Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Hito ni yasashii

Một trong những điểm yếu của người học tiếng Nhật là về DỊCH THUẬT. Bạn phải dịch chuẩn, dịch đúng thì mới giỏi tiếng Nhật được. Sở dĩ nhiều bạn chỉ học được khoảng 50% ~ 60% là vì các bạn dịch không đúng hay nói chính xác hơn các bạn chỉ hiểu đại khái và không đào sâu thêm. Vì thế, kiến thức ngôn ngữ của bạn bị hạn chế. Dịch đúng thì không cần chỉ hiểu tiếng Nhật mà còn phải diễn đạt tiếng Việt tốt nữa.

Ví dụ hôm nay là: 人にやさしい Hito ni yasashii
>>Xem Trợ từ NI


Chữ やさしい có 2 từ là 優しい yasashii và 易しい yasashii.
優しい yasashii  thường được hiểu là "hiền, hiền dịu, ..." chữ kanji là 優 [ƯU]. Chữ Ưu có trong 優先 yuusen [ưu tiên], 優雅 yuuga [ưu nhã] (nho nhã), 優秀 yuushuu [ưu tú] (xuất sắc).

易しい yasashii có nghĩa là "dễ, dễ dàng" ví dụ đề thi dễ. Đây là chữ 易 [DỊ] tức là dễ. Ví dụ "giang sơn dị cải, bản tính nan di" 江山易改本性難移 tức là giang sơn thì dễ thay đổi còn bản tính thì rất khó thay đổi, hay nói cách khác "bệnh ngu rất khó chữa", "chỉ chết mới chữa hết ngu" ^^

Chú ý là 易 còn có âm khác là DỊCH, trong "dịch chuyển". Ví dụ 貿易 boueki [mậu dịch] nghĩa là "thương mại", Phương Đông có bộ sách gọi là Kinh Dịch 易経 ekikyou [dịch kinh] (tiếng Hán: 易經) tức là bộ kinh về sự thay đổi (I Ching hay Classic of Changes). Đây là bộ sách triết học kiểu phương đông tức là dạng triết học sơ khai nhưng rất phổ biến vì viết càng khó hiểu, hay đánh tráo khái niệm thì càng được các nhà nho thích tầm chương tích cú học để thể hiện rằng ta đây hiểu biết. Nếu viết rõ ràng ra ai cũng đọc được hết thì thể hiện sự thâm nho ở đâu được?

Câu hỏi 1: "Hito ni yasashii" dịch ra nghĩa tiếng Việt nghĩa là gì?
Xem đáp án

Câu hỏi 2: Vì sao phải "hito ni yasashii" (luận về triết học).
Xem trả lời tại đây

Câu hỏi 1 là để giỏi ngôn ngữ, câu hỏi 2 là để thành công trong cuộc đời.
(C) Saromalang

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Kỳ thi JLPT đã thay đổi cách ra đề như thế nào?

Chào các bạn độc giả Saromalang

Tình hình là dạo này Takahashi khá bận (và bận rộn là việc tốt) nên khá ít viết bài tại đây nhưng sẽ thay đổi trong thời gian tới (hope so!). Việc học tiếng Nhật không phải là chăm chăm học tiếng Nhật một cách khổ cực, để đi làm có lương khởi điểm tốt hơn và lại làm công việc mình không thích một cách … cực khổ. Học tiếng Nhật là để tư duy tốt hơn và theo tôi nên học một cách tự giác, thoải mái, nhẹ nhàng. Dạo này nhiều nơi quảng cáo phương pháp này, phương pháp kia, không học hay học ít mà giỏi. Thế thì người ta đi du học làm gì? Bạn thực sự muốn giỏi thì vẫn phải đi du học, còn ở trong nước thì bạn nên học cách tư duy ngôn ngữ, qua đó giỏi ngữ pháp tiếng Nhật. Nếu muốn học bài bản, hãy tới các trường Nhật ngữ lớn và có uy tín như tôi đã giới thiệu trong bài Cách tự học tiếng Nhật.


Chủ đề hôm nay là kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPT đã thay đổi như thế nào?

Có rất nhiều bạn ôn N3, N2 hay N1 rất chăm chỉ chỉ để đi thi (tức là dùng ký ức ngắn hạn) và học khá chăm hi vọng sẽ đậu nhưng khi đi thi về thì thường thất vọng. Vì nội dung thi khác nội dung học nhiều quá. Bạn học tủ nhưng lại không trúng tủ và theo tôi, hiện nay rất khó trúng tủ vì JLPT đã thay đổi cách ra đề.

