Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Học tiếng Nhật phải đặt mục tiêu thành công

Bạn phải đặt mục tiêu thành công:
  • Các mẫu ngữ pháp sơ cấp 1 => Sơ cấp 2 => Trung cấp => ...
  • Biết 100 kanji => 200 kanji => 300 kanji => .... => 1000 kanji => ... => 2000 kanji
  • Học nghe trang A => nghe trang B => ...
  • Luyện thi và đậu N5 => N4 => N3 => N2 => N1

Nếu không, bạn sẽ chỉ biết tiếng Nhật bồi và làm những công việc chẳng ai muốn làm. Mà muốn thành công, bạn phải đầu tư thời gian, công sức để học. Tới các trung tâm tiếng Nhật có uy tín (Saroma Lang vẫn giới thiệu các bạn các trung tâm này) và học tại đó, hay học nguyên lý trên www.saromalang.com.

Nếu bạn không thành công thì tiếng Nhật sẽ thành BAD MEMORY (kỷ niệm xấu) của bạn. Và việc bạn ủng hộ rất nhiều trang ăn cắp bài (dạng "sưu tầm", "tổng hợp", "st", "theo XYZ") hoàn toàn chỉ làm rác não bạn và làm hại bạn về mặt học tiếng Nhật. Giống như học võ thuật, bạn học karate chút, học vovinam chút, aikido chút mà không thực sự luyện cho giỏi môn nào. Cuối cùng bạn chẳng được gì! Cũng hoàn toàn không hiểu nguyên lý võ thuật. Nếu hiểu nguyên lý, bạn sẽ CHUYÊN TÂM.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Tất cả chỉ là bổ nghĩa

Cái khó nhất khi nhìn một câu tiếng Nhật là gì? Bạn không phân tích được nó. Khoan đã, tôi sẽ nói về tiếng Việt. Muốn phân tích được một câu tiếng Nhật, thì bạn phải tập phân tích câu tiếng Việt trước. Takahashi sẽ phân tích thế nào?

Tôi sẽ chia ra thành các vế câu (phrase) và hiểu ý nghĩa từng vế câu một. Và trong mỗi vế, tôi chỉ phân tích xem cái gì bổ nghĩa cho cái gì. Chỉ có thế thôi.

Khó nhất là cắt được ra!

Tôi lấy ví dụ:

善良に生きるのは万病の一番良い治療だ。裏で悪いことをするなど不良の生き方をするのは悲劇への近道だ。
Zenryō ni ikiru no wa manbyō no ichiban ii chiryōda. Ura de warui koto o suru nado furyō no ikikata o suru no wa higeki e no chikamichi da.
To be a good man is the best way to cure every illness. To be evil such as doing bad things behind people is a shortcut to tragedy.
Sống lương thiện là cách chữa trị tốt nhất cho mọi căn bệnh. Sống bất lương như làm việc xấu sau lưng người khác là con đường tắt dẫn đến bi kịch.

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Học theo chùm

Chọn từ điển nào?
  • Ứng dụng từ điển trên điện thoại?
  • Từ điển điện tử?
  • Từ điển giấy?
➡ Cách chọn mua kim từ điển

Học theo chùm

Tôi nhớ hồi mới học tiếng Nhật, có mua kim từ điểm tầm 1 man 2 (12 ngàn yên). Lặn lội đi xa mua từ điển đang hạ giá, tốn tiền tàu nhưng sau đó về gần nhà thì thấy từ điển y chang bán giá bằng với giá mua đã sale, chỉ có điều là không sale! Tức là, tôi đã tốn tiền tàu, thế thôi. Bài học đầu tiên về thương mại: Bạn nâng giá lên rồi hạ giá xuống cho bằng cửa hàng khác thì khách sẽ mua vì SỢ MẤT CƠ HỘI.

Nhưng không vì thế mà tôi ghét nước Nhật!

Học là phải học theo chùm!

