Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Không có gì đặc biệt: Betsu ni, toku ni...

Trong tiếng Nhật, nói "Cũng không có gì đặc biệt" thì sẽ nói thế nào?

Tiếng Nhật có một cụm từ là 別に betsu ni.
Kanji: 別 BIỆT = khác, khác biệt, tạm biệt, chia tay.
"Betsu ni" thường dùng để trả lời câu hỏi nào đó.

Ví dụ:
今日何か面白い計画ある?Kyou nanika omoshjirui keikaku aru?
Hôm nay có gì thú vị không?

Trả lời:
別に。Betsu ni = Không có gì đặc biệt cả.

Đây là trả lời tắt. Trả lời đầy đủ là:
別に面白い計画がない。Betsu ni omoshiruoi keikaku ga nai.
Không có kế hoạch gì đặc biệt cả.

Ví dụ:
何か飲みたいものがある。Nanika nomitai mono ga aru?
Bạn muốn uống thứ gì đó không?
Đáp:
別に。Betsu ni.
Không cần gì đâu.

"Betsu ni" thường chắc chắn sẽ là phủ định tiếp sau đó. Tức là, nó chỉ dùng cho ý nghĩa phủ định.

Còn một cách khác để nói là dùng 特に Toku ni.
Kanji: 特 ĐẶC = đặc biệt.
Tuy vậy, để nói "không có gì đặc biệt" thì bắt buộc sau "toku ni" phải là một vế câu phủ định vì "toku ni" có thể dùng với nghĩa khẳng định nữa.

Ví dụ:
特に面白い番組がない。Toku ni omoshiroi bangumi ga nai. Không có chương trình thú vị gì đặc biệt cả.

Nó cũng được dùng với nghĩa khẳng định:
特に、日本では4月になると桜がとても美しく咲く。
Toku ni, Nihon dewa shigatsu ni naru to, sakura ga totemo utsukushiku saku.
Đặc biệt, ở Nhật Bản, cứ tháng 4 tới là hoa anh đào sẽ nở rất đẹp.

Chìa khóa: 別に Betsu ni (chỉ phủ định), 特に Toku ni (khẳng định / phủ định).

Không cần đâu

Bạn có thể nói "Không cần đâu" khi có người đề nghị giúp đỡ bằng cách nói 別にいいです Betsu ni ii desu.
Ví dụ:
荷物を持ってあげましょうか。Nimotsu wo motte agemashou ka. = Để tôi mang hành lý giúp cho nhé.
別にいいです Betsu ni ii desu. = Không cần đâu ạ.

Để sống hoành tráng

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

"Tôi mời" và văn hóa trả tiền của người Nhật

Chúng ta thường gặp lời mời thế này:

食事に行きませんか
Shokuji ni ikimasen ka?
Bạn đi ăn không?

Rủ ăn trưa thì sẽ là dùng đại loại như:
Hiru-gohan wo tabe ni ikimasen ka?
Hiru-meshi wo tabe ni ikimasen ka?
Ranchi ni ikimasen ka?

Ranchi là từ tiếng Anh Lunch (bữa trưa). Tiếng Nhật cũng giống tiếng Việt, rủ làm gì thì dùng phủ định, tức là hỏi "có (làm gì) không".
ランチ: Lunch, bữa trưa
昼ごはん Hiru gohan = bữa trưa (昼御飯 Trú Ngự Phạn)
昼飯 Hirumeshi (Trú Phạn) = cơm trưa

Đây chỉ là rủ đi ăn cùng thôi, chứ không phải họ mời bạn nên họ sẽ không trả tiền cho bạn. Văn hóa mời ở Nhật cũng giống ở Sài Gòn, rủ đi ăn là đi ăn chung còn trả tiền lại riêng. Điều này khác biệt so với Hà Nội, khi người rủ thường sẽ trả tiền bao luôn mọi người. Nhiều người vào SG có thể mất bạn bè vì điều hiểu lầm này.

Nếu người Nhật mời bạn ăn thì sẽ là:

奢りますよ Ogorimasu yo = Tôi mời bạn
今日は奢りますよ Kyou wa ogorimasu yo = Hôm nay tôi mời
奢るよ Ogoru yo = Tớ trả tiền cho (bạn bè)

Có một cách nói khác đó là ご馳走するよ Go-chisou suru yo = "Tôi sẽ mời bạn" nhưng câu này cũng dùng trong hoàn cảnh "Tôi sẽ nấu ăn đãi bạn", 馳走 Chisou Trì Tẩu là chỉ việc đôn đáo chạy đi chạy lại, ở đây là trong bếp khi bạn nấu ăn đãi khách. Do đó ご馳走様 Go-chisou-sama là cách gọi lịch sự của người đã vất vả nấu ăn cho bạn.

Go-chisou shite ageru = Tôi sẽ mời bạn ăn / Tôi sẽ nấu ăn mời bạn ăn

Khi một người kêu bạn đi quán và nói là "Go-chisou suru yo" thì có nghĩa là họ sẽ trả tiền thay cho bạn.

Go-chisou sama
Khi bạn vào quán ăn, sau khi ăn xong và ra về bạn thường nói "Go-chisou sama deshita", tức là "Cám ơn vì bữa ăn ngon".

Văn hóa trả tiền của người Nhật

Người Nhật ít khi bao bạn bè, mà họ thường góp tiền để trả, gọi là 割り勘 warikan, gọi tắt của 割前勘定 Warimae Kanjou (Cát Tiền Khám Định), ở đây Kanjou - Khám Định có nghĩa là tính bill, hay tính tiền đó. 割る Waru = chia ra là chia số tiền đó ra, 割前 warimae là phần tiền chia. Tiếng Anh của warikan là going Dutch (đi ăn kiểu Hà Lan) hay Dutch treat. Người Hà Lan hay bị châm biếm vì tính sòng phẳng này.

Warikan nghĩa là chia số tiền cho số người và mỗi người trả tiền bằng nhau.

Ăn uống ở Nhật rất tuyệt! Càng tuyệt hơn nếu có người trả tiền cho ta!

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Ông bà nội, ông bà ngoại thì nói thế nào?

Bài trước các bạn cũng biết qua về cách xưng hô trong gia đình Nhật Bản ở bài Xưng hô như người Tô-ki-ô. Thế nói ông bà nội, ông bà ngoại thì thế nào?

Ông, bà nội: Dùng 父方 chichi-kata (Phụ Phương), tức "bên cha"
Ông, bà ngoại: Dùng 母方 haha-kata (Mẫu Phương), tức là "bên mẹ"

Ông nội: 父方のお爺さん chichi-kata no ojiisan
Bà nội: 父方のお婆さん chichi-kata no obaasan

Ông ngoại: 母方のお爺さん haha-kata no ojiisan
Bà ngoại: 母方のお婆さん haha-kata no obaasan

Chú ý là ojiisan và obaasan không chỉ chỉ ông, bà mình mà chỉ ông lão, bà lão ngoài đường nữa. (Tham khảo bài Xưng hô như người Tô-ki-ô)

"Cụ" thì dùng chữ 祖父 Sofu (Tổ Phụ) và 祖母 Sobo (Tổ Mẫu). Bạn hãy tham khảo bài viết về quan hệ họ hàng trên Wikipedia: 続柄 và おばあさん.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Ani, onii-san hay aniki: Xưng hô như người Tô-ki-ô

Có bạn hỏi mình qua facebook là "anh" thì gọi là ani, onii-san hay aniki.
Tôi đã trả lời trên facebook và nội dung như dưới đây.

"Anh trai" thì là "ani" nhưng khi gọi anh mình thì gọi là "oniisan", chú ý ani có 1 i thôi còn oniisan là ni và i nhé. Khi nói với người khác mà nói anh tôi thì nói là "watashi no ani". Bạn xem bên dưới cách viết kanji, hiragana.
Nhưng nếu gặp một anh không phải họ hàng mà lớn tuổi hơn thì cũng gọi là oniisan được.

Gọi mẹ cũng vậy, gọi mẹ mình là okaasan, khi gặp người khác có con thì cũng gọi là okaasan được, tức là "chị, cô", thường gọi khi người đó đi cùng con của mình. Các cách gọi kiểu này là cách gọi lịch sự nhưng thân thiết, không suồng sã mà lại tạo cảm giác như là thân quen.

Còn người Kansai (Osaka, Kyoto, ...) thì thay vì gọi oniisan thì gọi là aniki. Còn nói về các bà chị thì là aneki. (Chắc các bạn cũng biết phim Kiken-na Aneki do Itou Misaki đóng chứ nhỉ)

Có thể dịch aniki, aneki ra là "ông anh", "bà chị" đó.

Tóm lại: Gọi anh mình là oniisan, niisan (thân thiết hơn), niichan (thân thiết)
Chị mình: oneesan, neesan, neechan

Gọi ba mình: Otousan, tousan, touchan
Gọi mẹ mình: Okaasan, kaasan, kaachan

Gọi ông, bà mình: Ojiisan, jiisan, jiichan / Obaasan, baasan, baachan

Anh lớn tuổi hơn: Oniisan (thân thiết), anata (xa cách)
Chị lớn tuổi hơn: Oneesan (thân), anata (xa cách)

Gọi anh mình, chị mình với người khác: Watashi no ani, watashi no ane
Gọi mẹ, ba mình với người khác: Haha, chichi (watashi no haha, watashi no chichi thì cũng được nhưng thừa thãi)

Gọi ba mẹ người khác: Tajima-san no otousan, Tajima-san no okaasan

Nói cha, mẹ trong văn bản chính thức hay văn kể:
Cha: 父親 Chichioya (Phụ Thân)
Mẹ: 母親 Hahaoya (Mẫu Thân)
Cha mẹ: 両親 Ryoushin (Lưỡng Thân) / 親 Oya (Thân)

Oya cũng dùng khi nói chuyện: Watashi no oya = ba mẹ tôi
Watashi no ryoushin = ba mẹ tôi

両親 cũng có thể dùng trong giao tiếp và dạng lịch sự là ご両親 Go-Ryoushin, ví dụ ご両親はいかがですか "Go-Ryoushin wa ikaga desu ka?" nghĩa là "Hai bác nhà anh/chị có khỏe không?" (hỏi thăm cha mẹ người đối diện).

Cách viết kanji, hiragana

Ani thì là あに nhưng oniisan thì có thêm một "i" nữa nhé: おにいさん

Anh: 兄(あに Ani, Kanji: Huynh)、お兄さん(おにいさん Oniisan)、兄貴(あにき Aniki)
Chị: 姉(あね Ane, Kanji: Tỷ)、お姉さん(おねえさん Oneesan)、姉貴(あねき Aneki)
Mẹ: 母(はは Haha, kanji: Mẫu)、お母さん(おかあさん Okaasan)、母ちゃん(かあちゃん Kaachan)
Cha: 父(ちち Chichi, kanji: Phụ)、お父さん(おとうさん Otousan)、父ちゃん(とうちゃん Touchan)
Bà: お婆さん(おばあさん Obaasan, kanji: Bà)
Ông: お爺さん(おじいさん Ojiisan, Kanji: Gia)

Tuy nhiên, đây là bộ gõ của mình thôi. Bộ giáo dục Nhật Bản (MEXT) đã thay đổi cách viết kanji, đó là khi nói Okaasan thì không viết お母さん nữa mà chỉ viết là 母さん mà thôi. (Xem tại đây)

Người Kansai và người Kantô (người Tô-ki-ô)

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Kimi no sasai-na mondai wa nan dattakke?

Câu chuyện là thế này:


Mặt trời luôn mọc và núi Phú Sỹ luôn đẹp
太陽は毎度昇り富士山は毎度美しく
Taiyou wa maido nobori, Fuji-san wa maido utsukushiku

・・・
・・・
・・・

Vấn đề nhỏ bé của bạn là gì ý nhỉ?
君の些細な問題は何だったっけ。
Kimi no sasai-na mondai wa nan dattakke?

>> Trên Facebook SaromaLang

"kke" trong だったっけ "dattakke" nghĩa là gì?

Chúng ta đều biết câu hỏi "nan datta?" nghĩa là "(đã) là cái gì?". Ở đây hỏi "Vấn đề nhỏ bé của bạn là cái gì?" nhưng mà lại thêm "kke" (có tsu nhỏ nên phải là âm lặp). "kke" là dùng trong câu hỏi về thứ bạn đã nghe nhưng lại quên, tiếng Việt nghĩa là "... gì ấy nhỉ / ... gì ý nhỉ". Đây là hỏi về thứ bạn đã biết nhưng hiện giờ thì bạn đang quên mất.
何だっけ nan dakke và 何だったっけ nan dattakke khác nhau như thế nào? Chỉ đơn thuần là hỏi về thứ trong hiện tại, đương nhiên hay thường xuyên diễn ra thì dùng "nan dakke" còn hỏi về một sự vật, sự việc quá khứ thì dùng "nan dattakke".