Ngày xưa bạn thi N1 nghĩa là chỉ cần chăm chăm ôn N1 rồi đi thi thì gần như chắc đậu. Giờ thì ôn kiểu này không dễ đậu nữa. Sở dĩ như vậy vì N1 giờ thi không chỉ nội dung N1 mà thi tổng hợp, cả N1 lẫn N2 lẫn N3 thậm chí cả trợ từ nữa. Tức là, cách thi JLPT ngày càng giống cách thi JTEST hơn – chú ý JTEST mới là kỳ thi được đánh gia cao bởi các công ty tuyển dụng tại Nhật (và tên chính thức là Tiếng Nhật thực dụng Practical Japanese).

Tôi tổng kết lại bảng dưới đây cho dễ hiểu (và không đảm bảo tính chính xác):

Nội dung thi
JLPT kiểu cũ
JLPT kiểu mới
N5
N5
N5
N4
N4
N5, N4
N3
N3
N5, N4, N3
N2
N2
N4, N3, N2
N1
N1
N3, N2, N1

Nghĩa là bạn chỉ ôn tủ thì chưa chắc đã đậu. Như vậy, điểm các bạn chỉ học bằng ký ức ngắn hạn sẽ ngày càng thấp đi, vì suy cho cùng các bạn có giỏi tiếng Nhật đâu ^^

Ngược lại, những bạn học chắc sơ cấp thì điểm sẽ cao lên. Các bạn học có bài bản thì thi kỳ thi ra đề kiểu mới (gần đây) sẽ dễ lấy điểm hơn nhiều. Nhân tiện, ngày xưa tôi học ôn thi JLPT cấp 1 thì tôi có ôn luôn cả cấp 2 và cấp 3 nữa nên điểm cao là đúng rồi.

Với các bạn thi đậu N3 mà chỉ đạt 50 ~ 60% số điểm tối đa thì có thể là bạn bị hổng kiến thức sơ cấp. Hiện đang có lớp luyện thi N4 và đọc hiểu N3 nên hãy đăng ký tại đây (đây là Final Call ^^).

“Bạn không còn học tủ mà vẫn đậu được nữa, bạn phải học cơ bản và phương pháp tư duy”

Takahashi

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

IWAKAN


Có một từ tiếng Nhật là 違和感 IWAKAN [vi hòa cảm]. "Cảm" là cảm giác (感覚), cảm xúc (感触), cảm tưởng (感想) nên chắc chắn IWAKAN là một loại cảm giác. Và khi cảm nhận "iwakan" thì chúng ta dùng cụm từ 違和感がある iwakan ga aru.
Okay, đây là câu hỏi:
Quiz: Iwakan nghĩa là gì?
>>Xem câu trả lời tại đây

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Vì sao bạn bị hổng kiến thức tiếng Nhật?

Thế nào là một người giỏi tiếng Nhật? Tại lớp Cú Mèo tôi thường đặt ra câu hỏi này. Trong đầu người học thường nghĩ "Ôi bạn ấy có N1 bạn ấy giỏi quá!". Vì sao có N1 lại giỏi tiếng Nhật? Chắc chắn là bạn đó đã học khá nhiều, nhưng quan trọng đâu phải là bạn tốt nghiệp lớp 12 là bạn giỏi hơn lớp 11 đúng không? Quan trọng là, điểm số của bạn là bao nhiêu. Bạn có thể chỉ được 5 điểm vẫn tốt nghiệp nhưng thế là không giỏi.


Trở lại tiếng Nhật, trong cuộc sống có quá nhiều (?) bạn thi N4, N3 đậu nhưng chỉ đậu được 100 điểm/180 điểm. Tức là chỉ được khoảng 50 ~ 60%. Các bạn bị HỔNG KIẾN THỨC. Nhưng kiến thức thật có thể còn dưới 50% vì nếu tôi không biết gì và chỉ đánh bừa 1 trong 4 câu hỏi trắc nghiệm thì tôi vẫn đúng tới 25% tức là được tầm 30 điểm. Thực chất năng lực chỉ giúp các bạn thêm được khoảng 70 điểm. Tức là so với mức hiểu 100% các bạn mới đạt được 70/180 = 40%. Nghĩa là còn tới 60% mà các bạn chưa học, hoặc không hiểu.

Trình độ N4 chỉ đạt khoảng 50%, lên N3 cũng chỉ đạt khoảng 50%. Tôi không hề nói là các bạn lười hay không cố gắng. Thật ra, để học lên N3 là các bạn khá chăm chỉ (tôi không nghĩ là có gì thua học sinh Nhật). Tuy nhiên, cách học thì rất hạn chế do không nhiều người chỉ cho bạn được cách hiểu đúng tiếng Nhật.

