、晩ご飯を食べました。
Tôi đã ăn tối trong lúc vừa đang xem ti vi.

Để nói "vừa (làm gì) vừa (làm gì)"

Hãy dùng と同時に(とどうじに) (đồng thời) chẳng hạn:
散歩すると同時に、人を見ます。
散歩するとともに、人を見ます。
散歩するといっしょに、人を見ます。
Takahashi

[Ngữ pháp JLPT N3] Mẫu ngữ pháp ーたものだ NGÀY XƯA THƯỜNG HAY

Hướng dẫn cách sử dụng mẫu ngữ pháp ーた(だ)ものだ hay ーた(だ)ものです

Cách dùng: Quá khứ + ものだ (plain) hay ものです (polite)
Ngữ nghĩa và sắc thái: Tại lớp Cú Mèo

Ví dụ

Dẫu biết là giữa ảo mộng và thực tế luôn có khoảng cách, như thế này thì ...

Hồi nhỏ tôi thường hay tới bể bơi.
子供の頃、よくプールに行ったものだ。
Ngày xưa ở đó thường hay không có nước.
昔、そこに水がなかったものだ。
Vì thế mà tôi thường trông như kẻ ngốc.
だから、僕はバカみたいに見えたものだ。
Thế thôi, nhiễu sự! おしまいだ。うざい!

Ngoài ra ví dụ thế này:
彼女は子供の頃、可愛かったものだ。
彼女は若いとき、美人だったものだ。
彼は昔イケメンだったものだ。

Nhân tiện, thằng bé trong hình trên không hề ngốc chút nào. Vì thế sẽ nói là:

Thời niên thiếu, tôi thường chẳng ngốc tẹo nào.
少年時代、ちっともバカじゃなかったものだ。
Takahashi

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

"Vô duyên" (無縁 MUEN) là gì?

"Vô duyên" trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt thì "vô duyên" có hai nghĩa chính:
(1) Người phụ nữ không có nét duyên dáng, hấp dẫn người khác giới gọi là "vô duyên"
Ví dụ "Mày vô duyên thế thì ma nó thèm lấy" ^^, tức là "ê sắc ế".
(2) Không có duyên phận với nhau, không thành vợ chồng
"Thế là kiếp này mình vô duyên, xin hẹn kiếp sau"

"Vô duyên" (無縁 MUEN) trong tiếng Nhật

Chữ DUYÊN 縁 đọc là EN hoặc là yukari.

Tuy nhiên, chữ 無縁 MUEN (vô duyên) lại có ý nghĩa hơi khác.

病院とは無縁です。 (びょういんとは むえんです)

Câu này nghĩa là "Với bệnh viện thì tôi vô duyên", có nghĩa là "Tôi chẳng bao giờ tới bệnh viện".

Trong tiếng Nhật thì "vô duyên" lại có nghĩa là chẳng bao giờ dính với thứ gì đó.

「お金がない!」とは無縁な人生を送る5つのルール
5 quy tắc để sống cuộc đời chẳng bao giờ phải nói "Tôi không có tiền!"

この金属は錆とは無縁です。
Kim loại này "vô duyên" với gỉ. = Kim loại này không bao giờ bị gỉ.

Hoặc ví dụ: Những kẻ báo thù không bao giờ bị bắt.
Bạn cũng có thể dùng "vô duyên":
逮捕とは無縁な復讐者たち (たいほとは むえんな ふくしゅうしゃたち)

Nhân tiện, đã nói tới chữ DUYÊN thì chúng ta cũng biết câu sau:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng
有縁千里能相遇、無縁対面不相逢

Đôi khi nói là: Hữu duyên thiên lý lai tương hội, Vô duyên đối diện bất tương phùng
有縁千里来相会、無縁対面不相逢

Tức là có "duyên" thì ngàn dặm cũng có thể gặp nhau được, mà "vô duyên" thì có ngồi đối diện vẫn không "gặp" nhau, không quen nhau.

Đôi khi bị nhầm "bất tương phùng" sang "bất tương đồng" nhưng "bất tương đồng" chắc chắn chỉ là nhầm lẫn.

