Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Tổng kết về trợ từ tiếng Nhật và các cách nói thông dụng

Saroma Lang đã viết khá nhiều bài về trợ từ tiếng Nhật cũng như các cách nói thông dụng. Bài này tổng hợp lại các bài đó. Vì đây là các bài có chất lượng nên một số trang web khác hay ăn cắp các bài này (không bao giờ ghi nguồn) nhưng những trang như thế chẳng bao giờ phát minh ra cái gì hay mà chỉ làm rối trí người đọc.

Trong bài viết này: Các cách nói hay dùng trong tiếng Việt và cách nói tiếng Nhật tương đương, Danh sách đầy đủ trợ từ tiếng Nhật, Các từ đệm khi giao tiếp tiếng Nhật (ne, yo, wa, sa, zo, ...), Nói nhanh, nói tắt, viết tắt trong tiếng Nhật (shinakucha naranai, ...), Loạt bài "Trợ từ tiếng Nhật - Có gì khó đâu?".

Nhân bài viết này, Saroma Lang lên án các trang web ăn cắp trí tuệ của người khác. Ăn cắp bài viết là hành vi đáng hổ thẹn! Và là hành vi lừa dối bạn đọc.

Các cách nói hay dùng trong tiếng Việt và cách nói tiếng Nhật tương đương

>> Bài viết
Bài này nói về các cách nói như nên làm gì, không nên làm gì, thảo nào, lẽ nào, không lẽ nào, dành cho, v.v... một cách dễ hiểu nhất. Có hơn 100 mẫu ngữ pháp tại đây. Bạn nào đang học sơ cấp hay luyện thi thì rất nên tham khảo bài viết này.

Ví dụ:
Nếu - (làm gì đó)
~なら (giả định)
~ば (giả định)
~たら(~かったら、~だったら) (giả định việc gì đã xảy ra)
("nara" là giả định chung - thiên về giả thiết, "~ ba" là nếu làm gì đó ở thì tương lai, còn "~ tara" là giả định nếu ĐÃ làm gì đó trong quá khứ, tuy nhiên là dùng lẫn thì hầu như cũng không sao.)
大学に入りたいなら、勉強しなさい。
Nếu con muốn vào đại học thì học hành đi.
買い物に行けば、漫画を買ってちょうだい。
Nếu bạn đi mua đồ thì mua giùm truyện tranh nhé.
留学するなら、英語をよく勉強したほうがいい。
Nếu đi du học thì nên học giỏi tiếng Anh.
一度やってみます。だめだったらやめます。
Tôi sẽ làm thử một lần. Nếu không được thì tôi sẽ bỏ.
遊牧民になれば、どんなに自由になるのでしょう。
Nếu trở thành người du mục thì cuộc sống sẽ tự do nhường nào?

Danh sách đầy đủ trợ từ tiếng Nhật

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Chuyển câu sang romaji bằng Google

Đừng bao giờ nhờ người khác việc bạn tự làm được!
自分ができることは他人に任せないこと。

http://translate.google.com.vn/#ja/vi/

(Có ở cột phải trang SaromaLang => Google Dịch)
Có thể thay #ja/vi/ bằng #ja|vi|



Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

You're lost! Bạn đã lạc lối!

Câu chuyện này có thực đến nỗi tôi nghĩ nó là thực nhất, không có gì là thực hơn. Bạn đến nước Nhật vào một ngày mùa xuân. Trời lạnh và sáng trong. Hoa anh đào vẫn còn sót lại ở đây đó. Khắp nơi là đồng cỏ, cây cối xanh mướt.

Bạn đi học những buổi tiếng Nhật đầu tiên của mình. Và có vẻ bạn không được chuẩn bị tốt lắm. Cứ mỗi bài trôi qua, mức độ ... không hiểu của bạn lại tăng thêm. Và chỉ một, hai tuần bạn chẳng còn hiểu gì nữa. Bạn không biết trong lớp mọi người đang nói gì và bài học đang đi tới đâu. Bạn càng cố tập trung, bạn càng lạc lối. You're lost! Bạn đã lạc lối rồi.

You're lost! But there are always ways out.
At least, being lost is not bad as you think! It's just a new start.

Bạn cảm thấy trầm cảm (depression). Bạn thấy mình không thích ứng. Bạn thấy mình kém cỏi. Bạn thấy mình lạc lõng. Bạn có cảm giác mọi người đang ái ngại và thương hại bạn. Bạn thấy mình đáng thương và là nạn nhân của ... thứ mà bạn cũng chưa định nghĩa được. Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra? Tạo hóa có phải cố tình trêu ngươi bạn, đem bạn ra là trò cười cho thiên hạ? Những ý nghĩ bi quan xâm chiếm con người bạn, đẩy bạn xuống bùn đen của sự thất vọng.