Ví dụ tại lớp Cú Mèo tôi hay hỏi thế này:
Ví dụ 1 của lớp Cú Mèo
食べている tabete iru(lịch sự: 食べています tabete imasu) là "Tôiđang ăn".
Vì sao lại là "đang" ăn? Cái gì quyết định "đang" ở đây?
食べていない tabete inai(lịch sự: 食べていません tabete imasen) lại là "Tôi chưa ăn".
Cái gì là "chưa" ở đây?
Thế nói "Tôi đang không ăn" thì nói thế nào?
Bạn nào đã ở lớp Cú Mèo thì chắc phải biết rồi!

Ví dụ 2 của lớp Cú Mèo
雨が降る ame ga furu là "Trời mưa" vì sao lại dùng GA?
雨は降る ame wa furu cũng chẳng sai gì, nhưng ý nghĩa khác gì câu trên?

Vấn đề chính là bạn có HIỂU TIẾNG NHẬT hay không thôi. Nếu bạn học phương pháp tư duy và hiểu biết thì học tiếng Nhật rất dễ, như là chơi nhạc thôi. Còn nếu không thì làm sao ngốn hết mớ ngữ pháp kia? Thực chất bạn không cần học ngữ pháp mà chỉ cần hiểu ngữ pháp.
Ví dụ: Hãy đọc bài Tiếng Nhật là gì?

Ý NGHĨA TỒN TẠI CỦA TRỢ TỪ LÀ GÌ? Đây là câu hỏi mà tôi luôn hỏi với tư cách huấn luyện viên. Bạn đâu cần trợ từ để sống? Trợ từ tồn tại là để làm chúng ta hạnh phúc hơn. Khi nào hiểu điều này và trở thành bậc thầy sử dụng trợ từ thì tự khắc bạn sẽ học tiếng Nhật như tiếng mẹ đẻ thôi. Lúc đấy bạn chỉ cần tập trung học từ mới, tức là giống như "rèn luyện cơ bắp".

Học tiếng Nhật = Rèn luyện trí não (ngữ pháp) + Rèn luyện cơ bắp (nhớ từ vựng)

Tôi học tiếng Nhật khá dễ và điểm luôn cao mặc dù nhìn thì có vẻ không học gì mấy. Theo tôi hãy học theo cách đúng đắn. Cái mà các bạn còn thiếu chính là luyện ngữ pháp và được giải đáp thích đáng, hợp lý. Vì thế, lớp Cú Mèo sẽ tổ chức lớp ít người dưới đây. Bạn nào có tham vọng đạt 100% điểm ngữ pháp thì hãy đăng ký.

Vì sao bạn bị hổng kiến thức tiếng Nhật?
Vì bạn học mà không hiểu, bạn chỉ học thuộc máy móc mà không hệ thống được. Ngay từ sơ cấp các bạn đã học như vậy nên học không tốt từ đầu và càng học lên càng mệt mỏi và đuối (lên N3 là kịch kim trừ khi bạn du học Nhật Bản để học lại cách tư duy từ đầu - nhưng sửa phát âm sai mà bạn đã học sẽ tốn rất nhiều năm).

Bạn không biết đặt câu hỏi để được giải đáp thích đáng. Tôi đặt cả ngàn câu hỏi và nhiều khi tự mình đi tìm câu trả lời. Học chỉ là đặt câu hỏi và trả lời cho tới khi bạn cảm thấy bị thuyết phục mà thôi. Tại lớp Cú Mèo, nếu bạn không hỏi thì tôi sẽ hỏi để các bạn phải brain-storming từ đó mà hiểu và có thể tự học (một cách tự giác). Thật ra kiến thức tiếng Nhật chỉ là bạn trả lời đúng bao nhiêu % câu hỏi thôi. Nếu câu nào mà bạn cũng làm đúng thì ai dám nói bạn không giỏi tiếng Nhật, ai dám nói bạn tư duy không tốt?

Để sinh tồn trong thế giới này, bạn cần đạt điểm 90% trở lên!
Nếu không bạn sẽ chỉ làm công việc chẳng ai muốn làm. Và cũng chẳng ai tin bạn.
KHÔNG MỤC TIÊU = KHÔNG THÀNH QUẢ


Lớp luyện thi ngữ pháp JLPT N4


Số buổi: Tổng 12 buổi, 3 buổi/tuần (tức là 4 tuần)
Giờ học: Từ 18:50 ~ (phù hợp với các bạn bận đi làm ban ngày)
Học phí: 60k/buổi => 12 buổi = 720k

Về kiểm tra đầu vào

Sẽ có kiểm tra đầu vào và bạn nào không đáp ứng được việc đã học trình độ N4 (tối thiểu phải 60% trở lên) sẽ bị loại.
Phí kiểm tra đầu vào: 50k (thu ngay từ đầu)
Nếu đậu: Miễn phí (trừ vào học phí đóng sau đó)

Nội quy lớp học

Xem Nội quy lớp học.


