Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Chữ hán giản thể, chữ hán phồn thể và chữ kanji

Vì sao người Trung Quốc dùng chữ hán giản thể?

Một chữ kanji có thể có nhiều dạng gần giống nhau, ví dụ chữ 産 SẢN:

Tiếng hán phồn thể: 產
Tiếng hán giản thể: 产
Kanji tiếng Nhật: 産

Hay chữ 桜 ANH [sakura, hoa anh đào]:

Tiếng hán phồn thể: 櫻
Tiếng hán giản thể: 樱
Kanji tiếng Nhật: 桜

Thậm chí, một chữ có hàng chục biến thể cách viết (variant) khác nhau, ví dụ đây là chữ 辺 BIÊN [hen]:

Image: Quora [link below]

Thường thì chúng ta chia ra làm ba loại:
1. Tiếng hán phồn thể, tức là Traditional Chinese hay 繁体字 [phồn thể tự]
2. Tiếng hán giản thể, tức là Simplified Chinese hay 簡体字 [giản thể tự]
3. Chữ hán của người Nhật, tức là chữ kanji hay 新字体 [tân thể tự]

Nói chung thì, cơ bản các chữ trên sẽ khác nhau, chưa kể vấn đề về font nữa. Tôi thấy, chữ Nhật vẫn mang tính nghệ thuật và nhìn bắt mắt hơn.

Vì sao người Trung Quốc dùng chữ hán giản thể?

Thực ra không phải là do chính phủ nghĩ ra, mà là vốn các lối viết tắt đã có sẵn trong dân gian lâu rồi, để viết cho nhanh. Vì thế, một chữ cũng có rất nhiều lối viết tắt do mỗi người nghĩ ra, không thống nhất.

Bản thân người Trung Quốc cũng đã từng tìm cách chuyển sang dạng chữ kiểu chữ hangul tiếng Hàn, hay chữ latinh, nhưng không thành công mấy. Vì chữ hán quá phức tạp để viết và học.

Ngày nay bạn gõ máy tính còn đỡ, hãy tưởng tượng bạn phải viết xem, thế nào cũng phải viết tắt. Ngay cả người Nhật viết tay họ cũng viết tắt, phải nhìn mà đoán. Nhất là mấy ông thầy trên đại học thì viết tắt ác, và điều này cũng là tự nhiên thôi. Vì viết đủ ra thì bao giờ mới xong.

Nhà nước đầu tiên áp dụng chữ giản thể là Cộng hòa Trung Hoa hay Trung Hoa dân quốc (nay là Đài Loan), nhưng do bại chiến mà họ hủy giữa chừng. Sau này nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đổi sang chữ giản thể, còn Đài Loan, Hong Kong, Macau vẫn là chữ phồn thể.

Chuyển đổi giữa chữ hán giản thể, phồn thể và kanji của Nhật Bản

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Học tiếng Nhật bằng "taikan"

Chắc mọi người biết từ "taiken" nghĩa là "trải nghiệm": 体験。 Từ này hán tự là "thể nghiệm".

たい けん [0] 【体験】
( 名 ) スル
①実際に自分の身をもって経験すること。また,その経験。 「 -談」 「苦い-」 「 -してみないとわからない」
②〘哲〙 〔ドイツ Erlebnis〕 個々人のうちで直接に感得される経験。知性的な一般化を経ていない点で経験よりも人格的・個性的な意味をもつ。 → 経験(補説欄)

Nhưng tiếng Nhật còn một từ nữa, đó là TAIKAN [thể cảm]:

たい かん [0] 【体感】
( 名 ) スル
①  体に受ける感じ。体で感じること。
②  内臓諸器官が受ける刺激によって起こる、飢え・吐き気・性欲などの感覚。有機感覚。

体感 [taikan, thể cảm] = cảm nhận bằng thân thể, cảm nhận bằng da bằng thịt

Muốn giỏi tiếng Nhật thì cách dễ có lẽ là "cảm nhận tiếng Nhật bằng da bằng thịt". Ví dụ như khi bạn du học, bạn sẽ cảm nhận tiếng Nhật bằng da thịt: Bạn nhìn tiếng Nhật thực tế ở Nhật, đi tàu đi siêu thị nghe người Nhật nói chuyện giao tiếp với nhau. Bạn nghe thầy cô bàn bạc với nhau cách "điều trị" bạn. Bạn xem các bảng hiệu rồi về tra nghĩa. Bạn cực lực thắc mắc với thầy cô ngoài giờ học vv.

