Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Nghe hiểu trình độ N0

CÂU ĐỐ NGHE HIỂU TIẾNG NHẬT
Đoạn đầu trong clip, Kuwano (nhân vật chính) bước vào quán rượu và gọi một loại whisky. Ông ấy đã gọi loại rượu nào?


Làm sao để nghe hiểu tiếng Nhật?

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

愛と金 Tình và tiền

Mục đích: Đọc nghe hiểu tiếng Nhật & FUN

Đây là trích đoạn clip trong phim truyền hình "Kekkon dekinai otoko" (tạm dịch: Chàng ế).

S làm thành 2 clip, một đoạn ngắn Kaneda chuyết về tình và tiền (愛と金) và đoạn dài đầy đủ diễn biến trong quán bar.

Hi vọng mọi người vui.

Clip ngắn:



Clip dài:



Một ít script và bài luyện đọc hiểu về "Tình và tiền" bên dưới:

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Đáp án kỳ thi JLPT tháng 12 năm 2018 (kì thi "Nô" lệ tiếng Nhật)

Ngày thi: Ngày 2 tháng 12 năm 2018, chủ nhật
>>Gợi nhớ đề N1 >>Gợi nhớ đề N2

Làm thế nào để thi tốt? Hãy nghiên cứu kỹ cấu trúc kỳ thi và có chiến lược thi tốt. Bài viết này là để đăng kết quả kỳ thi JLPT kỳ này ngay khi có trên mạng. Tại đây chỉ có đáp án không có đề thi (đề thi sẽ bị thu lại).

Chú ý khi đi thi: Để có thể đọ đáp án và tính điểm bạn cần phải ghi lại được câu trả lời của mình (xem bài hướng dẫn). Tuy nhiên, nhiều khả năng bạn không được mang giấy nháp vào phòng thi do đó hãy ghi lên phiếu dự thi chẳng hạn (vì thường phiếu dự thi sẽ cầm về). Nên ghi theo thứ tự câu hỏi ví dụ câu 1 phần kiến thức ngôn ngữ bạn chọn đáp án 3 thì có thể ghi là K1.3 chẳng hạn. Sau khi đi thi về xem ở đây có kết quả chưa và tính điểm của bản thân.

RA MẮT CÔNG CỤ TÍNH ĐIỂM JLPT MỚI 2018!!

Kiến thức về JLPT
>>Chiến lược thi JLPT điểm cao (2012)
>>Mọi điều bạn cần biết về JLPT (Sea)
>>Cách tự tính điểm JLPT gần đúng (2012)
>>Cách ghi lại câu trả lời khi đi thi JLPT (hướng dẫn mới 2018)
>>Tham khảo: Đáp án kỳ thi JLPT tháng 7/2018
Chuyên đề JLPT
>>Kỳ thi JLPT đã thay đổi cách ra đề như thế nào?
>>Chiến lược thi đọc hiểu (DOKKAI) tốt là gì?
>>Chiến lược thi nghe hiểu (CHOUKAI) và 3 BÍ QUYẾT nghe hiểu

ĐÁP ÁN KỲ THI NĂNG LỰC NHẬT NGỮ THÁNG 12/2018
JLPT EXAM ANSWER 12/2018 

Đáp án từ N1 tới N5 (theo thứ tự N1, N2, N3, N4, N5). Ghi chú: Đây chỉ là đáp án tham khảo, không đảm bảo chính xác 100%. Ngoài ra, điểm còn được chuẩn hóa. Tham khảo cách tính điểm JLPT gần đúng của Saromalang ở bài viết trên.

Có thể có truy cập tập trung số lượng lớn nên các bạn cần kiên nhẫn. Khi có đáp án nào sẽ thông báo tại Facebook Page của Saromalang nên các bạn hãy like page sẵn.

Đáp án bên dưới ↓↓↓

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

Phân biệt 帰る kaeru 返る kaeru 戻る modoru

帰る kaeru [quy]
返る kaeru [phản]
戻る modoru [lệ]

Ba từ này đều có nghĩa là "trở về, quay lại" nhưng khác nhau như thế nào và phân biệt thế nào.

帰る kaeru là trở về nơi bạn thuộc về, ví dụ về nhà, về nước. Vì đó là nơi bạn thuộc về. Chữ hán là QUY.

返る kaeru là thứ gì trở về với chủ nhân của nó.
Ví dụ:
物が本来の持ち主に戻る。 《返》 「貸した金が-・る」 「財布が落とし主に-・る」

Chữ này là PHẢN, tức là quay ngược lại, thứ gì đã đi rồi nhưng quay ngược lại và trở về chủ cũ.

Còn 戻る modoru là quay lại chỗ cũ lúc trước bạn từng ở đó (bạn đã phải ở đó rồi). Chỗ này là chỗ (ngay) lúc trước bạn ở, chưa chắc đã là nơi bạn thuộc về như chữ QUY.

Ví dụ 学校に戻る quay lại trường.

Trong tiếng Việt

Chúng ta có thể nói:
Anh ấy đã quay lại [chỗ cũ]
Tiền bạc đã trở về [với chủ cũ]
Cô ấy đã quay trở về [nhà]

Bản chất các từ trở về, quay về hay quay lại này hơi khác nhau nên khi viết trí tuệ nhân tạo để dịch tự động thì chúng ta phải phân biệt được [TỪ VỰNG + NGỮ NGHĨA + SẮC THÁI] của từ đó.

Tức là phải biết được thuộc tính của một từ từ ngữ cảnh của câu, thì mới không sai lầm. Không làm được điều này thì không thể viết trí tuệ nhân tạo để dịch tự động.

Thường thì học tiếng Nhật sẽ giúp tư duy tiếng Việt tốt hơn, vì thế đọc hiểu, viết lách tốt hơn.
Takahashi

Kekkou "kết cấu"?

結構 [kekkou, kết cấu] nghĩa là gì?

Đây là từ khá hay và nên dùng, thậm chí nên dùng thường xuyên. Nếu bạn có một "cách nói của riêng bạn" thì thực tế là sẽ có nhiều người thích bạn. Ngôn ngữ của tôi là 辛口 karakuchi (châm biếm đả kích) cũng được khá nhiều người thích.

Ví dụ:
X:お茶をもう一杯、いかがですか?
Y:結構です。

X hỏi là bạn có muốn uống thêm một ly trà không và Y trả lời là "Kekkou desu". Đây là từ chối tức là không cần thêm nữa. Nhưng từ này rõ ràng là "kết cấu", tại sao "kết cấu" thì lại là từ chối.

Bởi vì ở đây là "kết cấu đẹp rồi, chuẩn rồi", nói nôm na là "chuẩn con mẹ nó rồi (cmnr)" nên không cần thêm thắt nữa.

Nếu thêm vào thì nguy cơ là sẽ bị thừa ra, không đẹp nữa. Tất nhiên, "kekkou desu" không phải ngôn ngữ suồng sã nên bạn dùng trong hoàn cảnh lịch sự được.

Vậy chúng ta thử tra từ "kết cấu" nghĩa là gì nhé:

けっ こう 【結構】

 [0][3] ( 名 ) スル
①  物を組み立てて、一つのまとまった組織・構造物・文章などを作り上げること。組み立て。構え。構成。 「文章の-を考える」 「凡百学術の相組織-する所以を論述せむと/明六雑誌 22」
②  特に、善美を尽くして物を作ること。また、そのもの。 「 -を尽くした邸宅」
③  計画。企て。もくろみ。 「ひとへに基房滅ぼすべき-にて候也/平家 3」
④  準備。用意。したく。 「さして-するとはおぼえず候ひしかども/御伽草子・三人法師」

 [1] ( 形動 ) [文] ナリ
〔結構

 ① が見事であるという意から〕
①  すばらしくて難点がないさま。 「 -な話」 「 -な出来栄え」 「 -なものをありがとう」
②  満足できる状態であるさま。その状態で十分であるさま。 「お元気そうで-ですね」 「その服装で-だ」
③  それ以上を必要としないさま。十分。 「もう-です」
④  気立てのよいさま。お人好し。 「扨も扨も-な伯父ご様ぢや/狂言・止動方角 虎寛本」

 [1] ( 副 )
予想に反して、適度に満足がゆくさま。 「 -役に立つ」 「 -おいしい」
[句項目] 結構毛だらけ猫灰だらけ ・ 結構は阿房の唐名

意味は、結構あるようね!

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Phân biệt (SURU) TAME NI và (SURU) YOU NI

Nội dung: Hướng dẫn phân biệt (する)ために(為に) và (する)ように(様に)
Phân biết sắc thái tiếng Nhật N0

Ví dụ:
来年留学する___、日本語を勉強しています。
①ために
②ように

Trong câu này phải điền là ために (bôi đen để xem).

Để phân biệt được TAME NI và YOU NI một cách chắc chắn từ trong tâm khảm (tức là hiểu rõ) thì phải DỊCH ĐÚNG cũng như hiểu được NGỮ NGHĨA của từ.

TAME NI = để làm gì (chủ động)
YOU NI = sao cho (quá trình diễn ra, bị động)

Mặc dù cả hai đều chỉ mục đích nhưng TAME mang tính chủ động do bạn thực hiện, còn YOU là sao cho quá trình diễn ra như thế.

Về ngữ nghĩa, TAME là chữ 為 (vì, vị), tất nhiên là gán chữ kanji cho từ thuần Nhật (gọi là 当て字) nhưng chữ 為 này là thể hiện mục đích vì để làm gì.

Còn chữ YOU là chữ 様 (dạng), tức là trạng thái, hình dạng như thế, nên YOU NI nghĩa là sao cho trở nên trạng thái như thế.

Học được ngữ nghĩa của từ vựng thì mới có thể TƯ DUY LOGIC để học một biết mười và học được tiếng Nhật N0 tức là dùng từ đúng ngữ pháp, đúng sắc thái và ngữ nghĩa được.

Bài tập luyện tập TAME NI vs. YOU NI

"... itadakemasu deshou ka?" hay "... itadakeru deshou ka?"

Chúng ta hay người Nhật nói ví dụ:

情報を送っていただけますでしょうか

"... itadakemasu deshou ka" nhưng cách nói này có đúng không và có nên nói không?

Trong tiếng Nhật "bình dân" thì có thể đúng, nhưng tiếng Nhật N0 thì sai:

Đúng ○: いただけるでしょうか itadakeru deshou ka
Sai     ×: いただけますでしょうか itadakemasu deshou ka

Tiếng Nhật N0 = Tiếng Nhật quý tộc = Khiêm tốn nhưng không nhún mình, tự tôn nhưng không kiêu ngạo

Phân tích đúng sai

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

Học tiếng Nhật N0 năm 2019

Vì sao phải học tiếng Nhật N0?

Học tiếng Nhật hay ngoại ngữ mà quy ra lợi ích kinh tế thì chỉ thấy thiệt thôi. Bỏ ra nhiều thời gian không được bao nhiêu, thà chạy xe giao hàng còn kiếm được nhiều tiền hơn.

Học tiếng Nhật hiệu quả kinh tế rất thấp. Dù có đậu N1 thì lương cũng 13 triệu là hết đất. Nghề dạy tiếng Nhật thì vô cùng tệ hại về mặt kinh tế.

Nhưng các điều trên không đúng nếu bạn học N0. Học tiếng Nhật N0 là nâng cao khả năng tư duy về ngôn ngữ, về con người, văn hóa, từ đó nuôi dưỡng tâm hồn và thành công trong bất cứ lĩnh vực gì mà bạn làm.

Không quan trọng bạn đang ở trình độ nào, N5, N4, N3, N2 hay N1, miễn là bạn duy trì việc học tiếng Nhật N0 (cũng không vất vả mấy) thì bạn sẽ thành công.

Tôi học tiếng Nhật N0 ngay từ đầu nên học tiếng Nhật dễ dàng, hiệu quả cao, tâm hồn phong phú. Vì thế, trong bài viết này, tôi muốn truyền tải lý tưởng học tiếng Nhật N0 để mọi người phấn đấu trong năm 2019.

Chúng ta là những người học tiếng Nhật vĩnh cửu. Phải nhớ điều này khi bắt đầu học tiếng Nhật, và mãi mãi về sau.

初心を忘れるべからず
Không được quên lý do bạn bắt đầu

Học ngôn ngữ không dùng từ điển = Đập đầu vào đá

Tiếng Nhật N0 là gì và làm thế nào để bắt đầu?

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Dùng Google Lens app đọc văn bản từ hình ảnh

Đây là app của Google để đọc văn bản bằng camera:


Hướng dẫn sử dụng Google Lens: Bạn cài app vào điện thoại, bật app lên và app sẽ bật camera để bạn chụp hình văn bản muốn đọc (để tìm kiếm trên Internet, hoặc dịch vv). Nếu hình có nhiều text (văn bản) bạn chỉ cần chạm vào text tương ứng là sẽ có thể tìm kiếm hoặc Copy.

Tải cho điện thoại android: Google Lens on Google Play
Với các bạn dùng iOS, bạn có thể dùng Google Lens bên trong ứng dụng Google Photos trên App Store.

Google Lens cũng có thể nhận diện sản phẩm, động thực vật:

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

Câu tiếng Nhật tử tế nhất là gì?

Tiếng Nhật N0 là thế nào? Là khi bạn chém gió thì người ta thích nội dung bạn nói, vì cách nói của bạn, vì quan điểm của bạn, vì lối sống của bạn. Mà văn chính là con người, chỉ cần nhìn tiểu luận bạn viết là người ta biết bạn là ai rồi. Nếu bạn viết không tốt, bạn không phải là con người sâu sắc. Nếu bạn viết dở, bạn là cái gai của mọi người. Bạn không thể viết luận thì không thể làm việc lớn được.

Học tiếng Nhật đến N0 thì bạn có thể thoải mái viết luận và chém gió.