Bạn cũng có thể dùng dạng nói lịch sự: 何でしたっけ nan deshitakke? Mấu chốt chỉ là bạn thêm っけ ở cuối câu. Bạn có thể hỏi:
  • 彼は社長だっけ? Kare wa shachou dakke? Ông ấy là giám đốc đấy nhỉ?

Triết lý: Hãy dùng câu lửng

Mặt trời luôn mọc và núi Phú Sỹ luôn đẹp
太陽は毎度昇り富士山は毎度美しく
Taiyou wa maido nobori, Fuji-san wa maido utsukushiku

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Nếu muốn thành công, phải giỏi ngôn ngữ mẹ đẻ

成功したいなら母語をよく理解しなければならない。
Seikou shitai nara, bogo wo yoku rikai shinakereba naranai.

Ví dụ "bất trắc" trong tiếng Việt có nghĩa là gì? Bạn phải hiểu rõ nghĩa trước khi dịch. Trong suốt cuộc đời, ngôn ngữ mẹ đẻ là thứ chúng ta luôn phải học và luôn có thể học thêm. Mặc dù ai cũng có thể giao tiếp nhưng số lượng từ vựng của mỗi người khác nhau và độ hiểu về từ vựng cũng khác nhau. Nếu bạn muốn được coi là một người thông minh, bạn phải biết nhiều từ vựng và hiểu chúng.

Khả năng vận dụng ngôn ngữ liên quan khá chặt tới thành công trong cuộc sống, đây là điều kiện cần chứ không phải đủ. (Điều kiện đủ là bạn phải trung thực, thái độ tốt, v.v... rất nhiều thứ mà Takahashi cũng chẳng nắm rõ! ^^).

Bạn muốn thành dịch giả giỏi thì bạn cũng phải nắm được ý nghĩa của từ vựng chứ không chỉ tra từ điển. Ví dụ từ này 万が一 Man'ga'ichi, rõ ràng cấu tạo khá đơn giản nhưng bạn có thể giải thích được ý nghĩa của nó không?

Chúng ta phải luôn tư duy về mặt ngữ nghĩa, mà trước hết là với ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi bạn hiểu ngữ nghĩa luận rồi thì việc học sẽ không quá khó. Mỗi ngày bạn nâng cao thêm từ vựng là được. Ngữ nghĩa luận thực ra không khó, tự bạn cũng có thể học được. Tuy nhiên, bạn nên ý thức về vấn đề ngữ nghĩa và luôn tư duy xem nghĩa của một từ là gì nhé.

Cách tư duy về ngữ nghĩa

Ví dụ như từ "bất trắc", giả sử bạn cần giải thích cho bọn con nít miệng còn hôi sữa, hay cho người nước ngoài hiểu chẳng hạn, thì bạn sẽ làm gì? Chỉ có một cách: Dùng những từ ngữ dễ hiểu hơn để giải thích. Hãy tập giải thích mọi từ khó bằng những ngôn từ thật dễ hiểu mà những người chỉ số IQ dưới 50 như Takahashi cũng có thể hiểu được.

Bạn cũng có thể rèn luyện giải thích: "Lẽ ra", "Thảo nào", "Hóa ra là",...

>> Xem giải đáp về "bất trắc"

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

"Vê-tai" không phải động từ, "Vê-tai" là một tính từ đuôi "i"

Vたい ("Vê-tai") là cách dùng diễn đạt "Tôi muốn ...". Nó là dạng từ gì? Bạn sẽ nghĩ nó là một động từ. Về mặt ngữ nghĩa thì đúng như vậy, "Vê-tai" là một động từ nhưng về mặt ngữ pháp thì nó là một TÍNH TỪ đuôi "i", tức là Aい (A-"i") và trong câu bạn phải chia nó như là tính từ đuôi "i" (tiếng Nhật có 2 loại tính từ là tính từ đuôi "na" Aな và tính từ đuôi "i" Aい).

Động từ sẽ kết thúc câu dạng ます masu: Ví dụ "taberu" thành "tabemasu", "nomu" (uống) => nomimasu. Còn tính từ đuôi "i" phải kết thúc câu là Aい+です = A-"i" desu.

V-"tai" cũng vậy:
すしがたべたいです Sushi ga tabetai desu = Tôi muốn ăn sushi.

Nối câu của V-"tai" giống như A-"i", đó là chuyển "i" thành "kute":
すしが食べたくてすし屋にいきました。
Sushi ga tabetakute, sushi-ya ni ikimashita. = Tôi muốn ăn sushi nên tới quán sushi.

Tóm lại: Vたい
  • Về mặt ngữ nghĩa: Động từ
  • Về mặt ngữ pháp: Tính từ "i" Aい

Dùng "ga" hay "wo"

Dùng "ga" thì chuẩn hơn vì đây là tính từ (về mặt ngữ pháp) mà. Bạn nên nói:
  • Sushi ga tabetai.
Tuy nhiên, bạn nói là "Sushi wo tabetai" thì cũng không sao vì không sai về mặt ngữ nghĩa. Trong trường hợp này, có thể hiểu "Sushi wo taberu" (ăn sushi) như là một động từ. Nhiều người khó tính sẽ cho rằng dùng "wo" là sai nhưng Takahashi thì dễ tính mà (và thường xuyên dùng sai!) ha ha ha.

Danh động từ

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Tôi muốn... Động từ tiếng Nhật dạng "tai"

Diễn tả muốn làm gì với Vたい

Bạn muốn làm gì thì dùng động từ dạng "tai" V たい. Cách chia: Vます bỏ "masu" và thêm "tai" vào, tức là:
V(ます)たい.
Ví dụ:
  • 飲む(のむ nomu = uống) => のみます => のみたい nomitai
  • 食べる(たべる taberu = ăn) => たべます => たべたい tabetai
Bạn cũng dùng したい shitai cho các danh động từ như 希望 kibou (hy vọng), 勉強 benkyou (học), 旅行 ryokou (Lữ Hành = du lịch): 旅行したい ryokou shitai = tôi muốn du lịch. Đây là dạng động từ và bạn muốn làm gì đó.
  • Công thức: VNしたい
Bạn cũng có thể nói:
  • VNがしたい
旅行がしたい ryokou ga shitai = Tôi muốn đi du lịch

Bạn cũng có thể dùng "wo" thay cho "ga" nhưng có chút khác biệt về ngữ pháp (ý nghĩa thì vẫn giống).

Dạng khác nhấn mạnh sẽ dùng cấu trúc:
  • Vる+ことがしたい
Ví dụ: 漢字を勉強することがしたい Kanji wo benkyou suru koto ga shitai = Tôi muốn học kanji.

こと koto có chức năng biến một vế câu (Phrase, Clause) thành danh từ mà! Đây là dạng danh động từ VN, tức là chức năng ngữ pháp là danh từ (N) nhưng thể hiện một hành động (V) nào đó.



"Muốn" và "muốn có" là khác nhau

Nếu bạn muốn có thứ gì thì bạn dùng 欲しい hoshii.
  • Cấu trúc: N がほしい = N ga hoshii
Ví dụ: お金が欲しい Okane ga hoshii = Tôi MUỐN CÓ tiền

"Hoshii" có vai trò một tính từ đuôi "i" nên bạn sử dụng nó với vai trò tính từ:
  • 私が欲しいもの Watashi ga hoshii mono (Noun) = Thứ mà tôi thích, Thứ tôi thích (danh từ)
  • 友達が欲しいです Tomodachi ga hoshii desu = Tôi muốn có bạn
  • お金が欲しくてアルバイトをし始めた Okane ga hoshikute arubaito wo shihajimeta = Tôi muốn có tiền và đã bắt đầu làm thêm (nối câu)

Muốn có với 持ちたい mochitai và 有したい yuushitai (Hữu)

Nếu bạn muốn có thứ gì đó mà không muốn dùng "hoshii" thì vẫn dùng động từ V và chuyển thành Vたい được. Đó là dùng:

  • 持つ motsu (cầm, mang, có) => 持ちたい mochitai
  • 有する Yuu suru (HỮU = có) => 有したい Yuu shitai

"Mochitai" thiên về ngôn ngữ nói còn "Yuu shitai" thiên về ngôn ngữ viết hơn.

Vai trò ngữ pháp: Vたい có vai trò tính từ đuôi "i" (Aい):
  • すしをたべたいです Sushi wo tabetai desu = Tôi muốn ăn sushi
  • アルバイトがしたくてお電話しました Arubaito ga shitakute odenwa shimashita (nối câu dùng "kute" thay "i") = Tôi muốn làm thêm nên gọi điện ạ

Muốn ai làm gì cho bạn

Bạn sẽ dùng cấu trúc:
  • Vてほしい = V-te hoshii = Tôi muốn bạn (làm gì) cho tôi
  • お金を貸して欲しい Okane wo kashite hoshii = Tôi muốn bạn cho vay tiền
Đây là cách nói "gợi ý", dùng trong hoàn cảnh thân mật, suồng sã. Bạn cũng có thể "chỉ định" người làm cho bạn:
  • 先生に満点をつけて欲しい Sensei ni manten wo tsukete hoshii = Tôi muốn được giáo viên chấm điểm tối đa (điểm 100).

Dạng khác để muốn người khác làm gì cho bạn:
  • Vてくれたい = muốn người đang nói chuyện với bạn (nhân xưng thứ 2) làm gì cho bạn
  • Vてもらいたい= muốn người khác làm gì cho bạn => [Ai] ni [việc gi] shite moraitai
  • Vていただきたい = Dạng lịch sự của "kuretai" => Yêu cầu một cách lịch sự
Ví dụ: Dete itadakitai = Tôi muốn ông rời khỏi đây (Cách nói trong hoàn cảnh trang trọng, nghiêm trang)
Oshiete itadakitai desu = Tôi muốn anh chỉ cho tôi.

Không thể khẳng định "Bạn muốn ..." trong tiếng Nhật

Bạn không thể nói:
  • あなたはお金を稼ぎたい Anata wa okane wo kasegitai = Bạn muốn kiếm tiền

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Học tiếng Nhật qua các loài chim Nhật Bản

Trang Yurika vừa ra mắt Từ điển Yurica "Các loài chim chóc Nhật Bản". Nếu bạn sống tại Nhật và biết tên các loài chim thì sẽ khá thú vị và còn học được tiếng Nhật nữa. Các bạn sẽ thấy tiếng Nhật cũng khá đơn giản. Cũng sẽ hữu ích vì nếu có đi ngoài cánh đồng và thấy loài chim nào thì các bạn sẽ biết được tên của nó. Tôi nghĩ học tiếng Nhật về căn bản cũng để giúp ích cho cuộc sống và biết nhiều thì cuộc sống sẽ phong phú hơn.

Yurikamome = Mòng biển (hải âu) đầu đen, chim biểu tượng của Tokyo

丹頂 Tanchou = Sếu Nhật Bản (sếu đầu đỏ), biểu tượng của Hokkaido

Nguyên tắc 1: Viết tên bằng Katakana

Các loài chim ở Nhật đều được viết bằng chữ Katakana, cũng như tên động vật, thực vật, hay cá. Lý do để cho dễ đọc vì viết Kanji thì nhiều người không đọc được, dù vẫn hiểu. Ngoài ra, bạn cần nhớ là:
  • Phần lớn kanji để chỉ nghĩa chứ không chỉ cách đọc
  • Bạn không thể suy luận cách đọc từ kanji được. Chỉ một số ít tên chim bằng kanji là chỉ cách đọc thôi.
Khi nói về sinh vật, người sẽ là ヒト (hito) chứ không phải 人 (hito) hay 人間 (ningen), hoa anh đào là サクラ sakura chứ không phải 桜 sakura.

Nguyên tắc 2: Các loài chim có tên viết bằng hán tự kanji

Dù ít dùng nhưng tên các loài chim thường vẫn có cách viết hán tự tương ứng. Tuy nhiên, chữ hán này không chỉ cách đọc.
  • Ví dụ các loài chim dẽ thì sẽ gọi là 鷸 (Duật), đọc là "shigi". Chữ này giống chữ 橘 (Quất, chỉ loài cam quất), tức là có một chữ chỉ âm đọc Duật và bộ Điểu 鳥 (tori).
  • Chim bói cá sẽ gọi là 翡翠 (Phỉ Thúy) kawa-semi, Phỉ Thúy là chỉ màu sắc sặc sỡ.
  • Quạ sẽ gọi là 烏 Ô "karasu".
  • Chim cốc gọi là 鵜 Đề "u", tiếng Nhật ウ "u" là các loại chim cốc, ví dụ cốc đế "kawa-u". Chữ này gồm có Đệ 弟 (em, huynh đệ) và bộ Điểu 鳥.
  • Gõ kiến là 啄木鳥 Trác Mộc Điểu, tức là chim mổ cây, viết vậy nhưng đọc là "gera".
  • Diều hâu gọi là 鷹 Ưng "taka", gồm chữ 雁 Nhạn và bộ Điểu 鳥.
  • Đại bàng là 鷲 Thứu, đọc là "washi", chữ này gồm chữ Tựu 就 (thành tựu, tề tự ở đâu đó) làm âm đọc và bộ Điểu 鳥.
  • Cú mèo thì dùng 木菟 Mộc Thố hay 梟 Kiêu. Chữ Kiêu này gồm có con chim (鳥 Điểu) đậu trên cây (木 Mộc).
  • Cò là 鷺 Lộ "Sagi" đồng âm với 詐欺 Trá Khi sagi nghĩa là "lừa đảo". Takahashi khuyên bạn đừng làm "cò"!