Thế là tiêu tan hết mọi động lực, khát vọng. Vỡ mộng về phiêu lưu, khám phá thế giới mới, trải nghiệm những điều tuyệt vời. Mọi thứ vẫn nhảy múa, vẫn long lanh, vẫn tươi sáng nhưng không có bạn trong đó. Bạn như câu ghi chú bên lề, hoàn toàn bị lãng quên. Bạn tiêu đời rồi!

Tiêu đời thật đấy! Bạn đang trên đường trở thành Kẻ Thất Bại Vĩ Đại. Rồi đây, mọi người sẽ lấy bạn ra để bàn tán như là ví dụ về sự thất bại. Bạn nổi tiếng, theo một nghĩa tiêu cực nhất.

Bạn lạc lối hoàn toàn và bị bao vây bởi sự tuyệt vọng (desperation). Khả năng thích ứng đã bay theo chiều gió. Bạn đang làm gì? Ngủ gục mỗi khi lên lớp chỉ để trốn tránh thực tại. Sống như kẻ vô hồn. Nỗ lực trong tuyệt vọng với hi vọng mong manh sẽ theo được những người khác. Bạn như đứng trên vách đá, một bên là vách đá có tên Nỗ Lực Trong Vô Vọng, một bên là bờ vực Buông Xuôi. Kết quả là bạn chỉ ăn, ngủ và nghĩ về tương lai đen tối. Nhưng bạn vẫn sống! Mà lại có thể sống hoành tráng là khác ....

Đời có rất nhiều điều kỳ lạ, mà cuộc đời bạn có khi chính là một trong những điều kỳ lạ đó. 

(Đọc tiếp bên dưới)

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Biến âm, đổi cách đọc trong ngôn ngữ và tiếng Nhật

Takahashi có bài nói khái quát cách đây khá lâu về Biến âm trong tiếng Nhật. Ngoài ra, bạn chắc cũng biết là động từ tiếng Nhật phải chia tùy theo thể của nó, và đã được tôi liệt kê ở bài Chia động từ tiếng Nhật.

Bài này, Takahashi sẽ đưa ra cách nhìn sâu hơn về biến âm và thay đổi cách đọc một số từ trong tiếng Nhật. Trước đây, bạn sẽ nghĩ là chỉ có một cách là phải ghi nhớ như sự bất quy tắc, nhưng thực ra nó có lý do của nó.

Mọi việc xảy ra đều có lý do!
Everything happens for a reason!
物事は全て理由があって起きる!
Monogoto wa subete riyuu ga atte okiru!

Ví dụ động từ 飲む nomu = "uống" thử xem. Dạng "te/de" (te/de form) của nó là "nonde". Trong khi đó, nếu là động từ 食べる taberu = "ăn" thì dạng "te/de" là "tabete" たべて. Hay ví dụ "về nhà" 帰る kaeru thì dạng "te/de" là "kaette" かえって. Khi nào thì có âm lặp ("tsu" nhỏ = っ), khi nào không, khi nào thì là "te" và khi nào thì là "de"?

Thật ra, Takahashi có cách chia dễ hơn nhiều:
Nomu => nomite
Taberu => tabete (vì là động từ nhất đoạn)
Kaeru => kaerite

Tức là động từ nhất đoạn thì chỉ cần bỏ "ru" và thêm "te", còn động từ ngũ đoạn thì chia dạng V(ます)て, tức là chuyển sang dạng "masu", bỏ "masu" đi và thêm "te" vào. 
Nếu là bơi 泳ぐ oyogu thì thành oyogite (thực tế và đúng là oyoide 泳いで).
"Tiếp nối" 次ぐ tsugu => tsugite つぎて (thực tế: 次いで tsuide).

Tôi nghĩ xuất phát điểm lúc đầu đúng là như thế. Nhưng dần dần, ngôn ngữ trở nên phát âm ngày càng đơn giản, dễ dàng hơn để phục vụ việc giao tiếp với số lượng nhiều hơn. Do đó, "nomite" trở thành "nonde", bạn có nhận thấy là phát âm nomite rất dễ bị biến âm thành nonde không? "Nonde" phát âm dễ hơn so với "nomite". Theo cách này, để phát âm dễ dàng thì phát sinh ra quy tắc chia động từ tiếng Nhật. Ví dụ, kaerite thì phát âm khá khó, và khi nói nhanh nó thành kaette かえって tức là âm lặp với "tsu" nhỏ.