Vậy câu tiếng Nhật tử tế nhất mà bạn thường xuyên nên nói là gì?

Tôi nghĩ là câu này:

お疲れさまでした。 Cảm ơn bạn đã vất vả.

Hoặc là câu này:

よく頑張ったね。 Bạn đã cố gắng nhiều nhỉ.

Bạn có thể bôi để xem.

Tôi nghĩ đây là tiếng Nhật N0. Bạn phải nói tiếng Nhật "có tâm, có tầm" thì mới tốt cho bạn và cho người khác. Vì đối với một người, bạn phải có lòng đại lượng, quảng đại, nhìn mặt tốt chứ không nhìn mặt xấu của họ.

Chúng ta đánh giá người khác theo nỗ lực của họ, chứ không phải theo thành tích. Không nên học theo nền giáo dục tư lợi, chỉ đánh giá con người theo điểm số, thành tích (mà thực chất là GIAN DỐI). Đấy là sự tư lợi, không quảng đại.

Với một người đã nỗ lực, chúng ta hãy cảm ơn sự nỗ lực của họ, vì THÁI ĐỘ quan trọng hơn NĂNG LỰC.

Khi học tập ở Nhật, đây chính là triết lý giáo dục của Nhật Bản. Khi bạn tham gia lớp thể thao, dù bạn chơi rất tệ, nhưng nếu thái độ tốt bạn vẫn được điểm A. Không ai đánh giá bạn theo năng lực thể chất cả. Vì giáo dục không phải là thi Olympic.

Cách dùng ngôn ngữ của bạn thay đổi thì con người cũng thay đổi. Nếu bạn thực sự tiếp xúc với những người quảng đại, bạn cũng sẽ thành người quảng đại.

Bạn đã nỗ lực, và bạn thất bại. Thế thì sao, chẳng lẽ vì thế sự nỗ lực là vô giá trị hay sao? Mọi thứ bạn làm nhất định phải sinh ra lợi ích hay sao? Nếu nghĩ như thế, sẽ không còn ai học và tiến bộ nữa. Vì quy ra tiền thì học có lợi ích rất thấp.

Cũng nghĩa là bạn không nên nói những câu gây áp lực lên người khác. Không phải vì mọi người nói nó mà bạn nên nói.

Mặc dù không dạy tiếng Nhật nữa, nhưng tôi vẫn sẽ tiếp tục dạy tiếng Nhật N0 trên web.
Takahashi

Vì sao tôi không dạy tiếng Nhật nữa?

Tại lớp Cú Mèo thì tôi có dạy cả tiếng Nhật trình độ N0, cũng khá vui. Nhưng tôi đã phá sản. Vì thế tôi không dạy tiếng Nhật nữa. Tôi nhận ra là: Càng dạy càng phá sản. Thực ra thì bài toán tôi tính từ lâu, nhưng tính tôi nhiệt tình thích giúp mọi người.

Còn công việc gì mà cực nhọc hơn dạy tiếng Nhật nữa.

Dạy học là việc mệt mỏi và hiệu quả kinh tế rất thấp. Từ khi không dạy nữa và tập trung vào việc chính, tôi không còn mệt nữa, có thể tha hồ đi du lịch mà vẫn kiếm bộn tiền.

Tất nhiên, dạy học thì không hẳn là không ý nghĩa mà cũng là cách để học lên trình độ N0. Trong lớp thông qua tương tác thì mọi người có thể tiến bộ.

Tại đây tôi tính bài toán kinh tế để các bạn tránh con đường đi dạy tiếng Nhật, để tránh khổ là chính.

Ảo mộng tiếng Nhật

Dạy tiếng Nhật lương thấp thế nào

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Tởm thật!

Đố bạn câu tiếng Nhật tởm nhất trên đời là gì?

Câu tiếng Nhật tởm nhất lại không phải là ください KUDASAI. Kudasai thì bình thường thôi, chỉ là rác, không tởm lắm. Cũng không phải là キモい (KIMOI = "Tởm!"), vì bản thân từ "tởm" thì không thật sự tởm lắm. Vì chẳng mấy khi chúng ta bị nghe cả, vì có mấy khi chúng ta thật sự KIMOI đâu, mà có KIMOI đi chăng nữa, thì cũng ai đủ dũng khí mà nói với ta rằng ta rất KIMOI, mà lại không bị ta tẩn cho một trận ra trò để xem ai KIMOI hơn. Càng không phải là 気持ち! KIMOCHI dù là, nghe rất SƯỚNG nhưng người nói thì có thể sướng còn người phải nghe mà không xơ múi được gì thì khác gì tra tấn. Không, tôi không nghĩ KIMOCHI tởm trong hoàn cảnh "kẻ ăn chẳng hết, người lần chẳng ra", nếu có tởm thì chỉ là hoàn cảnh của bạn tởm mà thôi. Lỗi là của bạn, hoặc cha mẹ bạn.

Câu tiếng Nhật tởm nhất trên đời là:

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Chữ hán giản thể, chữ hán phồn thể và chữ kanji

Vì sao người Trung Quốc dùng chữ hán giản thể?

Một chữ kanji có thể có nhiều dạng gần giống nhau, ví dụ chữ 産 SẢN:

Tiếng hán phồn thể: 產
Tiếng hán giản thể: 产
Kanji tiếng Nhật: 産

Hay chữ 桜 ANH [sakura, hoa anh đào]:

Tiếng hán phồn thể: 櫻
Tiếng hán giản thể: 樱
Kanji tiếng Nhật: 桜

Thậm chí, một chữ có hàng chục biến thể cách viết (variant) khác nhau, ví dụ đây là chữ 辺 BIÊN [hen]:

Image: Quora [link below]

Thường thì chúng ta chia ra làm ba loại:
1. Tiếng hán phồn thể, tức là Traditional Chinese hay 繁体字 [phồn thể tự]
2. Tiếng hán giản thể, tức là Simplified Chinese hay 簡体字 [giản thể tự]
3. Chữ hán của người Nhật, tức là chữ kanji hay 新字体 [tân thể tự]

Nói chung thì, cơ bản các chữ trên sẽ khác nhau, chưa kể vấn đề về font nữa. Tôi thấy, chữ Nhật vẫn mang tính nghệ thuật và nhìn bắt mắt hơn.

Vì sao người Trung Quốc dùng chữ hán giản thể?

Thực ra không phải là do chính phủ nghĩ ra, mà là vốn các lối viết tắt đã có sẵn trong dân gian lâu rồi, để viết cho nhanh. Vì thế, một chữ cũng có rất nhiều lối viết tắt do mỗi người nghĩ ra, không thống nhất.

Bản thân người Trung Quốc cũng đã từng tìm cách chuyển sang dạng chữ kiểu chữ hangul tiếng Hàn, hay chữ latinh, nhưng không thành công mấy. Vì chữ hán quá phức tạp để viết và học.

Ngày nay bạn gõ máy tính còn đỡ, hãy tưởng tượng bạn phải viết xem, thế nào cũng phải viết tắt. Ngay cả người Nhật viết tay họ cũng viết tắt, phải nhìn mà đoán. Nhất là mấy ông thầy trên đại học thì viết tắt ác, và điều này cũng là tự nhiên thôi. Vì viết đủ ra thì bao giờ mới xong.

Nhà nước đầu tiên áp dụng chữ giản thể là Cộng hòa Trung Hoa hay Trung Hoa dân quốc (nay là Đài Loan), nhưng do bại chiến mà họ hủy giữa chừng. Sau này nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đổi sang chữ giản thể, còn Đài Loan, Hong Kong, Macau vẫn là chữ phồn thể.

Chuyển đổi giữa chữ hán giản thể, phồn thể và kanji của Nhật Bản

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Học tiếng Nhật bằng "taikan"

Chắc mọi người biết từ "taiken" nghĩa là "trải nghiệm": 体験。 Từ này hán tự là "thể nghiệm".

たい けん [0] 【体験】
( 名 ) スル
①実際に自分の身をもって経験すること。また,その経験。 「 -談」 「苦い-」 「 -してみないとわからない」
②〘哲〙 〔ドイツ Erlebnis〕 個々人のうちで直接に感得される経験。知性的な一般化を経ていない点で経験よりも人格的・個性的な意味をもつ。 → 経験(補説欄)

Nhưng tiếng Nhật còn một từ nữa, đó là TAIKAN [thể cảm]:

たい かん [0] 【体感】
( 名 ) スル
①  体に受ける感じ。体で感じること。
②  内臓諸器官が受ける刺激によって起こる、飢え・吐き気・性欲などの感覚。有機感覚。

体感 [taikan, thể cảm] = cảm nhận bằng thân thể, cảm nhận bằng da bằng thịt

Muốn giỏi tiếng Nhật thì cách dễ có lẽ là "cảm nhận tiếng Nhật bằng da bằng thịt". Ví dụ như khi bạn du học, bạn sẽ cảm nhận tiếng Nhật bằng da thịt: Bạn nhìn tiếng Nhật thực tế ở Nhật, đi tàu đi siêu thị nghe người Nhật nói chuyện giao tiếp với nhau. Bạn nghe thầy cô bàn bạc với nhau cách "điều trị" bạn. Bạn xem các bảng hiệu rồi về tra nghĩa. Bạn cực lực thắc mắc với thầy cô ngoài giờ học vv.

Thật tuyệt! Nhân tiên, tôi sang Nhật không biết một chữ tiếng Nhật bẻ đôi. Vì thế mà tôi có thể chỉ học bằng "taikan". Chủ yếu là nằm trong phòng ký túc xá mà tra kim từ điển thôi. Vì thế mà học tiếng Nhật dễ và vốn từ lên rất nhanh.

Làm gì cũng "taikan" (cảm nhận bằng da bằng thịt) thì sẽ tốt hơn

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Phân biệt "otagai" và "isshoni" trong "Otagai gambarou ne" và "Isshoni gambarou ne"

Chúng ta hay nghe người Nhật nói:

お互い頑張りましょうね。
Otagai ganbarimashou ne.

Vả: 一緒に頑張りましょうね。
Isshoni gambarimashou ne.

Hay dạng bạn bè là: おたがい頑張ろうね。 Otagai gambarou ne. / いっしょに頑張ろうね。 Isshoni gambarou ne.

Vậy thì "otagai" và "isshoni" khác gì nhau?

Hai câu này không phải đều có nghĩa là "Chúng ta cùng nhau cố gắng nhé".

"Isshoni" nghĩa là "cùng nhau, làm với nhau" nên câu:

Isshoni gambarimashou ne.

... thì đúng là có nghĩa "Chúng mình cùng nhau cố gắng nhé" thật. "Cùng nhau" tức là thường là làm chung với nhau một việc, một mục đích, thường là cùng thời điểm, cùng địa điểm.

Nhưng câu: Otagai gambarimashou ne.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Tìm hiểu và luyện BJT

Để công lược BJT thì phải luyện một chút. Tôi không có sách! Chỉ có lòng nhiệt huyết đi thi thôi. Nhưng trên trang web BJT cũng có đề mẫu, ở đây:

http://www.kanken.or.jp/bjt/english/sample/sample01.html


Kỳ thi BJT (tiếng Nhật thương mại) có 3 phần:

Part I. Listening Comprehension //Nghe hiểu 45 phút, 25 câu
Part II. Listening and Reading Comprehension //Nghe đọc hiểu 30 phút, 25 câu
Part III. Reading Comprehension //Đọc hiểu 30 phút, 30 câu

Tổng: 80 câu, khoảng 2 tiếng. Điểm tối đa: 800 điểm.

Demo như kỳ thi thực: http://www.kanken.or.jp/bjt/cbt_demo/

Chi phí thi ở VN là 640k và đây là hình form đăng ký (tải từ homepage):

Phần 1 nghe hiểu: Khoảng 45 phút

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

Công thành BJT

BJT (Business Japanese Proficiency Test) cũng là một trong những kỳ thi tiếng Nhật phải thi một lần trong đời, bên cạnh JLPT và JTEST. Đây là kỳ thi về tiếng Nhật thương mại và không phân các cấp độ thi như JLPT mà sẽ tùy điểm số mà chia trình độ.
>>Xem thông tin kỳ thi BJT

Trang chủ của kỳ thi BJT là http://www.kanken.or.jp/bjt/english/

Hiện nay có thay đổi là BJT không còn thi theo dạng JLPT là tới phòng thi làm bài nữa mà phải thi dạng Computer-Based Test (CBT) giống như là thi TOEFL vậy.

BJT sẽ thi trên máy tính

Nếu bạn thi BJT tại Nhật thì bạn phải đăng ký online và sau đó tự chọn ngày thi. Hiện nay thi BJT không cần phải theo ngày đã định sẵn như JLPT nữa mà có thể tự đăng ký ngày thuận tiện cho bạn.

Với các bạn tại VN thì phải đăng ký bằng cách liên hệ ở đây (có thể thi ở Hà Nội và Sài Gòn).

Tất nhiên là bạn cũng phải tuân theo lịch của Test Center mà bạn sẽ thi, chứ không phải muốn thi ngày nào cũng được, nên phải xem lịch của mỗi Test Center nữa.

Thời gian thi BJT là khoảng 2 giờ với khoảng 80 câu (không có nghỉ giải lao). Không có kết quả đậu hay trượt mà bạn sẽ được điểm số trong khoảng [0, 800], tùy điểm số mà được xếp hạng trình độ J5, J4, J3, J2, J1, J1+ tổng cộng là 6 trình độ, trong đó J1+ là hoành tráng nhất.

Điểm số các cấp độ là như sau:
J1+ 600 ~ 800 điểm
J1   530 ~ 599 điểm
J2   420 ~ 529 điểm
J3   320 ~ 419 điểm
J4   200 ~ 319 điểm
J5   0 ~ 199 điểm

Kết quả thi BJT sẽ được thông báo ngay cho bạn sau khi thi, và có thể tải về vài ngày sau khi thi.
Lệ phí thi ở Nhật là 7 ngàn yên, ở VN là dưới 700k.