Nguyên tắc 3: Kanji của người Nhật và cấu tạo kanji chỉ tên chim

Tiếng Nhật cũng tạo ra chữ kanji để viết tên chim, như 鴫 gồm có Điền 田 "ta" và Điểu 鳥 "tori", tức là "chim ruộng", chỉ loài dẽ giun sống ở ruộng.
Hay như chữ 鳰 gồm có 入 Nhập và Điểu, tức là "chim lội vào", bạn có thấy khá dễ nhớ không? Chữ này chỉ chim lội nước lội vào ruộng để kiếm đồ ăn.

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Tên tiếng Việt các nhân vật Conan

Chuyển theo yêu cầu độc giả và chỉ mang tính chất giải trí.

Kudō Shin'ichi 
工藤 新一 Kudō Shin'ichi = Khương Nhất Tân 姜一新

Mōri Ran
毛利 蘭 (Mōri Ran; kj: Mao Lợi Lan) = Mao Thiên Lan 毛天蘭

Miyano Shiho
宮野志保 Miyano Shiho (Cung Dã Chí Bảo) = Cung Quỳnh Thư 宮瓊書

Kuroba Kaitō
黒羽 快斗 Kuroba Kaitō, Hắc Vũ Khoái Đẩu = Hoắc Khái Đạo 霍慨道

Nakamori Aoko
中森 青子 Trung Sâm Thanh Tử = Viên Thị Bích 袁氏碧

Mōri Kogoro
毛利 小五郎 Mao Lợi Tiểu Ngũ Lang = Mao Văn Tứ 毛文四
(Ba của Mōri Ran)

Kisaki Eri
妃 英理 Phi Anh Lí = Cơ Thanh Huệ 姬清恵
(Má của Mōri Ran)

Edogawa Conan
江戸川 コナン Giang Hộ Xuyên Conan = Phổ Khang Nam 浦康南

Haibara Ai
灰原 哀 Haibara Ai, Hôi Nguyên Ai = Hầu Thị Thương 侯氏倉

Kudō Yukiko
工藤 有希子 Công Đằng Hữu Hi Tử = Khương Thị Tuyết 姜氏雪
Má của Conan.

Kudō Yūsaku
工藤 優作 Công Đằng Ưu Tác = Khương Tuấn Dũng 姜俊勇
Ba của Conan.

Hattori Heiji
服部 平次 Phục Bộ Bình Thứ = Hàm Thái Bình 咸太平

Hattori Heizō
服部 平蔵 Phục Bộ Bình Tàng = Hàm Thanh Bình 咸青平

Hattori Shizuka
服部 静華 Phục Bộ Tĩnh Hoa = Hàm Thục Hiền 咸熟賢

Suzuki Sonoko
鈴木 園子 Linh Mộc Viên Tử = Lê Thị Uyên 梨氏淵

Suzuki Ayako
鈴木 綾子 Linh Mộc Lăng Tử = Lê Thị Trang 梨氏粧

Suzuki Jirokichi
鈴木 次郎吉 Suzuki Jirōkichi Linh Mộc Thứ Lang Cát = Lê Cát Thứ 梨吉次

Megure Jūzō
目暮 十三 Mục Mộ Thập Tam = Mông Trọng Tạo 蒙重造

Satō Miwako
佐藤 美和子 Tá Đằng Mĩ Hòa Tử = Nguyễn Thị Mỹ Hà 阮氏美河

Uehara Yui
上原 由衣 Thượng Nguyên Do Y = Lục Tuyết Như 陆雪如

Matsuda Jinpei
松田 陣平 Tùng Điền Trận Bình = Tùng Thuận Bình 松順平

Chiba Isshin
千葉一伸 Thiên Diệp Nhất Thân = Diệp Nhất Tâm 葉一心

Sera Masumi
世良 真純 Sera Masumi Thế Lương Chân Thuần = La Hà Thanh 羅河清

>> Xem danh sách nhân vật

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Nói lời chia buồn trong tiếng Nhật

Khi ai đó gặp bất hạnh, điều không may thì bạn thường chia buồn với họ.

ご愁傷様! Go-Shuushou sama | ご愁傷様でした! Go-Shuushou sama deshita
Đây là cách chia buồn trang trọng, 愁傷 nghĩa là "Sầu Thương". Câu nói có thể dịch là "Thành thật chia buồn với anh/chị".

お気の毒様 O-kinodoku-sama
"Tôi rất lấy làm tiếc cho anh/chị".

お気の毒です
O-kinodoku-desu = "Thật đáng tiếc"

Với bạn bè:
大変でしたね Taihen deshita ne
可哀そう Kawaisou

Ngoài ra còn có:
この度のご不幸、大変残念なことでした。
Kono tabi no go-fukou, taihen zannen-na koto deshita.
Việc bất hạnh lần này thật là một việc đáng tiếc.

Bạn sử dụng các cách nói trên chắc là đủ. Ngoài ra, bạn có thể động viên người gặp bất hạnh, không may.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Thơ haiku - Tâm hồn nước Nhật

Thể thơ nào là tâm hồn nước Việt? Đó chắc chắn là thể thơ lục bát, hay xa hơn là song thất lục bát. Nếu chỉ nói thơ haiku thì bạn sẽ khó hình dung, nên tôi phải dùng cách so sánh: Thơ haiku với người Nhật cũng giống như thơ lục bát với người Việt vậy.

Có một bài haiku mà tôi vẫn nhớ, à thực ra là tôi chỉ nhớ đúng một bài nên nếu bạn nào theo dõi trang saromalang thường xuyên thì sẽ còn gặp bài này nhiều vì tôi chỉ nhớ mỗi bài này:

下駄洗う 音無し川や 五月晴れ
Geta arau, Oto nashi kawa ya, Satsukibare

Ở đây thì Satsuki là tháng năm âm lịch, viết là 五月 (Ngũ Nguyệt) nhưng không đọc là Go-gatsu mà đọc là Satsuki. Satsuki-bare là sự trong lành của tháng năm âm lịch, ở đây "bare" là biến âm của 晴れ hare nghĩa là trời trong lành (晴れる hareru).

Thơ haiku có quy tắc âm là 5-7-5 như trên, tuy nhiên có thể là 7-9-7 nữa. Để làm thơ hay thì phải có từ chỉ mùa, thời gian gọi là 季語 Kigo (Quý Ngữ), như mùa nào hay tháng mấy. Cũng có thể dùng miêu tả để ám chỉ, ví dụ như hoa anh đào nở thì chắc chắn là mùa xuân rồi. Ngoài ra phải có ngắt nữa, gọi là 切れ kire, tức là ngắt tứ thơ ra thành các câu riêng, ở trên chính là "や ya", từ này có tác dụng ngắt mạch thơ thành hai vế. Thơ haiku phải có một chỗ ngắt "kire" như thế.
"Kire" thường là: 「もがな」「し」「ぞ」「か」「よ」「せ」「れ」「つ」「ぬ」「へ」「ず」「いかに」「じ」「け」「らん」.

Thơ haiku cũng phải để là dư âm (余韻 Yoin = Dư vận / Dư vần). Và thơ haiku thể hiện sự tả thực khách quan (客観写生 Kyakkan Shasei = Khách Quan Tả Sinh) nên bạn phải tả chân sự vật, sự việc đúng như nó diễn ra.

Bạn nên nghiên cứu các bài thơ nổi danh và học các quy tắc thì có thể trở thành nhà thơ haiku được. Một số điều bạn nên làm:

  • Học nguyên lý thơ haiku, học các quy tắc và ví dụ nổi tiếng
  • Làm thật nhiều thơ haiku, tham gia các cuộc thi

Bạn phải đầu tư thời gian. Ngoài ra cần nói thêm là việc làm thơ haiku giúp bạn hiểu tiếng Nhật tốt hơn đấy. Vì bạn phải tìm hiểu, suy tư tìm ý thơ mà. Việc suy nghĩ là điều cơ bản khi học ngoại ngữ hay ngôn ngữ.

Asagao ya, Sora to katarau, Iro jiman

Dịch thơ haiku

Giờ tôi sẽ chuyển qua dịch thơ nhé. Vẫn là bài thơ haiku trên (tôi chỉ biết mỗi bài này mà!):

下駄洗う 音無し川や 五月晴れ
Geta arau, Oto nashi kawa ya, Satsukibare
Nghĩa đen: Rửa guốc, Dòng sông tĩnh lặng, Tháng năm trong lành

Nhưng dịch thơ ra haiku tiếng Việt thì đâu có gì hay. Giống như bạn làm thơ lục bát tiếng Nhật thôi, không phải là không thể, nhưng không có gì đặc sắc. Tôi sẽ dịch theo đúng thể thơ tiếng Việt như sau:

Sáng tháng năm lặng im như đá
Bến nước này rửa gá mang chân
*Gá: Guốc (từ cổ)
Takahashi thi sỹ thời cổ đại

Ngoài ra, tôi cũng chuyển một số ý tứ tiếng Việt thành thơ haiku cho nó hoành (bánh) tráng:

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Hỏi tại sao trong tiếng Nhật

Doushite?

Doushite là hỏi tại sao trong nói chuyện hàng ngày, nghĩa gốc là "Dou shite" (làm như thế nào).
Doushite watashi wo damashita no ka? Tại sao lại lừa dối tôi?

Hay đơn giản hơn là: Doushite? Tại sao?
Doushite desu ka? Vì sao lại thế ạ?

Naze?

"Naze" là hỏi tại sao dùng trong cả văn nói lẫn văn viết. Bạn có thể dùng trong văn chính luận được.

Naze kimi ga itta ka wo shiritai. Tôi muốn biết vì sao cậu đi.
Kimi ga naze itta ka wo shiritai. Tôi muốn biết cậu vì sao đi.

Naze? Vì sao?
Naze desu ka? Vì sao ạ?

Naze ka to iu to, ... = Bởi vì, [lý do].
Nghĩa đen là "nếu nói là vì sao thì ...".

Nande?

Cũng là dạng ngôn ngữ nói cho "tại sao". Cách dùng như trên.
Nande konai no? Vì sao anh (em) không đến?

Ngoài ra còn có cách hỏi như "Lý do ... là gì?", "Nguyên nhân ... là gì?".

・・・(の)理由は何ですか?

... (no) riyuu wa nan desu ka?
Lý do (của) ... là gì?

Chỉ dùng "no" nếu trước 理由 là danh từ, còn nếu là vế câu thì không cần.

Danh từ:
欠席の理由は何でしょうか?
Kesseki no riyuu wa nan deshou ka? Lý do bạn vắng mặt là gì?

Vế câu:
ピクニックに行かない理由は何?
Pikunikku ni ikanai riyuu wa nani?
Lý do không đi dã ngoại là gì?

Ở đây lả hỏi dạng tắt. Có thể hỏi tắt hơn là ・・・理由は?


・・・(の)原因は何ですか?

... (no) gen'in wa nan desu ka?
Nguyên nhân (của) ... là gì?

Cách dùng như hỏi lý do ở trên. Có thể hỏi tắt là "... gen'in wa nani?" hay "... gen'in wa?".

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Ba cột trụ khi học tiếng Nhật

Làm sao để học ngữ pháp tiếng Nhật khi không biết nhiều từ vựng?


Nền tảng tiếng Nhật gồm 3 thứ: Chữ kanji, Ngữ pháp, Từ vựng. Nền tảng tiếng Nhật của bạn có thể đo bằng số chữ kanji bạn biết, các mẫu ngữ pháp bạn hiểu và số lượng từ vựng tiếng Nhật của bạn. Bạn chỉ cần nâng cao 3 thứ này lên là tiếng Nhật của bạn sẽ tăng lên theo.
Nhiều bạn cảm thấy u sầu về khả năng tiếng Nhật của mình và dành phần lớn thời gian để u sầu thay vì nâng cao nền tảng tiếng Nhật của mình. Đó là vì các bạn nghĩ giỏi tiếng Nhật nghĩa là giao tiếp nhanh như gió và hiểu mọi thứ người Nhật nói. Các bạn muốn ngay lập tức mình giao tiếp tốt tiếng Nhật mà không muốn mất thời gian để xây dựng nền móng tiếng Nhật cho riêng mình. Bằng cách này, các bạn không có nền tảng và mong muốn giỏi tiếng Nhật trong vô vọng.

