Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Lợi thế và lỗ hổng của phương pháp Shadowing khi học ngoại ngữ


Phương pháp Shadowing là gì?

Trong bài viết này, Saromalang làm rõ phương pháp luận của phương pháp học ngoại ngữ Shadowing. Shadow tiếng Anh có nghĩa là "cái bóng", "shadowing" là sự lặp lại chính xác những gì bạn nghe. Nói thẳng ra thì vốn từ xưa tới nay dân ta đã học theo phương pháp này, gọi là "học vẹt", hay "học gạo". Phương pháp Shadowing khi học ngoại ngữ là bạn nghe (thường là băng, mp3 vv) của người bản ngữ và cố gắng bắt chước y chang.

Tại Saromalang, tôi gọi phương pháp Shadowing là HỌC VẸT: Bạn nghe băng và lặp lại y chang cho tới khi thuộc lòng.

Lợi điểm của phương pháp Shadowing

Lợi điểm 1: Bạn không cần hiểu ngữ pháp, biết nhiều từ vựng để có thể bắt đầu giao tiếp. Bạn có thể học vẹt ngay các câu hội thoại và áp dụng và xuất hiện "hào nhoáng", kiểu "cô ni chi oa, a li ga tồ, sai ô na ra" làm mọi người hết hồn về khả năng giao tiếp.

Với các bạn bắt đầu học thì lợi điểm này giúp cảm nhận ngay kết quả, do đó mà tăng động lực để học ngoại ngữ (hiệu ứng doping tinh thần).

Lợi điểm 2: Phát âm chuẩn.

Do học theo băng nên không bị lỗi phát âm của giáo viên bản xứ (không phải người nói tiếng Nhật bản ngữ), vốn là lỗi trầm trọng tại Việt Nam. Học sinh VN khi học tiếng Nhật thường bị phát âm sai từ đầu, về sau sửa rất khó, thậm chí đã đi du học vẫn không sửa được và phát âm sai.

Do đó, học phát âm chuẩn từ đầu là một lợi thế. (Tất nhiên là cách phát âm tiếng Nhật khác nên sẽ vẫn cần luyện tập lâu dài.)

Lỗ hổng của phương pháp Shadowing

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

"Cá cơm kho tộ" dịch ra tiếng Nhật là gì?

Bài tập dịch Nhật Việt tuần này là dịch tên món ăn "cá cơm kho tộ" ra tiếng Nhật.
Câu trả lời của bạn là: [                                                     ]

"Cá cơm kho tộ" là gì?
>>Xem giải đáp

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

"Heo chà bông" hay "chà bông heo"?

"Chà bông" là tiếng miền nam của món "ruốc" miền bắc, có lẽ là chà cho bông ra. Để làm "ruốc" thì phải lấy thịt thăn (nạc) luộc lên nóng hổi giã ra cho tan thành từng sợi, hoặc có thể là "chà" cho bông ra nên gọi là chà bông. "Ruốc" thì mặc nhiên là làm từ thịt lợn (thịt heo) nên không mấy ai gọi là "ruốc lợn" hay "ruốc heo" cả. Vì có làm ruốc ngoài gì khác ngoài thịt lợn đâu.

Nhưng ở miền nam thì lại khác, mức độ tự do cao hơn nhiều. Chà bông không chỉ từ heo mà còn từ gà, cá, đủ thứ.

"Heo chà bông" hay là "chà bông heo"?

Và người thì gọi là "heo chà bông", người lại gọi là "chà bông heo" vậy cái nào mới đúng?

"Heo chà bông"

Hãy xem bài danh từ bổ nghĩa cho danh từ lần trước. Trong trường hợp "heo chà bông" thì danh từ chính là "heo" và danh từ bổ nghĩa là "chà bông". Tức là nhấn mạnh đây là heo, và tính chất là làm theo kiểu chà bông chứ không phải luộc, kho tiêu, ....

"Chà bông heo"

Chà bông heo thì lại nhấn mạnh đây là "chà bông" và làm bằng "thịt heo" để phân biệt với chà bông cá, chà bông bò, chà bông ngựa, chà bông gà vv.

Như vậy cả hai cách nói đều đúng, không có cách nào sai chỉ có sắc thái hơi khác nhau một chút thôi. Vậy thì cách dùng từ nào phổ biến hơn? Để tìm hiểu, tôi sẽ tìm trên Google với chìa khóa "chà bông heo" và "heo chà bông" (có dấu ngoặc kép).

"chà bông heo": 20,500 kết quả
"heo chà bông": 6,510 kết quả

Như vậy thì "chà bông heo" thắng, và người ta quan tâm tới việc "ăn chà bông" hơn là "ăn heo". Ai còn dám nói dân ta phàm ăn nữa nào? Dân ta rất quan tâm tới hình thức chứ không quan tâm tới thịt loại gì đâu, vì nói thật, chẳng ai đảm bảo là mình đang ăn gì ^^ Hoặc đơn giản là về lý do kinh tế: Ăn chà bông thì tiết kiệm hơn là ăn heo thiệt.

Trong tiếng Nhật

Ví dụ trong menu tiếng Nhật cũng có các món như:
Cải thìa xào dầu hào
Gan xào hẹ
Thịt gà nướng sốt teriyaki

Hoặc các nhà hàng Việt tại Nhật thì có món: Rau muốn xào tỏi

Vậy thì sẽ nói thế nào?
Rau muốn xào tỏi = 空芯菜にんにく炒め or にんにく炒め空芯菜 ?
Gan xào hẹ = レバーにら炒め or にら炒めレバー ?

Các bạn có thể tự tìm câu trả lời!
Saromalang