Lớp đọc hiểu N3 nâng cao kiến thức đọc hiểu N3

Giáo trình đọc hiểu Soumatome N3 (và một phần cuốn ngữ pháp N3).
Thời gian: Như trên (phù hợp với các bạn đi làm)

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

V合う

V合う là làm gì cùng nhau, làm gì với nhau, làm gì lẫn nhau, v.v... Xem bảng dưới đây. Ghi chú: Hơ chuột lên tiếng Nhật để xem cách đọc.

PlainPoliteNghĩaPlainPoliteNghĩa
合う合いますhợp, phù hợp-
愛する愛しますyêu愛し合う愛し合いますyêu nhau
話す話しますnói chuyện話し合う話し合いますnói chuyện với nhau
争う争いますtranh, cạnh tranh争い合う争い合いますtranh nhau
語る語りますkể chuyện語り合う語り合いますkể chuyện cùng nhau
待つ待ちますđợi待ち合う待ち合いますđợi nhau
押す押しますấn, đẩy押し合う押し合いますđẩy lẫn nhau
付く付きますdính, bám vào付き合う付き合いますcó quan hệ với nhau, quen nhau
祝う祝いますchúc, chúc tụng祝い合う祝い合いますchúc tụng nhau
殺す殺しますgiết殺し合う殺し合いますgiết nhau
見る見ますnhìn, xem見合う見合いますnhìn nhau, xem mặt nhau
似る似ますgiống với似合う似合いますhợp với
抱く抱きますôm抱き合う抱き合いますôm nhau
殴る殴りますđấm殴り合う殴り合いますđấm nhau

(C) Saromalang

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Động từ này nghĩa là gì? 奪い合い 慰め合う

Nhân một bạn hỏi qua Facebook thì trong bài hát Hide-away (của AAA) có câu:

ちっぽけな物を奪い合い 慰め合う
chippokena mono wo ubaiai nagusameau

ちっぽけな là tính từ NA nghĩa là "chẳng đáng lấy", "nhỏ nhặt".
物 mono [vật] thì chắc các bạn biết rồi.
奪う ubau [đoạt] là cướp, tranh đoạt.
慰める nagusameru [úy] là an ủi, úy lạo.

Vậy động từ 奪い合い 慰め合う nghĩa là gì? Hãy giải đáp ở comment bên dưới. ↓↓↓

ĐÁP ÁN

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Lớp luyện thi JTEST cấp độ EF (trình độ N5, N4 kết hợp)

Thân gửi các bạn học tiếng Nhật

Trong năm nay, Saromalang sẽ bắt đầu lớp luyện thi JTEST cấp độ EF (tương đương JLPT N5 và N4). >>Vì sao JTEST?

Mục tiêu lớp học: Giúp làm quen JTEST và học tập qua luyện thi để thi điểm cao.
Đối tượng: Các bạn đã học xong ngữ pháp N4 (bắt buộc).
Kiểm tra đầu vào: Có kiểm tra đầu vào (tự đánh giá và ngữ pháp N5, N4).
Hình thức: Luyện thi và giải thích (sẽ không dạy truyền thống nữa - mệt và tốn hơi ^^)
Thời gian giờ học: Open (sẽ lấy ý kiến các bạn, đủ số nhất định sẽ thực hiện)
Thời gian bắt đầu: Khi tuyển sinh đủ.
Coach: Trước mắt là Takahashi


Số buổi: Tổng 12 buổi, 3 buổi/tuần (tức là 4 tuần)
Bạn nào muốn tiếp tục thì có thể học tiếp các lớp luyện tiếp theo.

"JTEST là một kỳ thi hay, giống như TOEIC. Và lại còn được coi trọng tại Nhật."
Takahashi

Học phí: 60k/buổi => 12 buổi = 720k
Phí tài liệu và phí in ấn (sẽ phát tại lớp): 100k
Nước suối: Free
Tổng: 820k

Học bổng: Bạn nào học xong 12 buổi đầu mà thành tích tốt, thái độ tốt được giảm giá các đợt sau.

Tóm lại là thay vì uống cà phê thì tới lớp học. Ngoài ra, học từng tháng một thì giảm gánh nặng học phí cho các bạn.

Về kiểm tra đầu vào

Sẽ có kiểm tra đầu vào và bạn nào không đáp ứng được việc đã học trình độ N4 (tối thiểu phải 60% trở lên) sẽ bị loại.
Phí kiểm tra đầu vào: 50k (thu ngay từ đầu)
Nếu đậu: Miễn phí (trừ vào học phí đóng sau đó)
Miễn thắc mắc về chuyện đậu hay không đậu và Saromalang sẽ không tuyên bố tiêu chuẩn cụ thể. Bạn cần tự chấp nhận rủi ro về số tiền này.

Nội quy lớp học

Xem Nội quy lớp học.