Nhân tiện, riêng chữ GẶP あう trong tiếng Nhật có tới 4 chữ kanji sau:
会う [AU, hội]
逢う [AU, phùng]
遇う [AU, ngộ]
遭う [AU, tao]

"Tao ngộ" 遭遇(そうぐう) cũng là một động từ 遭遇する SOUGUU SURU nghĩa là "tao ngộ" hay "gặp gỡ".

Vậy phân biệt 4 chữ này thế nào:
会う và 逢う là gặp người khác, trong đó 会う (hội) thường là gặp nhiều người còn 逢う (phùng) là gặp 1 đối 1.

遭う (tao) và 遇う (ngộ) thì không giới hạn ở gặp người (có thể gặp tai nạn, sự cố vv) và thường mang ý là "ngẫu nhiên" tức là "ngẫu nhiên gặp". Trong đó 遭う (tao) thường là gặp thứ không tốt ví dụ gặp tai nạn = 事故に遭う JIKO NI AU.

Ngoài ra, trong Việt ngữ còn có chữ "duyên tao ngộ" tức là "duyên gặp gỡ" nữa.

Đời không như là mơ

Trong bao nhiêu kẻ vô lại bạn lại gặp kẻ vô lại nhất. Trong bao nhiêu công việc, bạn lại chọn công việc tệ hại nhất. Trong bao nhiêu quyết định, bạn lại chọn quyết định xấu nhất. Thế thì "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng" ở đâu?

Đây cũng lại có khi là "duyên", vì trực giác của bạn dở quá. Bạn dùng quá nhiều lý trí, nhưng lý trí lại nửa mùa, không tới đâu, và không phát triển trực giác (vì mâu thuẫn với giáo điều được nhồi sọ từ nhỏ), thành ra toàn quyết định sai. Vì thế, bạn cần bài học cho tỉnh ngộ. Nỗi khổ cứ phải gặp người mình không thích gọi là 怨憎会苦 [おんぞうえく, oán tăng hội khổ]. Nỗi khổ này tới từ mối quan hệ với con người (人間関係 NINGEN KANKEI) và vấn đề chính là sự "ÉP DUYÊN" ^^

Cố mà học cho được bài học chứ biết làm sao. Đôi khi, chúng ta gặp phải "duyên xấu" trong cuộc đời. Trong trường hợp này cũng thường xuất phát từ sự "vô duyên" do người khác giới thiệu tới hay mang tới. Nên bạn cần hỏi cho rõ lai lịch, ai giới thiệu, không thì sẽ nhận cả đống rác từ sự "vô duyên" mà ra.

Để tránh gặp sự "vô duyên" hay người "vô duyên" trong cuộc đời thì hãy chú ý đặc biệt khi có người GIỚI THIỆU một người khác. Vì nhận thức của mỗi người khác nhau. Do đó, không nên căn cứ vào lời người khác để đánh giá người thứ ba (người được giới thiệu) mà phải dùng TRỰC GIÁC.

Chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối nếu tin người giới thiệu hay tin lời (nội dung) giới thiệu. Vì hai người kia có thể có duyên với nhau, chứ chưa chắc bạn và người thứ ba có duyên với nhau. Hơn nữa, nhận thức của mỗi người khác nhau, ngôn từ của mỗi người lại có ý nghĩa khác nhau, nên chỉ có TRỰC GIÁC mới giúp bạn tránh sự vô duyên mà thôi.
Takahashi

Tra từ điển

Cách dịch KUSENI (男のくせに)

KUSE là chữ 癖 (くせ, phích >>Bảng kanji) tức là "tật, tật xấu, thói quen xấu (bad habit)".
Ví dụ:
爪をかむ癖
怠け癖(ぐせ)がつく
早起きの癖をつける
話しながらあごをなでるくせがある

Ở đây thì くせに là một mẫu ngữ pháp (xem tại đây).