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Đọc không khí 空気を読む

Nhiều người Nhật có quan niệm thế này:
空気が読めない人は成功しない
Kuuki ga yomenai hito wa seikou shinai
= Người không đọc được không khí sẽ không thành công

Nếu bạn xem phim Nhật, thì cũng hay gặp chuyện "kuuki ga yomenai" này. Vậy nó là thế nào?  Saroma Lang sẽ giải thích cụ thể vì chủ đề này cũng ... khá hay! Định nghĩa thì bạn có thể xem ở từ điển kotobank chẳng hạn.

Trong bài các từ chỉ sự thông minhcác từ chỉ sự ngu ngốc trong tiếng Nhật, Saroma Lang cũng có đề cập tới chủ đề này.

空気を読む kuuki wo yomu có nghĩa đen là "đọc không khí" (kuuki = không khí, yomu = đọc). Và 空気 kuuki chính là bầu không khí mà chúng ta thở (nghĩa đen) hay là bầu không khí theo nghĩa bóng (mà tiếng Nhật thường gọi là 雰囲気 Fun'iki Phân Vi Khí = bầu không khí). Ở đây, việc đọc không khí có nghĩa là bạn quan sát và hiểu được tình hình xung quanh, từ đó biết mình nên làm gì hay không nên làm gì, biết đối phương muốn hay không muốn gì, từ đó hành động cho phù hợp.

Một từ gần nghĩa trong tiếng Việt là "không biết điều", nhưng không trùng hoàn toàn. Vì "không biết điều" có thể là người ta vẫn biết, nhưng cố tình làm khác điều nên làm để có lợi cho bản thân.

空気が読めない kuuki ga yomenai có nghĩa là bạn không hiểu được bầu không khí xung quanh, không biết người xung quanh nghĩ gì và hành động không thích hợp (tức là "hành động ngu ngốc"). Chú ý là, ở đây dùng trợ từ "ga" vì dạng động từ "có thể / không thể" thường đi với "ga" thay vì "wo". Tất nhiên là "kuuki wo yomenai" thì cũng được, lúc này chúng ta coi "kuuki wo yomu" như một cụm từ.

Bạn cần chú ý điều này.
漢字を書く kanji wo kaku = viết hán tự
=> 漢字が書ける kanji ga kakeru = (tôi) có thể viết được hán tự

Tức là chuyển を => が. Tất nhiên vẫn dùng wo cũng không sao!

Việc "không đọc được không khí" này trở thành đề tài khá nóng ở Nhật, và quan niệm phổ biến là: Người không hiểu người khác nghĩ gì sẽ không thành công!


Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Bàn về phiên âm romaji

Có nhiều cách phiên âm romaji, bạn có thể xem tại trang Yurika Các cách phiên âm romaji. Bài này có thể hữu ích cho các bạn mới làm quen với tiếng Nhật.

Hôm nay tôi tám chuyện phiếm một chút về phiên âm romaji tiếng Nhật.

Ví dụ chữ 広大 = こうだい thì Google phiên âm là kōdai, trong đó ō là âm "o" dài (= oo hay ou). Chữ street 通り =とおり Google phiên âm là tōri. Theo cách phiên âm này "ou" hay "oo" đều thành ō hết. Ngoài ra, thay vì viết ō có người cũng dùng cả "ô" nữa.

Còn tôi phiên âm là koudai, toori vì tôi không gõ được ō và copy&paste thì mất thời gian! Ngoài ra, cách phiên âm này dễ hình dung hơn, mặc dù đọc đúng là "cô-đai" như phiên âm kōdai.

Trong trường hợp khác, tôi phiên âm theo cách dễ phát âm nhất. Ví dụ 象徴=しょうちょう (tượng trưng), tôi phiên âm là "shouchou".