Ôn thi BJT

Trên trang chủ có Sample questions để bạn thử trước. Bạn cũng có thể mua sách luyện BJT nếu đang ở Nhật.

Hãy cùng công thành BJT thành trì cuối cùng trong tiếng Nhật!

"Công thành! Bắt lấy tướng giặc Bờ Giờ Tờ (BJT) cho ta!
Ai bắt được tướng giặc thưởng ngàn lạng vàng, phong vạn hộ hầu!"
(Tương đương 10 triệu đồng ^^)

Để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện này, nhằm tăng thêm sỹ khí trước khi công lược kỳ thi BJT.
Năm 2018 sau công nguyên, Thục chủ Lưu Ban cùng quân sư Gia Cát Luyện dẫn đại quân tấn công thành Nhật Thương do tướng Bờ Giờ Tờ (BJT) trấn giữ. Cuộc tấn công diễn ra ròng rã suốt hai tháng, hai bên thương vong vô số, sát khí ngút trời. Cuối cùng, quân Thục binh hại tướng tổn, lương thảo nguy cấp, cuối năm 2018 đành rút quân về Thục để tránh mùa đông đang kéo tới. Chờ tích lũy lương thảo, binh mã, mùa xuân năm sau sẽ công thành tiếp, quyết bắt sống tướng giặc Bờ Giờ Tờ.
Công lược BJT không phải là việc dễ dàng, mục tiêu là đạt được J1+, tức là 600/800 = 75% trở lên. Còn nếu bạn có chân tài thực học thì hãy đạt 90% trở lên, tức là 720% trở lên. Nếu bạn một đạt tới cấp độ xuất sắc thì phải đạt 93% trở lên (kiểu như cấp A đặc biệt trong JTEST), tức là 93% × 800 = 744 điểm.

Có mấy mốc như thế, để bạn dễ đặt mục tiêu mà tiến quân công thành. Bạn cũng nên học một vài bí quyết công lược thành trì nữa, nếu không sẽ binh bại tướng tổn, không những không công được thành mà còn ê mặt như Lưu Ban và Gia Cát Luyện. Nhưng đánh trăm trận thất bại vẫn không nản, mới có khí phách của người làm tướng. Như thế mới có thể giành thắng lợi sau cùng được.

Năm sau hẹn ngày hội minh cùng nhau công lược thành Nhật Thương bắt sống tướng giặc Bờ Giờ Tờ nhé (đây là cách đánh vần mới của BJT do một số cụ bại não nghĩ ra thấy cũng hay hay, vì các cụ này ngoài việc làm phiền người khác ra thì nhìn cũng đạo mạo và đạo đức giả).
Takahashi

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Những kỳ thi tiếng Nhật phải thi một lần trong đời: JTEST

Học để thi và thi để học. Đã học là sẽ đi thi để chốt lời, và qua việc ôn thi bạn cũng sẽ biết điều gì là quan trọng, điều gì là không. Học ôn thi không phải là học tiểu học, cắp sách tới lớp, thầy cô cứ nói, học trò cứ mơ màng, lúc về đầu óc còn nửa mơ nửa tỉnh không thêm được bao nhiêu kiến thức. Nghĩ là mình đã "học" mà thật ra không có gì trong đầu, chỉ lưu vào ký ức ngắn hạn, hai tháng sau quên sạch.

Học để thi thì khác. Phải học một cách tự chủ, tự giác mới có thể thành công một cách tự nhiên. Học ôn thi giúp bạn biết phải lập kế hoạch vì học chậm quá cũng sẽ không thành công. Ngoài ra, hãy tránh xa các lớp cấp tốc. Những lớp này không làm tăng kiến thức mà chỉ nhồi nhét, làm hại đầu óc.

Vì đã có kết quả thi JLPT rồi, và là lần cuối tôi đi thi, nên từ nay sẽ chuyển sang "công lược" JTEST.

Mẫu bằng JTEST

JLPT là "đế" thì JTEST cũng là "vương"

Mặc dù nhiều người chỉ biết JLPT nhưng JTEST cũng rất hay và nên đi thi để biết là JLPT cũng chỉ là một góc trong tiếng Nhật thôi, không phải là tất cả. Tránh sùng bái mỗi JLPT và coi JLPT là thước đo duy nhất của việc giỏi tiếng Nhật. Bạn thi nhiều kỳ thi thì bạn có nhiều góc nhìn khác nhau, học theo nhiều cách khác nhau, nên có thể trở nên giỏi hơn.

Ngoài ra, bạn có lòng nhiệt huyết thi cử thì cũng sẽ được đánh giá cao hơn. Tất nhiên, lòng nhiệt huyết phải đi kèm cả "chân tài thực học" nữa. Do đó, phải cam kết để crack kỳ thi và đạt điểm tối đa có thể thì hẵng đi thi.

Tôi sẽ tổ chức nhóm luyện thi JTEST cho các bạn học lớp Cú Mèo trước đây để cùng nhau "công thành" JTEST nhé.

Có ba kỳ thi tiếng Nhật mà bạn phải thi một lần trong đời:

JLPT (năng lực Nhật ngữ): Tiếng Nhật hàn lâm (academic)
JTEST: Tiếng Nhật thực dụng (practical)
BJT (Business Japanese Test): Tiếng Nhật thương mại (business)

Có ba thứ này đảm bảo sẽ đánh đâu thắng đấy. Nên cần có lòng nhiệt huyết (熱心 nesshin) + chân tài thực học (実力 jitsuryoku).

Với các bạn du học sinh thì học tiếng Nhật trong trường Nhật ngữ là nền tảng thôi, muốn học lên cao, đi xin việc sẽ cần các loại tiếng Nhật và bằng cấp trên.

Trường Nhật ngữ: Nền tảng tiếng Nhật
Đại học: Tiếng Nhật hàn lâm
Đi làm công ty: Tiếng Nhật thương mại

Kỳ thi JTEST thì là kỳ thi thực dụng, sẽ là trung gian, giống như TOEIC trong tiếng Anh vậy. Bạn công thành thành công một kỳ thi, thì cũng sẽ công thành được các kỳ thi còn lại.

Nếu JLPT là "đế" thì JTEST là "vương", còn BJT là "bá".

Học và thi JLPT là "đế đạo" thì học và thi JTEST là "vương đạo". Vì thế, hãy cùng thi JTEST nhé.

Mục tiêu khi thi JTEST

Thi thể đạt điếm cao mới là quan trọng. JTEST cấp độ A-D (từ A tới D) có tối đa 1000 điểm, tùy theo bạn lấy bao nhiêu mà được cấp độ tương ứng.

Cấp G: 120 điểm (max. 200)
Cấp F: 250 điểm (max. 500)
Cấp E: 350 điểm (max. 500)
Chuẩn D: 400 điểm (max. 1000)
Cấp D: 500 điểm (max. 1000)
Cấp C: 600 điểm (max. 1000)
Chuẩn B: 700 điểm (max. 1000)
Cấp B: 800 điểm (max. 1000)
Chuẩn A: 850 điểm (max. 1000)
Cấp A: 900 điểm (max. 1000)
Cấp A đặc biệt (A+): 930 điểm (max. 1000)

Mục tiêu của tôi là cấp A+. Còn mục tiêu của mọi người nói chung nên là cấp B trở lên. Tức là được 80% trở lên, như thế mới gọi là có thực lực, có chân tài thực học, mới được đánh giá cao.

Từ nay, tôi sẽ dành thời gian chuẩn bị công cụ để "công thành" JTEST. Trước hết cũng phải đăng ký thi đã.
Takahashi

Săm soi mổ xẻ điểm JLPT kỳ tháng 7/2018

Từ 8 giờ sáng nay các bạn đăng ký và thi JLPT tại VN đã có thể trả kết quả online kỳ thi JLPT tháng 7/2018 (cách tra và trang web tra).

Hôm nay tôi sẽ mổ xẻ lần cuối điểm JLPT xem có gì hay.

Đây là điểm của Takahashi:


Kỳ thi: 7/2018
Cấp độ: N1
Địa điểm: Saigon, VN
Kết quả: Pass
Điểm số:
Language Knowledge 60/60
Reading 60/60
Listening 51/60
Tổng điểm 171/180 (đạt 95%)
Reference: Vocabulary hạng A, Grammar hạng A

Như vậy trừ phần nghe (chất lượng âm thanh tầm 50 ~ 60%) ra thì Takahashi được điểm tối đa (満点 manten, full score) nhưng không thật sự là làm đúng hết đâu, mà là do chuẩn hóa.

Dưới đây thử săm soi mổ xẻ nhé.

Điểm dự tính và điểm thực tế

Trong tháng 7 năm 2018 thì tôi đã dự đoán kết quả thi JLPT của Takahashi ngay sau khi thi xong.

Điểm dự đoán: 167
Điểm thực tế: 171

Chênh nhau chỉ 4 điểm, tương đương 4/171 = 2.3% hay 4/180 = 2.2%, như vậy dùng công cụ tính điểm JLPT gần đúng của Saromalang khá là chính xác.

Phần kiến thức ngôn ngữ
Thực tế: Đúng 42/45 câu đạt 93%
Điểm số: 60/60 đạt 100%

Chuẩn hóa xong có lợi về điểm này.

Phần đọc hiểu
Thực tế: Đúng 24/25 câu đạt 96%
Điểm số: 60/60 đạt 100%

Phần này cũng được lợi do chuẩn hóa.

Phần nghe hiểu
Thực tế: Đúng 31/35 câu đạt 89%
Điểm số: 51/60 đạt 85%

Phần này bị bất lợi do chuẩn hóa. À không, không hẳn. Có lẽ là do tôi chỉ làm đúng được câu ít điểm vì có nghe được mấy đâu, đoán mò là chính. Còn các câu khó, là các câu dài, thì ... nghe được chết liền, lấy gì mà đoán mò.

Tổng điểm
Dự đoán: 167/180 đạt 93%
Điểm số: 171/180 đạt 95%

Tổng điểm được lợi 2% do chuẩn hóa, nên cũng không đáng kể, vì thế kết luận là KHÔNG THÍCH CHUẨN HÓA, vì không thể hiện chân tài thực học.

Nhân tiện, đừng thấy manten (full score) mà nghĩ bậy là người ta làm đúng hết.

Tóm lại thì thi JLPT cũng chỉ đến thế mà thôi. Đây là lần thứ ba tôi thi trong đời, cũng coi như là đã hài lòng, mãn nguyện rồi. Từ lần sau, tôi sẽ chinh phục kỳ thi khác, đó là JTEST. Vì JTEST bây giờ mới là ngôi sao sáng trên bầu trời tiếng Nhật, và mục tiêu là cấp độ A-D (thi chung từ cấp độ A cao nhất tới D). Điểm tối đa là 1000 điểm và nếu bạn đạt 930 điểm trở lên sẽ được chứng nhận là cấp độ A+ (tức cấp A đặc biệt hay cấp xuất sắc).

Tôi sẽ tiếp tục crack kỳ thi JTEST để đạt được tới cấp độ A+. Vì đã tốn công học tiếng Nhật thì nên "công thành" càng nhiều càng tốt. Bạn nào theo tôi thì tôi sẽ chia sẻ tài liệu để cùng nhau học tập, cùng nhau đi thi. (Điều kiện là đậu N1 rồi nhé ^^)

Sau JTEST sẽ là kỳ thi Tiếng Nhật thương mại BJT (Business Japanese Test) - kỳ thi này có thể thi trên máy quanh năm. Cấp độ xuất sắc là J1+.

Trong đời học tiếng Nhật, nhất định phải thi ba kỳ thi này. Đầu óc sẽ được khai sáng, tâm hồn sẽ bay bổng, còn đi làm kiếm lương cao thì có khó gì?

Nếu bạn có lòng nhiệt huyết thì trời biết, đất biết, mọi người đều nhìn thấy, có gì mà phải tính toán thiệt hơn, "sân si" điểm số hay tiếc ít lộ phí đi thi. Học để thi, thi để học. Như thế mới là "đạo học tiếng Nhật".

Tiếng Anh cũng vậy thôi, đã học là sẽ thi, để xem mình ở đâu, kết quả học tập thế nào. Tôi từng thi TOEFL và TOEIC rồi đấy, cũng khá hoành tráng. Tôi còn thi cả kỳ thi tiếng Trung ở Nhật nữa, đạt được cấp hai.

Rồi ai cũng phải nhắm mắt xuôi tay, quan trọng là, bạn đã đánh bao nhiêu trận, thua bao nhiêu lần mà không nản chí, thắng bao nhiêu lần để thừa thắng xông lên "liều mình như chẳng có (cửa)" mà thôi.
Takahashi

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Chống ký tự rác (mojibake) phần mềm tiếng Nhật trong Windows 10

Để chương trình phần mềm viết bằng tiếng Nhật không bị lỗi ký tự rác (文字化け mojibake) trong Windows 10 thì bạn hãy thiết lập System Locale cho phần mềm không hỗ trợ Unicode là Japanese nhưng quan trọng là phải bỏ dấu chọn khỏi ô "Beta: Use Unicode UTF-8 for worldwide support language".

Dưới đây là cách làm:

Mở Settings > Time & Language:


Region & language > Administrative language settings


Administrative > Thay đổi "Change system locale..." ở "Language for non-Unicode programs" là Japanese (Japan).


Quan trọng: Nhấp vào "Change system locale...", bỏ dấu chọn ở ô "Beta: Use Unicode UTF-8 for worldwide support language" nếu đang chọn. Vì nếu chọn thì các software tiếng Nhật sẽ được hiển thị bằng Unicode và có thể bị ký tự rác (mojibake).