Nếu thực sự muốn giỏi tiếng Nhật, bạn phải nâng cao 3 cột trụ này

Đo nền tảng tiếng Nhật của bạn
Bạn hãy đo nền tảng tiếng Nhật của mình theo các yếu tố:
  • Số chữ kanji bạn biết
  • Số mẫu ngữ pháp bạn hiểu
  • Số lượng từ vựng tiếng Nhật bạn nhớ được

Tầm quan trọng của chữ kanji: Cùng với hiragana và katakana, chữ hán tự (kanji) chính là bảng chữ cái tiếng Nhật. Bạn làm sao mà học được tiếng Nhật nếu không học bảng chữ cái của nó? Bạn cần học chữ kanji vì tổng cộng chỉ khoảng 2 ngàn chữ mà thôi. Học sinh tiểu học của Nhật học cặn kẽ trong 6 năm, nhưng bạn không cần nhiều thời gian như thế. Học sinh tiểu học ở Nhật còn phải học các môn khác và cũng không thể nào tư duy như người lớn được. Bạn nên học 2000 chữ kanji này trong vòng 6 tháng với mục tiêu nhận được mặt chữ và hiểu ý nghĩa, còn âm đọc tiếng Nhật thì có thể từ từ học sau.

Học ngữ pháp khi chưa biết nhiều từ vựng

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Tính ước lệ trong ngôn ngữ

Thế nào là ngôn ngữ ước lệ?

Tiếng Việt là một ngôn ngữ ước lệ. Tiếng Nhật, tiếng Hoa cũng vậy. Nhìn chung, các ngôn ngữ có sử dụng hán tự đều có tính ước lệ. Ngôn ngữ ước lệ chính là việc "dùng hình ảnh miêu tả ước lệ để chỉ sự vật, sự việc". Miêu tả ước lệ là miêu tả một cách chung nhất, dễ nắm bắt nhất về một hình ảnh trực quan nào đó. Takahashi sẽ lấy ví dụ cho dễ hiểu:
  • Lọt mắt xanh: Chỉ sự hài lòng, nếu bạn hài lòng ai đó thì có thể nói là người đó lọt mắt xanh của bạn.
  • Nhà cao cửa rộng: Chỉ sự giàu có, sung túc. Đây là hình ảnh một ngôi nhà xây cao, cửa ra vào rộng, nghĩa là bạn dư dả về tài chính chứ không nhất thiết bạn phải có ngôi nhà như thế thật. Có thể bạn giàu nhưng thích sống lang thang (homeless) hay chỉ ở khách sạn. Hay bạn chỉ thích sống nhà nhỏ và cửa "bé như mắt muỗi".
  • Nứt đố đổ vách: Siêu giàu!
Câu "lọt mắt xanh" vốn xuất phát từ một điển tích cổ của Trung Hoa, đó là ông X đời nhà Y nào đó khi hài lòng thì mắt thường chuyển màu xanh.

Tiếng Nhật cũng là một ngôn ngữ ước lệ

Người Nhật hay nói: 一石二鳥 Isseki Nichou (Nhất thạch nhị điểu), nghĩa là "Một mũi tên trúng hai đích", nghĩa đen của 一石二鳥 thì là một hòn đá hai con chim.

黄梁一炊の夢 Kouryou Issui no yume (Hoàng Lương Nhất Xuy nô mộng): Giấc mộng hoàng lương. Đây là giấc mộng vinh hoa phú quý ngắn ngủi và không có thực, hay là ảo mộng về sự giàu có. Cách nói này xuất phát từ điển tích Lỗ Sinh đi thi làm quan, mong trở nên vinh hoa phú quý và được cho mượn cái gối thần kỳ khi ở Hàm Đan - kinh đô nước Triệu. Lỗ Sinh mơ giấc mơ vinh hoa phú quý nhưng khi tỉnh dậy thì hóa ra đó chỉ là một giấc mộng ngắn ngủi trong khi "hoàng lương" (một loại lương thực) còn chưa kịp đun chín. Còn gọi là 黄梁の夢 Kouryou no yume, hay 邯鄲の枕 Kantan no makura (Cái gối Hàm Đan), 盧生の夢 Rosei no yume (Giấc mộng của Lỗ Sinh).

Mộng hoàng lương là đây!

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Tại sao câu trả lời thì dùng GA thay vì WA?

Có bạn hỏi câu rất hay ở Trợ từ tiếng Nhật, có gì khó đâu?? Phần 1: WA và GA là có phải trong câu trả lời thì sẽ dùng "GA" thay vì "WA" hay không.

Takahashi trả lời ở đây tiếp nối chủ đề trợ từ tiếng Nhật từ lần trước "Có chủ đề rồi thì ta dùng GA":

Tùy theo câu hỏi, nhưng câu hỏi "Ai" (dare), "Cái gì" (nani) thì chúng ta phải dùng が GA. Trong trường hợp đó câu trả lời cũng phải dùng GA.

Ví dụ:
誰が一番料理が上手ですか。Dare GA ichiban ryouri ga jouzu desu ka?
Ai nấn ăn giỏi nhất

=> Trả lời:
町ちゃんです。 Machi-chan desu.
Hoặc là:
町ちゃん一番料理が上手です。 Machi-chan ga ichiban ryouri ga jouzu desu.
Bé Machi nấu ăn giỏi nhất.

Có thể trả lời tắt: 町ちゃんがです。 Machi-chan ga desu.

Ví dụ 2:
何の花が日本で一番きれいですか。 Nan no hana ga nihon de ichiban kirei desu ka?
Hoa nào đẹp nhất ở Nhật?
=> 桜です。 Sakura desu. / Hoa sakura.
Nếu trả lời đầy đủ hơn: 桜一番きれいです。 Sakura ga ichiban kirei desu.

Tại sao câu hỏi và câu trả lời dùng trợ từ GA thay vì WA?

Việc này liên quan tới chủ đề thôi. Trong các câu hỏi trên chủ đề không phải là "Ai" hay "Cái gì" (đây chỉ là từ để hỏi) mà thực ra chủ đề là "người nấu ăn giỏi nhất", "hoa đẹp nhất Nhật Bản" kia mà. "Wa" dùng với chủ đề, nên sẽ không đi theo sau "Dare (ai)" hay "Nani (cái gì)" bao giờ. Do đó mà dùng GA.

Nếu không phải câu trả lời cho câu hỏi Ai/Cái gì, thì lại dùng は Wa cho câu kể thông thường:
桜は日本で一番美しいです Sakura WA nihon de ichiban utsukushii desu
町ちゃんは料理が上手です Machi-chan WA ryouri ga jouzu desu

Cách dùng chữ kanji NHẬT 日

Chữ Nhật 日 là một chữ dùng rất nhiều trong tiếng Nhật, đặc biệt hơn nó cũng có nhiều cách đọc nên bài này Takahashi giới thiệu cách sử dụng chữ này cho bạn.

"Hi"

Bình thường, chữ này là "hi", tức là "ngày", "hôm". Ví dụ 雨の日 "ame no hi" là "ngày mưa", 晴れの日 "hare no hi" là "ngày nắng".
Khi đi ghép với từ kanji khác trước đó thì đổi sang là "bi" (biến âm):
月曜日 Getsu You bi = thứ hai, Monday (Nguyệt Diệu Nhật)
火曜日 Ka You bi = thứ ba, Tuesday (Hỏa Diệu Nhật)

Đặc biệt, ngày chủ nhật thì có tới hai chữ Nhật:
日曜日 Nichi You bi = chủ nhật (Nhật Diệu Nhật)
Chữ Nhật đầu tiên đọc là "nichi" (âm ON) còn chữ thứ hai đọc là "bi" (âm KUN biến âm).

"Hi" cũng có nghĩa là mặt trời:
お日様 O-hi-sama = Ông mặt trời
日 hi = mặt trời
日差し hizashi = tia nắng, ánh nắng (sashi nghĩa là đâm, chiếu, v.v... biến âm thành "zashi")
日傘 higasa = dù che nắng (kasa là dù, ô, biến âm thành "gasa")
日陰 hikage = bóng râm (kage là "bóng, bóng tối")

Cùng cách đọc là "hi" mà có hai nghĩa như trên. Vì mặt trời và ngày có quan hệ mật thiết mà ^^

"Nichi"

Chữ Nhật cũng đọc là Nichi. Cách này thường dùng để chỉ Nhật Bản, tức nước Nhật và cũng dùng để chỉ "ánh mặt trời" hay "ngày". Ví dụ như sau:
日光 Nikkou (nichi + kou = nikkou) = ánh mặt trời, ánh nắng

日本 Nhật Bản: Chữ này có 2 cách đọc là "Nihon" và "Nippon" (nichi + hon = nippon do biến âm)
日中 Nitchuu (にっちゅう, Nhật Trung) = Nhật Bản và Trung Quốc
日中関係 Nitchuu kankei (Nhật Trung Quan Hệ) = Quan hệ Nhật và Trung Quốc
中日関係 Chuunichi kankei = Quan hệ Trung - Nhật
日露戦争 Nichi Ro Sen Sou (Nhật Lộ Chiến Tranh) = Chiến tranh Nga - Nhật, "Lộ" Ro ở đây là chỉ Rosia, tức Nga.
日韓 Nikkan (Nhật Hàn) = Nhật - Hàn
日韓会談 Nikkan kaidan (Nhật Hàn Hội Đàm) = hội nghị Nhật - Hàn

日系企業 Nikkei Ki Gyou (Nhật Hệ Xí Nghiệp) = công ty Nhật Bản (phân biệt với công ty các nước khác)
日系アメリカ人 Nikkei amerika Jin = người Mỹ gốc Nhật

"Nichi" cũng dùng chỉ ngày:
日用品 Nichi You Hin (Nhật Dụng Phẩm) = đồ dùng hàng ngày
日刊 Nikkan (Nhật San) = báo ngày, tạp chí ngày
日課 Nikka (Nhật Khóa) = công việc hàng ngày
日記 Nikki (Nhật Ký) = nhật ký
日給 Nikkyuu (Nhật Cấp) = lương ngày
日時 Nichi Ji (Nhật Thời) = ngày giờ
毎日 Mai Nichi (Mỗi Nhật) = hàng ngày

5月12日 Go Gatsu Juuni Nichi = ngày 12 tháng 5
(Chú ý: Các ngày 1 tới 10 thì đọc theo âm thuần Nhật, ngày 1 là 一日 "tsuitachi", 2 = futsuka, 3 = mikka, 4 = yokka, 5 = itsuka, 6 = muika, 7 = nanoka, 8 = youka, 9 = kokonoka, 10 = touka)

"Jitsu"

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Học tiếng Nhật qua triết lý "Đời ngang trái"

Đây là nội dung từ Facebook của Saroma Lang [View post]:

-0-
Đời ngang trái lắm!
人生はなんて不条理なんだ!
Jinsei wa nante fujōri nan da!

Bạn đi học, ra trường, đi làm và lấy một cô vợ giàu có, xinh đẹp.
あなたは学校に通って卒業して就職し金持ちで美しい嫁をもらった。
Anata wa gakkō ni kayotte sotsugyō shite shūshoku shi, kanemochi de utsukushii yome o moratta.

Đời tưởng không còn gì đẹp hơn, cho tới một ngày cô vợ bạn thu dọn đồ đạc lái xe đi mất.
この人生より美しいものがないと思ったらある日あなたの奥さんは荷物を片付け、車で去っていった。
Kono jinsei yori utsukushii mono ga nai to omottara, aru hi anata no okusan wa nimotsu o katadzuke, kuruma de satte itta.

Để bạn lại với trái tim tan nát và hàng ngàn câu hỏi, kiểu như "Làm sao để lấy lại chiếc xe thân yêu?"
あなたはずたずたになった心と「どうやって親愛なる車を取り戻すか」など何千もの質問とともに残っている。
Anata wa zutazuta ni natta kokoro to "dō yatte shin'ai-naru kuruma o torimodosu ka" nado nanzen mo no shitsumon to tomo ni nokotte iru.

[Quảng cáo ↓]

Hãy gắn bộ định vị GPS của Takahashi Corp. Giá rẻ, an toàn và đặc biệt không bao giờ lo mất xe! Vì một cuộc đời không ngang trái, hãy mua ngay bộ định vị GPS của Takahashi Corp.!
Takahashi Corp.のGPSユニットを設置しましょう!格安で安全であり特に車を取られる心配が要りません。不条理にならない人生のために、すぐTakahashi Corp.のGPSユニットのご購入へ!
Takahashi Corp. no GPS yunitto o setchi shimashou! Kakuyasu de anzen de ari tokuni kuruma o torareru shinpai ga irimasen. Fujōri ni naranai jinsei no tame ni, sugu Takahashi Corp. no GPS yunitto no gokōnyū e!
-1-

Đời không ngang trái sao được, khi thứ yêu quý nhất đời đã rời bỏ bạn mà đi!