Google thì sẽ là "shōchō". Nhưng nhiều người Nhật viết là syoutyou. Đây là theo đúng cách gõ của họ. Và cần chú ý là chữ しょう không hẳn đọc là "shô" mà là một nửa giữa "shô" và "syô". Tức là:

 Cách đọc しょう = (shô + syô) / 2

Nhìn chung các chữ ya nhỏ, yo nhỏ, yu nhỏ phiên âm như trên khi đi với chữ "shi", "chi" (ti), "ji". Đặc biệt hàng "ji" thì chú ý một chút:

じょう => phiên âm jō, jou hay zyou, zyō

Tiếng Nhật có những âm đọc giống nhau: Âm づ và âm ず. Nhưng viết phải khác nhau mới đúng! Bạn viết sai thì máy tính còn không chuyển được. Và cách phiên âm khác nhau, ví dụ:

Dùng "~nasai"

Nếu bạn học tiếng Nhật thì chắc biết về ~なさい:

ごめんなさい Gomennasai = Tôi xin lỗi
お帰りなさい Okaerinasai = Anh/chị về nhé! (Chào lúc từ biệt)
お休みなさい Oyasuminasai = Chúc ngủ ngon!

Vậy ~nasai là gì?

Theo Takahashi thì đó là "kudasai" nhưng nói nhanh và lâu dần thành quán ngữ, tức là cách nói quen thuộc.
Và đứng trước ~nasai là dạng
お+V{masu}
hoặc:
ご+V{masu}

Dạng này có vai trò ngữ pháp của danh từ. Ví dụ kaeru = về nhà thì dùng o-kaeri. Yasumu = nghỉ ngơi thì thành o-yasumi. Oyasuminasai = "Anh/chị nghỉ ngơi  nhé" = Chúc ngủ ngon.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Học viết văn tiếng Nhật?

Bạn có khát vọng thành ngôi sao sakubun?

Khi học tiếng Nhật, sẽ có môn làm văn, gọi là 作文 Sakubun (Tác Văn), đúng nghĩa "làm văn" luôn. Vì 作 SAKU = TÁC chính là 作る tsukuru = làm ra, tạo ra.

Còn 文 BUN = VĂN chính là văn, hay 文章 Bunshou (Văn Chương) = văn chương.

Thế làm sao thành ngôi sao sakubun? Saroma Lang sẽ chỉ cách đơn giản cho bạn. Bạn cần biết một vài nguyên lý.

Đừng cố SÁNG TÁC, hãy bắt chước!

Nếu bạn sáng tác mà nền tảng từ vựng, ngữ pháp bạn không tốt, thì bài văn của bạn chỉ là RÁC (không có ý xúc phạm nhé, vì lúc đầu Takahashi học cũng chẳng làm văn mà làm rác là chủ yếu, sau đó lại còn tái chế rác ^^). Đó là ma trận của những lỗi sơ đẳng về từ vựng, ngữ pháp, văn phong có thể làm HÔN MÊ những người lão luyện nhất. Chẳng ai muốn sửa lỗi cho bạn cả, trừ khi bạn gí súng vào đầu, hay gí dao vào lưng họ.

Vì thế, hãy bắt chước. Và cách bắt chước đơn giản nhất là:

Đọc chuyện cổ tích, chuyện dân gian Nhật Bản!

Đúng ra có thời gian thì Saroma Lang nên đưa nhiều chuyện và giải nghĩa lên hơn, nhưng đã có ở đây rồi:

Chuyện dân gian Nhật bản: 鬼婆と小僧 - Onibaba to kozou - Mụ quỷ và tiểu tăng

(Bài trên có link trang web các chuyện cổ tích Nhật Bản)

Đây là những chuyện khá hay, văn phong đơn giản, trong sáng, dễ bắt chước. Bạn hãy bắt chước y nguyên, thay từ vựng nhé. Ngoài ra, nếu theo dõi facebook SaromaLang thường xuyên thì chắc chắn bạn học được vô số cách chém gió hay. Hay bê y nguyên và sửa lại cho hợp khẩu vị, ngữ cảnh của bạn.