Thật tuyệt! Nhân tiên, tôi sang Nhật không biết một chữ tiếng Nhật bẻ đôi. Vì thế mà tôi có thể chỉ học bằng "taikan". Chủ yếu là nằm trong phòng ký túc xá mà tra kim từ điển thôi. Vì thế mà học tiếng Nhật dễ và vốn từ lên rất nhanh.

Làm gì cũng "taikan" (cảm nhận bằng da bằng thịt) thì sẽ tốt hơn

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Phân biệt "otagai" và "isshoni" trong "Otagai gambarou ne" và "Isshoni gambarou ne"

Chúng ta hay nghe người Nhật nói:

お互い頑張りましょうね。
Otagai ganbarimashou ne.

Vả: 一緒に頑張りましょうね。
Isshoni gambarimashou ne.

Hay dạng bạn bè là: おたがい頑張ろうね。 Otagai gambarou ne. / いっしょに頑張ろうね。 Isshoni gambarou ne.

Vậy thì "otagai" và "isshoni" khác gì nhau?

Hai câu này không phải đều có nghĩa là "Chúng ta cùng nhau cố gắng nhé".

"Isshoni" nghĩa là "cùng nhau, làm với nhau" nên câu:

Isshoni gambarimashou ne.

... thì đúng là có nghĩa "Chúng mình cùng nhau cố gắng nhé" thật. "Cùng nhau" tức là thường là làm chung với nhau một việc, một mục đích, thường là cùng thời điểm, cùng địa điểm.

Nhưng câu: Otagai gambarimashou ne.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Tìm hiểu và luyện BJT

Để công lược BJT thì phải luyện một chút. Tôi không có sách! Chỉ có lòng nhiệt huyết đi thi thôi. Nhưng trên trang web BJT cũng có đề mẫu, ở đây:

http://www.kanken.or.jp/bjt/english/sample/sample01.html


Kỳ thi BJT (tiếng Nhật thương mại) có 3 phần:

Part I. Listening Comprehension //Nghe hiểu 45 phút, 25 câu
Part II. Listening and Reading Comprehension //Nghe đọc hiểu 30 phút, 25 câu
Part III. Reading Comprehension //Đọc hiểu 30 phút, 30 câu

Tổng: 80 câu, khoảng 2 tiếng. Điểm tối đa: 800 điểm.

Demo như kỳ thi thực: http://www.kanken.or.jp/bjt/cbt_demo/

Chi phí thi ở VN là 640k và đây là hình form đăng ký (tải từ homepage):

Phần 1 nghe hiểu: Khoảng 45 phút

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

Công thành BJT

BJT (Business Japanese Proficiency Test) cũng là một trong những kỳ thi tiếng Nhật phải thi một lần trong đời, bên cạnh JLPT và JTEST. Đây là kỳ thi về tiếng Nhật thương mại và không phân các cấp độ thi như JLPT mà sẽ tùy điểm số mà chia trình độ.
>>Xem thông tin kỳ thi BJT

Trang chủ của kỳ thi BJT là http://www.kanken.or.jp/bjt/english/

Hiện nay có thay đổi là BJT không còn thi theo dạng JLPT là tới phòng thi làm bài nữa mà phải thi dạng Computer-Based Test (CBT) giống như là thi TOEFL vậy.

BJT sẽ thi trên máy tính

Nếu bạn thi BJT tại Nhật thì bạn phải đăng ký online và sau đó tự chọn ngày thi. Hiện nay thi BJT không cần phải theo ngày đã định sẵn như JLPT nữa mà có thể tự đăng ký ngày thuận tiện cho bạn.