Có 3 thứ quan trọng khi học tiếng Nhật: Ngữ pháp (文法 Bunpou = VĂN PHÁP), từ vựng (語彙 goi = NGỮ VỊ) và ý nghĩa luận (意味論 imiron = Ý VỊ LUẬN). Bài này sẽ đề cập đến 3 thứ này để các bạn mới bắt đầu cũng không hiểu được... à cũng hiểu được.

Câu đầu tiên:
Đời ngang trái lắm!
人生はなんて不条理なんだ!
Jinsei wa nante fujōri nan da!

Đây là mẫu ngữ pháp: "[Danh từ N] wa [Tính từ "na" A-"na"] da" hay dạng lịch sự hơn thì thay "da" bằng "desu".
人生は不条理だ!
Jinsei wa fujōri da!
Câu này là: "Đời ngang trái!" hay "Đời là ngang trái!". Để thêm vào sự cảm thán thì chúng ta dùng "nante", tức là giống như "lắm" trong tiếng Việt vậy. Ở đây chúng ta phải hiểu ý nghĩa của "lắm", đó không phải là "rất" hay "nhiều" mà thực ra là cảm thán (trường hợp này là cảm thán một cách chua chát). Tương ứng trong tiếng Nhật là "nante", đây thể hiện cảm thán của bạn với một sự việc tiêu cực khiến bạn phải nhăn mặt.
Nếu nói là:
人生はとても不条理だ!
Jinsei wa totemo fujōri da!
thì câu này vẫn chỉ là một câu kể: Đời rất ngang trái!

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Nhật

Một ví dụ về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Nhật là cách sử dụng 御中 (onchuu, NGỰ TRUNG) và 様 (sama) khi bạn viết giấy gửi tới ai. Khi bạn viết thư, gửi báo giá, gửi thông báo, v.v... thì sẽ sử dụng những từ này. Nó giống như nghĩa "Kính gửi" trong tiếng Việt vậy.


Tuy vậy, không chỉ người Việt học tiếng Nhật mà người Nhật cũng dùng sai. Quy tắc ở đây là không được dùng 御中 và 様 cùng với nhau vì sẽ giống như là 「~様様」("Kính gửi kính gửi ~").

Các cách sau là sai:
●●株式会社様御中

●●株式会社御中様

●●株式会社御中 高橋

●●株式会社 総括部御中 高橋

Các cách dùng đúng:

●●株式会社 高橋様

●●株式会社御中

●●株式会社 総括部 御中

Một cách nữa không sai nhưng không chuẩn là cách dùng させていただきます (sasete itadakimasu).
Ví dụ khi bạn thuyết trình (プレゼンテーション PRESENTATION) và bạn muốn bắt đầu buổi thuyết trình. Nhiều người sẽ nói:

それではプレゼンを開始させていただきます。
Sore de wa purezen wo kaishi sasete itadakimasu.
Tôi xin được cho phép thuyết trình.

Nếu dịch ra tiếng Việt như trên thì bạn thấy là không ổn lắm đúng không, dù không hẳn là sai. Cách nói chuẩn ("tiếng Nhật trong sáng") phải là:

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Có chủ đề rồi thì ta dùng GA

Trợ từ WA (は) thường dùng với CHỦ ĐỀ (topic) mà chúng ta đang nói tới. Khi nói về thuộc tính, hành động hay diễn giải về chủ đề đó thì ta dùng trợ từ GA (が).
Ví dụ câu nói sau:
  • Tiền bạc ư? Rồi sẽ có ngày hết.
  • お金?なくなる日来る。
  • Okane? Nakunaru hi ga kuru.
Dùng "ga" vì vế sau vẫn đang nói tới chủ đề là "Tiền", tức là đầy đủ sẽ là "Okane WA nakunaru hi GA kuru". Nếu nói là:
  • なくなる日は来る。
  • Nakunaru hi wa kuru.
thì lúc này chủ đề lại là "nakunaru hi", thành ra "Ngày hết sẽ tới" còn ngày hết của cái gì thì không rõ. Khi đó, câu nói trở nên rời rạc vì chủ đề thay đổi liên tục, dù vẫn đoán được nhưng sẽ khó hiểu.

Hiểu điều trên sẽ giúp bạn VIẾT TIẾNG NHẬT (作文 sakubun TÁC VĂN) tốt hơn.

>> Tiếng Nhật - Ngôn ngữ chủ đề

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Phải chuyển ngữ cho đúng

Việc học ngoại ngữ sẽ giúp chúng ta hiểu đúng về ngôn ngữ và diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu. Người biết nhiều ngoại ngữ thường lương cao, không hẳn là do họ biết nhiều ngoại ngữ (vì có khi cũng không dùng tới) bởi vì họ hiểu và diễn đạt ngôn ngữ tốt, đúng bản chất, không vòng vo hay ngụy biện.

Tôi lấy ví dụ từ 敬語 Keigo (kanji: KÍNH NGỮ), tại sao tôi dịch là "Từ ngữ tôn kính" mà không phải là "Kính ngữ"?

Bởi vì "Kính ngữ" không phải là từ có trong tiếng Việt, nó xa lạ và khó hiểu với người không học tiếng Nhật và thậm chí khó hình dung với cả các bạn học tiếng Nhật.

Tại sao không dịch cho dễ hiểu để ai cũng hiểu được? Có lẽ vì người ta không biết chuyển ngữ thế nào cho đúng.

Nếu dùng "Kính ngữ", nhiều người sẽ nghĩ keigo là cái gì đó rất riêng biệt trong tiếng Nhật, hay là "chỉ tiếng Nhật mới có", trong khi sự thực lại không như vậy. Tiếng Việt cũng có từ ngữ tôn kính chứ. Tiếng Anh cũng vậy. Ví dụ thay vì nói "I send you a letter" hay "I like to send you a letter" thì dạng lịch sự phải là "I would like to send you a letter". Nếu bạn không nắm rõ các cách dùng từ ngữ tôn kính thì sẽ khó thăng tiến trong công việc hay gây cảm tình tốt trong cuộc sống. Bạn phải xã giao mà!

Hơn nữa, dịch là "Kính ngữ" làm người học tiếng Nhật sẽ nghĩ "nó rất khó" (nên mới cần từ chuyên biệt để gọi tên) nhưng thực tế là nó không khó. Keigo chỉ là một nhu cầu, chúng ta học khi chúng ta có nhu cầu. Đơn giản nhất là dùng bị động, ví dụ thay vì "Ikimasu ka" thì là "Ikaremasu ka", hoàn toàn có khó gì đâu??

Dịch là "Kính ngữ" thì cũng không phải là sai, nhưng dễ gây hiểu sai nên tôi không dùng cách này.

Giáo sư Cao Xuân Hạo cũng chỉ ra rất nhiều cái sai trong sách vở Việt Nam:

Tiếng Nhật chửi rủa - Tiếng lóng

Bài này tôi muốn nói về tiếng Nhật chửi rủa và từ lóng tiếng Nhật. Bực mình, điên tiết là cảm xúc chung của con người, làm sao để diễn đạt chính xác mức độ sôi máu của bạn cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công trong cuộc sống.

Nhiều người vì không quen chửi, hay không đủ vốn từ mà không diễn tả được, nên mang nỗi ấm ức trong mình rất hại sức khỏe và cũng không truyền tải được thái độ của mình đến đối phương.

Vì thế, nếu bạn sống ở Nhật thì học ngôn ngữ chửi và từ lóng tiếng Nhật cũng rất cần thiết, không hẳn để bạn chửi mà để bạn hiểu được thái độ của mọi người xung quanh (với bạn và với nhau). Nếu bạn chửi không đúng cách, bạn sẽ bị thua thiệt. Bạn không thể áp dụng cách chửi của Việt Nam, của Mỹ tại Nhật được, sẽ như "nước đổ lá khoai" mà thôi!

Joudan ja nee! = Không phải chuyện đùa!

Nhật ngữ chửi luận


馬鹿野郎 / ばかやろう = Baka yarou 
Thằng ngu!

Yarou tiếng Nhật là "thằng, thằng chó, thằng cha" (kanji: DÃ LANG = thằng cha hoang dã). Đây là cách chửi thông dụng, không hẳn là bậy. "Baka" nghĩa là ngu, ở đây là "Baka yarou" chứ không phải "Baka na yarou" nhé.

この野郎!/ こんやろう! = Kono yarou / Kon yarou
Thằng chó này!

Ví dụ:
わからないか、このやろう! = Mày không hiểu à cái thằng chó này!
見えないかこのやろう!Mienai ka, kono yarou! = Mày mù hả thằng này!

こいつ!
Koitsu = Cái thằng này! Xin hãy xem bài Nhân xưng trong tiếng Nhật nếu muốn tìm hiểu thêm.

くそったれ / 糞っ垂れ  = Kusottare
Thằng cu*'t này!

Kuso tiếng Nhật là "phân, cu*'t", "tare" là buông xuống, dính.

くそがき / くそ餓鬼 = Kusogaki
Thằng trẻ ranh!

Kuso thì là như trên, gaki là chỉ "trẻ em, trẻ ranh", ở đây Kusogaki là loại trẻ em vẫn đái dầm đó. Gaki là từ có nguồn gốc Phật giáo, là 餓鬼 (NGẠ QUỶ), tức là "Quỷ đói", chỉ trẻ em thứ gì cũng ăn.

畜生 / ちくしょう = Chikushou!
Chó chết!

畜生 nghĩa là "SÚC SINH".

こんちくしょう! Kon chikushou!
Cái thằng chó chết này!

"Kon" là nói nhanh, nói điệu của "Kono".

カス! Kasu!
Đồ cặn bã

Kasu (糟) đúng có nghĩa là "cặn" trong tiếng Nhật, ví dụ 酒カス Sake kasu nghĩa là "bã rượu".

くず! Kuzu!
Đồ rác rưởi!

Kuzu (屑) trong tiếng Nhật nghĩa là những mảnh rác vụn, ví dụ 切り屑 Kirikuzu nghĩa là "mạt cưa", những mảnh vụn do bào, tiện tạo ra.

オカマ! Okama!
Đồ đồng tính!

Đây là từ dùng miệt thị người đồng tính nam. Nếu người ta biết giới tính của bạn, người ta có thể xoáy vào đó dù bạn chẳng có gì xấu.

情けない! Nasakenai!
Đáng thương!

Đây là cách chửi theo nghĩa bạn thật đang thương hại, chửi bằng cách hạ thấp nhân phẩm của bạn. "Nasake" có nghĩa là "lòng tốt, tình người", "Nasake-nai" chỉ việc bạn không nhận được lòng tốt của ai, hay rất đáng thương. Từ này cũng có nghĩa tốt khi bày tỏ sự đồng cảm trước một thảm cảnh.
情けない奴 Nasakenai yatsu = Đồ đáng thương / Kẻ đáng thương hại
お前は情けない奴だね Omae wa nasakenai yatsu da ne = Mày là kẻ đáng thương hại

相手されない Aite sarenai
Không ai thèm chấp!

お前は相手されないよ Omae wa aite sarenai yo = Không ai thèm chấp mày đâu!
Câu này để chửi xoáy vào sự đáng thương hại. "Aite" nghĩa là đối phương, đối thủ, người đang nói chuyện, "aite sarenai" có nghĩa là không ai coi bạn là người đang nói chuyện với họ.


Chửi "Chết đi": Nặng nhất
Cách chửi nặng nề nhất trong tiếng Nhật là "Mày chết đi!" như dưới đây:

死ね Shine! / 死ねよ!Shineyo! / 死ねや!Shine ya!
Mày chết đi!

Chú ý là, cách chửi nặng nề nhất trong tiếng Mỹ là "Loser!" (Tức "Đồ thất bại / Đồ kém cỏi") vì văn hóa Mỹ coi trọng thành tựu cá nhân, nên "kém cỏi" (loser) bị coi là từ nhục mạ cao độ. Còn văn hóa Nhật thì không như vậy, văn hóa Nhật coi trọng chủ nghĩa tập thể và sự hài hòa, nên nếu bạn rủa ai đó "Chết đi" nghĩa là người đó thực sự đáng ghét và không nằm trong tập thể. Tiếng Nhật cũng có từ để chỉ "Kẻ thất bại / Kẻ kém cỏi", đó là:

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Đôi khi cũng phải nói tắt cho nó ... pro

Đôi khi cũng phải nói tắt tiếng Nhật cho pro các bạn ạ. Tức là chúng ta sẽ nói tiếng Nhật nói chuyện hàng ngày ý mà.