Ví dụ:

あいつは男のくせに、力がない。
彼女は女のくせに、料理ができない。
鈴木くんは大学生のくせに、英語が読めない。
意地悪なくせに、美人の恋人がいる。
勉強したくせに、テストがあまりできなかった。
好きなくせに、あえて告白できない。
能力が低いくせに、難しい仕事を引き受けた。

Như đã nói trong bài Ngữ pháp KUSENI thì KUSENI dùng theo hàm ý phê phán. Thường dùng để chê bai như thế này:

あんた、力がないね。男のくせに。

Ở đây bạn đảo ~KUSENI xuống thành câu thứ hai. Câu đầu là mô tả "hiện tượng" ^^

Lưu ý ngữ nghĩa: Khi dùng KUSENI thì đó là sự thật (fact), bạn không nói với phụ nữ 男のくせに mà chỉ nói với nam giới mà thôi.

Cách dịch くせに

あいつは男のくせに、力がない。
Hắn là đàn ông mà (lại) chẳng có sức.

あんた、力がないね。男のくせに
Cậu, chẳng có sức gì nhỉ. Đàn ông mà thế à.

Do đó, nếu nói 女のくせに。 thì có nghĩa là "Đàn bà mà thế à" (ví dụ chẳng biết nấu ăn gì).

Tất nhiên khi người ta nói theo kiểu 男のくせに hay 女のくせに thì thường là có sẵn định kiến trong đầu (gọi là 先入観 = せんにゅうかん, tiên nhập quan) rồi. Chứ thật ra thời này nam nữ bình quyền lâu rồi, mà cũng chẳng có đạo lý nào nói phụ nữ phải nấu ăn, hay làm nô lệ cho nam giới. Nếu có, chỉ là để thao túng người khác bằng đồ ăn mà thôi.

Kết luận là, để dịch đúng thì khả năng diễn đạt tiếng Việt phải tốt bên cạnh khả năng đọc hiểu tiếng Nhật. Để trở thành người dịch giỏi thì phải học đúng sắc thái, ngữ nghĩa và so sánh hai ngôn ngữ để tăng năng lực ngôn ngữ trong cả ngôn ngữ mẹ đẻ.
Mark

Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Phân biệt tự động từ và tha động từ

Tự động từ

Tiếng Nhật: 自動詞 (じどうし, JIDOUSHI, tự động từ)
English: intransitive verb
Động từ mà không tác động lên đối tượng khác ví dụ như: khóc, về nhà, đứng lên, ngồi xuống vv.

Tha động từ

Tiếng Nhật: 他動詞 (たどうし, TADOUSHI, tha động từ)
English: transitive verb
Động từ mà phải có đối tượng tác động ví dụ như: ăn (cái gì), uống (cái gì), đọc (cái gì) vv.

So sánh tự động từ vs. tha động từ

Nói nôm na, động từ mà cần có đối tượng tác động thì là tha động từ (động từ tác động lên đối tượng khác), còn động từ không có tác động đối tượng thì gọi là tự động từ (động từ tự thân "vận động").

"Tự động từ" hay "tha động từ" là dịch từ chữ kanji tiếng Nhật mà ra.

Cách phân biệt nhanh tự động từ và tha động từ

Tự động từ thường đi sau trợ từ が, tha động từ thường đi sau trợ từ を ví dụ:
パソコン壊れる PASOKON GA KOWARERU máy tính (bị) hỏng (tự động từ)
富士山見える FUJISAN GA MIERU núi Phú Sỹ được nhìn thấy (tự động từ)
パン食べる PAN WO TABERU ăn bánh mỳ (tha động từ)
ビール飲む BIIRU WO NOMU uống bia (tha động từ)

Lưu ý: Không phải cứ đi với trợ từ を thì là tha động từ. Vì trợ từ を còn tạo trạng ngữ chỉ phương hướng nữa (Xem bài Trợ từ tiếng Nhật là gì).
Ví dụ: 公園を通る。
電車をおりる。
階段をおりる。
空を飛ぶ。
角を曲がる。
部屋を出る。
東大を卒業する。
自分の不幸を泣く。

Các động tự trên, mặc dù đi với trợ từ を WO, vẫn là tự động từ.

