Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Dấu câu tiếng Nhật

Tiếng Nhật sẽ không có dấu cách (khoảng trống) như các ngôn ngữ dùng ký tự Latin (romaji), tiếng Trung, tiếng Thái, v.v.. cũng thế.

Dấu chấm câu thông thường (dấu chấm, dấu phẩy, v.v...) là như sau:

大学の受験はゲームのようなものだ:勝つためには戦略が必要だ。
Daigaku no juken wa geemu no you-na mono da: Katsu tame ni wa senryaku ga hitsuyou da.
Thi đại học là thứ giống như trò chơi: Để thắng bạn cần có chiến lược.

合格したいなら、最大にリラックスしながら最大に準備することだ。
Goukaku shitai nara, saidai ni rirakkusu shinagara saidai ni jumbi suru koto da.
Nếu bạn muốn đậu, bạn phải thư giãn một cách tối đa và chuẩn bị một cchs tối đa.

Dấu chấm là khuyên tròn, dấu phẩy giống dấu huyền tiếng Việt mà nằm dưới chân. Cần chú ý thêm là các dấu này độ rộng bằng với ký tự tiếng Nhật (và các ký tự đều nhau) nhé. Dấu hai chấm cũng vậy, độ rộng bằng các ký tự.

Các sách tiếng Nhật sơ cấp thì dùng dấu cách (cũng là của tiếng Nhật có độ rộng bằng ký tự) cho học sinh dễ đọc mà thôi:

まなさんは タイから きました。
Mana-san wa Tai kara kimashita.

Tuy nhiên, Takahashi dùng dấu câu như sau:

大学の受験はゲームのようなものだ:勝つためには戦略が必要だ.
合格したなら,最大にリラックスしながら最大に準備することだ.

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Ngạn ngữ kotowaza

"Ngạn ngữ" trong tiếng Nhật là "kotowaza", viết là ことわざ hay 諺 (kanji: NGẠN), bạn cũng có thể nhớ là nó gồm có "koto" (việc, sự việc) kết hợp với "waza" (kỹ năng, skill) cũng được.

Cần phân biệt
Ngạn ngữ
Tiếng Nhật: 諺 Kotowaza, tiếng Anh: Proverb
Đây là những câu ngắn chứa đựng một tri thức, một triết lý, ... nào đó

Thành ngữ
Tiếng Nhật: 成句 Seiku (THÀNH CÚ), tiếng Anh: Idiom
Một cách nói từ xưa đã thành quen thuộc

Quán ngữ
Tiếng Nhật: 慣用語 Kanyougo (QUÁN DỤNG NGỮ), tiếng Anh: Idiom, phrase
Cách nói quen thuộc

Ngạn ngữ và thành ngữ hay bị dùng lẫn với nhau và thực tế cũng không dễ phân biệt. Thành ngữ và quán ngữ cũng khó phân biệt với nhau. Phân ra để các bạn có thể dễ hình dung và hệ thống hóa, chứ một câu có thể vừa xếp vào ngạn ngữ, vừa xếp vào thành ngữ được. Ở đây, tôi sẽ không phân biệt rạch ròi mà sẽ giới thiệu với các bạn về Kotowaza trong tiếng Nhật.


Tra một ngạn ngữ tiếng Nhật
Bạn chỉ cần search trên Internet là sẽ ra. Hoặc là tìm kiếm theo cú pháp:
  • [Câu ngạn ngữ tiếng Nhật]とは

Tìm ngạn ngữ tương ứng từ tiếng Việt
Bạn phải hiểu câu ngạn ngữ đó và tra với từ khóa たとえ Tatoe (dùng để ví ....), ví dụ:
裕福のたとえ ことわざ = "dùng để ví sự giàu có" "ngạn ngữ"


Trang web các câu ngạn ngữ tiếng Nhật

Có nhiều trang web chứa giải nghĩa các câu ngạn ngữ, bạn chỉ cần lấy một câu bất kỳ và search là ra rất nhiều. Takahashi sẽ giới thiệu với bạn một trang mà mình thấy khá hay:
Tra nghĩa kotowaza

Khi bạn tìm kiếm kotowaza thì sẽ có cách đọc (読み yomi), ý nghĩa (意味 imi Ý VỊ), chú thích (注釈 Chuushaku CHÚ THÍCH), tương đồng (類義 ruigi LOẠI NGHĨA), đối nghĩa (対義 taigi ĐỐI NGHĨA), ví dụ (用例 yourei DỤNG LỆ). Có cả ngạn ngữ tương đương trong tiếng Anh (英語 eigo) nữa.