Ví dụ:

どうしてお金を出さんといけんのか?
Doushite okane wo dasan to iken no ka?

Nếu không quen ngôn ngữ nói tiếng Nhật, các bạn có thể thấy hoa mắt.
Thật ra câu này là:

どうしてお金を出さないといけないのか?
Doushite okane wo dasanai to ikenai no ka?
Tại sao lại phải chi tiền?

Khi nói tắt thì ない thành ん (tức "n"). Ở đây là mẫu Vないといけない, tức là "phải V" (bắt buộc phải làm gì đó). Phân tích ngữ pháp sơ cấp thì là "Không V là không được".

Ở đây と (to) nghĩa là "Nếu":
Vないと = Nếu không V

いけない ikenai nghĩa là "không được", giống như ならない naranai vậy.

Nói theo nghĩa đen thì do 行く iku là "đi", nên "ikenai" là không đi được.
なる naru là "thành, trở nên", nên ならない "naranai" là "không đúng, không được, không thành".

Các cách nói sau là tương đương với Vないといけない:
出さないといけない dasanai to ikenai
出さなければいけない dasanakereba ikenai
出さなければならない dasanakereba naranai
出さないとならない dasanai to naranai
出さなくてはならない dasanakute wa naranai
出さなくてはいけない dasanakute wa ikenai

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Thử phân biệt trợ từ WA và GA

Đây là bài Note trên Facebook saromalang (URL). Để tìm hiểu về cách dùng WA, GA bạn nên lên Wikipedia tiếng Nhật xem, sẽ rất hữu ích và học hỏi được nhiều điều. Ví dụ Tokugawa, Basho, ...

==Nội dung==
Đây là mình THỬ PHÂN TÍCH thôi, không chắc đúng nhé.
Lấy ví dụ sau:

Nếu bạn đi làm thuê trong trạng thái không thiếu tiền thì vị thế của bạn sẽ cao hơn.

経済困難でない状態で会社に勤めると立場が高くなる。
Keizai konnan de nai joutai de kaisha ni tsutomeru to, tachiba ga takaku naru.

Ở đây tôi dùng "tachiba GA takaku naru" thay vì "tachiba WA takaku naru". Vì sao?
Bởi vì ở đây là "vị thế của bạn", mặc định CHỦ ĐỀ là bạn và "vị thế" (tachiba) chỉ là một thuộc tính (hay tính chất, "thứ thuộc về bạn") nên chúng ta nên dùng là GA thì sẽ dễ nghe dễ hiểu hơn.

Tức là: Anata WA tachiba GA takaku naru.

Còn nếu dùng WA thì có lẽ nên là: Anata no tachiba WA takaku naru.

Nếu bạn đang nói về chủ đề nào đó, bạn ẩn chủ đề đi và chỉ nói về THUỘC TÍNH thì nên dùng GA cho dễ hiểu, dễ nghe, tránh lủng củng vì cứ lặp đi lặp lại chủ đề ("anata").

Tham khảo thêm:
Không cần phải nhầm WA và GA
http://www.saromalang.com/2013/03/khong-can-phai-nham-wa-va-ga.html

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Không cần phải nhầm WA và GA

Nội dung: Nhận biết cách sử dụng trợ từ tiếng Nhật WA (は) và GA (が).

Bạn học tiếng Nhật khá lâu rồi nhưng chắc vẫn thắc mắc khi nào dùng WA và khi nào dùng GA đúng không nhỉ? Ý kiến của Takahashi là dùng thế nào cũng được. Tuy nhiên, để diễn đạt tốt hơn và TỰ NHIÊN hơn thì bạn nên hiểu rõ cách sử dụng trợ từ WA và GA.

Trợ từ WA và GA không đối lập nhau mà bổ trợ cho nhau

Hãy xem công thức kinh điển sau của Takahashi (à, mình chỉ tổng kết thôi chứ người Nhật mới là người phát minh nhé!):
  • [Chủ đề] WA [Thuộc tính / Tính chất / Bộ phận] GA [Miêu tả (tính chất) /  Hành động]
Ví dụ:
  • Kare wa atama ga ii = Anh ấy rất thông minh
  • Kono hana wa iro ga hanabanashii = Bông hoa này màu sắc sặc sỡ
Ở đây phải có một chủ đề mà bạn đang nói chuyện về (tức chủ ngữ) và sau đó nói về bộ phận hay tính chất của chủ đề đó, cuối cùng là miêu tả hay hành động (tức là vị ngữ).

Ví dụ:
  • Watashi wa atama ga itai = Tôi đau đầu
  • Watashi wa okana ga suita = Tôi đói bụng
  • Watashi wa te ga darui = Tôi mỏi tay
Ở đây nói về bộ phận trên cơ thể của bạn nên dùng WA kết hợp với GA để câu văn tự nhiên. Vì thông thường tiếng Nhật sẽ ẩn đi chủ đề nếu là "tôi" (hay là "bạn") khi nói nên thường sẽ là:
  • Atama ga itai = Tôi đau đầu
Ở đây là ẩn đi "Watashi WA" chứ không phải là không có WA trong câu nói.
  • Onaka ga sukimashita ka? = Bạn đói bụng chưa?
Ở đây ẩn đi "BẠN WA".

Vậy nếu nói như sau thì có sai không?
  • Atama wa itai
  • Okana wa suita
Theo Takahashi thì cũng không sai, nhưng sẽ KHÔNG TỰ NHIÊN, nếu dịch ra tiếng Việt thì sẽ là:
  • Đầu đau (chứ không phải "Tôi đau đầu")
  • Bụng đói (chứ không phải "Tôi đói bụng rồi")
Bạn có thể thấy là nó không tự nhiên lắm đúng không?
  • Không có gì là sai giữa WA và GA nhưng ý nghĩa hay độ tự nhiên có thể khác nhau.

Hiện tượng thời tiết: Thường dùng GA

Ví dụ:
  • Kaze ga fuku = Gió thổi
  • Yuki ga furu = Tuyết rơi / Trời tuyết
  • Ame ga furu = Trời mưa
Có lẽ là vì cả cụm "Trời mưa" hay "Trời tuyết" là nói về một hiện tượng quá phổ biến nên không cần một CHỦ ĐỀ cụ thể nữa. Nghĩa là nó quá quen thuộc rồi và không cần WA để NHẤN MẠNH một chủ đề bạn muốn nói. Mình nghĩ như vậy.

Dùng GA trong một cụm bổ ngữ (phrase)

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Dấu câu tiếng Nhật

Tiếng Nhật sẽ không có dấu cách (khoảng trống) như các ngôn ngữ dùng ký tự Latin (romaji), tiếng Trung, tiếng Thái, v.v.. cũng thế.

Dấu chấm câu thông thường (dấu chấm, dấu phẩy, v.v...) là như sau:

大学の受験はゲームのようなものだ:勝つためには戦略が必要だ。
Daigaku no juken wa geemu no you-na mono da: Katsu tame ni wa senryaku ga hitsuyou da.
Thi đại học là thứ giống như trò chơi: Để thắng bạn cần có chiến lược.

合格したいなら、最大にリラックスしながら最大に準備することだ。
Goukaku shitai nara, saidai ni rirakkusu shinagara saidai ni jumbi suru koto da.
Nếu bạn muốn đậu, bạn phải thư giãn một cách tối đa và chuẩn bị một cchs tối đa.

Dấu chấm là khuyên tròn, dấu phẩy giống dấu huyền tiếng Việt mà nằm dưới chân. Cần chú ý thêm là các dấu này độ rộng bằng với ký tự tiếng Nhật (và các ký tự đều nhau) nhé. Dấu hai chấm cũng vậy, độ rộng bằng các ký tự.

Các sách tiếng Nhật sơ cấp thì dùng dấu cách (cũng là của tiếng Nhật có độ rộng bằng ký tự) cho học sinh dễ đọc mà thôi:

まなさんは タイから きました。
Mana-san wa Tai kara kimashita.

Tuy nhiên, Takahashi dùng dấu câu như sau:

大学の受験はゲームのようなものだ:勝つためには戦略が必要だ.
合格したなら,最大にリラックスしながら最大に準備することだ.

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Ngạn ngữ kotowaza

"Ngạn ngữ" trong tiếng Nhật là "kotowaza", viết là ことわざ hay 諺 (kanji: NGẠN), bạn cũng có thể nhớ là nó gồm có "koto" (việc, sự việc) kết hợp với "waza" (kỹ năng, skill) cũng được.

Cần phân biệt
Ngạn ngữ
Tiếng Nhật: 諺 Kotowaza, tiếng Anh: Proverb
Đây là những câu ngắn chứa đựng một tri thức, một triết lý, ... nào đó

Thành ngữ
Tiếng Nhật: 成句 Seiku (THÀNH CÚ), tiếng Anh: Idiom
Một cách nói từ xưa đã thành quen thuộc

Quán ngữ
Tiếng Nhật: 慣用語 Kanyougo (QUÁN DỤNG NGỮ), tiếng Anh: Idiom, phrase
Cách nói quen thuộc

Ngạn ngữ và thành ngữ hay bị dùng lẫn với nhau và thực tế cũng không dễ phân biệt. Thành ngữ và quán ngữ cũng khó phân biệt với nhau. Phân ra để các bạn có thể dễ hình dung và hệ thống hóa, chứ một câu có thể vừa xếp vào ngạn ngữ, vừa xếp vào thành ngữ được. Ở đây, tôi sẽ không phân biệt rạch ròi mà sẽ giới thiệu với các bạn về Kotowaza trong tiếng Nhật.


Tra một ngạn ngữ tiếng Nhật
Bạn chỉ cần search trên Internet là sẽ ra. Hoặc là tìm kiếm theo cú pháp:
  • [Câu ngạn ngữ tiếng Nhật]とは

Tìm ngạn ngữ tương ứng từ tiếng Việt
Bạn phải hiểu câu ngạn ngữ đó và tra với từ khóa たとえ Tatoe (dùng để ví ....), ví dụ:
裕福のたとえ ことわざ = "dùng để ví sự giàu có" "ngạn ngữ"


Trang web các câu ngạn ngữ tiếng Nhật

Có nhiều trang web chứa giải nghĩa các câu ngạn ngữ, bạn chỉ cần lấy một câu bất kỳ và search là ra rất nhiều. Takahashi sẽ giới thiệu với bạn một trang mà mình thấy khá hay:
Tra nghĩa kotowaza

Khi bạn tìm kiếm kotowaza thì sẽ có cách đọc (読み yomi), ý nghĩa (意味 imi Ý VỊ), chú thích (注釈 Chuushaku CHÚ THÍCH), tương đồng (類義 ruigi LOẠI NGHĨA), đối nghĩa (対義 taigi ĐỐI NGHĨA), ví dụ (用例 yourei DỤNG LỆ). Có cả ngạn ngữ tương đương trong tiếng Anh (英語 eigo) nữa.


MỘT SỐ NGẠN NGỮ KOTOWAZA TIẾNG NHẬT

Đứng núi này trông núi nọ
隣の花は赤い(となりのはなはあかい)
The grass is always greener on the other side of the fence.

Muốn nói mà không nói nên lời - Giao tiếp tiếng Nhật căn bản

Bài này sẽ chuyển một số câu giao tiếp tiếng Việt sang tiếng Nhật. Đôi khi, bạn muốn nói gì đó bằng tiếng Nhật mà không tìm ra cách nói hợp lý. Dưới đây là một số câu như vậy và cách nói tiếng Nhật tương đương.

1/ Tôi có cần phải đi cùng anh ko? (Vd như đi họp hành,công tác ..v..v)
私が一緒に行く必要がありますか?
Watashi ga issho ni iku hitsuyō ga arimasu ka?

Anh có cần tôi (làm gì) cho anh ko?
何かお手伝いできることがありますか?
Nanika otetsudai dekiru koto ga arimasu ka?

Nanika = gì đó, otetsudai = giúp đỡ

2/ Anh có đi lên văn phòng thì cho tôi đi theo nữa nhé!
オフィスに行けば私を連れて行ってくださいね!
Ofisu ni ikeba watashi o tsurete itte kudasai ne!

"~ wo tsurete iku" là đi đâu mang ai the.


3/ Anh ABC có gửi văn kiện cho anh, tôi đã nhờ chị XYZ mang lên văn phòng cho anh rồi đấy.
ABCさんはあなたに書類を送りましたので,XYZさんにあなたのオフィスに持っていくようにお願いしました.
ABC-san wa anata ni shorui o okurimashitanode, XYZ-san ni anata no ofisu ni motte iku yō ni onegai shimashita.

"[Ai đó] ni [Việc gi] you ni onegai suru" là nhờ ai làm việc gì

4/ (đến giờ làm việc mà chưa thấy người đâu) Hôm nay anh đến muộn à? Bận việc gì vậy?
遅れましたか? / Hoặc: 遅刻しましたか?
Okuremashita ka? / Hoặc: Chikoku shimashita ka?

