Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

"Thụ thụ" trong "thụ thụ bất thân" nghĩa là gì?

nam nữ thụ thụ bất thân = 男女授受不親: nam nữ đưa và nhận đồ không được tiếp xúc da thịt với nhau (bất thân)

Trong cụm này thì có hai chữ "thụ" nhưng ý nghĩa khác nhau, ngược nhau hay đúng ra là một cặp đối nhau.

授 thụ = đưa cho (có bộ "thủ" 手 tức là tay), ví dụ giáo thụ, truyền thụ
受 thụ = nhận lấy (không có bộ "thủ"), ví dụ thụ động, thụ hưởng

"thụ thụ" 授受 tức là "đưa và nhận".
"bất thân" 不親 tức là "không tiếp xúc nhau, không chạm nhau".

Vậy chữ thụ nào đứng trước? Phải là 授 thụ vì phải có người đưa rồi mới nhận được, đây là thứ tự thời gian theo đúng luật nhân quả.

Nhưng trong từ điển chữ Tôm thì không dễ để đưa ra chữ "thụ" đúng vì trong tiếng Việt hai "thụ" y chang nhau.

Với tâm huyết làm từ điển chữ Tôm (chữ Nôm mới) chuẩn xác, chúng ta cần một thuật toán để đưa ra quyết định đúng. Chúng ta, dùng não người mà vật chất chủ yếu là bã đậu, có thể suy luận như trên, nhưng với từ điển chữ Tôm thì hai chữ "thụ" chỉ là một mà thôi.

Để cho dễ thì chúng ta đánh số các chữ "thụ": nam nữ thụ (1) thụ (2) bất thân

thụ (1) = 授
thụ (2) = 受

Ví dụ ta lưu cả hai chữ vào cơ sở dữ liệu với thứ tự 受 trước 授, và không có câu trên tham chiếu (reference), thì cả hai chữ thụ đều cho ra 受.

Bây giờ, nếu ta lưu cả hai chữ thụ với tham chiếu là câu trên thì sao?

受 => Reference: nam nữ thụ thụ bất thân
授 => Reference: nam nữ thụ thụ bất thân

Cả "thụ (1)" lẫn "thụ (2)" đều sẽ thấy tham chiếu ở 受 ngang với tham chiếu ở 授 nhưng do 受 xếp trước (chỉ là tình cờ) nên đều cho ra chữ 受.

Nếu tham chiếu như sau:

受 => Reference: [trống]
授 => Reference: nam nữ thụ thụ bất thân

Nếu thế thì cả thụ (1) và thụ (2) đều chỉ thấy tham chiếu ở 授 nên đều cho ra kết quả là 授.

Cách giải quyết: Gán thụ (1) cho 授 và thụ (2) cho 受

Sở dĩ kết quả không như ý là bởi vì máy tính nhìn hai "thụ" giống hệt nhau, chứ không thể (hay chưa thể) suy luận như chúng ta được. Chúng ta cũng không suy luận ra nếu chỉ nhìn tiếng Việt, chẳng qua là chúng ta biết trước 男女授受不親, tức là cũng gọi là chẳng thông minh gì mấy.

Do đó, chúng ta phải giảng làm sao để máy tính hiểu được. Vậy thì, nếu chúng ta giảng rằng 受 phải là chữ thụ thứ hai, tức thụ (2), thì phải xóa chữ thụ (1) đi, nên tham chiếu sẽ như sau:

受 => Reference: nam nữ X thụ bất thân

Tức là 受 chính là chữ "thụ" đi ngay trước "bất thân", chứ không phải "thụ" đi sau "nam nữ".

授 cũng được giảng như vậy:
授 => Reference: nam nữ thụ X bất thân

Như vậy, khi xét thụ (1) chúng ta có "nữ thụ", "thu thụ", thì chúng ta chỉ thấy tham chiếu "nữ thụ" ở 授, nên sẽ chọn 授 này.

Khi xét thụ (2) chúng ta có "thụ thụ", "thụ bất" và chỉ tìm thấy tham chiếu "thụ bất" trong 受.