MỘT SỐ NGẠN NGỮ KOTOWAZA TIẾNG NHẬT

Đứng núi này trông núi nọ
隣の花は赤い(となりのはなはあかい)
The grass is always greener on the other side of the fence.

Muốn nói mà không nói nên lời - Giao tiếp tiếng Nhật căn bản

Bài này sẽ chuyển một số câu giao tiếp tiếng Việt sang tiếng Nhật. Đôi khi, bạn muốn nói gì đó bằng tiếng Nhật mà không tìm ra cách nói hợp lý. Dưới đây là một số câu như vậy và cách nói tiếng Nhật tương đương.

1/ Tôi có cần phải đi cùng anh ko? (Vd như đi họp hành,công tác ..v..v)
私が一緒に行く必要がありますか?
Watashi ga issho ni iku hitsuyō ga arimasu ka?

Anh có cần tôi (làm gì) cho anh ko?
何かお手伝いできることがありますか?
Nanika otetsudai dekiru koto ga arimasu ka?

Nanika = gì đó, otetsudai = giúp đỡ

2/ Anh có đi lên văn phòng thì cho tôi đi theo nữa nhé!
オフィスに行けば私を連れて行ってくださいね!
Ofisu ni ikeba watashi o tsurete itte kudasai ne!

"~ wo tsurete iku" là đi đâu mang ai the.


3/ Anh ABC có gửi văn kiện cho anh, tôi đã nhờ chị XYZ mang lên văn phòng cho anh rồi đấy.
ABCさんはあなたに書類を送りましたので,XYZさんにあなたのオフィスに持っていくようにお願いしました.
ABC-san wa anata ni shorui o okurimashitanode, XYZ-san ni anata no ofisu ni motte iku yō ni onegai shimashita.

"[Ai đó] ni [Việc gi] you ni onegai suru" là nhờ ai làm việc gì

4/ (đến giờ làm việc mà chưa thấy người đâu) Hôm nay anh đến muộn à? Bận việc gì vậy?
遅れましたか? / Hoặc: 遅刻しましたか?
Okuremashita ka? / Hoặc: Chikoku shimashita ka?

何の用事があったんですか?
Nani no yōji ga atta ndesu ka?
用事 youji (DỤNG SỰ) là "việc bận"

5/Tôi đã làm xong công việc theo yêu cầu của anh ABC rồi.Bây giờ anh sẽ gửi báo cáo hay để tôi gửi trực tiếp cho anh ấy?
ABCさんが指示したお仕事を終えました.今あなたはレポートを送りますか?それとも私は直接彼に送りますか?
ABC-san ga shiji shita oshigoto o oemashita. Ima anata wa repōto o okurimasu ka? Soretomo watashi wa chokusetsu kare ni okurimasu ka?

指示 shiji (CHỈ THỊ) là chỉ thị, yêu cầu
Oeru = kết thúc gì đó, làm xong gì đó
Để diễn tả "[Làm gi] hay [Làm gi]" thì tiếng Nhật dùng "soretomo" và tách ra 2 câu hỏi riêng.


Lát nữa tôi sẽ báo cho anh/chị
後ほど知らせます
Nochi hodo shirasemasu

Không dùng 後で ato de mà dùng "nochihodo" sẽ lịch sự hơn.


Tôi là A đây ạ, tôi vừa gọi điện cho anh/chị lúc nãy
先ほどお電話したAです.
Sakihodo odenwa shita A desu.

Không dùng 先 Saki mà dùng Sakihodo cho lịch sự.


Mấy hôm nữa tôi sẽ liên lạc với anh chị
後日ご連絡をいたします
Gojitsu go-renraku wo itashimasu

Dùng 後日 Gojitsu (HẬU NHẬT) nếu sang hôm khác bạn mới liên lạc. Còn bạn liên lạc sau một lúc thì dùng "Nochihodo" như câu trên nữa.