何の用事があったんですか?
Nani no yōji ga atta ndesu ka?
用事 youji (DỤNG SỰ) là "việc bận"

5/Tôi đã làm xong công việc theo yêu cầu của anh ABC rồi.Bây giờ anh sẽ gửi báo cáo hay để tôi gửi trực tiếp cho anh ấy?
ABCさんが指示したお仕事を終えました.今あなたはレポートを送りますか?それとも私は直接彼に送りますか?
ABC-san ga shiji shita oshigoto o oemashita. Ima anata wa repōto o okurimasu ka? Soretomo watashi wa chokusetsu kare ni okurimasu ka?

指示 shiji (CHỈ THỊ) là chỉ thị, yêu cầu
Oeru = kết thúc gì đó, làm xong gì đó
Để diễn tả "[Làm gi] hay [Làm gi]" thì tiếng Nhật dùng "soretomo" và tách ra 2 câu hỏi riêng.


Lát nữa tôi sẽ báo cho anh/chị
後ほど知らせます
Nochi hodo shirasemasu

Không dùng 後で ato de mà dùng "nochihodo" sẽ lịch sự hơn.


Tôi là A đây ạ, tôi vừa gọi điện cho anh/chị lúc nãy
先ほどお電話したAです.
Sakihodo odenwa shita A desu.

Không dùng 先 Saki mà dùng Sakihodo cho lịch sự.


Mấy hôm nữa tôi sẽ liên lạc với anh chị
後日ご連絡をいたします
Gojitsu go-renraku wo itashimasu

Dùng 後日 Gojitsu (HẬU NHẬT) nếu sang hôm khác bạn mới liên lạc. Còn bạn liên lạc sau một lúc thì dùng "Nochihodo" như câu trên nữa.

CÁC CÂU NGẮN
để làm gì ạ = 何のためですか? Nan no tame desu ka?
xong rồi ạ = 終わりました Owarimashita / 完了しました Kanryou shimashita (HOÀN LIỄU)
có đúng không ạ = 正しいですか Tadashii desuka / 合っていますか Atte imasu ka
vẫn chưa được = まだできません Mada dekimasen
khi nào thì được ạ = いつがいいですか Itsu ga ii desuka
làm thế nào thì được = どのようにしたらいいですか Dono you ni shitara ii desu ka

(Sẽ tiến hóa khi có điều kiện)

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Phát âm chuẩn như người Nhật: Phát âm vòm miệng

Hôm nay, Takahashi sẽ nói tới bí quyết để phát âm chuẩn tiếng Nhật và cũng phải nói trước rằng Takahashi cũng không phát âm chuẩn lắm đâu mà chỉ biết nguyên lý mà thôi (sau một thời gian tư duy tìm hiểu) vì ngày nay Takahashi đã có thể chém gió thành bão bằng tiếng Nhật nên chất giọng "ngoại quốc" có thể trở thành lợi thế, thay vì là một "hại thế". Không nên mặc cảm vì chất giọng "ngoại quốc", ngược lại nên lấy đó làm thương hiệu. Một người Mỹ nói tiếng Việt như người Việt thì thực ra nghe lại không hay bằng nói có một chút lơ lớ giọng Mỹ.

Ngay từ ngày đầu học tiếng Nhật thì tôi:
  • Chỉ toàn học từ giáo viên người Nhật (chưa bao giờ học từ giáo viên người Việt)
  • Học tiếng Nhật tại Nhật, lúc sang Nhật không biết một tiếng Nhật bẻ đôi

Bạn bè xung quanh thì thường học trước tiếng Nhật ở VN rồi, và nhìn chung là tôi nhận thấy các điều sau:
  • Người học tiếng Nhật tại VN thì thường đọc các trợ từ "wa", "ni", "de", "e", "to", "wo" ... thành "ÓA", "NÍ", "ĐẾ", "Ế", "TỐ", "Ố", .... tức là đọc thành dấu sắc trong tiếng Việt
  • Các giáo viên người Nhật không hề lên giọng ở các trợ từ này
  • Các học sinh Âu Mỹ thường phát âm đúng vì họ học từ giáo viên Nhật
Thành ra, cách nói tiếng Nhật của người Việt thường không lẫn đi đâu được. Không hẳn là sai, nhưng nghe hơi chối tai, vì họ phát âm tiếng Nhật theo kiểu tiếng Việt! Có lẽ, đây là kết quả của việc học tiếng Nhật tại Việt Nam.

Vì sao lại thành như vậy?
Takahashi nhận thấy là, phát âm thành "ní", "ế", "tố òa", v.v... là phát âm kiểu tiếng Việt, không phải phát âm kiểu tiếng Nhật, mà nguyên nhân có lẽ là như sau:
  • Khi dạy tiếng Việt, người Nhật thấy người VN nghe không được nên hơi nhấn mạnh các trợ từ để người học có thể phân biệt rõ các phần của câu
  • Người Việt thấy vậy cũng học cách nhấn mạnh nhưng lại không nhấn mạnh được theo kiểu người Nhật nên nhấn mạnh kiểu tiếng Việt, mà dễ nhất là "ní", "đế", "ế", v.v... tức là thêm thanh sắc tiếng Việt vào
  • Người Việt nhận thấy nói như thế quả thực khi nói thì người Nhật nghe dễ hơn
  • Khi dạy lại, người Việt cũng dạy cho học sinh hệt như thế và tạo thành một trào lưu phát âm có dấu sắc ở các trợ từ
Nó giống như khi một người không có chuyên môn dạy tiếng Việt cho người nước ngoài vậy, họ sẽ không nói kiểu thông thường trong tiếng Việt mà gằn từng chữ thành:
  • TÔI.. LÀ.. NGƯỜI.. VIỆT.. NAM.... BẠN.. LÀ.. NGƯỜI.. NƯỚC.. NÀO?
Và người nước ngoài khi học, do không nói đúng thanh điệu tiếng Việt, sẽ thành:
  • TOI.. LA.. NGUOI.. PHAP.
Tức là sai cả thanh điệu lẫn nhịp điệu câu nói tiếng Việt, mặc dù nói như vậy thì người Việt có dễ nghe hơn thật. Đây là giải pháp tình thế nhưng nhìn chung sẽ không có tác dụng hay có hại khi học lên trình độ cao hơn. Nó có còn là tiếng Việt nữa đâu? Vì đã mất hết nhịp điệu câu rồi.

Cần lưu ý thêm, không phải giáo viên người Nhật nào tại VN cũng có trình độ ngôn ngữ vì có thể họ không có chuyên môn này hoặc chuyên môn sư phạm tiếng Nhật. Cũng như bạn không thể dạy tiếng Việt "vì tôi là người Việt" được vì bạn cần hiểu rõ và có chuyên môn về tiếng Việt, từ vựng tiếng Việt, phát âm tiếng Việt.

Ví dụ "Ô" và "Ộ" khác nhau thế nào? Sẽ khó nếu bạn không đào sâu tìm hiểu về nguyên tắc phát âm tiếng Việt. Bạn có thể không cần học qua trường lớp, nhưng sẽ đòi hỏi bạn phải hiểu biết và so sánh tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Một người "chỉ biết tiếng Việt" thì thực ra khả năng hiểu biết tiếng Việt sẽ khá hạn chế. Khi nào họ có thể nói được ngoại ngữ thì họ mới hiểu rõ tiếng Việt được.

Phát âm chuẩn tiếng Nhật: Phát âm vòm miệng


Âm lặp ("tsu" nhỏ) có thể đọc như "tsu"

Đọc âm lặp như つ

Thông thường, "tsu" nhỏ (っ) là âm lặp, là sự lặp lại phụ âm kế tiếp và khi đọc thì có khoảng ngừng ở giữa.
Ví dụ:
しまった đọc là shimatta (shi mát [lặng] ta)
待った(まった) đọc là matta, khác với また đọc là mata (không lặp âm)
抹茶(まっちゃ)đọc là matcha, chú ý âm lặp ở đây là "t" chứ không phải là "c" (vì âm thực đằng sau là "ch" trong "cha", âm lặp của phụ âm "ch" phải là "t") => Đây không phải là tiếng la tinh mà là tiếng Nhật!

Tuy nhiên có một số người Nhật đọc しまった là しまつた shimatsuta (Việt: shi ma chư ta) và các đọc này hoàn toàn không sai, thậm chí là "dễ thương". Các chữ "tsu" nhỏ (っ) vẫn có thể được đọc như つ "tsu" như thường và không có gì là sai cả.

Nếu bạn muốn nói có phong cách, bạn có thể áp dụng cách nói trên. Ví dụ:
帰った(かえった) => かえつた kaetsuta

つーか (tsuuka) và つーの (tsuuno)

Các bạn xem phim drama của Nhật thì chắc hãy gặp つーか và つーの.
Ví dụ:
ためだつーの! = Tôi bảo là không được!

友達つーか,普通の知り合いだよ.
Không hẳn là bạn mà chỉ là người quen bình thường thôi.

Giải nghĩa:
つーか là nói nhanh của というか(と言うか), dạng lịch sự của と言うか là と言いますか ("nói rằng .... không").
つーの là nói nhanh của というの ("no" ở cuối là nhấn mạnh: "(Tôi) bảo là ...")

ためだつーの!= だめだというの!
友達つーか,普通の知り合いだよ.
=友達というか,普通の知り合いだよ.

Xem phim truyền hình "Hana yori dango" thì sẽ khá nhiều つーの đấy.

Ngoài ra, nếu bạn nào thích thì có thể tìm hiểu thêm Ngôn ngữ các cô gái trẻ (ギャル語 = GIRL NGỮ) trên Wikipedia.

(C) SAROMA JCLASS

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

"Toriaezu" nghĩa là gì? Cách đào vàng ảo...

とりあえず(取り敢えず)Toriaezu rất hay được dùng trong ngôn ngữ nói và chắc ai ở Nhật nhiều thì cũng nói thường xuyên. Nó cũng như "Naruhodo", rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể tìm từ chuẩn xác trong tiếng Việt.

Tra từ điển Kotobank thì sẽ như sau:

とりあえず【取り▲敢えず】
1 〔何はさておき〕first of all
取りあえず家の者に知らせなくては
First of all, I must let my family know.
取りあえず必要なものはお金だ
The first thing I need is money.
取りあえず一言御礼まで
「This is just [Just] a quick note to say thank you.
2 〔差し当たり〕for the time being
取りあえずはそれで間に合うだろう
It'll do for the time being.
取りあえずそのままにしておこう
We'll leave it at that for the present.
取りあえずけが人に応急処置をした
We gave first aid to the injured as 「an emergency [a temporary] measure.
>> Kotobank

Qua từ điển Kotobank, có thể thấy là "Toriaezu" diễn tả cần phải làm gì đó trước hết, hay nên làm gì đó đầu tiên, v.v...
Vậy vai trò của "Toriaezu" là để diễn đạt điều gì? Đó là giải pháp tình thế khi gặp một vấn đề nào đó và không hay chưa có nhiều lựa chọn tốt mà đành phải lựa chọn giải pháp trước mắt. Dịch ra tiếng Việt thì là:
  • "Trước hết đành (làm gì) đã!"
  • "Trước tiên đành ...."
  • "Đầu tiên (làm gì, cần gì)"

Ví dụ: 
風邪がすぐ治らないから,取り敢えず薬を飲んで!
Kaze ga sugu naoranai kara, toriaezu kusuri wo nonde!
Cảm cúm không thể khỏi ngay được nên trước hết uống thuốc đi đã!

Vai trò ngôn ngữ của "Toriaezu": Giải pháp tình thế, giải pháp trước mắt
Nói như vậy thì chắc bạn sẽ khá dễ dàng hình dung. Thực tế là mỗi từ đều có một vai trò nhất định. Ngày xưa tôi vẫn nhớ có quyển "Hư từ tiếng Việt" dày cộp, theo như sách phân tích thì từ nào trong tiếng Việt cũng là "hư từ" cả, ví dụ từ "đã" ở cuối câu trên. "Hư từ" vốn đã có nghĩa là từ chẳng vai trò gì nếu hiểu theo đúng nghĩa đen của từ này, nghĩa là nếu có cũng được mà không có cũng không sao.
Đây là cách tiếp cận SAI! Bởi vì các từ sẽ đưa đến sắc thái câu hoàn toàn khác nhau. Họ đã tiếp cận sai vì họ cố phân tích tiếng Việt theo kiểu ngôn ngữ châu Âu nhưng về tiếng Việt có giống như vậy đâu. Cần phải phân tích theo đúng vai trò của nó, chứ không thể cứ "Danh từ, tính từ, động từ, trạng từ, ..." để phân loại từ được. Tiếng Việt và tiếng Nhật là ngôn ngữ chủ đề, không phải là ngôn ngữ chủ vị kiểu châu Âu. Học tiếng Việt theo kiểu châu Âu và phân loại từ châu Âu thì bao nhiêu năm vẫn không thể nào hiểu được gì.