Ví dụ về tự động từ và tha động từ

Ví dụ động từ 折る ORU và 折れる ORERU.
折る ORU = bẻ gãy (cái gì đó)
折れる ORERU = (cái gì đó) bị gãy

Ví dụ: 枝を折る = bẻ gãy cành câ
枝が折れる = cành cây bị gãy

Phân biệt với 枝が折られる eda ga orareru (bị động) là "cành cây bị bẻ gãy".
折られる OARERU là động từ dạng bị động. Xem bảng Chia động từ.

Cũng phân biệt với 枝を折れさせる eda wo oresaseru (sai khiến) là "làm cho cành cây bị gẫy".
折れさせる ORESASERU là động từ dạng sai khiến. Xem bảng Chia động từ.

Tự động từ và tha động từ thường đi thành cặp

Nhiều động từ thường có tự động từ và tha động từ đi thành cặp với nhau.

Ví dụ:
終わる OWARU (cái gì kết thúc)・終える OERU (kết thúc cái gì)
上がる AGARU (cái gì đi lên)・上げる AGERU (nâng cái gì lên)
始まる HAJIMARU (cái gì bắt đầu)・始める HAJIMERU (bắt đầu cái gì)
汚れる YOGORERU (cái gì bị dơ)・汚す YOGOSU (làm dơ cái gì)
治る NAORU (bệnh khỏi)・治す NAOSU (chữa bệnh cho khỏi)
直る NAORU (cái gì được sửa)・直す NAOSU (sửa cái gì)
変わる KAWARU (cái gì biến đổi)・変える KAERU (biến đổi cái gì)
出る DERU (cái gì đi ra, xuất hiện, tham dự)・出す DASU (đưa cái gì ra)
見つかる MITSUKARU (cái gì được tìm thấy)・見つける MITSUKERU (tìm thấy cái gì)
見える MIERU (nhìn thấy)・見る MIRU (nhìn)
聞こえる KIKOERU (nghe thấy)・聞く KIKU (nghe)

Vỡ, đứt, gãy, hỏng vv
割れる WARERU bị vỡ・割る WARU làm vỡ
折れる ORERU bị gẫy・折る ORU bẻ gẫy
破れる YABURERU bị rách・破る YABURU xé rách
切れる KIRERU bị đứt・切る KIRU cắt đứt
砕ける KUDAKERU bị vỡ nát・砕く KUDAKU đập nát
壊れる KOWARERU bị phá, bị hỏng・壊す KOWASU phá hỏng
倒れる TAORERU bị đổ・倒す TAOSU làm đổ, đánh đổ
崩れる KUZURERU sụp đổ・崩す KUZUSU làm sụp đổ
滅びる HOROBIRU diệt vong・滅ぼす HOROBOSU làm diệt vong

Dạng MARU và MERU

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

Ca từ Summer Wine

"Summer Wine" là bài hát về một chàng trai bị một cô gái chài lừa hết cả tiền, và có lẽ cả tình nữa.
Trong bài hát thì "summer wine" (rượu vang mùa hè) là một ẩn dụ (metaphor), ám chỉ sự đam mê cuồng nhiệt, có lẽ là thông qua chất kích thích.

Spur (đinh thúc ngựa)

Sở dĩ chàng trai thành đối tượng vì chàng có "silver spurs", tức là spur bằng bạc. Spur là dụng cụ mà cao bồi gắn vào giầy để cưỡi ngựa hay cưỡi bò. "Spur" là "đinh thúc ngựa". Spur bằng bạc thì có lẽ là rất giá trị, kiểu như ngày nay bạn có đồng hồ Rolex vậy.

Tóm lại thì summer wine của cô gái được làm từ những thứ ngọt ngào như là "Strawberries cherries and an angel's kiss in spring" (trái dâu tây trái anh đào và một nụ hôn của thiên thần vào mùa xuân). Về cơ bản khi bạn dùng chất kích thích và phê thuốc thì sẽ cảm nhận được thôi.