Về cách cài, cách gõ tiếng Nhật cho máy tính, điện thoại vv thì xem tại album trên Facebook cho trực quan.
Takahashi

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

"Nhất kiếm định thiên hạ" (一剣定天下)

... hay "nhất kiếm định giang sơn" (一剣定江山). Tức là chỉ một lần khởi binh mà bình định, đoạt được cả thiên hạ.

nhất kiếm = một thanh kiếm, một lần vung kiếm, một trận đánh

"Nhất kiếm định thiên hạ" (一剣定天下) = only one battle to conquer the whole nation / to conquer the whole nation with only one battle

Câu chuyện nối tiếng nhất về "nhất kiếm định thiên hạ" có lẽ là Tư Mã Ý thời tam quốc. Ba nước Ngụy, Thục, Ngô đánh nhau chí tử, tranh giành thiên hạ nhưng không ai thống nhất được. Tư Mã Ý cả đời trung thành với 4 đời họ Tào, chỉ một lần binh biến mà giành được cả thiên hạ, hay đúng ra là tạo tiền đề để cháu là Tư Mã Viêm thống nhất lập nên nhà Tấn. Lúc Tư Mã Ý binh biến thì Ngụy đã quá mạnh còn Thục và Ngô đã suy yếu. Vì thế, để có thể "nhất kiếm định thiên hạ" thì quan trọng là THỜI ĐIỂM nữa. Lúc ấy thì họ Tào ở Ngụy đã hết người tài có thể trị quốc, ngoại bang thì đã suy yếu. Để chọn được thời điểm thì phải sống lâu. Tư Mã Ý tuổi cũng ngang Gia Cát Lượng nhưng sống lâu hơn gần 20 năm, sống qua nhiều đời nhà Tào Tháo (con cháu Tào Tháo đều chết sớm, chỉ tầm 40 tuổi là chết).

Rốt cuộc là do vận may, hay do sự gian hiểm của Tư Mã Ý? Không hẳn, mà đó cũng là một kết cục hợp lý. Tư Mã Ý là người có thực tài, có hùng tâm tráng trí, ham công danh sự nghiệp, không phải là người tầm thường. Tuy chỉ một lần vung kiếm nhưng đã mài giũa trong nhiều năm, đến năm 70 tuổi mới làm binh biến.

Vấn đề vẫn là học tập và chờ đợi cơ hội, có thể cơ hội không đến. Nhưng nếu cơ hội đến thì phải chớp lấy, gọi là "cờ đến tay thì phải phất". Muốn như thế thì phải có hùng tâm tráng trí mới thành được đại nghiệp. Tư Mã Ý đúng là dạng "thân tại lều tranh, chí tại thiên hạ".

"Nhất kiếm định thiên hạ" thời hiện đại

Đó là Trang thái tổ Đỗ Nam Trung (Donald Trump) nhà Đại Trang. Không ai có thể ngờ một người chỉ dùng chuyết-tờ mà có thể lấy được cả thiên hạ, vì lẽ, người ta nghĩ một người tranh cử tổng thống phải có quan hệ tốt với giới truyền thông và được giới này o bế.

Chính trị gia phải là những kẻ xôi thịt thích mị dân và đạo đức giả, hô khẩu hiệu càng nhiều càng tốt, làm càng ít càng tốt. Chính trị chỉ dành cho những người có khả năng mị dân, nói những điều không thật lòng mà thôi.

Nhưng ông Trump không thế mà ngược lại hoàn toàn, tạo nên cú sốc trong lịch sử bầu cử. Đây không phải là biến cố ngẫu nhiên mà là tất yếu lịch sử. Cũng có thể gọi là "nhất kiếm định thiên hạ" thời hiện đại.

Vậy ông Trump và Tư Mã Ý có gì giống nhau?

Họ đều một lần vung kiếm vào năm 70 tuổi mà giành lấy thiên hạ. Trước đó thì họ đã chuẩn bị rất lâu và chờ cho tới thời điểm đúng lúc. Để làm được điều này, phải có đại chí đại vọng, sống lâu và có thể lực tốt, đúng là "thân tại lều tranh, chí tại thiên hạ".

Vấn đề ở đây là LÝ TƯỞNG. Dưới thời ông Trump, chủ nghĩa thực dân mới rã ra từng mảng, nền dân chủ thối nát được thay thế bằng chủ nghĩa quốc gia mới, xứ đại công xưởng thế giới "bông hoa giữa trung nguyên" buộc phải chấm dứt chế độ lao động nô lệ và thao túng tiền tệ, làm lung lay tận gốc rễ các chế độ mị dân, cai trị ủy nhiệm ở thế giới thứ ba, chấm dứt tình trạng buôn bán lao động nô lệ hợp pháp xuyên biên giới, tháo bỏ xiềng xích và gông cùm cho nhân dân lao động.

Tất cả việc này để làm gì? Vì sao phải xáo tung cả thế giới lên như thế? Vì sao phải chấm dứt "nền hòa bình Mỹ (Pax Americana), chấm dứt vai trò sen đầm quốc tế của Mỹ và đẩy thế giới vào khói lửa chiến tranh?

Là để thế giới có thể thật sự bước sang một thời đại mới: Một thời đại của toàn cầu hóa, của robot, của các thế chế xã hội hiện đại.

Đây chính là "đêm trước của toàn cầu hóa" và "thời đại trí tuệ nhân tạo", và sứ mệnh của ông Trump chính là đổi dòng lịch sử. Cũng đã đến lúc các thể chế vô năng, chỉ biết mị dân và trục lợi phải được ra đi vào thùng rác lịch sử vì đã kết thúc vai trò (nô lệ hóa dân chúng làm công xưởng cho thế giới để tạo tiền đề cho cách mạng trí tuệ nhân tạo và toàn cầu hóa).

"Nhất kiếm định thiên hạ" trong cuộc đời

Con người sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, kết hôn, sinh con, về hưu, dưỡng già, chết. Cả đời đi làm chỉ mong cuối tháng nhận lương mà chi trả hóa đơn và mua những thứ mình thích hoặc những thứ mình cần để gây ấn tượng với người khác. Gây ấn tượng tốt để tăng cơ hội làm ăn và kiếm nhiều tiền hơn.

Nhưng như thế thì cuộc đời cơ bản là khá buồn. Vì không có lý tưởng lớn gì cả. Không có chí khí.

Kiếm tiền là một việc tốt, nhưng dành cả đời để kiếm tiền thì không hay chút nào. Thay vì thế, chỉ kiếm tiền trong phạm vi nhất định thôi, còn lại theo đuổi lý tưởng, hoài bão, để một lần "nhất kiếm định thiên hạ" chẳng phải tốt hơn sao?

Ví dụ bạn có thể phát triển được kỹ năng lên tới đỉnh cao, làm thành hệ thống cung cấp cho cả thế giới, thì sẽ không bị giới hạn về tiền bạc nữa. Chứ dù đi làm lương cao thế nào thì cũng vẫn bị giới hạn.

Nếu chỉ là tiền bạc, sao không nhập cư sang Bắc Âu? Ở đó trợ cấp nhiều, không cần đi làm, sau này còn có "basic income", tuy không sung túc nhưng về nước vẫn thơm tho là lượt và xuất hiện hào nhoáng khiến dân xứ này lác mắt.

Tiền bạc nhất định không thể là mục đích trong cuộc đời. Quan trọng là mài giũa thanh kiếm và vung nó lên một lần vào lúc nào đó mà thôi.
Takahashi

Phân biệt "tinh vi", "tinh tướng" và ... "vi tính"

TINH VI:
được cấu tạo bởi những chi tiết nhỏ phức tạp và có độ chính xác cao
nét chạm khắc tinh vi
máy móc tinh vi
có nội dung hoặc hình thức biểu hiện hết sức phức tạp, kín đáo, khó mà nhận ra
mánh khoé tinh vi
thủ đoạn bóc lột hết sức tinh vi
(khẩu ngữ) có vẻ hoặc tỏ ra vẻ ta đây, cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi
đừng có mà tinh vi!

TINH TƯỚNG:
(khẩu ngữ) tỏ vẻ ta đây tinh khôn, tài giỏi hơn người (hàm ý chê bai hoặc vui đùa)
đừng có mà tinh tướng!

VI TÍNH: Máy vi tính (computer), là từ nói đệm vào cho vần vè thôi. Vi tính có nguồn gốc từ vi (micro-) + máy tính (computer), trước đây gọi là là máy vi tính microcomputer vì đây là một máy dùng để tính toán (computer) dùng bộ vi xử lý (microprocessor).

Người ta hay nói "tinh vi, tinh tướng, vi tính" thành cụm cho vần vè, chứ "vi tính" không liên quan gì, dù thật ra thì máy vi tính cũng là loại máy tinh vi, ngày xưa không phải ai cũng rành máy tính (máy vi tính) nên nghề cài đặt máy tính (hệ điều hành, phần mềm vv) kiếm được bộn tiền. Đấy là thời đầu của máy tính những năm trước năm 2000.

Thế nào là "tinh vi"?

Tinh vi nghĩa gốc là (1) Chú ý tới cả những điểm, chi tiết cực nhỏ, ví dụ "đo đạc tinh vi" (2) Được chế tạo với kích thước chính xác tới từng bộ phận nhỏ, ví dụ "thiết bị tinh vi".

Tiếng Nhật là: 精密 [tinh mật]

1 極めて細かい点にまで注意が行き届いていること。また、そのさま。「精密な測定」「精密検査」
2 細部にいたるまで正確な寸法で作られていること。また、そのさま。「精密な機器」

Về thái độ thì trong "đừng có mà tinh vi" thì "tinh vi" là tỏ ra biết rõ hơn người khác, tỏ thái độ cao ngạo nên coi thường người khác. Kiểu như:

- Máy tính này người không biết động vào là hỏng, chỉ có em thao tác được thôi. Chị chẳng làm được đâu!
- Chú đừng có mà tinh vi! Thằng em chị mới tốt nghiệp đại học bách khóa ngành công nghệ thông tin đấy nhé.

"Tinh vi" tất nhiên là từ chỉ thái độ không tốt, tiêu cực thường dùng phê phán thái độ của người tỏ ra biết rõ mà tự cao tự đại hay hạ thấp người khác. Tức là, một người hiểu biết hơn người khác, nhưng không tỏ thái độ coi thường sự thiếu hiểu biết của người khác, mà ngược lại, tận tình chỉ bảo, giảng giải thì không gọi là "tinh vi". Thái độ tỏ ra hiểu rõ hơn người nhưng tỏ ra tự kiêu, hay phải chờ người khác năn nỉ vv mới bị ghét và gọi là "tinh vi". "Đừng có mà tinh vi" là lời kêu gọi bỏ thái độ như thế đi, hoặc là tỏ rõ sự không đồng tình.

Khi nói tới tính chất "tinh vi" của ai đó, thì có nghĩa là người đó tỏ ra hiểu biết, biết rõ hơn người khác, nhưng lại không chịu chỉ cho ai cái mình biết, mà giữ riêng để tỏ ra tự cao, hoặc không chỉ dạy hết lòng mà giữ làm của riêng. Ví dụ:

- Thằng đấy nó tinh vi lắm, nó nghĩ nó tốt nghiệp đại học là ngon lắm. Khối người học còn hơn nó nhé!

Tất nhiên "tinh vi" = "tỏ ra hiểu biết hơn người" nên không rõ có thật sự hiểu biết không, vì có nói ra kiến thức mình có đâu mà kiểm chứng? ^^

Cách dùng từ "tinh vi" này có lẽ bắt nguồn từ những người có chút kiến thức mà đối xử với người không biết, người nhà quê vv kiểu "Máy này tinh vi lắm, cỡ chị sao hiểu được" nên người ta ghét, người ta gán luôn "tinh vi" cho kiểu người suốt ngày mở miệng ra là "Cái này tinh vi lắm".

Thế nào là "tinh tướng"?

"Thằng đấy nhà mặt phố, bố làm to nên lúc nào cũng tinh tướng lắm"

"Tinh tướng" và "tinh vi" khác gì nhau?

Tất nhiên là khác nhau.

"Tinh tướng" = tỏ ra hơn người về gia thế, hoàn cảnh
"Tinh vi" = tỏ ra hơn người về tri thức, kiến thức

Người "tinh vi" thì chưa chắc đã tự cao về hoàn cảnh hơn người (nhà mặt phố, bố làm to) mà vẫn có thể nghèo nhưng chỉ hơn người ở chỗ cho rằng mình hiểu biết hơn, nhất là về những thứ "tinh vi" như "máy vi tính". ^^

Còn người "tinh tướng" thì chưa chắc đã tự cao là mình thông minh mà thường chỉ tự cao về gia cảnh.

"Tinh tướng" có phải là cái tướng (thái độ ngoài mặt vênh váo như một ông tướng?) tỏ ra mình là thành phần tinh túy trong xã hội?

Các từ "tinh vi", "tinh tướng" thường là người miền bắc hay dùng, miền nam thì không dùng. Lý do? Vì ở miền bắc thì có nhiều người "tinh vi", "tinh tướng" hơn. Trong nam thì chỉ "ba xạo" hay "nổ" thôi.

Bài tập: Dịch "tinh vi" và "tinh tướng" sang tiếng Nhật.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Phân biệt "tế nhị" và "ý nhị"

TẾ NHỊ
tỏ ra khéo léo, nhã nhặn trong cách ứng xử, biết chú ý đến cả những điểm rất nhỏ thường dễ bị bỏ qua
từ chối một cách tế nhị
lời nói thiếu tế nhị
tế nhị không nhắc lại chuyện cũ
có những tình tiết tinh tế, sâu kín thường khó nói ra hoặc không tiện nói ra được
một cái nhìn hết sức tế nhị
vấn đề tế nhị
lí do tế nhị

Ý NHỊ
"Ý nhị" thì cơ bản cũng là tế nhị thôi, nhưng hơi khác nhau. Thường thì người ta chỉ biết "tế nhị" mà không biết "ý nhị" vì thế không dùng từ này.