NGUYÊN LÝ VIẾT VĂN TIẾNG NHẬT:

Phân biệt tự động từ và tha động từ

Động từ có rất nhiều các phân loại. Vì sao phân loại? Để bạn sử dụng đúng. Ví dụ phân loại nó thành động từ 5 đoạn và 1 đoạn: Đơn thuần là về cách chia.

Bài này Saroma Lang sẽ nói về tự động từ (động từ tự thân) và tha động từ (động từ tác động) do có bạn đã comment ở bài Toàn cảnh động từ tiếng Nhật.

Định nghĩa

Động từ tự thân

Định nghĩa: Động từ không tác động lên đối tượng khác, tiếng Nhật gọi là 自動詞 Jidoushi (Tự Động Từ). Ví dụ, naku = khóc là động từ tự thân. Ở đây tôi dịch nghĩa để cho các bạn dễ hiểu, chứ thông thường mọi người gọi là "tự động từ" hay "jidoushi".

Chú ý là động từ tác động (tha động từ) sẽ đi với trợ từ を (wo) để tác động nhưng KHÔNG PHẢI LÀ động từ tự thân không đi với "wo" nhé.

Ví dụ: Daigaku ni harenakatta koto wo naku = Tôi khóc việc đã không vào được đại học

Bạn khóc việc gì đó thì dùng wo vẫn được. Hay bạn khóc cho ai đó cũng vậy, ví dụ kare wo naku = khóc anh ấy.

Động từ tác động

Định nghĩa: Động từ tác động lên đối tượng khác, tiếng Nhật gọi là 他動詞 Tadoushi (Tha Động Từ).
Ví dụ động từ "ăn" taberu thì bắt buộc phải trả lời câu hỏi "ăn gì" đúng không?
Ví dụ: お好み焼きを食べる Okonomiyaki wo taberu = tôi ăn bánh xèo Nhật (bánh xèo okonomiyaki)

Tất nhiên là có thể lược bớt đối tượng nếu đã đề cập hay ngầm hiểu. Ví dụ trong đoạn hội thoại:
A: 飯を食べましたか。 Meshi wo tabemashita ka? / Anh ăn cơm chưa?
B: 食べました。 Tabemashita. / Tôi ăn rồi.


Phân biệt động từ tự thân Jidoushi và động từ tác động Tadoushi

Ờ bài Toàn cảnh động từ tiếng Nhật có bạn nêu ý kiến thế này:
治す Naosu (TRỊ) = chữa bệnh là động từ tác động tadoushi.

Thế nhưng 治される Naosareru lại là động từ tự thân jidoushi như trong câu:

病気は治された Byouki wa naosareta = Bệnh đã được chữa khỏi

(病気 Byouki: BỆNH KHÍ)

Đúng như vậy. Ở đây bạn cần biết là: Naosareru là dạng BỊ ĐỘNG của Naosu. Vì thế, 2 động từ này khi phân loại lại thành khác nhau.

Ghi nhớ: Động từ và dạng bị động của nó sẽ phân loại khác nhau. Dạng bị động luôn là động từ tự thân.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Học từ vựng cũng là học nghe chứ sao!

Bài trước tôi có nói về Bí quyết học nghe tiếng Nhật, và trước đây tôi cũng giới thiệu các cách bắt đầu học cho bạn:

Bắt đầu học tiếng Nhật thế nào thì hiệu quả nhất?
Tự học tiếng Nhật cho người bắt đầu học

Chắc chắn nếu gắn bó với Saroma Lang từ đầu thì bạn đã biết được khá nhiều cách học tiếng Nhật hiệu quả.