CÁC CÂU NGẮN
để làm gì ạ = 何のためですか? Nan no tame desu ka?
xong rồi ạ = 終わりました Owarimashita / 完了しました Kanryou shimashita (HOÀN LIỄU)
có đúng không ạ = 正しいですか Tadashii desuka / 合っていますか Atte imasu ka
vẫn chưa được = まだできません Mada dekimasen
khi nào thì được ạ = いつがいいですか Itsu ga ii desuka
làm thế nào thì được = どのようにしたらいいですか Dono you ni shitara ii desu ka

(Sẽ tiến hóa khi có điều kiện)

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Phát âm chuẩn như người Nhật: Phát âm vòm miệng

Hôm nay, Takahashi sẽ nói tới bí quyết để phát âm chuẩn tiếng Nhật và cũng phải nói trước rằng Takahashi cũng không phát âm chuẩn lắm đâu mà chỉ biết nguyên lý mà thôi (sau một thời gian tư duy tìm hiểu) vì ngày nay Takahashi đã có thể chém gió thành bão bằng tiếng Nhật nên chất giọng "ngoại quốc" có thể trở thành lợi thế, thay vì là một "hại thế". Không nên mặc cảm vì chất giọng "ngoại quốc", ngược lại nên lấy đó làm thương hiệu. Một người Mỹ nói tiếng Việt như người Việt thì thực ra nghe lại không hay bằng nói có một chút lơ lớ giọng Mỹ.

Ngay từ ngày đầu học tiếng Nhật thì tôi:
  • Chỉ toàn học từ giáo viên người Nhật (chưa bao giờ học từ giáo viên người Việt)
  • Học tiếng Nhật tại Nhật, lúc sang Nhật không biết một tiếng Nhật bẻ đôi

Bạn bè xung quanh thì thường học trước tiếng Nhật ở VN rồi, và nhìn chung là tôi nhận thấy các điều sau:
  • Người học tiếng Nhật tại VN thì thường đọc các trợ từ "wa", "ni", "de", "e", "to", "wo" ... thành "ÓA", "NÍ", "ĐẾ", "Ế", "TỐ", "Ố", .... tức là đọc thành dấu sắc trong tiếng Việt
  • Các giáo viên người Nhật không hề lên giọng ở các trợ từ này
  • Các học sinh Âu Mỹ thường phát âm đúng vì họ học từ giáo viên Nhật
Thành ra, cách nói tiếng Nhật của người Việt thường không lẫn đi đâu được. Không hẳn là sai, nhưng nghe hơi chối tai, vì họ phát âm tiếng Nhật theo kiểu tiếng Việt! Có lẽ, đây là kết quả của việc học tiếng Nhật tại Việt Nam.

Vì sao lại thành như vậy?
Takahashi nhận thấy là, phát âm thành "ní", "ế", "tố òa", v.v... là phát âm kiểu tiếng Việt, không phải phát âm kiểu tiếng Nhật, mà nguyên nhân có lẽ là như sau:
  • Khi dạy tiếng Việt, người Nhật thấy người VN nghe không được nên hơi nhấn mạnh các trợ từ để người học có thể phân biệt rõ các phần của câu
  • Người Việt thấy vậy cũng học cách nhấn mạnh nhưng lại không nhấn mạnh được theo kiểu người Nhật nên nhấn mạnh kiểu tiếng Việt, mà dễ nhất là "ní", "đế", "ế", v.v... tức là thêm thanh sắc tiếng Việt vào
  • Người Việt nhận thấy nói như thế quả thực khi nói thì người Nhật nghe dễ hơn
  • Khi dạy lại, người Việt cũng dạy cho học sinh hệt như thế và tạo thành một trào lưu phát âm có dấu sắc ở các trợ từ
Nó giống như khi một người không có chuyên môn dạy tiếng Việt cho người nước ngoài vậy, họ sẽ không nói kiểu thông thường trong tiếng Việt mà gằn từng chữ thành:
  • TÔI.. LÀ.. NGƯỜI.. VIỆT.. NAM.... BẠN.. LÀ.. NGƯỜI.. NƯỚC.. NÀO?
Và người nước ngoài khi học, do không nói đúng thanh điệu tiếng Việt, sẽ thành:
  • TOI.. LA.. NGUOI.. PHAP.
Tức là sai cả thanh điệu lẫn nhịp điệu câu nói tiếng Việt, mặc dù nói như vậy thì người Việt có dễ nghe hơn thật. Đây là giải pháp tình thế nhưng nhìn chung sẽ không có tác dụng hay có hại khi học lên trình độ cao hơn. Nó có còn là tiếng Việt nữa đâu? Vì đã mất hết nhịp điệu câu rồi.