Muốn ăn nói tốt thì vốn từ phải lớn, tức là phải vận dụng được, mà muốn vận dụng được, phải hiểu được khác biệt nhỏ (gọi là SUBTLE) giữa các từ với nhau.

Dưới đây Saromalang phân biệt hai từ này:

TẾ NHỊ: Thường chỉ hành động tinh tế, khéo léo, nhã nhặn vv, để không mất lòng hay làm phật lòng người khác. Một người tế nhị là một người có hành động, lời nói tế nhị. Như vậy, "tế nhị" thường chỉ hành động, lời nói tinh tế, hay con người có những hành động, lời nói như thế.

Ý NHỊ: Hàm ý tế nhị. "Ý nhị" thì nhấn mạnh tới "hàm ý" trong lời nói vv.
Ý nhị = hàm ý tinh tế, tức là những người không có đầu óc nhạy cảm sẽ không nhận ra được.

Chứ chưa chắc "ý nhị" đã không làm mất lòng người khác như "tế nhị", có điều là lúc đấy vì họ chưa xử lý được nên chưa mất lòng thôi. ^^ Vẫn giữ được hòa khí mà vẫn nói được điều mình muốn nói.

Nên, ăn nói "ý nhị" cũng là điều cần thiết trong cuộc sống. Đối với kẻ xấu nửa mùa, thay vì chửi thẳng mặt, thì chỉ cần nói một cách "ý nhị" thì hiệu quả cao hơn nhiều.
Takahashi

Bài tập cho các bạn cuồng tiếng Nhật: Dịch các từ sau ra tiếng Nhật
(1) TINH TẾ
(2) TẾ NHỊ
(3) Ý NHỊ

Bonus: Thế nào là "tế nhị"?

Có câu chuyện thế này.

Có một ông lão 80 râu tóc đã bạc phơ chạy tới khoe với cha xứ:
- Thưa cha, cô vợ 20 tuổi mới sinh cho con một cậu con trai. Liệu đây có phải là điều kỳ diệu của Chúa?

Cha xứ từ tốn trả lời:
- Để cha kể cho con nghe chuyện này. Thời trẻ có một lần cha đi lang thang trong rừng, bỗng đâu một con hổ lớn xuất hiện trước mặt và sắp sửa lao vào ăn thịt cha. Cha hoảng quá liền vơ đại một cái cành cây khô ven đường nhằm thẳng vào con hổ và hét lớn "Pằng", thế là con hổ lăn ra chết.

Ông lão: Có phải đó là điều kỳ diệu của Chúa?

Cha xứ: Không hẳn con ạ. Vì lúc đó đằng sau cha là một thợ săn với một KHẨU SÚNG THẬT trong tay.

Hi vọng các bạn đã hiểu thế nào là "tế nhị".

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

"Cùng cha khác ông nội"

Phiên bản khác (joking): "Cùng cha khác ông ngoại"

Vì sao lại "cùng cha khác ông nội"?

- Đây là anh em của tôi.
- Anh em "cùng cha khác ông nội" hả?

Hay:
- Hai người là anh em ruột à?
- Không, chỉ là anh em "cùng cha khác ông nội" thôi.

Sở dĩ nói "cùng cha khác ông nội" là vì ngày nay người ta nhận "anh em" quá nhiều, theo kiểu "chủ nghĩa huynh đệ", "thêm bạn bớt thù". Hai người chẳng có gì chung cũng nhận làm "anh em, huynh đệ", nói chuyện "anh anh, em em" làm như thân thiết lắm. Một người ngày nay không có một, hai anh em (ruột) nữa mà là chục, hay mấy chục, thậm chí cả trăm "anh em, huynh đệ". Đa phần là đi nhậu và gái gú vv thôi. Hở ra chút là gọi "mấy thằng đệ" làm như thân thiết lắm.

Nên khi họ giới thiệu đấy là "thằng em", "ông anh", hay "huynh đệ" thì phải coi chừng là "cùng cha khác ông nội", tức là không có ruột rà máu mủ gì, chỉ là nhận vơ (mà cũng chẳng xin phép cha mẹ của nhau hay cắt máu ăn thề, kết nghĩa đào viên gì cả), thường là qua kết tình huynh đệ bằng mấy chai bia là được.

Nghe thì có vẻ thân thiết mà nếu chúng ta cứ tưởng họ là anh em thật, nghĩa rằng họ sẽ sống chết có nhau mà bỏ vốn làm ăn chung là TIÊU ĐỜI. Vì dạng anh em "cùng cha khác ông nội" này mà xung đột lợi ích là sẽ phản nhau liền ^^ Nên từ đầu, xác định cho rõ. Vì anh em cùng nhà còn phản nhau nữa là, nhất là những nơi coi trọng vật chất hơn danh dự, hay đúng ra là tầng lớp văn hóa thấp và dễ dãi.

Nguyên nhân của "chủ nghĩa huynh đệ" là gì?

Trong xã hội nho xanh, người ta được mẹ dạy tính tư lợi từ nhỏ, nuôi dạy để trở thành "nữ nhân", tức là vẫn là xã hội mẫu hệ. Những người này tinh thần yếu đuối, tính tự lập thấp nhưng tính thích trục lợi, tư lợi cao.

Vì tinh thần yếu đuối nên ra đường gặp ai "có vẻ nhờ được" là ôm chầm lấy đòi kết tình huynh đệ, gọi huynh xưng đệ. Hơn nữa, lại còn "thêm bạn bớt thù" nên luôn sợ hãi tiểu nhân làm hại, người khác ghét mình (đã nói là được mẹ hiền nuôi dạy thành nhân cách nữ nhân).

Ngoài ra, còn có tính tư lợi cao, nên gặp ai cũng muốn kết thân để kiếm mối làm ăn. Vì không có tính chủ thể, tự lập, chỉ muốn có ai mang lợi tới sẵn, không muốn tự tạo dựng, vất vả cực thân ra.

Vì thế, chủ nghĩa huynh đệ chỉ là kiểu người dễ dãi, không đáng tôn trọng.
Takahashi

"Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ" trong tiếng Nhật

tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ = 修身斉家治国平天下 or 修身・斉家・治国・平天下
>>Yomikata
>>Chém gió

Ngữ nghĩa của "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ"

tu thân  修身 = sửa lại hành vi của bản thân cho đúng đắn, "tu" ở đây là sửa chữa (tu lý 修理, tu chính 修正, tu sửa)
tề gia 斉家 = cai quản, quản lý gia đình cho tốt và chu toàn (giống như 斉天大聖 "tề thiên đại thánh", 整斉 "chỉnh tề")
trị quốc 治国 = 国を治める(くにをおさめる) cai trị quốc gia
bình thiên hạ 平天下 = bình định thiên hạ, làm cho mọi người trong thiên hạ được vui hưởng thái bình

Nhân tiện, vốn ban đầu thiên hạ 平天 chỉ là chỉ "trung quốc" 中国 tức là xứ ở giữa, được coi là "bờ cõi văn minh" do thiên tử (天子) cai trị, không bao gồm man di bên ngoài. Thiên tử sẽ cai trị thông qua các "chư hầu" (諸侯).

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Phân biệt 議決 [nghị quyết] và 決議 [quyết nghị]

Nhìn có vẻ giống nhau như cặp 該当 [cai đương] và 当該 [đương cai] vậy. Không phải anh em song sinh thì cũng cùng cha khác ông ngoại chắc.

議決
[名](スル)合議して決定すること。また、その決定された事柄。「満場一致で議決する」

決議
[名](スル)会議である事柄を決定すること。また、その決定した内容。「企業の誘致を決議する」
[補説]原則として、ある事柄について決定することを「議決」、決定した内容を「決議」と使い分けることもあるが、明確な根拠はなく、法令文でも両者の区別をせず使用する例がある。

Nhìn thì có vẻ lằng nhằng nhưng đây là cách dịch của Saromalang:

決議 = nghị quyết, ra nghị quyết

議決 = biểu quyết

Tóm lại 決議 [quyết nghị] thì lại là NGHỊ QUYẾT, còn 議決 [nghị quyết] thì lại là BIỂU QUYẾT.

Vậy "nghị quyết" và "biểu quyết" khác gì nhau?

Biểu quyết = họp bàn bạc với nhau rồi lấy ý kiến chung, thường là bằng cách biểu quyết tức là thể hiện tán đồng hay không

Ví dụ đưa ra một quy định mới rồi mọi người biểu quyết.

Nghị quyết = đưa ra quyết định về một sự vụ gì tại hội đồng (cuộc họp) hoặc nội dung của quyết định đó

Hai từ này đúng là gần nghĩa với nhau, đều là đưa ra quyết định bằng cuộc họp hội đồng và thường được dùng lẫn. Tuy nhiên, "biểu quyết" thường là việc quyết định về sự việc nào đó, còn "nghị quyết" thường là nội dung đã quyết định.

Tóm lại thì ngồi họp với nhau để bàn bạc rồi đưa ra ý kiến chung, rồi biểu quyết để ra quyết định gọi nó là "nghị quyết".

Ví dụ: Các nghị sĩ biểu quyết để quốc hội đưa ra nghị quyết.
Takahashi

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

"Bằng mặt mà không bằng lòng" tiếng Nhật nói thế nào?

"Bằng mặt mà không bằng lòng" trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

Bằng mặt = tỏ ra bằng lòng, hài lòng ở ngoài mặt => tỏ ra thân thiết, hòa hợp
Không bằng lòng = trong lòng không hài lòng => thực tế thì lòng dạ khác nhau, không đồng lòng

"Bằng mặt mà không bằng lòng" = ngoài mặt thì tỏ ra thân thiết nhưng thực tế thì không đồng lòng với nhau

Tiếng Nhật: 表面上は親密に見えるが実際は異心を抱いている

Dịch từ tiếng Hoa 貌合神离 MẠO HỢP THẦN LI (bằng mặt mà không bằng lòng) ra.

Ví dụ:
Hai danh thủ vẫn dành những lời có cánh cho nhau trên truyền thông nhưng thật ra trong trạng thái "bằng mặt mà không bằng lòng", luôn tìm cách hạ bệ nhau.

Takahashi

"Úy lạo" nghĩa là gì?

Theo wiktionary:
úy lạo = Thăm hỏi để an ủi, động viên những người làm việc vất vả, khó nhọc hoặc bị tai nạn vì sự nghiệp chung. Uý lạo thương binh.

Nhưng mà có vẻ vẫn không rõ ngữ nghĩa của "úy lạo" lắm nhỉ?

Trong tiếng Nhật có từ 慰安(いあん, úy an), từ này nghĩa là "an ủi", tức là chữ hán có thể hiểu là "ủi an". Chữ 慰 ÚY thật ra là ỦI.

慰める nagusameru = an ủi

Chữ ÚY LẠO có từ tương đương trong tiếng Nhật là 慰労 irou tức là ÚY LAO.

Dưới đây là 2 định nghĩa của 慰労:

[名](スル)苦労をねぎらうこと。「試合のあとで選手たちを慰労する」「慰労会」

骨折りをねぎらうこと。慰めいたわること。 「 -会」 「奔走してくれた人々を-する」

Chữ này có thể hiểu là ỦI LAO tức là thăm hỏi an ủi người đã vất vả cực nhọc.

Tôi cho rằng, ÚY LẠO là chữ 慰労 ÚY LAO = ỦI LAO (an ủi khổ lao) này.

Ví dụ:

Đệ nhất phu nhân đã úy lạo thương binh tại bệnh viện dã chiến.

Diễn giải một cách dễ hiểu thì Úy lạo = thăm hỏi động viên (người đã khổ lao).

Người miền nam trước đây hay dùng từ này vì họ thường hào ngôn sảng ngữ và vốn từ phong phú. Dạo này thấy người ta ít dùng. Mai tôi cũng phải vô bệnh viện úy lạo một người bạn gãy ngón tay khi đang cố bấm nút share bài viết này vì thấy ... hay quá trong trạng thái ghế ngồi bấp bênh dẫn đến sụp đổ dây chuyền và máy tính "trụy lạc" trúng ngón tay.

Trong tiếng Nhật hay dùng từ 慰労会 (tiệc úy lạo) và 慰労金 (tiền úy lạo). Có khi tôi cũng phải chuẩn bị ít tiền úy lạo cho bạn nữa, sau khi bạn ra viện, thì tổ chức tiệc úy lạo nữa nhỉ?

Takahashi

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Quy tắc chat tiếng Việt trên smartphone khi không gõ được dấu

Khi bạn chat tiếng Việt mà không gõ được dấu tiếng Việt thì dễ gây hiểu nhầm, hơn nữa còn gây cho chịu cho người xem. Vì thế, Takahashi @ Saromalang chế ra bộ quy tắc này để áp dụng. Tôi cũng áp dụng khi chat với người quen. Thường thì tôi chat có dấu nhưng có một biến cố trong đời.

Đó là tôi sử dụng bàn phím bluetooth cho điện thoại để gõ cho nhanh. Hậu quả là không gõ được dấu tiếng Việt chưa tìm được cách khắc phục. Vậy phải gõ theo cách nào để vừa đơn giản, vừa dễ hiểu và không gây khó chịu?

Vì nếu gõ kiểu TELEX trên smartphone thì cũng khá oải, còn hay gõ nhầm do bàn phím mềm (soft keyboard) hơi nhỏ mà.

Bộ quy tắc chat tiếng Việt không dấu của Saromalang version 1.0


Quy tắc 1: Không gõ dấu "đ, â, ă, ê, ô, ơ, ư" => Thay bằng "d, a, a, e, o, o, u"

Quy tắc 2: Thay "d" bằng "z" hay "j"

Quy tắc 3: Gõ dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng bằng ký tự ` ' ? ~ .

