Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Vì sao bạn chưa giỏi tiếng Nhật?

Nhiều bạn học tiếng Nhật với ước mơ, hoài bão to lớn, thậm chí là quyết tâm sắt đá và ... kẹt ở trong vòng xoáy tiếng Nhật sơ cấp. Nhưng đúng ra, học sơ cấp là tốt nhất, tôi cũng mới chỉ tốt nghiệp sơ cấp thôi. Trung cấp và cao cấp tôi không học mấy (không có nghĩa là tôi không giỏi vì tôi đọc rất nhiều và có nền tảng rất chắc).

Điều khác biệt là: NỀN TẢNG TIẾNG NHẬT CHẮC CHẮN.

Trước hết, tại lớp Cú Mèo thì tôi phân ra hai loại là người học tiếng Nhật và người giỏi tiếng Nhật. Ai học tiếng Nhật ít nhất? Người giỏi tiếng Nhật!

Nỗ lực và sẽ thành công thường không mấy khi song hành với nhau (tất nhiên, nếu bạn là người thành công thì bạn sẽ nỗ lực ĐÚNG CÁCH và đó cũng chẳng phải nỗ lực mà là niềm vui chơi game).

Dưới đây tôi tổng kết các lý do bạn chưa giỏi tiếng Nhật:


PHÁT ÂM SAI

Vì được dạy phát âm kiểu Việt Nam ngay từ đầu! Ví dụ đặt dấu sắc ở trợ từ kiểu rất Việt Nam và chỉ hiểu được ở trong lớp VN còn sang Nhật thì ít ai hiểu và thấy rất ... kỳ!

Nhưng ngay cả giáo viên người Nhật cũng không sửa cho bạn vì họ cũng bị cuốn theo phong cách VN (vì thật sự, sửa cho bạn rất mệt).

Tại lớp Cú Mèo thì tôi không đơn giản là sửa, tôi chỉ nói cho các bạn biết cách phát âm của người Nhật và cách sử dụng cơ miệng (cụ thể thì là PHÁT ÂM VÒM MIỆNG). Nếu không luyện cách phát âm này, bạn sẽ không bao giờ phát âm chuẩn và kiểu phát âm VN sẽ đi theo bạn mãi để chứng tỏ cho mọi người thấy rằng ... bạn không giỏi tiếng Nhật. Bạn chỉ là người học tiếng Nhật.

CÁCH LUYỆN PHÁT ÂM SAI

Thay vì luyện âm tiết và từ thì luyện cả câu trong khi phát âm âm tiết và từ sai (đặt dấu tùm lum). Bạn phải phát âm từ vựng đúng, trước khi phát âm câu đúng!


KHÔNG LUYỆN TẬP ĐÚNG CÁCH

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Phân tích SWOT việc học tiếng Nhật

Bài tập tuần này: Bạn hãy phân tích SWOT việc học tiếng Nhật (bắt chước phim Silicon Valley! ^^).
Bạn hãy phân tích như bảng dưới đây:

Bảng phân tích SWOT việc học tiếng Nhật của SaromaLang

Mục đích SWOT: Để quyết định xem việc học tiếng Nhật có phù hợp (về lợi ích, khả năng, ...) với bạn hay không. Từ đó, bạn quyết định xem có học tiếng Nhật (hay học tiếp) hay không.

Giải thích: SWOT là một bảng chia ra làm 4 ô nhỏ gồm có Strengths (Ưu điểm), Weaknesses (Nhược điểm), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ). SWOT Analysis là "phân tích Ưu Nhược Cơ Nguy".

Bài tập tuần này là bạn phân tích ưu - nhược - cơ - nguy của việc học tiếng Nhật của bạn. Nếu kết luận là không nên học tiếng Nhật tiếp thì có thể bạn nên chuyển qua học ... tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Trung, ... và bạn cũng lại nên SWOT trước khi quyết định.

Ngoài ra, bạn cũng có thể SWOT các vấn đề khác như đi du học tại Nhật Bản với con đường học vấn thông minh và kế hoạch tài chính khôn ngoan.