Cuối cùng cho ra kết quả đúng trên từ điển chữ Tôm.

Ngoài ra, có thể không cần dùng X để thay thế mà chỉ cần biến đổi đi một chút để không tìm được tham chiếu "nữ thụ", "thụ thụ" hay "thụ bất" nên có thể dùng dấu ngoặc chẳng hạn:

受 => Reference: nam nữ [thụ] thụ bất thân
授 => Reference: nam nữ thụ [thụ] bất thân

Như thế vẫn đọc đúng được mà từ điển vẫn chọn đúng.
Takahashi

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

"Trẩu" nghĩa là gì?

"Trẻ trâu": Những người hoạt động trên mạng Internet thông qua tính năng bình luận để thể hiện quan điểm của bản thân và "ném đá" (đả kích, phỉ báng) người khác thường là với ngôn từ thô tục, không lịch sự, thể hiện kiến thức hay nhân sinh quan, thế giới quan nông cạn.

"Trẻ trâu" đọc lái lại thì là "trẩu tre" hay gọi tắt là "trẩu". Từ đồng nghĩa có "anh hùng bàn phím".

"Trẻ trâu" là cách gọi khinh miệt, hàm ý là giáo dưỡng thấp chỉ như là trẻ chăn trâu thất học. Tuy vậy, rõ ràng coi thường trẻ chăn trâu cũng lại là sự nông cạn vì đa số trẻ chăn trâu lại có nhân cách tốt. Tức là, những người khinh miệt người khác là "trẻ trâu" cũng có thể chính là "trẻ trâu".

Từ đó, để cho có vẻ "lịch sự" hơn, người ta chế ra từ "sửu nhi" là cách nói chữ hán của "trẻ trâu" (cách nói của người Việt với nhau không liên quan tới tiếng Trung).

Trong từ điển chữ Tôm, các chữ trên được viết như sau:

trẻ trâu: 児'牛"
trẩu tre: 丑°児°
sửu nhi: 丑児

Mặc dù gọi là "trẻ" nhưng những người bị gắn mác "trẻ trâu" có thể không trẻ, là trung niên hoặc người già, chỉ là bị ví rằng giáo dưỡng chỉ ngang với trẻ chăn trâu. Bản thân người gọi người khác là "trẻ trâu" có thể cũng chính là "trẻ trâu" và thậm chí giáo dưỡng còn thấp hơn.

Dịch "trẩu/trẻ trâu" ra tiếng Nhật

Trẩu/trẻ trâu/sửu nhi/anh hùng bàn phím: ネット右翼(ネットうよく) hay gọi tắt là ネットウヨ ネトウヨ (netouyo)

"Netto" (hay neto) là Internet, uyoku (hay gọi tắt uyo) là cánh hữu. Đây là những người hoạt động chỉ trên Internet, theo cánh hữu bài ngoại. Nên nhớ là cánh hữu cầm quyền ở Nhật Bản, đồng thời cũng là tư bản, tài phiệt và thao túng được truyền thông.

Tức là, nói thẳng ra, "trẻ trâu" chỉ là những người bị chăn dắt và không có tiếng nói trong xã hội thực, nên chỉ có thể lên mạng thể hiện "chính kiến", thường là những tư tưởng, kiến thức bị nhồi sọ và sùng bái lãnh đạo và tư bản.

Tức là họ không có cuộc sống tốt mà luôn luôn phải "cống hiến" cho tư bản, nên chỉ có thời gian lên mạng tranh cãi, phỉ báng lẫn nhau.

Như vậy, rõ ràng trẻ trâu là người sống ở thành phố, nhà không có điều kiện, trải nghiệm ít, chứ không phải là "trẻ chăn trâu ở nông thôn" như nghĩa gốc mà từ này nhắm tới.

"Trẻ trâu", những đối tượng mà từ này ám chỉ, hay bản thân từ này, chính là sản phẩm của xã hội tư bản công nghiệp, nơi con người làm việc như nô lệ hay máy móc trong các công xưởng, nhà máy, không có tiếng nói, không có thời gian để sống cuộc sống tự do mà bản thân mong muốn.