Ví dụ:

Đây là quy tắc gõ tiếng Việt không dấu của Saromalang khi chat trên điện thoại thông minh
=> Day la quy tac go~ tieng' Viet. khong zau' cua? Saromalang khi chat tren dien thoai thong minh

Với 3 quy tắc này, bạn sẽ tất thắng nhưng tôi còn phát minh thêm các quy tắc dưới đây để gõ nhanh hơn nữa.

Quy tắc 4: Gõ liền các từ ghép "nhật ký" => nhatky' hay nhatky

Nếu gõ dấu thì chỉ gõ dấu từ cuối mà thôi. Hoặc là không gõ dấu luôn. Ví dụ:
ngân hàng => nganhang
phát triển => phattrien
Việt Nam => Vietnam

Quy tắc 5: Gõ tắt các từ ghép bằng gạch nối ngang
Ví dụ: thời gian => th-gian, tình yêu => t-yeu, tình cảm => t-cam?
tiếng Nhật => t-nhat, liên lạc => l-lạc.

Lưu ý là đây là nếu bạn gõ bằng hard keyboard (ví dụ bluetooth keyboard) không phải là bằng soft keyboard trên điện thoại. Vì điện thoại mà gõ dấu gạch ngang - thì hơi bất tiện thì phải.

H-vong. cac ban. se~ chat h-qua? hon trong t-lai nhe'.
Takahashi

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

Tên địa danh nào ngắn nhất Việt Nam?

Tôi nghĩ là thị trấn GÔI:
Gôi là một thị trấn thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Việt Nam.
Thị trấn Gôi có diện tích 4,75 km², dân số năm 1999 là 6339 người, mật độ dân số đạt 1335 người/km². (Wikipedia)

Ga Núi Gôi ở thị trấn Gôi:

Hình ảnh ga Núi Gôi - thị trấn Gôi

Trường trung học cơ sở thị trấn Gôi. Hình ảnh: web trường.

Mong có một ngày được đến thăm nơi này, chắc đi tàu hỏa là được nhỉ. Hoặc từ thành phố Nam Định đi xe khách hoặc xe ôm, tôi đoán vậy. Tới đây làm gì thì tôi không biết.

Bạn nào biết nơi nào ngắn hơn nữa, xin hãy bình luận bên dưới nhé.

Nhân tiện, tên địa danh ngắn nhất Nhật Bản?

Đó là thành phố TSU (津、つ) chỉ một chữ cái tiếng Nhật.

ベトナム語最短地名(?):GÔI町(thị trấn Gôi)

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Thi JLPT N1 có khó không?

Theo tôi thì không khó, mà tùy vào cách học và mục đích học. Hay nói thẳng ra, là quá dễ dàng. Vì tôi cũng không định thi N1 và N1 đối với tôi chỉ như cỏ rác mà thôi. Quan trọng nhất chẳng phải là CHÂN TÀI THỰC HỌC hay sao?

"Đốt bằng N1 thì có thì mà sướng tay? Dùng bằng N1 lót nồi thì có gì mà vinh dự?"
- Takahashi -

Vì sao bằng tiếng Nhật N1 chỉ là cỏ rác?

Lấy N1 để làm gì, nếu dịch một câu văn sơ cấp đơn giản cho xuôi cũng không làm được?
N1 có ích gì nếu chẳng phân biệt nổi từ vựng, thứ gì bổ nghĩa cho thứ gì, vì thế dịch ngữ pháp tùy tiện miễn sao cho bản thân khỏi nhọc công?
N1 có tác dụng gì nếu lấy xong mà đọc sách chuyên môn thì không hiểu nổi, hay chỉ dịch được đại khái?
N1 đem lại lợi thế gì nếu hành văn tiếng Việt quá dở, câu cú lủng củng, vốn từ nghèo nàn nên dịch như đấm vào tai người khác?
N1 có gì đáng để khoe, nếu điểm số thì lẹt đẹt?
Bằng N1 thì có gì mà đặc biệt để lót nồi hay nhóm lửa? Đốt bằng N1 thì có gì mà sướng tay?
Lấy N1 để làm gì, khi mà lấy xong thì vỡ mộng, không kiếm được việc ngon, bao nhiêu công sức bỏ ra như nước sông chảy về biển?
N1 thì có thì mà vinh quang, khi người có N1 thì nhiều, nhưng chẳng làm nên trò trống gì?

N1 chỉ là cỏ rác mà thôi. Tôi chẳng bao giờ có ý định lấy N1. Tôi học tiếng Nhật, rồi lên học đại học, rồi lên cõi "Niết Bàn" ở Nhật mà chẳng cần đến N1. Có người khuyên tôi lấy N1, tôi đều lắc đầu, vì N1 chỉ là hư danh mà thôi. Quan trọng là chân tài thực học, khả năng đọc sách, khả năng lĩnh hội đến đâu. Trong thời gian ở Nhật, tôi đã đọc thiên kinh vạn quyển (99% là rác), thì cần quái gì N1 để khoe khoang?

Tôi luyện được thuật ĐỌC NHANH (速読 SOKUDOKU tốc độc), nên có thể đọc kinh điển 500 trang, 20 vạn chữ chỉ trong 1 đêm (tất nhiên chỉ đọc trang đầu, trang cuối và mục lục ^^) nên đọc sách chỉ lướt như đi trên mây, đọc kỹ thì ít mà đoán ý thì nhiều, chỉ đọc những chỗ cần, nắm lấy đại ý mà chém gió, thì đi thi N1 có gì mà khó?

Nhưng tôi vẫn đi thi N1 để chứng tỏ


Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Thế nào là "thống khoái" và cách dùng "thống khoái"

Tiếng Nhật: 痛快
[名・形動]たまらなく愉快なこと。胸がすくようで、非常に気持ちがよいこと。また、そのさま。「この上なく痛快な気分」「痛快な逆転ホームラン」
THỐNG KHOÁI nghĩa là cực kỳ khoan khoái, cực kỳ dễ chịu. "Khoái" là khoan khoái, dễ chịu, còn "thống" có nghĩa là đau nhưng ở đấy là cảm thấy một cách "thống thiết", tức là cảm thấy ở mức độ cao ngất.

Đây là một tính từ và trong tiếng Nhật là tính từ NA => 痛快な đồng thời cũng là một danh từ. Tiếng Việt và tiếng Nhật đồng nghĩa với nhau. Dạo này do vốn từ ít nên nhiều người cũng quên cách dùng từ này.

Ví dụ: Làm xong một công việc lớn cảm giác thật là thống khoái.

Cơn mưa rào thống khoái tới đúng lúc trời oi bức.

Chúng ta có thể nói là tâm trạng thống khoái, một sự kiện thống khoái, một người thống khoái vv. Ví dụ viết xong một bài chém gió tâm đắc, tâm trạng thật là thống khoái chẳng hạn. Thường thì đó là một bài văn thống khoái, đọc tới đâu thấy thích thú tới đấy.

Cảm giác thống khoái cũng gần giống như 達成感 [đạt thành cảm] là cảm giác mãn nguyện khi hoàn thành mục tiêu. >>Tra cách đọc 達成感

Nhân đà mà nói, vốn từ tiếng Việt của nhiều người không cao, nghe không hiểu từ, hoặc không biết cách dùng, hoặc không dám dùng. Trong ngôn ngữ, quan trọng là hiểu được gốc gác của từ ngữ, ngữ nghĩa của nó và mạnh dạn mà sử dụng. Như thế mới có thể viết văn hay, mới có thể HÀO NGÔN SẢNG NGỮ được.

Vì văn thể hiện khí chất của con người. Một người không học và mài giũa thì sẽ không có vốn từ tốt, không thể hào ngôn sảng ngữ.

Mà chí khí của con người thể hiện qua ngôn từ. Từ ngôn từ của bạn, người ta đánh giá được 90% chí khí của bạn.
Takahashi

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

Điểm lại đề thi N2 tháng 7/2018

JLPT N2 07/2018 some hints.
>>JLPT N2 07/2017 listening script (聴解原文)
>>Xem đáp án N1 ~ N5 JLPT 07/2018

2018年07月新日本語能力試験N2
文字語彙

Listening Script N1 JLPT 07/2018

JLPT 07/2018 N1 level's listening script.
Đáp án chi tiết nghe N1 kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT tháng 7/2018.

SCRIPT

2018年07月新日本語能力試験N1聴解原文

Dư âm thi JLPT tháng 7/2018: Script phần nghe N2

Xin hãy xem câu trả lời đúng JLPT kỳ tháng 7/2018 tại đây. Dưới đây là script phần nghe N2 kỳ tháng 7/2018.
JLPT N2 Listening Script 07/2018 exam. (2018年7月日本語能力試験N2聴解原文)

2018年07月新日本語能力試験N2 SCRIPT 聴解原文

Dịch "cờ bạc ăn nhau về cuối" ra tiếng Nhật

Chào các bạn. Làm thế nào thi đậu JLPT? Hãy luôn tự vấn lương tâm về việc này. Tôi có nói về cách học trong lần trước là học những từ liên quan đúng không nhỉ?

Như thế có thể là không đủ, mà phải học tất cả những từ liên quan, tức là "học cả chùm" (hoa thơm đánh cả cụm, hái khế hái cả chùm ^^). Đây gọi là học một biết mười.

Chủ đề lần này là CỜ BẠC và tiếng Nhật là 賭博 ĐỔ BÁC. [tobaku]


Có bao nhiêu từ trong tiếng Nhật chỉ việc đánh bạc?

Đó là:
賭博=とばく
博打=バクチ
賭け事=かけごと
ギャンブル=Gamble
賭ける=かける

Vậy có bao nhiêu từ chỉ cờ bạc trong tiếng Việt? Đó là cờ bạc, đánh bạc, cá cược, đánh cuộc, đánh cá, đánh bài vv.

Công cụ phổ biến nhất dùng cho cờ bạc là bộ bài Tây gọi là トランプ (tức là "playing cards", không phải Trang Cao Tổ Hoàng Đế nhà Đại Trang Donald Trump nhé).

Nhân nói về 賭ける=かける, đây là động từ nói về việc đặt cược hay đánh cược và dùng cho cả nghĩa bóng. Ví dụ:

命をかけた恋 = tình yêu đánh cược cả mạng sống

Tức là tình yêu mà bạn theo đuổi dù bạn có thể mất cả mạng sống (theo nghĩa đen hay nghĩa bóng).

人生をかけるゲーム = trò chơi đánh cược cả cuộc đời (bạn có thể mất hết khi tham gia mà lại thua trò chơi này)

Trong tiếng Anh bạn có thể hỏi: Are you gambling your whole life?

Nhưng theo ngu ý của tôi thì cuộc đời mới chính là trò cờ bạc lớn nhất. Tôi là một tay đánh bạc trong cuộc đời. Hơn nữa, tôi có phương pháp để chiến thắng.

Học tiếng Nhật cũng chỉ là gambling thôi, ai chắc bạn sẽ giỏi, hay sẽ thi đậu? Tôi có chém gió về cờ bạc tại Vì sao cờ bạc ăn nhau về cuối.

Bài tập hôm nay để các bạn "đặt cửa" là:

Câu 1: Dịch câu "Tôi có phương pháp để chiến thắng" ra tiếng Nhật.

Câu 2: Dịch câu "Cờ bạc ăn nhau về cuối" sang tiếng Nhật.

Nhân tiện, cờ bạc thì là 賭博 TOBAKU là được rồi, còn về cuối tức là về lúc cuối, có thể dịch là 最後のほうで hay 最後の時のほうで.

Còn "ăn nhau" có nghĩa là gì? Bạn phải biên dịch được ra ngôn ngữ bình thường trước rồi mới có thể dịch xuôi được. Vì bạn không thể dịch theo nghĩa đen "ăn lẫn nhau" tức là お互いを食い合う được, vì chưa chắc cách nói quán ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt trùng nhau.

Đáp án:
(1) "Tôi có phương pháp để chiến thắng" => 私には勝つ方法がある。 (đánh dấu hiện chữ trắng)
(2) "Cờ bạc ăn nhau về cuối" => >>賭博

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Dư âm kỳ thi: Làm sao để thi đậu JLPT?

Theo tôi thấy, thông qua kinh nghiệm thực tế đi thi JLPT, thì thi đậu JLPT không khó, nhưng cũng không dễ với nhiều người, nhất là trình độ N1. Nhân tiện, mục tiêu của tôi khi đi thi không phải là đậu, mà là điểm cao. Để thực hiện mục tiêu này, cần phải có vốn từ lớn, phân biệt sắc thái giữa các từ tương tự tốt.

Ngoài ra, việc học theo giáo trình hay luyện thi sẽ không giúp ích mấy, vì nội dung thi thường không có trong giáo trình. Nhưng để giỏi tiếng Nhật, bạn vẫn phải học bằng sách và học tốt nội dung trong sách, vì bạn càng không học sẽ càng không giỏi và vốn từ càng không nhiều, đọc đề sẽ không được nói gì tới làm bài.

Như vậy, bạn có thể học kỹ giáo trình, sách giáo khoa nhưng vì đề ra các từ vựng ... không ở trong sách, nên bạn vẫn không đậu, hoặc điểm không cao.

Đây là lý do các lớp tiếng Nhật và các lớp luyện thi JLPT hiện nay thất bại. Dù dạy và học cực kỳ vất vả, nhưng không cải thiện được điểm thi. Thường thì học nhiều nhưng điểm thi vẫn ... y như lần đầu. Đây là vấn đề chung của cả người tự học lẫn người đi học trung tâm. Không phải bạn đi học trung tâm nhiều thì bạn sẽ thi đậu. Các trung tâm cũng quảng cáo rất "mờ ảo".

Thật ra, các bạn học trung tâm mà thi đậu là do bản chất các bạn ấy là thi đậu, chứ không phải là do trung tâm. Lấy ra một, hai trường hợp xuất sắc để quảng cáo cho trung tâm là không hợp lý.