Nếu nghiên cứu biến âm tiếng Nhật thì bạn sẽ nhận thấy điều này. Bắt chuyện với người lạ khác giới để làm quen, tán tỉnh thì gọi là 難破 Nanpa, nhưng do âm cuối "n" đi với "p" thì khó đọc nên trên thực tế là "n" trở thành "m" nên 難破 đọc là Nampa. 日本橋 lẽ ra đọc là Nihon hashi, nhưng để cho dễ đọc thì hashi thành bashi (biến âm "h" => "b" khi đứng sau từ khác thành từ ghép), và do "n" cuối của "nihon" đứng trước "b" nên để dễ đọc thì đọc nó thành "m". Sơ đồ biến âm:

日本橋 => nihon + hashi => nihonhashi => nihonbashi => nihombashi

Biến âm khi chia động từ

Bạn hãy tham khảo cách chia động từ tiếng Nhật trong bài Chia động từ tiếng Nhật.
Công thức TE/DE FORM:

Vて = V(ます)て ⊕ BIẾN ÂM

Tức là động từ chia dạng masu, bỏ masu, thêm "te" thành V(masu)te rồi biến âm.

Động từ 1 đoạn thì chỉ cần bỏ "ru" る và thêm "te" て. Bởi vì dạng "masu" của động từ 1 đoạn cũng là bỏ る và thêm ます "masu".
Còn động từ 5 đoạn thì trong bài viết cũ mình có nói cách chia sau:
u, ru, tsu -> "tte":
言う(いう):言って(いって)
帰る(かえる):帰って(かえって)
立つ(たつ):立って(たって)
Riêng:
su -> "shite": 刺す(さす) → 刺して(さして) (đâm)
mu, nu -> "nde": 飲む → 飲んで(のんで) (uống), 死ぬ(しぬ)→死んで(しんで) (chết)
gu -> "ide": 泳ぐ(およぐ) → 泳いで(およいで) (bơi)
ku -> "ite": 除く(のぞく) → 除いて (のぞいて) (trừ ra)

Tức là, dạng te/de form thường sẽ là って tte (âm lặp), hay して shite, んで "nde", いで ide, いて ite. Chúng ta hãy xem lý do một chút:

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Nanto, nante, nantoka, nani, ....

Chữ 何 nani/nan (HÀ) là một chữ khá hữu dụng trong tiếng Nhật và cũng là một trong những chữ dễ làm bạn lẫn lộn. Bài này Takahashi viết về những từ như nanto, nante, nantoka, nani, nantoka, nanka, nanraka, nanika, nankoka, v.v...

Các bạn có thể tham khảo các bài viết về toriaezu hay naruhodo. Bài này viết về cách dùng thông thường và hay gặp nhất chứ chưa chắc là đầy đủ. Muốn biết đầy đủ, bạn có thể tra từ điển.

Nani / nan

何 có nghĩa là cái gì, thường dùng trong câu hỏi "cái gì / what". Các bạn chắc thắc mắc là chữ này khi nào đọc là nani và khi nào đọc là nan.
  • Nani: Nếu đứng cuối câu và sau đó không có chữ nào khác.
  • Nan: Nếu không đứng cuối câu (sau đó còn có desu chẳng hạn).
  • Nani: Nếu đứng trước を wo
Ví dụ:

何。Nani? = Cái gì?
それは何。Sore wa nani? = Đó là cái gì?

何を飲みますか Nani wo nomimasu ka? = Chị uống gì ạ?

何ですか。Nan desu ka? = Cái gì ạ?
何です。Nan desu? = Cái gì thế?
何だ。Nan da? = Gì?

何個。Nanko? = Mấy cái?

Nanto

JP: なんと、何と
Cách dùng: Trước tính từ
Từ này dùng để cảm thán với cái gì đó quá tưởng tượng của bạn. Theo Takahashi thì nó giống như từ "quá!" trong tiếng Việt.
Ví dụ:
この景色はなんと素晴らしい!Kono keshiki wa nanto subarashii! = Cảnh này tuyệt vời quá!
何と美しい花だ Nanto utsukushii hana da = Hoa đẹp quá
何と愚かな人だ Nanto orokana hito da = Người ngu quá

Chú ý là có thể nhầm với "nói cái gì" (cũng là nanto):
何と言ったんですか Nan to ittan desu ka? = Anh nói cái gì?

Nante

JP: なんて、何て
Cũng là cảm thán và chỉ dùng với nghĩa tiêu cực, khinh miệt. Theo Takahashi thì nó giống như "cái loại ~". Cách dùng: Sau danh từ / sau vế câu
Ví dụ:
なんて男だ Nante otoko da = Cái loại đàn ông gì thế
(trước danh từ)

あげたギフトを取り戻そうとするなんて図々しい Ageta gifuto wo torimodosou to suru nante zuuzuushii = Cái thứ định đòi lại quà đã tặng thì thật là trơ tráo.
(sau vế câu)
(Thật ra là "dễ thương" vì Takahashi cũng đang tính toán để đòi lại nè ^^)

Nanka