Cần lưu ý thêm, không phải giáo viên người Nhật nào tại VN cũng có trình độ ngôn ngữ vì có thể họ không có chuyên môn này hoặc chuyên môn sư phạm tiếng Nhật. Cũng như bạn không thể dạy tiếng Việt "vì tôi là người Việt" được vì bạn cần hiểu rõ và có chuyên môn về tiếng Việt, từ vựng tiếng Việt, phát âm tiếng Việt.

Ví dụ "Ô" và "Ộ" khác nhau thế nào? Sẽ khó nếu bạn không đào sâu tìm hiểu về nguyên tắc phát âm tiếng Việt. Bạn có thể không cần học qua trường lớp, nhưng sẽ đòi hỏi bạn phải hiểu biết và so sánh tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Một người "chỉ biết tiếng Việt" thì thực ra khả năng hiểu biết tiếng Việt sẽ khá hạn chế. Khi nào họ có thể nói được ngoại ngữ thì họ mới hiểu rõ tiếng Việt được.

Phát âm chuẩn tiếng Nhật: Phát âm vòm miệng


Âm lặp ("tsu" nhỏ) có thể đọc như "tsu"

Đọc âm lặp như つ

Thông thường, "tsu" nhỏ (っ) là âm lặp, là sự lặp lại phụ âm kế tiếp và khi đọc thì có khoảng ngừng ở giữa.
Ví dụ:
しまった đọc là shimatta (shi mát [lặng] ta)
待った(まった) đọc là matta, khác với また đọc là mata (không lặp âm)
抹茶(まっちゃ)đọc là matcha, chú ý âm lặp ở đây là "t" chứ không phải là "c" (vì âm thực đằng sau là "ch" trong "cha", âm lặp của phụ âm "ch" phải là "t") => Đây không phải là tiếng la tinh mà là tiếng Nhật!

Tuy nhiên có một số người Nhật đọc しまった là しまつた shimatsuta (Việt: shi ma chư ta) và các đọc này hoàn toàn không sai, thậm chí là "dễ thương". Các chữ "tsu" nhỏ (っ) vẫn có thể được đọc như つ "tsu" như thường và không có gì là sai cả.

Nếu bạn muốn nói có phong cách, bạn có thể áp dụng cách nói trên. Ví dụ:
帰った(かえった) => かえつた kaetsuta

つーか (tsuuka) và つーの (tsuuno)

Các bạn xem phim drama của Nhật thì chắc hãy gặp つーか và つーの.
Ví dụ:
ためだつーの! = Tôi bảo là không được!

友達つーか,普通の知り合いだよ.
Không hẳn là bạn mà chỉ là người quen bình thường thôi.

Giải nghĩa:
つーか là nói nhanh của というか(と言うか), dạng lịch sự của と言うか là と言いますか ("nói rằng .... không").
つーの là nói nhanh của というの ("no" ở cuối là nhấn mạnh: "(Tôi) bảo là ...")

ためだつーの!= だめだというの!
友達つーか,普通の知り合いだよ.
=友達というか,普通の知り合いだよ.

Xem phim truyền hình "Hana yori dango" thì sẽ khá nhiều つーの đấy.

Ngoài ra, nếu bạn nào thích thì có thể tìm hiểu thêm Ngôn ngữ các cô gái trẻ (ギャル語 = GIRL NGỮ) trên Wikipedia.

(C) SAROMA JCLASS

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

"Toriaezu" nghĩa là gì? Cách đào vàng ảo...

とりあえず(取り敢えず)Toriaezu rất hay được dùng trong ngôn ngữ nói và chắc ai ở Nhật nhiều thì cũng nói thường xuyên. Nó cũng như "Naruhodo", rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể tìm từ chuẩn xác trong tiếng Việt.