Học từ vựng = Học nghe
Học ngữ pháp = Học nghe

Bài này tôi muốn nói tiếp về bí quyết học nghe. Thật ra, học từ vựng và học ngữ pháp chính là học nghe. Không phải bạn cứ nghe nhiều sẽ tốt mà bạn phải nghe hiểu. Ít nhất, bạn không hiểu câu nhưng bạn biết từ. Bạn có thể xử lý không kịp vì bạn chưa quen, nhưng bạn phải nghe hiểu được từ trong câu.

Từ từ, khả năng xử lý của bạn sẽ được cải thiện dần, khả năng năng phán đoán sẽ được nâng cao. Và bạn nghe được.

Điều kiện: Nghe được từ trong câu

Như vậy, bạn cần chuyên tâm vào từ vựng, mẫu ngữ pháp, mẫu hội thoại. Bạn cần học thuộc chúng một chút. Một công thức để nghe thành công?

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Không có cách nói nào sai, miễn là ... đúng ngữ pháp

Nhiều người cứ nói là tiếng Nhật của bạn lạ quá (変な日本語 Hen-na Nihongo) làm bạn mất tinh thần. Theo tôi, chẳng cần mất tinh thần, dù bạn nói hơi lạ. Vì mỗi người có vốn từ và cách nói khác nhau. Cái mà bạn cần quan tâm là:

Sống và làm việc đúng ngữ pháp!

Ngay cả tiếng Việt thì tôi cũng hay dùng từ khác lạ. Ví dụ tôi hay nói "sống hoành tráng", tiếng Nhật là 立派に生きる Rippa ni ikiru dù rất ít người nói thế này. Vì họ không sống hoành tráng chứ sao! Ngay cả tiếng Việt cũng không phải ai cũng xài. Thậm chí tôi chế tác thêm là "sống hoành bánh tráng" ha ha.

Chẳng có gì sai cả!

Chúng ta sáng tạo ra từ ngữ cho bản thân hay hội nhóm của chúng ta mà. Tôi hay dùng từ "triệt thoái" cho nó hoành tráng. Ví dụ, thay vì nói "Tôi về đây" thì tôi nói là "Tôi triệt thoái đây". Nhiều người sẽ cười vì thấy lạ, hay nghĩ tôi kém nhưng chả sao. Tôi vẫn nói đúng ý nghĩa đấy chứ?!

Tiếng Nhật thì "triệt thoái" là 撤退する Tettai suru (Triệt Thoái) nên tôi nói là: Tettai shimasu!

Có vấn đề gì đâu??

Cái khó của người mới học tiếng Nhật là họ biết nghĩa 1 từ nhưng không biết sử dụng từ đó thì có làm mọi người thấy lạ hay chê bai không. Theo tôi, bạn cứ dùng đi miễn là đúng ngữ pháp. Vì thường nếu bạn dùng từ hay dùng trong văn viết để nói thì mọi người cũng chỉ nghĩ là bạn "chững chạc" hay "nghiêm túc" thôi chứ không có vấn đề gì cả. Ví dụ "hiểu" (undestand) thì có nhiều cách nói:

わかる wakaru = hiểu
理解する rikai suru (Lý giải) = hiểu (rõ)
把握する haaku suru (Bả Ác) = nắm bắt (vấn đề, ...), nắm rõ
了解する ryoukai suru (Liễu Giải) = đã hiểu, đã rõ

Bạn dùng cách nào thì cũng không sao, dù nếu dùng "haaku" (bả ác) thì nghe hơi kiểu cách nhưng tôi vẫn thường dùng mà!

Sáng tạo cách nói

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Sử dụng "n" và "no" cuối câu tiếng Nhật

Chìa khóa: Cách sử dụng ん và の cuối câu tiếng Nhật

悲しいです Kanashii desu <=> 悲しいです Kanashii no desu
悲しい Kanashii <=> 悲しいだ Kanashiin da

ダメです Dame desu <=> ダメなんです Dame nan desu
ダメでした Dame deshita <=> ダメだったです Dame dattan desu

Chúng có gì khác nhau? Mục đích là gì?