Điều may mắn với bạn là Takahashi đã "khai quật" được tính tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Nhật. Do đó, việc phân tích sẽ trở nên đơn giản hơn khá nhiều, từ phân tích câu cho tới phân tích vai trò của các từ vựng.

Khác với "Mazu"

Cần phân biệt với まず(先ず): "Mazu" chỉ có nghĩa là "Trước tiên (làm gì)", "Trước hết (làm gì)" thôi, tức là chỉ dùng để chỉ thứ tự hành động là trước hết sẽ làm việc gì chứ không có sắc thái là "Bạn không có phương án nào tốt và đành phải sử dụng giải pháp tạm thời hay giải pháp trước mắt là (làm gì đó)" như "Toriaezu".

So sánh với "Tonikaku"

とにかく(ateji: 兎に角) Tonikaku cũng có nghĩa gần như Toriaezu nhưng khác sắc thái một chút: Tonikaku cũng là "Trước tiên thì (làm gì)" tức là quên hết các thứ khác để tập trung vào việc gì đó trước tiên chứ không có nghĩa là "giải pháp tạm thời, giải pháp trước mắt".

Học ngoại ngữ giống như đào vàng


Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Ví dụ về đồng âm trong tiếng Nhật

Ví dụ kinh điển về đồng âm trong tiếng Nhật:
裏庭には二羽鶏がいる
Ura-niwa ni wa niwa niwatori ga iru
Ở sân sau thì có hai con gà.

Niwa 庭 (ĐÌNH) = sân, ura-niwa = sân sau
には "ni wa" là trợ từ, "ni" là "ở, tại" còn "wa" (viết là "ha" nhưng đọc là "wa") là nhấn mạnh giống như "THÌ" trong tiếng Việt.
Niwa 二羽 là "hai con", chữ 羽 "wa" (kanji: VŨ) dùng để đếm gia cầm.
Niwatori 鶏 (kanji: KÊ) là "gà". Chú ý là, ở đây "niwa-tori" nếu nói theo nghĩa đen thì là "chim vườn", trong đó "tori" là chim chóc, "niwa" là "vườn". Viết theo nghĩa đen luôn thì là 庭鳥.

Đồng âm trong tiếng Nhật thì có rất nhiều, ví dụ ngay cả chữ Nhật Bản 日本 nihon cũng có đồng âm là 二本 nihon ("hai cây") nữa. 日本 cũng được đọc là Nippon tùy người, tùy vùng, nhìn chung là mang tính quốc gia chủ nghĩa hơn là "Nihon".

Vậy làm sao để phân biệt các từ đồng âm trong tiếng Nhật?

Thì cũng sẽ giống như tiếng Việt thôi, ví dụ "mực viết" và "con mực": Cách dùng, ngữ cảnh sử dụng khác nhau.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Học đại học tại Nhật Bản

Thông báo ngày 04/04/2016: Bài viết đã được chuyển qua trang Overseas cho thống nhất.
Xem bài viết đã được đăng tải lại tại đây.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty

Bạn đang đi dự phỏng vấn xin việc một công ty Nhật, hay bạn đang làm trong một công ty Nhật? Đã tới lúc bạn cần nói thứ tiếng Nhật chuẩn mực.

"Chuẩn mực" ở đây hiểu theo nghĩa nói chuyện một cách nhẹ nhàng, lịch sự. Một điểm mạnh của tôi khi nói tiếng Nhật là luôn nói một cách "chuẩn mực", mà thực ra thì tiếng nào tôi cũng nói "chuẩn mực" cả. Kể cả khi tiếng Anh, trong công việc hay khi nói chuyện với khách hàng thì bạn không nên xài "I want to ..." mà phải là "I'd like to ...", vì đây mới là chuẩn mực giao tiếp xã giao. Cuối thư hay email sẽ phải là "Best regards" hay "Yours sincerely" vào thì bạn mới có thể là biết giao tiếp được.

Điều kỳ lạ là hóa ra đây lại là vấn đề KHÓ đối với nhiều người, vì họ đã định hình thói quen nói không chuẩn mực. Ví dụ, tiếng Nhật thì hầu hết mọi người sẽ học từ bạn bè, theo kiểu nói chuyện bạn bè. Sau đó họ bê nguyên thứ tiếng Nhật vào buổi phỏng vấn. Hay đi làm công ty, khi cấp trên người Nhật nói chuyện kiểu cấp trên với cấp dưới (hay người lớn tuổi với người trẻ tuổi) thì họ cũng bê nguyên như vậy. Một người lớn tuổi có thể hỏi người trẻ tuổi là "Cuối tuần không đi chơi à?" nhưng người trẻ tuổi thì không thể hỏi người lớn tuổi như vậy.

Hôm nay, Takahashi sẽ bàn về vấn đề này. Đây là vấn đề không khó, nhưng bạn nên ý thức và chuẩn bị nếu định xin việc vào công ty Nhật, đi làm trong công ty Nhật hay giao tiếp với khách hàng Nhật.

Hãy dùng dạng lịch sự "masu"-form

Ví dụ 1:
SAI: 長くアルバイトをしていたんで,経験があります.
ĐÚNG: 長くアルバイトをしていましたので,~

Cách trên là cách nói với bạn bè, không phải là cách nói chuẩn mực. Với ~ので,~から bạn phải dùng dạng ます trước đó:
忙しかったですので,~
転職したいと思いますから,~

Bởi vì trước chúng là VẾ CÂU, nghĩa là bản thân vế câu này cũng đã phải là dạng chuẩn mực ("masu") rồi.

Chú ý là để chỉ nguyên nhân bằng ため "tame" thì không phải dạng "masu" mà là Vdic (động từ nguyên dạng):
忙しかったため,~
出張しているため,~
Bởi vì đây không phải là một vế câu độc lập mà chỉ là một bộ phận trong vế câu. Tóm lại cứ là VẾ CÂU thì bạn phải kết thúc dạng "masu". Mà một câu thì có thể có nhiều vế câu:
スキルアップをしたいですので,転職しようと思います
Vế nào cũng phải là dạng chuẩn "masu"-form.

Dạng "masu" kể cả trong vế câu "Nếu"

Ví dụ:
メールが届いたら,~ meeru ga todoitara

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Lại bàn về động từ: Toàn cảnh động từ tiếng Nhật

SAROMA JCLASS đã có loạt bài về động từ tiếng Nhật:

Phần 1: Động từ trong tiếng Nhật
Phần 2: Chia động từ tiếng Nhật
Phần 3: Động từ ghép tiếng Nhật

3 phần này là đã gần như đầy đủ về động từ tiếng Nhật và cách chia rồi, bạn nên tham khảo 3 phần trên. Trong bài này, mình sẽ luận thêm để cho các bạn dễ hiểu.

Chia về cách chia: Động từ 5 đoạn <=> Động từ 1 đoạn


  • 五段動詞 godan doushi (NGŨ ĐOẠN ĐỘNG TỪ)
  • 一段動詞 ichidan doushi (NHẤT ĐOẠN ĐỘNG TỪ)
Ví dụ, ngay cả cùng âm đọc là かえる kaeru cũng có 2 loại động từ này:
帰る kaeru = về nhà, trở về => Động từ 5 đoạn => Phủ định "Không về" là kaeranai, tức là thay hàng cuối "ru" sang hàng "ra"
変える kaeru = thay đổi, thay => Động từ 1 đoạn => Phủ định "Không làm thay đổi" là kaenai, tức là bỏ hàng cuối đi.

Quy tắc:
  • 1 đoạn thì nhất định phải kết thúc bằng る "ru"
  • 5 đoạn thì kết thúc bằng "ru" hay các âm khác như "mu" "gu" "tsu" ....
Tức là, nếu là "kaesu" kết thúc âm "su" thì chắc chắn là 5 đoạn nhé. Nhưng "ru" thì chưa biết chắc thế nào cả.

Động từ tự thân và động từ tác động: 自動詞 jidoushi (TỰ ĐỘNG TỪ) <=> 他動詞 tadoushi (THA ĐỘNG TỪ)

Hiểu đơn giản thì động từ tự thân là hành động KHÔNG TÁC ĐỘNG lên thứ khác, tức là không có đối tượng bị tác động. Còn động từ tác động là động từ CÓ TÁC ĐỘNG lên thứ khác.

Ví dụ "khóc" thì là động từ tự thân (Tự động từ) vì nó không hề tác động lên thứ gì cả. Nhưng cần chú ý, điều đó không có nghĩa là nó không đi với を "wo" đâu nhé!
Ví dụ "khóc cha" => お父さんのことを泣く vẫn hoàn toàn đúng.

=> Tiếng Nhật khá gần tiếng Việt đấy chứ? Càng học, bạn sẽ càng thấy 2 ngôn ngữ khá tương đồng nhau.

Còn động từ tác động (tha động từ) thì ví dụ như 修理する shuuri suru (TU LÝ) "sửa", những động từ tác động này BẮT BUỘC phải có đối tượng chịu tác động. Tức là "Sửa cái gì?". Không có chuyện "Tôi sửa" một cách chung chung được, mà phải là "Tôi sửa nhà", "Tôi sửa máy", ...
Tất nhiên, nếu đối tượng chịu tác động đã được mặc định (tức là ngầm hiểu) thì có thể LƯỢC đi, ví dụ như hội thoại sau:
A:壊れた機械は?Kowareta kikai wa? (Máy hỏng thì thế nào rồi?)
B:私が修理しました.Watashi ga shuuri shimashita. (Tôi đã sửa rồi)

Câu trả lời đầy đủ vẫn là 壊れた機械は私が修理しました Cái máy hỏng thì tôi đã sửa rồi.

Động từ dạng bị động

Động từ dạng bị động thì cách chia tùy động từ 5 đoạn hay 1 đoạn:
  • 1 đoạn: Taberu => Taberareru (bỏ âm "ru" cuối", thêm "rareru")
  • 5 đoạn: Nomu => Nomareru (đổi âm cuối "mu" sang hàng "a" thành "ma" và thêm reru)
Bạn có thể nghĩ dạng bị động chỉ dùng để diễn tả thứ gì "bị tác động", tức là chỉ dùng cho động từ tác động, nhưng thực sự không như vậy.
Ví dụ:

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Hoàn cảnh trang nghiêm và cách nói tôn kính là khác nhau

Nói trong hoàn cảnh tôn nghiêm và cách nói tôn kính (敬語 keigo KÍNH NGỮ) là khác nhau. Bạn có thể nói trong hoàn cảnh tôn nghiêm mà KHÔNG TÔN KÍNH với người nghe:

「ええ,そのとおりでござる」
Vâng, đúng như thế.

Ở đây でござる chính là である hay です / だ nhưng là nói trong hoàn cảnh trang nghiêm. Đây là cách nói trong hoàn cảnh trang nghiêm nhưng với người dưới hoặc ngang bằng.
Dạng tôn kính của でござる chính là でございます.

Ví dụ khác về nói trong hoàn cảnh trang nghiêm nhưng không tôn kính:

説明していただこう!
Xin hãy giải thích cho tôi!

Nếu nói tôn kính thì phải là:
説明していただきましょう!

Ví dụ khác:
ここから出ていただきたい!
Tôi muốn ông ra khỏi đây!

Nói tôn kính (keigo) nhưng không trang nghiêm
Ví dụ: お願いします onegai shimasu
Nếu nói trang nghiêm hơn: お願いいたします onegai itashimasu
Nếu nói trang nghiêm hơn nữa: お願い申し上げます onegai moushiagemasu

Kết luận: Nếu bạn muốn nói tiếng Nhật CHUẨN thì không chỉ cần xác nhận xem đối tượng bạn đang nói chuyện có cần áp dụng cách nói tôn kính (keigo) hay không, mà còn cần phải xác định rõ hoàn cảnh cuộc nói chuyện của bạn có trang nghiêm hay không và trang nghiêm ở mức độ nào.
Tất nhiên, nếu bạn chỉ trà canh chém gió thì không cần quan tâm đến hoàn cảnh trang nghiêm lắm, nhưng nếu bạn vẫn nắm rõ điều này và biến quán trà chanh thành nơi cực kỳ trang trọng thì chắc chắn hiệu quả chém gió của bạn sẽ tăng lên gấp bội phần!

À cũng phải nói thêm là trong văn hóa "otaku" (những người đam mê manga, anime và các nhân vật trong đó một cách QUÁ ĐỘ) thì "otaku" có nghĩa là "quý ngài", vốn là cách nói lịch sự, trang nghiêm, kiểu cách trong các gia đình giàu có được miêu tả trong manga và anime. Và những người thuộc thế giới "otaku" gọi nhau bằng "otaku" ("quý ngài") ...

(C) www.saromalang.com