Tình hình học tiếng Nhật hiên nay là học nhiều nhưng không giỏi, hoặc học thụ động như học sinh tiểu học, hoặc đơn giản là khủng hoảng cách học: Không biết học như thế nào sẽ giỏi và thi đậu.

Kết quả JLPT cấp 1 năm 2018 (năm cuối cùng duy nhất 1 kỳ tháng 12)

Làm sao để thi đậu JLPT?

Tôi chưa bao giờ gặp khó khăn trong thi JLPT và một số bạn cũng thế. Thi đậu là chuyện tự nhiên, còn được bao nhiêu điểm là do chân tài thực học.

Một đặc điểm quan trọng khi thi JLPT là sẽ ra từ vựng ... ngoài sách. Tức là, dù bạn có ôn "thiên kinh vạn quyển" thì vẫn lệch tủ. Thay vào đó, JLPT sẽ kiểm tra các từ vựng liên quan với các từ vựng trong sách.

Điều này không có nghĩa là bạn không học theo sách nữa, vì không học sách thì biết học gì? Sẽ trở nên "thất học" và sẽ càng không giỏi tiếng Nhật. Bạn vẫn phải học sách tốt.

Nhưng bạn phải học các từ liên quan với các "essential words" (các từ trọng yếu) trong sách. Đây chính là điểm khác biệt giữa các bạn thi đậu và các bạn thi không đậu.

Người thi đậu học cả các từ liên quan, phân biệt sắc thái các từ gần nghĩa.
Người thi không đậu chỉ học từ trong sách, (nên) không phân biết được sắc thái các từ gần nghĩa.

Vốn từ rộng là điều cần thiết khi đi thi JLPT. Vì thế, kỳ thi JLPT không đưa ra danh sách ngữ pháp hay từ vựng gì hết. Bạn phải có từ vựng phù hợp với các hoàn cảnh mỗi trình độ.

Tôi nhớ hồi mới học tiếng Nhật là thông qua tra từ (bằng kim từ điển) và CẢM NHẬN. Phải tra thẳng cả từ điển quốc ngữ tiếng Nhật và tra thêm Nhật -Anh để cảm nhận đúng về từ, và phải đọc câu ví dụ nữa. Bằng cách này, bạn sẽ thấy từ vựng được giải thích bằng các từ liên quan, và bạn sẽ tra các từ này nữa. Đây gọi là học bằng câu ví dụ và các từ liên quan. Chắc ngôn ngữ nào cũng phải học kiểu này mới có vốn từ rộng.

Danh sách từ vựng chỉ là xuất phát điểm, là cái cớ ban đầu để bạn tra từ và học từ. Ngoài ra, nếu bạn thích đọc sách, đọc manga, hay đọc báo vv thì bạn sẽ phải tự tra từ nữa. Mỗi khi bạn tra từ, sẽ lại có các câu ví dụ và các từ liên quan.

Như thế, bạn sẽ học một biết mười. Trong học tập hay cuộc sống, học một biết mười là kỹ năng rất quan trọng. Thật ra là bạn học một từ nhưng lại học thêm các từ liên quan nữa, nên thành ra mười phần kiến thức. Phải học như thế mới thành tài được.

Rốt cuộc là do đạo học. Học theo cách nâng cao vốn từ sẽ cần rất nhiều thời gian. Không phải ai cũng có nhiều thời gian như thế. Vì thế, cơ bản vẫn là đam mê thôi. Có những từ lẽ ra chẳng có lý do logic nào để bạn biết, nhưng bạn vẫn biết. Vì bạn đọc nhiều, dịch nhiều hoặc vì bạn muốn dịch chuẩn một câu sang tiếng Nhật nên bạn tìm tòi từ đúng để dịch.

Tóm lại, để thi đậu JLPT:
- Học thật tốt sách giáo khoa: Tra từ, dịch nghĩa, học các từ liên quan trong từ điển, phân biệt sắc thái
- Tạo một từ điển học tập riêng cho bản thân (trên máy tính)
- Học hết danh sách từ vựng mỗi trình độ có trên mạng
- Đọc thêm sách, báo lĩnh vực bạn yêu thích (tham khảo Read hoặc là tìm kiếm Internet)

POINT: Học từ vựng qua tra từ điển, câu ví dụ => tra và học từ liên quan

Nhân tiện, thi JLPT là định hướng học tập tuyệt vời nếu biết tận dụng. Nhờ có thi bạn mới biết là cần phải học gì, điểm mạnh, điểm yếu ở đâu. Nếu có thời gian tôi sẽ tiếp tục lớp Cú Mèo để học và luyện JLPT thông qua nâng cao vốn từ vựng, nền tảng ngôn ngữ vv. Thật ra ngay từ lớp sơ cấp tôi đã bắt mọi người phân biệt sắc thái và học từ vựng qua câu ví dụ rồi.
Takahashi

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Điểm lại đề thi N1 tháng 7 năm 2018 một thời để nhớ

Sau khi đọ kết quả và tính điểm gần đúng bằng công cụ của Cú Mèo Saromalang thì chúng ta hãy cùng điểm lại một số điểm nhấn về đề thi N1 kỳ thi JLPT tháng 7 năm 2018 nào.
Đáp án chi tiết và script phần nghe N1 xin xem tại đây.

内容:2018年7月日本語能力試験N1の解答 JLPT N1 past exam 7/2018

文字語彙

問題1
1 回顧=かいこ
2 偽り(へだたり、あせり、かたより、いつわり)=いつわり
3 嫌悪感=けんおかん
4 自粛=じしゅく
5 戒めたい(あたらめたい、なぐさめたい、きわめたい、いましめたい)=いましめたい
6 丘陵=きゅうりょう

問題2
7 設置、残留、所持、在庫=在庫
8 アウト、エラー、リスク、ダウン=リスク
9 切実な、堅実な、安泰な、安易な=堅実な
10 拒絶、駆除、遮断、隔離=遮断
11 がらりと、ずらりと、けろりと、ちらりと=がらりと(すっきり変わる様) Takahashi sai câu này
12 親しまれて、なだめられて、進められて、ゆだねられて=なだめられて
13 供述、言及、告白、通話=言及

問題3
14 すみやか(元の通りに、できるだけきれいに、できるだけ早く、決めた通り)=できるだけ早く
15 漠然(ぼんやりしていた、ごちゃごちゃしていた、あっさりしていた、はっきりしていた)=1
16 妨害する(だます、いたずらする、からかう、じゃまする)=4
17 エレガント(活動的な、地味な、上品な、個性的な)=3
18 つかの間の(短い、久しぶりの、充実した、十分な)=1
19 しくじる(緊張して、失敗して、遅刻して、誤解して)=2

問題4
20 巧み
21 配属
22 乗り出す 労働不足が悪化したため政府は調査に乗り出した Takahashi sai câu này
23 面識=顔を知っている
24 抜粋 論文の一部を抜粋する
25 心当たり なぜ木村さんが私を嫌っているのか心当たりがない

文法

問題5
26 と引きかえに
27 べく、とも、ばこそ、にせよ=べく
28 なにも、ちっとも・・・=なにも
29 ことか、ものだ・・・=ことか
31 かと思えば(猫、そうだと思って、そうかと思えば、こうだと見て、こうかと見れば) Takahashi sai câu này
うちの猫と言えば、甘えてきたり、____、読んでも聞かず、どこかに行ってしまったりして本当に気まぐれだ。
32 のをいいことに、のがよければ、といいものだから、とよさそうなのに
33 面接:なぜ新聞記者から先生になるのか
させていただく、させてくださる、きいていただく、きいてくださる=させていただく
34 しかあるまい(=しかないだろう)
A社との条件はあっていないが根気よく交渉し続けるしかあるまい。
35 ばよかったのに
A:Xモールにいることを見たよ。
B:声かけてくれればよかったのに。

問題6
36 妹は、来月初めに3引っ越しするのを機に、4今まで欲しいと思いつつ★1買えずにいた2ソファを買うことにした そうだ。
37 私のふるさとは、自然に囲まれたのどかなところ 4である1といえば★3聞こえはいいが2要するに 周りは田んぼしかない、ただ田舎町だ。
38 入社二年目でプロジェクトのリーダーに氏名されたときは 1こんな大役が 4私ごとき ★2新人に務まるのかと 3不安でいっぱいでしたが 先輩方の厳しくも温かいサポートのおかげで、無事に務めることができました。
39 都市開発事業、地域住民の同意を得る 2こと 1なしに ★4進めた 3 として、 北市の住民が市長を訴えた。
40 政府が発表した数字によると、昨年4月1日 2現在 ★3のおける 415歳未満の人口 1は 一昨年と比べて15万人少なく、過去最低となった。

問題7
41 ように
42 やつ、やつら、そいつら、・・・=やつ
43 ゲラを見る係、小説系=とはいえ
44 (外す)べきではなかった
45 から、のに、だろうか=1ばん

読解

問題8
46 2番 目標は必ず必要だ
47 すなわち、微笑みがピークに達する一秒ほど前に視線が伏せられると恥じらいの表情として見えるが、ピークに達した直後に目が伏せられるとそれは喜びの表情と判断されるというのだ。
48 1ばん
49 相手の発言は真実だと思ってそれを基準に判断するから

問題9
50 多くの読者の支持があったということ
売れたからいい本だとも言えない
4ばん いい本だと保証されるわけではない
51 どのような分野であれ、よいものとは何か、それを見極める目が要求される
4ばん 専門分野以外でもよいものを見決められる能力 ĐÚNG
2ばん 見出せる SAI× Takahashi sai câu này
52 推薦した作品が受賞するのは、その価値観がいわば受賞することだともいえよう。
3ばん 自分の価値観が認められたと感じられるから
53 それは違う
54 新入社員も含めてすべて年俸制にして、それぞれが稼ぎだした利益に応じて査定するシステムに変えたのです
会社の利益が増えれば全体の年俸の資源は増えますが、それはプラス評価をした人だけに配分します
55 会社の利益より
56 たとえば・・・その前の「こう思う」の部分も承認しなければならない
58 勝ち負けを決めることが主なる目的ではない
よりよい解決を求めるためである
1ばん 根拠の承認を迫る型式に則って発言する

問題10 タレント、芸能人のプライバシー、個人生活をわざと公開 59~62

問題11 AとBの意見(絵を描く楽しみ) 63~64

問題12 漁業、なぜ孤立した島に研修させるのか、言葉より実際の学習 65~68

問題13 ナイニさんのボランティア参加(花の世話、夏まつりなど) 69~70

聴解

 この男の人はこの後まず何をしなければなりませんか。
男:講演会どうしましょう。もし中止にするなら、申し込まれた方にすぐ連絡しないといけないですね。
女:うーん、差し当たり、ほかの二人の講演者の方に連絡して、講演時間を延長できるかどうか聞いてもらえない?
男:はい。分かりました。
女:本当は代わりの人を探せたらいいんだけど、来週だから、ちょっと厳しいよね。
男:そうですね。もし延長がダメだったら、時間どうしますか。
女:その場合は、空いた時間で何ができるか考えよう。

 男の人は、会社員が自宅で仕事をすることになったら、どんな利点があるかと言っていますか。
それより会社で仕事をしていると、会議が入ったり、電話がかかってきたりして、自分の思うように仕事を進められないことがあるでしょう。そういうことが少ない環境で仕事できるのがメリットだと思うなー。

 大学で先生が話しています。

男:麦は昔から世界の各地で様々な食品の原料として使われてきました。最近ある研究チームが世界各地の野生の麦と栽培されている麦のDNAの配列を比較しました。その結果、現在世界各地で栽培されている麦がヨーロッパとアフリカに挟まれた地域の野生の品種に近いことを突き止めました。元々、野生の麦は、実が落ちやすく栽培には向かないですが、実が落ちにくい突然変異の麦がこの地域で生まれ、それが世界各地で栽培されるようになったと考えられます。

先生は何について話していますか。
1現在栽培されている麦の始まり
2麦に関する研究の展望
3麦を分類する方法
 4麦の突然変異の仕組み


男:新しい会計システムの導入、どうやら一か月ほどずれ込むようですよ。
女:1じゃ、予定通りですね。2遅れるのは困りますね。 3えっ、早まるんですか。

男:中田さん、先日のご依頼の件、なかなか厳しいんですが、中田さんからのお話と合ってはね…
女:1ご無理をお願いして申し訳ありません。2やはりだめでしたか。3私はオーケーしにくいですが。


赤山
青山
緑山
白山

Hên xui, hên xui ^^ Thiện tai, thiện tai!!
Takahashi

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Kết quả thi Nô (JLPT) của Takahashi kỳ tháng 7/2018

Tôi đậu rồi! Đây là lần thứ 3 tôi thi đậu JLPT (chưa trượt lần nào) nên lần này sẽ rửa tay gác kiếm. Từ nay sẽ chuyển sang ... JTEST ^^
Lần 1: Thi vào năm 2009 tại Nhật, vẫn còn theo thể thức cũ (các cấp 4, 3, 2, 1)
Lần 2: Thi vào khoảng năm 2013 tại VN, cấp độ N1 (được điểm tối đa phần đọc nhưng suýt liệt nghe do âm thanh quá tệ)
Lần 3: Lần này tháng 7/2018, tôi có ghi lại câu trả lời lên phiếu dự thi

Đây là kết quả lần này (dùng công cụ tính điểm JLPT gần đúng):

My score (Điểm của tôi): 167
Score range with maximum error (Dải điểm sai số tối đa): 141 ~ 180
Score range with average error (Dải điểm sai số trung bình): 153 ~ 177
Predicted Result / Kết quả dự đoán: Pass (合格, Đậu)

Tôi đã so kết quả với đáp án China như sau:

KIẾN THỨC NGÔN NGỮ
Phần chữ và từ vựng: Đúng 23/25 câu (sai 2 câu)
Phần ngữ pháp: Đúng 19/20 câu (sai 1 câu)

=> Phần kiến thức đúng 42 / 45 câu

ĐỌC HIỂU
Đúng 24/25 câu

NGHE HIỂU
Đúng 31/35 câu

Phần nghe hiểu tôi lại đúng khá nhiều mặc dù như tôi đã chia sẻ trong nhật ký đi thi JLPT là tôi chỉ nghe được 50%, còn lại là đoán thôi. Tôi nghĩ là chỉ đúng 50% là cùng, không ngờ lên tới 89%. Mà tôi còn chẳng luyện nghe lấy một phút.