Nói cách khác, "trẻ trâu" hiểu là "nạn nhân của xã hội tư bản hoang dã" hay đúng ra gọi là xã hội nửa XXX (mị dân) nửa tư bản.
Takahashi

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

"Láu cá" có gốc hán việt không?

Láu cá:
- Thông minh lanh lợi và hay bày trò lừa người khác
- láu và có nhiều mẹo vặt
Ví dụ: giở trò láu cá, thằng bé rất láu cá
Đồng nghĩa: láu tôm láu cá

"Láu cá" không phải từ gốc hán việt.

Đang khi bị đọc chệch thành "láo cá" nhưng cách đọc này không đúng (thường là ở miền nam do viết sai theo cách phát âm của "láu" và "láo" gần giống nhau).

"Láu tôm láu cá" là cách nói nhấn mạnh hay văn vẻ của "láu cá", kiểu như "lý do lý trấu" (đúng ra phải là "lý gio lý trấu"), chứ không thật sự có nghĩa "tôm cá" gì ở đây.

Chữ "láu" thì là láu lỉnh, còn "cá" thì là gì? Có phải là cá trong tôm cá không?

Tôi nghĩ là không phải là "tôm cá" mà là trong "cá cược", "cá độ". Tức là thông minh lanh lợi và hay bày trò đưa người khác vào một trò cá cược nào đó mà mình chắc chắn thắng nhưng tỏ ra không biết, để người khác tưởng là 50/50.

Ví dụ: Hãy coi chừng nếu nó đố bạn ăn tiền vì nó rất láu cá.

Vì thường thì nó chắc chắn sẽ thắng, nhưng tỏ ra như là 50/50 để dụ bạn. Thậm chí nó còn làm bạn cảm thấy phần thắng của mình lớn hơn để bạn tích cực tham gia. Như thế mới gọi là láu cá
Takahashi

"Tháu cáy" có gốc hán việt không?

Tháu cáy: Dùng thủ đoạn ma mãnh để gian lận hoặc trục lợi
Ví dụ: Tay chơi bài tháu cáy
Gốc hán việt của "tháu cáy": 偸鶏 (thâu kê, tức là trộm gà)

Nguồn gốc và cách đọc của "tháu cáy"

"Tháu cáy" là 偸鶏 (thâu kê, tức là trộm gà) và là cách đọc của người Quảng Đông (gọi tắt là người Quảng) của từ này.

偸鶏 = tau1 gai1 (Cantonese)

Vì sao lại là "trộm gà"?

Vì ngày xưa gà là tài sản giá trị, giống như là xe cộ ngày nay vậy. Hoặc giống như cún cảnh mà người ta nuôi. Vì thế, bọn trộm xe hay trộm chó luôn bị khinh ghét và đề phòng. Để trộm được gà thì phải ma mãnh. Sau này từ này trở thành tính từ chỉ sự "tháu cáy".

Hiện nay có một số cách giải thích bị sai rằng "tháu cáy" là 趕鶏 (giản thể: 赶鸡), "cản kê" tức là "đuổi gà". Trước hết thì "đuổi gà" không xấu hay không xấu đến thế, cùng lắm chỉ là trêu trọc gà mà thôi. Ngay cả chủ gà cũng có thể phải đuổi gà kia mà?

Hơn nữa, 趕鶏 không đọc được thành "tháu cáy":

趕鶏 = gon2 gai1 (Cantonese)

Do đó, "tháu cáy" không thể là "đuổi gà" được, mà phải là "trộm gà".

Trong từ điển chữ Tôm, do là cách đọc ngoại lai, "tháu cáy" được phiên thành 偸°鶏°. Chữ này thể hiện nguồn gốc chữ hán của "tháu cáy và các từ gốc tiếng Quảng khác như "sủi cảo", "sủi dìn", "há cảo", "màn thầu", "vằn thắn" vv cũng như thế.

Thật đúng là:
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh
言'郷'拱'拾'久‟長'、
買'楽'也'得'壱'幾'鼓'更
Takahashi