Cô gái dụ dỗ chàng trai tháo silver spurs ra và "pass some time" tức là vui vẻ cùng nhau, mục đích là cuỗm hết đồ của chàng trai.

Một số quán ngữ tiếng Anh:
couldn't find my feet = (không tìm thấy chân) không nhấc chân lên được
an unfamiliar line = lời nói không quen thuộc, lời kỳ lạ
my head felt twice its size = nhức đầu như búa bổ (cảm thấy như kích thước tăng gấp đôi)
cravin' for more summer wine = tình trạng đói thuốc cần thêm để giải cơn thèm thuốc

Nghe nhạc trên Youtube

Bài hát này làm tôi nhớ tới phim "The night of" nói về một anh chàng sinh ra trong gia đình nhập cư Pakistan ở Mỹ, lái taxi của bố đi dự tiệc nhưng bị lạc đường, gặp một cô gái dễ thương và được cô dẫn về nhà, cho uống chất kích thích.... Khi tỉnh dậy thì cô gái đã chết với hàng chục vết đâm trong tình trạng lõa thể. Đoạn sau là một loạt quá trình tố tụng chàng trai về tội giết người, cũng như về cuộc sống trong tù (giai đoạn tạm giam điểu tra).

Vì sao một chàng trai "tốt" lại có thể dính vào những rắc rối khủng khiếp chỉ do cám dỗ nhất thời gây ra? Làm sao để không dính vào mớ bòng bong của sự cám dỗ, hay không bị bẫy vào một mỹ nhân kế nào đó?

Đơn giản thôi: Đừng bao giờ làm "nice guy". Nếu bạn có thể lực, nên làm "playboy" ngay từ đầu. Bên cạnh đó, bạn phải có khả năng đọc được động cơ và tiềm thức của người khác. Trước mọi cám dỗ hãy nhớ câu này: Cái gì quá tốt để có thể là sự thật đều không thật.

Có biết bao nhiêu cạm bẫy trong cuộc đời, nếu bạn có thứ gì đó có thể bị tước đoạt? Tốt nhất hãy là vô sản, sẽ chẳng có cám dỗ nào cả. Thế thì đời lại chán ngắt như là của "nice guy". Và rồi lại rất dễ sập bẫy. Vì thế, căn bản là hãy vui chơi hợp lý, và thứ gì trả được bằng tiền mặt thì đều tốt hơn thứ miễn phí rất nhiều.

Ngoài ra điều quan trọng là ngoại trừ tình yêu đích thực, còn ai cũng sẽ cố gắng tước đoạt của bạn càng nhiều càng tốt. Do đó, bạn càng không nổi bật thì càng không rắc rối. Ai bảo làm người bình thường chỉ có thua thiệt nào?

Ca từ đầy đủ
"Summer Wine"
(originally by Lee Hazlewood)
F
Strawberries cherries and an angel's kiss in spring
My summer wine is really made from all these things
M
I walked in town on silver spurs that jingled to
A song that I had only sang to just a few
She saw my silver spurs and said lets pass some time
And I will give to you summer wine
Ohh-oh-oh summer wine
F
Strawberries cherries and an angel's kiss in spring
My summer wine is really made from all these things
Take off your silver spurs and help me pass the time
And I will give to you summer wine
Ohhh-oh summer wine
M
My eyes grew heavy and my lips they could not speak
I tried to get up but I couldn't find my feet
She reassured me with an unfamiliar line
And then she gave to me more summer wine
Mmm-mm summer wine
F
Strawberries cherries and an angel's kiss in spring
My summer wine is really made from all these things
Take off your silver spurs and help me pass the time
And I will give to you summer wine
Mmm-mm summer wine
M
When I woke up the sun was shining in my eyes
My silver spurs were gone my head felt twice its size
She took my silver spurs a dollar and a dime
And left me cravin' for more summer wine
Ohh-oh-oh summer wine
F
Strawberries cherries and an angel's kiss in spring
My summer wine is really made from all these things
Take off your silver spurs and help me pass the time
And I will give to you summer wine
Mmm-mm summer wine