Chứng tỏ việc luyện khả năng phán đoán trong chiến lược luyện nghe hiểu của Saromalang quả thật là ĐẠO học tiếng Nhật. Lưu ý là khi thi tôi vừa nghe vừa ghi chú nữa nhé.

Thấm thía câu nói: Quan trọng là học ĐẠO (nền tảng kiến thức) chứ không phải là học THUẬT (mẹo mực thi cử) trong Tùy cơ ứng biến.
Takahashi

Nhật ký thi "Nô" (JLPT) tháng 7 năm 2018

Các bạn thi Nô xong cảm tưởng thế nào? Tôi nghe quanh đây đầy tiếng than khóc, dự cảm là chẳng lành. Dưới đây tôi ghi lại nhật ký thi Nô cấp độ N1 lần này.

Đánh giá chung là đề khó, không thể trúng tủ. Mặc dù tranh thủ ôn hơn 200 mẫu ngữ pháp N1 nhưng không hữu ích gì mấy. May mà không ôn từ vựng (vì đợt này bận, không có thời gian) hay luyện nghe gì cả.

Cơ bản là phải có vốn từ nhiều và năng lực thực sự mới có thể thành công. Tôi làm tới phút chót mới có thể làm xong, chứng tỏ là đề dài. Đấy là tôi đọc nhanh và còn đọc lướt nữa, với các bạn đọc chưa nhanh, hay không đọc lướt, thì khả năng không làm kịp hết là rất cao. Tôi còn dư đúng 3 phút, phải xoay sở mới kịp chép lại được câu trả lời.

Rút kinh nghiệm sang phần nghe, nghe xong câu nào là ghi lại đáp án liền.

Và nói chung thì đúng như chiến lược từ trước khi đi thi là tùy cơ ứng biến là chính, vì JLPT đã thay đổi cách ra đề không thể học tủ được nữa (xem ở bài Đáp án JLPT kỳ thi 07/2018).

Dưới đây tôi ghi lại nhật ký đi thi một chút.

Thời gian có mặt tại địa điểm thi là 8:00 sáng, 9:00 bắt đầu thi, tuy nhiên có bạn gần sát giờ thi mới vào phòng. Vì đường đi cũng có thể xa hơn dự kiến nên tốt nhất là các bạn nên thử đến đó trước ngày thi một lần, hoặc tới sớm. Thời gian tập trung 8:00 sáng là hợp lý, thường thì 8:30 giám thị coi thi mới bắt đầu rục rịch làm thủ tục cho nhập phòng thi.

Thời gian thi N1 là thi phần kiến thức ngôn ngữ và đọc hiểu chung từ 9:00 tới 10:50. Sau đó nghỉ giải lao từ 10:50 tới 11:20 để mọi người ăn uống, đi vệ sinh, giải lao vv. Mọi người phải vào phòng thi khoảng 11:10 để điều chỉnh âm lượng vv để đúng 11:20 là bắt đầu thi nghe. 12:20 là kết thúc phần thi nghe.

Sau mỗi phần thi, giám thị sẽ thu tờ phiếu ghi câu trả lời (trước khi bắt đầu thi mỗi phần bạn ghi số dự thi, đánh dấu số dự thi dùng cho máy đọc tự động, ghi tên và ngày tháng năm sinh) và bạn phải ký tên xác nhận vào tờ danh sách thí sinh dự thi cho mỗi phần thi.

Cơ sở vật chất

Lần này thi ở trung tâm ngoại ngữ ĐHKHXHNV nằm trong đại học bách khoa ở Linh Trung, Thủ Đức, đường cũng không quá khó đi và có thể tra được. Cơ sở vật chất khang trang, khi thi nghe không bị tiếng ồn bên ngoài vì là trong làng đại học. Âm thanh các phòng không bị vang sang nhau.

Có khá nhiều bạn đi thi, đa phần là trẻ. Nhưng cũng có một số lượng người đi làm, thậm chí có tuổi. Nhưng tóc bạc phơ thì chắc chỉ có mình tôi!

Một số ảnh đăng tại album Đăng ký thi JLPT tháng 7/2018.

Về tổ chức thi thì không có vấn đề gì phải bàn. Mỗi phòng thi có 2 giám thị, bên ngoài cũng có giám thị hành lang. Nhìn chung không có hiện tượng quay bài hay gà bài. Mỗi phòng có 40 người, mỗi bàn dài ngồi hai người cách xa nhau.

Mọi người phải bỏ hết ba lô, cặp sách, điện thoại lên bục giảng. Vì thế, ai không mang ba lô hay cặp thì để điện thoại lên bàn giám thị. Chỉ được để bút chì, tẩy, đồng hồ trên bàn, không được để bút bi. Để chai nước không sao. Nói chung thì cũng không phải là quá khắt khe, nếu bạn để điện thoại trong túi quần mà không bị phát hiện cũng không sao. Điện thoại phải tắt báo thức, tắt âm, tắt nguồn vì nếu không sẽ phạm quy.

Về thiết bị âm thanh phần nghe thì lần này là đĩa CD và dùng radio cát xét có chạy CD, dùng hệ thống loa treo tường của phòng học. Nên chất lượng âm thanh nhìn chung là ổn nhưng âm thanh vẫn không trong, nên không nghe rõ từ. Nhiều câu không nghe rõ nên đánh hên xui tầm 50%.

Phần thi từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu

Tôi nghĩ là phần này khá khó. Tôi phải làm tới hết giờ mới xong, mà đấy là phải gia tốc và đọc lướt. Như vậy, sẽ có nhiều bạn đi thi chỉ để ... tham khảo. Vì làm hết bài đã khó, nói chi là làm đúng. Từ vựng cũng có nhiều từ tương đối khó, mà ngay cả tôi cũng chỉ đoán mà thôi. Phần ngữ pháp thì chọn dấu sao đúng được nói là khó và có một câu tôi cũng phân vân.

Các bài đọc dài và tương đối khó, đặc biệt các câu hỏi cũng không dễ phân biệt là hai câu khác gì nhau, nói gì tới làm đúng. Riêng đọc câu hỏi đã tốn khối thời gian rồi.

Bạn có thể mang phiếu dự thi vào nên có thể ghi câu trả lời lại lên phiếu dự thi. Tôi làm xong hết mới chép ra, nên suýt không kịp. Bạn nên rút kinh nghiệm là làm xong câu nào thì ký hiệu luôn.

Tôi có ghi lại một số câu phân vân.

丘陵 khâu lăng => đọc là きゅうりょう câu này làm đúng

しくじる => 物事に失敗する。 「試験に―」 câu này làm đúng (đoán)

つかの間 => 短い時間 câu này đúng
(thoáng chốc)

なだめる hay ゆだねる: dùng phương pháp loại trừ còn hai từ này và không nhớ nghĩa nhưng yudaneru quen quen và cảm giác không phải nên chọn nadameru. Nhân tiện, trong bài đọc về sau có từ yudaneru xuất hiện nhỉ!

Tóm lại là bị cơn tức giận nhưng nhờ có người bạn nadameru mà dịu đi
なだめる
【宥める】
《下一他》物事が荒立たないように、怒っている人、くやしがっている人などをたしなめたり慰めたりする。穏やかに済むようにとりなす。 「子供を―」
=> dỗ, dỗ dành nên đáp án này đúng. (Do HÊN ^^)

がらりと/ずらりと/けろりと/ちらりと
chirarito thì tôi nhớ loáng thoáng là ... "loáng thoáng", còn zurarito là xếp thẳng tắp thì đó, nên dùng phương pháp loai trừ còn gararito và kerorito, tôi chọn kerorito nhưng bị sai. (Do XUI!)

Câu này đại khái là 久しぶりに故郷に帰ると、街並みが・・・変わっていて驚いた。
Tức là quê hương thay đổi hoàn toàn nên ngạc nhiên.
がらり = 事態が急激に、すっかり変わるさま。「人柄ががらりと変わる」
nên đáp án đúng là gararito.

Về phần thi chọn dấu ★ thì có câu này phân vân:

政府のレポートによると昨年4月1日 ___ _★_ ___ ___ 一昨年に比べて15万人も少なくなった。
Các từ để sắp xếp:
現在

15歳未満の人口
における

Hừm, phiền đây! Tôi xếp là 現在 における 15歳未満の人口 は
Lý do là vì thời điểm báo cáo là năm ngoái, mà so là với năm trước nữa, nên 現在 sẽ đứng đâu? 現在 thì có thể làm trạng từ nhưng chẳng có thời điểm nào là "hiện tại" ở đây cả.

Nên tôi chọn là 昨年4月1日現在 tức là báo cáo này là vào ngày 1 tháng 4 năm ngoái và trong thời điểm hiện tại khi đó thì dân số trẻ bị ít đi so với năm trước nữa.

Cũng như khi bạn viết lý lịch (履歴書) xin việc thì bạn ghi là ví dụ 2017年4月1日現在 tức là bạn viết nó vào ngày 1 tháng 4 năm 2017 và thông tin trong đó là ở thời điểm hiện tại khi bạn viết.

Vì cũng chẳng còn thấy cách nào hợp lý. Nếu bạn có cao kiến, xin hãy comment bên dưới.

Phần đọc hiểu thì tôi nghĩ là mình làm ổn, không thắc mắc gì cả. Tôi vừa đọc nhanh, vừa đọc lướt nhưng làm theo đúng thứ tự từ trên xuống, và đọc bài rồi đọc từng câu hỏi và làm từng câu hỏi đúng như chiến lược thi đọc hiểu mà tôi đã viết, vì thế, tôi có thể tăng tốc để về đích. Nói thật, tôi chỉ đọc qua loa nắm đại ý là chính.

Nhưng riêng về các câu hỏi và nội dung thì tôi không có thắc  mắc gì, nếu làm sai thì không phải do tôi không đọc hiểu mà là do cách hiểu khác nhau mà thôi.

Nhân tiện, các bài đọc hiểu này khá là ... lan man, nên nếu chỉ đọc văn mà không nắm đại ý, mục đích sẽ bị lạc lối trong rừng văn và không thoát ra được, sẽ tẩu hỏa nhập ma. Phần lớn bài viết chỉ là minh họa, vẽ thêm cây vào rừng mà thôi. Thấy cây mà không thấy rừng, thấy câu mà không thấy đại ý sẽ thất bại toàn tập.

Phần thi nghe

Phần thi nghe thì nghe băng CD, dùng đài chạy CD xịn, tuy nhiên âm thanh vẫn hơi bị ồn và dội thì phải, hay chỉ mình tôi cảm thấy thế? Một số bạn cũng kêu là âm thanh hơi bị dội. Nói chung là âm thanh đã cải thiện so với cái thời "vỡ nát" nhưng một câu, từ không nghe rõ được. Những câu hỏi nhanh đáp gọn mà không nghe được câu đầu, hay từ chìa khóa thì cơ bản là hên xui.

Tôi nghĩ là một nửa là đánh hên xui, còn những bài nghe được thì nói chung là không quá đánh đố, có thể nghe và làm đúng được. Như vậy, về nội dung nghe thì tôi nghĩ không khó, chỉ khó là chất lượng âm hơi bị dội, đan vào nhau chút xíu.

Nhưng cơ bản là chấp nhận được. Tôi nghe thì cũng chẳng giỏi lắm, và cũng chẳng luyện chút nào, thì còn trách được ai?

Nhưng tôi nghĩ là lần này vẫn nghe được một nửa, nên chắc sẽ không bị liệt nghe. Mà trong tiếng gió lao xao ở trường thi, có một số bạn sợ bị liệt phần nghe, chứng tỏ là quả thật là các bạn cũng không nghe được rõ.

Cũng phải nói thêm, bài mà tôi nghe được thì tôi cũng không thật sự nghe được, mà chỉ là nghe MẠCH CHUYỆN, ĐOÁN ĐẠI Ý mà thôi. Cũng như đọc hiểu, bạn phải nắm được đại ý, chứ còn nghe từng câu, nói qua nói lại sẽ rất dễ bị "cài" ^^ (đối với các bạn chưa quen thôi chứ thật ra thì không cài lắm đâu).

Vì thế, về cơ bản tôi không cố nghe rõ từng câu. Chỉ là tùy cơ ứng biến. Nhưng phần hỏi nhanh đáp gọn thì ngắn quá, còn không hiểu họ đang nói về chủ đề gì, nên vấn đề là ... HÊN XUI. Mà tôi có cảm giác là xui nhiều hơn hên.

Dù sao thì kỳ thi đã kết thúc. Lần này lệ phí cũng tăng lên 500k. Tổng kết chi phí:
- Bộ hồ sơ 30k
- Lệ phí 500k
- Sao chứng minh thư 1k
- Mua chai nước hôm thi 10k
Tổng: 541k

Với lại công đi lên tận Thủ Đức nữa, thì không tính, vì đi thi lòng vui phơi phới, thì tính toán thiệt hơn làm gì. Lần sau, tôi sẽ đi thi ... JTEST!

Nhật ký đi thi của mọi người là thế nào nhỉ? Có chuyện thì đáng nhớ không? Khí phách còn hay ... đã mất? ^^ Xin hãy comment bên dưới cho mọi người tham khảo.