Bạn cũng có thể SWOT bạn gái, bạn trai, việc có người yêu, v.v... nhưng cẩn thận không bị SWOT lại nhé!

Pronunciation (phát âm): Bước đầu tiên để giỏi tiếng Nhật

【Phương pháp Cú Mèo】Bước đầu tiên quan trọng nhất để giỏi Nhật ngữ

Mà hầu hết học sinh Việt Nam đều quên, không được dạy và thường sai từ đầu tới giờ. Đó là PRONUNCIATION (発音=はつおん) tức là PHÁT ÂM.

Học sinh Âu Mỹ thường không mắc lỗi này. Các bạn đi du học ngay từ đầu cũng không mắc lỗi này.
Riêng học sinh Việt Nam do tiếng Việt có thanh điệu và khi học tại Việt Nam rất ít khi chú trọng phát âm nên đa phần phát âm đều sai.

Tham khảo bài viết của SaromaLang:
Phát âm chuẩn như người Nhật (Vì sao người Việt lên giọng trợ từ?)
Ai bảo tiếng Nhật không có thanh điệu?

Phát âm sai thì hậu quả là gì? Hãy xem "vòng xoáy của việc học dở tiếng Nhật" bên dưới.


LỖI CHUNG PHÁT ÂM TIẾNG NHẬT CỦA CÁC BẠN VIỆT NAM


  • Không luyện phát âm âm tiết, do đó âm tiết cũng phát âm sai (ảo tưởng là"tiếng Nhật phát âm dễ mà")
  • Từ lỗi trên mà phát âm từ tiếng Nhật sai (tự động thêm dấu huyền, dấu sắc, ... tiếng Việt vào)
  • Phát âm câu sai (thường do hụt hơi và nhịp điệu sai)
  • Do học tại VN nên thường phát âm lên giọng trợ từ kiểu tiếng Việt (NÍ, ÓA, Ế, ...)

Tại lớp Cú Mèo trước hết sẽ sửa phát âm ÂM TIẾT rồi tới phát âm TỪ VỰNG cho các bạn. Bạn phát âm từ vựng chuẩn thì sẽ phát âm câu chuẩn.

Luyện phát âm tại lớp Cú Mèo


Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Thuận lợi, rủi ro và học giỏi tiếng Nhật

Tôi tổng kết ở bảng này:


Tại lớp Cú Mèo thì tôi đưa ra các khái niệm quan trọng:

  • Người học tiếng Nhật
  • Người giỏi tiếng Nhật


Bởi vì bạn có thể học nhưng không giỏi. Có những người học nhiều năm vẫn không giỏi (họ viết văn quá dở tới mức không ai muốn đọc).

Bạn phải hiểu RỦI RO của việc học tiếng Nhật đó là "học mãi vẫn không (thể) giỏi". Không chỉ rủi ro về thời gian, tiền bạc mà còn về tinh thần. Nhưng định nghĩa thế nào là một người giỏi tiếng Nhật thì không dễ, cần phải có CON MẮT để đánh giá.

Nhiều người thậm chí còn không phân biệt được người học tiếng Nhật và người giỏi tiếng Nhật.

Đương nhiên, họ không bao giờ vươn tới tầm giỏi. Đâu là điều khác biệt giữa một người nỗ lực (và chỉ nỗ lực) và một người thành công?

Những điều này sẽ dành riêng tại lớp Cú Mèo và chỉ dành cho các bạn đăng ký.

Nhớ là, mục tiêu của chúng ta không phải là HỌC TIẾNG NHẬT, mà là GIỎI TIẾNG NHẬT. Nếu bạn không hề có lý tưởng thì bạn không nên tới lớp Cú Mèo. Nếu bạn muốn giỏi tiếng Nhật thì hãy cân nhắc thời gian và chi phí.

Nhưng trước khi bắt đầu thì hãy nhớ các khái niệm trên và nghiên cứu kỹ các rủi ro nhé. Nếu hoàn toàn không muốn chịu rủi ro thì lựa chọn của bạn đây: Người không học tiếng Nhật. Hoàn toàn chẳng tệ chút nào!