Về cơ bản, ý nghĩa của chúng giống nhau nhưng sử dụng "n" và "no" là để nhấn mạnh ý bạn muốn nói. Mục đích chỉ là để nhấn mạnh mà thôi. Và bạn cần nhớ là:

"n" và "no" tuy hai mà một,
"no" và "n" tuy một mà hai

Chú ý: Có sự khác nhau chút là dạng plain-form (không lịch sự = thân mật, suồng sã) thì "no" có thể kết thúc câu còn "n" thì không, ví dụ:
Taberu? (ăn không?) ➡ "Taberu no?" chứ không thể Taberun?
Còn dạng lịch sự (masu/desu) thì "Taberu no desu ka?" hay "Taberun desu ka?" đều ổn.

Chúng là hai dạng khác nhau của nhau thôi. "No" thì chính tắc hơn còn "n" dùng trong ngôn ngữ nói chuyện phiếm nhiều hơn. Cả hai đều dùng trong ngôn ngữ nói là chính. Khi nói nhanh thì "no" sẽ thành "n". Bạn hãy xem bài Nói nhanh, nói tắt tiếng Nhật.

Cách sử dụng "no" và "n"

Bạn phải nhớ là "no" / "n" là DANH TỪ. Saroma Lang phải nhấn mạnh điều này để bạn chia đúng. Bạn hãy tham khảo bài cách kết thúc câu tiếng Nhật để xem cách kết thúc câu nhé. Bắt buộc phải kết thúc dạng này:
Với "n": ~n desu | ~n da | ~n dearu
Với "no": ~no desu | ~no da | ~no dearu
Hay dạng quá khứ là ~n/no deshita | ~n/no datta | ~n/no deatta

Vậy trước "n/no" thì để gì? Đó phải là một vế câu (phrase) ở dạng plain-form (trừ dạng kết thúc danh từ) hay dạng viết.

Tức là: Phrase-plain + n/no + desu/da (★)
Ví dụ:

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Trợ từ "wa" và "towa", "N to iu no wa"

Nは~、Nとは~、Nというのは~、Phraseということは~

Nhìn có vẻ phức tạp và dễ nhầm lẫn. Để Saroma Lang giải thích cho các bạn.

Nとは~ 

Nとは~ dùng để định nghĩa. Sau đó phải là một vế (phrase) để định nghĩa cho N. Ví dụ (lấy từ Wikipedia):

置換反応(ちかんはんのう)とは有機化学において、化合物の同一原子上で置換基が置き換わる化学反応のことを指す。

Phản ứng thế LÀ chỉ phản ứng hóa học....

Cấu trúc trên là Nとは・・・・のことを指す N towa ... no koto wo sasu
"sasu" ở đây là "chỉ, biểu thị".

Ví dụ khác:
Wi-Fiは、 無線LANの規格のひとつ。 = Wifi là một quy cách LAN không dây.
(Đây là câu lược).

Tóm lại là N towa [định nghĩa].

Do đó, khi tìm kiếm từ không biết, bạn tìm theo cú pháp: [Từ muốn tra]とは
Tìm cách này là ra định nghĩa nhanh nhất.

Thế Nとは~ khác gì với Nは~? Tại sao không dùng Nは~ cho nó tiện?

Lý do là, Nは~ thì N là CHỦ ĐỀ, chứ không phải là cách định nghĩa. Ví dụ "Watashi wa sushi ga suki desu" (Tôi thích cơm cá sống) thì Watashi là CHỦ ĐỀ chứ không phải định nghĩa "Tôi là ...".

Watashi wa gakusei desu = Tôi là học sinh: Cũng là một câu kể, không phải định nghĩa.

Còn nếu định nghĩa phải là: Watashi towa [định nghĩa, ví du: "một từ để chỉ nhân xưng thứ nhất"].