Với các bạn tại VN thì phải đăng ký bằng cách liên hệ ở đây (có thể thi ở Hà Nội và Sài Gòn).

Tất nhiên là bạn cũng phải tuân theo lịch của Test Center mà bạn sẽ thi, chứ không phải muốn thi ngày nào cũng được, nên phải xem lịch của mỗi Test Center nữa.

Thời gian thi BJT là khoảng 2 giờ với khoảng 80 câu (không có nghỉ giải lao). Không có kết quả đậu hay trượt mà bạn sẽ được điểm số trong khoảng [0, 800], tùy điểm số mà được xếp hạng trình độ J5, J4, J3, J2, J1, J1+ tổng cộng là 6 trình độ, trong đó J1+ là hoành tráng nhất.

Điểm số các cấp độ là như sau:
J1+ 600 ~ 800 điểm
J1   530 ~ 599 điểm
J2   420 ~ 529 điểm
J3   320 ~ 419 điểm
J4   200 ~ 319 điểm
J5   0 ~ 199 điểm

Kết quả thi BJT sẽ được thông báo ngay cho bạn sau khi thi, và có thể tải về vài ngày sau khi thi.
Lệ phí thi ở Nhật là 7 ngàn yên, ở VN là dưới 700k.

Ôn thi BJT

Trên trang chủ có Sample questions để bạn thử trước. Bạn cũng có thể mua sách luyện BJT nếu đang ở Nhật.

Hãy cùng công thành BJT thành trì cuối cùng trong tiếng Nhật!

"Công thành! Bắt lấy tướng giặc Bờ Giờ Tờ (BJT) cho ta!
Ai bắt được tướng giặc thưởng ngàn lạng vàng, phong vạn hộ hầu!"
(Tương đương 10 triệu đồng ^^)

Để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện này, nhằm tăng thêm sỹ khí trước khi công lược kỳ thi BJT.
Năm 2018 sau công nguyên, Thục chủ Lưu Ban cùng quân sư Gia Cát Luyện dẫn đại quân tấn công thành Nhật Thương do tướng Bờ Giờ Tờ (BJT) trấn giữ. Cuộc tấn công diễn ra ròng rã suốt hai tháng, hai bên thương vong vô số, sát khí ngút trời. Cuối cùng, quân Thục binh hại tướng tổn, lương thảo nguy cấp, cuối năm 2018 đành rút quân về Thục để tránh mùa đông đang kéo tới. Chờ tích lũy lương thảo, binh mã, mùa xuân năm sau sẽ công thành tiếp, quyết bắt sống tướng giặc Bờ Giờ Tờ.
Công lược BJT không phải là việc dễ dàng, mục tiêu là đạt được J1+, tức là 600/800 = 75% trở lên. Còn nếu bạn có chân tài thực học thì hãy đạt 90% trở lên, tức là 720% trở lên. Nếu bạn một đạt tới cấp độ xuất sắc thì phải đạt 93% trở lên (kiểu như cấp A đặc biệt trong JTEST), tức là 93% × 800 = 744 điểm.

Có mấy mốc như thế, để bạn dễ đặt mục tiêu mà tiến quân công thành. Bạn cũng nên học một vài bí quyết công lược thành trì nữa, nếu không sẽ binh bại tướng tổn, không những không công được thành mà còn ê mặt như Lưu Ban và Gia Cát Luyện. Nhưng đánh trăm trận thất bại vẫn không nản, mới có khí phách của người làm tướng. Như thế mới có thể giành thắng lợi sau cùng được.

Năm sau hẹn ngày hội minh cùng nhau công lược thành Nhật Thương bắt sống tướng giặc Bờ Giờ Tờ nhé (đây là cách đánh vần mới của BJT do một số cụ bại não nghĩ ra thấy cũng hay hay, vì các cụ này ngoài việc làm phiền người khác ra thì nhìn cũng đạo mạo và đạo đức giả).
Takahashi