Tra từ điển Kotobank thì sẽ như sau:

とりあえず【取り▲敢えず】
1 〔何はさておき〕first of all
取りあえず家の者に知らせなくては
First of all, I must let my family know.
取りあえず必要なものはお金だ
The first thing I need is money.
取りあえず一言御礼まで
「This is just [Just] a quick note to say thank you.
2 〔差し当たり〕for the time being
取りあえずはそれで間に合うだろう
It'll do for the time being.
取りあえずそのままにしておこう
We'll leave it at that for the present.
取りあえずけが人に応急処置をした
We gave first aid to the injured as 「an emergency [a temporary] measure.
>> Kotobank

Qua từ điển Kotobank, có thể thấy là "Toriaezu" diễn tả cần phải làm gì đó trước hết, hay nên làm gì đó đầu tiên, v.v...
Vậy vai trò của "Toriaezu" là để diễn đạt điều gì? Đó là giải pháp tình thế khi gặp một vấn đề nào đó và không hay chưa có nhiều lựa chọn tốt mà đành phải lựa chọn giải pháp trước mắt. Dịch ra tiếng Việt thì là:
  • "Trước hết đành (làm gì) đã!"
  • "Trước tiên đành ...."
  • "Đầu tiên (làm gì, cần gì)"

Ví dụ: 
風邪がすぐ治らないから,取り敢えず薬を飲んで!
Kaze ga sugu naoranai kara, toriaezu kusuri wo nonde!
Cảm cúm không thể khỏi ngay được nên trước hết uống thuốc đi đã!

Vai trò ngôn ngữ của "Toriaezu": Giải pháp tình thế, giải pháp trước mắt
Nói như vậy thì chắc bạn sẽ khá dễ dàng hình dung. Thực tế là mỗi từ đều có một vai trò nhất định. Ngày xưa tôi vẫn nhớ có quyển "Hư từ tiếng Việt" dày cộp, theo như sách phân tích thì từ nào trong tiếng Việt cũng là "hư từ" cả, ví dụ từ "đã" ở cuối câu trên. "Hư từ" vốn đã có nghĩa là từ chẳng vai trò gì nếu hiểu theo đúng nghĩa đen của từ này, nghĩa là nếu có cũng được mà không có cũng không sao.
Đây là cách tiếp cận SAI! Bởi vì các từ sẽ đưa đến sắc thái câu hoàn toàn khác nhau. Họ đã tiếp cận sai vì họ cố phân tích tiếng Việt theo kiểu ngôn ngữ châu Âu nhưng về tiếng Việt có giống như vậy đâu. Cần phải phân tích theo đúng vai trò của nó, chứ không thể cứ "Danh từ, tính từ, động từ, trạng từ, ..." để phân loại từ được. Tiếng Việt và tiếng Nhật là ngôn ngữ chủ đề, không phải là ngôn ngữ chủ vị kiểu châu Âu. Học tiếng Việt theo kiểu châu Âu và phân loại từ châu Âu thì bao nhiêu năm vẫn không thể nào hiểu được gì.

Điều may mắn với bạn là Takahashi đã "khai quật" được tính tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Nhật. Do đó, việc phân tích sẽ trở nên đơn giản hơn khá nhiều, từ phân tích câu cho tới phân tích vai trò của các từ vựng.

Khác với "Mazu"

Cần phân biệt với まず(先ず): "Mazu" chỉ có nghĩa là "Trước tiên (làm gì)", "Trước hết (làm gì)" thôi, tức là chỉ dùng để chỉ thứ tự hành động là trước hết sẽ làm việc gì chứ không có sắc thái là "Bạn không có phương án nào tốt và đành phải sử dụng giải pháp tạm thời hay giải pháp trước mắt là (làm gì đó)" như "Toriaezu".

So sánh với "Tonikaku"

とにかく(ateji: 兎に角) Tonikaku cũng có nghĩa gần như Toriaezu nhưng khác sắc thái một chút: Tonikaku cũng là "Trước tiên thì (làm gì)" tức là quên hết các thứ khác để tập trung vào việc gì đó trước tiên chứ không có nghĩa là "giải pháp tạm thời, giải pháp trước mắt".

Học ngoại ngữ giống như đào vàng