[N/Phrase]というのは~

"Cái gọi là N ~". Dùng để nhấn mạnh.

Dạng nối câu vs. Dạng kết thúc câu

Saroma Lang đã nói về dạng kết thúc câudạng nối câu trong tiếng Nhật. Bạn đã ... cứ thế mà áp dụng được chưa?

Hôm nay, tôi giải thích thêm. Từ vựng chẳng là gì, cho tới khi bạn sử dụng nó trong câu. Và khi ở trong câu, thì chúng ta phân biệt một chút:

Trường hợp 1: Nó là chủ đề hay chủ thể hành động (hoặc tính chất): Đứng trước は hay が.
Trường hợp 2: Nếu đứng ở vị ngữ:
  • Nó là từ kết thúc câu, hay:
  • Nó ở dạng nối câu (tức là còn thứ khác sau nó)

Danh từ N

Ví dụ danh từ (N). Một danh từ là chủ đề hay chủ thể hành động thì sẽ có dạng:

Nは/が・・・ = N wa/ga ...

Nó có thể là は hay là が tùy theo từng hoàn cảnh, thậm chí là có 2 danh từ và dùng kết hợp は/が. Saroma Lang chắc chắn đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn cảnh về trợ từ tiếng Nhật rồi.

Còn nếu nó đứng ở trong vị ngữ, thì hoặc là nó kết thúc câu, hoặc là nó nối câu.
Kết thúc câu:
  • N desu (dạng lịch sự)
  • N da (dạng suồng sã) 
  • N dearu (dạng viết)

Nối câu:
  • N de (dạng lịch sự)
  • N de (dạng suồng sã, giống dạng lịch sự)
  • N deari (dạng viết)
Chỉ có vậy thôi, phải chắc chắn bạn không sai ngữ pháp đã.

Tính từ A-i (Aい)

Nếu là tính từ A-i:
Kết thúc câu:
  • A-i desu (dạng lịch sự)
  • A-i (dạng suồng sã, dạng viết)
Nối câu:
  • A{i}kute ~
  • A{i}ku ~ (phổ biến ở dạng viết và trang trọng hơn)

Tính từ A-na (Aな)

Chia giống như danh từ (N).
Kết thúc câu:
  • A{na} desu (dạng lịch sự)
  • A{na} da (dạng suồng sã)
  • A{na} dearu (dạng viết)
Nối câu:
  • A{na} de
  • A{na} deari (phổ biến ở dạng viết và trang trọng hơn)

Động từ V

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Nối câu tiếng Nhật

Đây là đề thi N5:

Chọn từ nằm ở vị trí ★:

目の  中に                                 ★                  です。
1  いたい   2  入って   3  何か   4  が

Bạn chọn từ nào?

Đây là dạng nối câu tiếng Nhật:
目の  中に  何か  が 入って いたい です。
Tức là: Có thứ gì đó (nanika) rơi vào mắt và tôi thấy đau (itai). Đáp án: 2 (入って haitte)

いたい itai ở đây không phải là dạng "muốn" (Xem bài "Vê-tai") mà là 痛い itai tức là tính từ "i" nghĩa là "đau". Khi viết bằng hiragana, chúng ta thấy khó hiểu và rất dễ làm sai hoặc nghĩ là ... đề sai.

Saroma Lang đã hệ thống hóa lại nối câu trong tiếng Nhật:

Nối câu tiếng Nhật dạng lịch sự (desu/masu form)

Dữ liệu được ảnh hóa để phòng tránh nạn ăn cắp bài viết.

Các ký hiệu được hiểu như sau đây:

Một số cách chia các loại từ tiếng Nhật

Bài tham khảo: Chia động từ tiếng Nhật  Chia động từ qua biến âm

Tất nhiên là bạn có thể nối câu dài bao nhiêu tùy thích miễn là đúng ngữ pháp:
N1で N2で V1て V2で A{な}で A{い}くて V3て N3 です。