Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Rủ rê cùng làm gì với tôi Vないか。 / Vませんか。

Vないか。 /  Vませんか。 dùng để rủ rê ai làm gì với mình.
Ví dụ:
Bạn đi uống cà phê với tôi không?
Bạn đi xem phim với tôi không?
Bạn đi mua sắm với tôi không?

Dạng thường
コーヒーを飲みにいかない?
Bạn đi uống cà phê cùng tôi không?

映画を一緒に見にいかないか。
Em đi xem phim cùng với anh không?

ゲームをやらない?
Bạn chơi game không?

Dạng lịch sự

Đưa ra đề nghị làm gì (LET ME) Vうか。 / Vましょうか。

Vうか。 / Vましょうか。 dùng để đưa ra đề nghị làm gì cho ai sử dụng động từ dạng ý chí. Tiếng Anh là "Let me (do something) for you".

Ví dụ: 
手伝う (てつだう) to help. giúp đỡ
紹介する (しょうかいする) giới thiệu

Dạng thường

手伝おうか。
Để tôi giúp bạn nhé?
=私はあなたを手伝おうか。

君をみんなさんに紹介しようか。
Để tôi giới thiệu em với các bạn nhé?

私も言ってあげようか。
Để tôi cũng nói (giúp) cho bạn nhé?

Dạng lịch sự

てつだいましょうか。
Để tôi giúp anh/chị nhé?
=私はあなたをてつだいましょうか。

高橋さんをみんなさんに紹介しましょうか。
Để tôi giới thiệu anh Takahashi với mọi người nhé?

私も言ってあげましょうか。
Để tôi cũng nói (giúp) cho anh/chị nhé?

Chú ý

Dạng này cũng dùng nói về ý chí của bản thân (LET ME) chứ không phải làm gì cho ai. Ví dụ:
私も行こうか。 Để tôi cũng đi với nào.
私も行きましょうか。 Để tôi cũng đi với nào.

Quiz Saromalang: "Để tôi đưa bạn ra ga bằng xe hơi nhé?" nói thế nào ở dạng thường (plain form) và dạng lịch sự (polite form)?

Vdic.まい SẼ KHÔNG LÀM GÌ

Vdic.まい là động từ dạng ý chí sẽ không làm gì hoặc là dạng phủ định không làm gì.
>>Phân biệt với dạng ý chí sẽ làm gì

Cách chia

Vdic. + まい
Động từ nguyên dạng thêm まい

Ý chí không làm gì

こんなまずい食べ物は二度と食べるまい
Món ăn dở như thế này thì tôi sẽ không ăn lần thứ hai. (Ý chí)

二度と会うまい
Tôi sẽ không gặp lần thứ hai (lần nữa).

Ý nghĩa phủ định

ĐỘNG TỪ BỊ ĐỘNG SAI KHIẾN SHIEKIUKEMI

Động từ bị động sai khiến trong tiếng Nhật là gì?

Đây là dạng kết hợp giữa dạng sai khiến (shieki)dạng bị động (ukemi). Ý nghĩa:

(1) ĐƯỢC CHO PHÉP LÀM GÌ
(2) BỊ BẮT PHẢI LÀM GÌ 

Tiếng Nhật gọi là 使役受身 (しえきうけみ) [sử dịch thụ thân].
Ví dụ やる làm, たべる ăn
やらせられる bị bắt phải làm (việc gì đó)
すしをたべさせられる được cho ăn sushi

Bị ai bắt làm gì / Được ai cho làm gì
ははに しゅくだいを やらせられた。
Tôi bị mẹ bắt làm bài tập.

ちちに りゅうがくを させられた。
Tôi đã được cha cho du học.

POINT 1: DÙNG TRỢ TỪ NI VỚI NGƯỜI MÀ BẠN BỊ BẮT LÀM HAY ĐƯỢC CHO LÀM

Các động từ bị động đều là động từ 1 đoạn và kết thúc bằng せられる nên còn ký hiệu là Vせられる。
Ví dụ: のむ → のませられる・のませられます・のませられて
たべる → たべさせられる・たべさせられます・たべさせられて

POINT 2: Vしえきうけみ = V1

Đối tượng tác động nếu có không thay đổi.
Ví dụ
あかあちゃんは ははおやに ミルク のませられた。
Đứa bé được người mẹ cho uống sữa.

POINT 3: ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG を KHÔNG THAY ĐỔI Ở DẠNG SAI KHIẾN

Cách chia động từ bị động sai khiến

Động từ 5 đoạn
V5しえきうけみ = V5 {âm cuối hàng U thành hàng A} + せられる
Hoặc V5しえき ー る + られる = động từ V5 dạng sai khiến bỏ る thêm られる
Ví dụ: とらせられる (とる・とらせる) | よませられる (よむ・よませる)

Động từ 1 đoạn
V1しえきうけみ = Vる ー る + させられる
Hoặc V1しえき{る} + られる = động từ sai khiến bỏ る thêm られる
Ví dụ: たべさせられる (たべる・たべさせる) | みさせられる (みる・みさせる)

Chú ý
Động từ bị động sai khiến Vせられる đều trở thành động từ một đoạn V1 bất kể động từ ban đầu là V1 hay V5 (hay bất quy tắc する、くる). Xem bảng dưới.

Bảng chia mẫu động từ tiếng Nhật dạng bị động sai khiến

Động từ "LÀ" (TO BE) tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật động từ LÀ (TO BE) đứng cuối câu.

Các dạng LÀ (TO BE) tiếng Nhật

Dạng viết: である。
Dạng lịch sự (polite form): です。
Dạng suồng sã (không lịch sự, plain form): だ。

Mẫu câu: N1は N2 です/だ/である。

Ví dụ かれ anh ấy → 学生 (がくせい) học sinh.

かれは 学生である。 (dạng viết)
かれは 学生です。 (dạng lịch sự)
かれは 学生だ。 (dạng không lịch sự)

Nhưng không chỉ nói N1 là N2 mà TO BE còn dùng để mô tả, sử dụng N2 mô tả cho N1 như trong bài "Thưa bác sỹ, có phải là tôi bị trầm cảm không ạ?". Ví dụ 病気 (びょうき, bệnh khí) nghĩa là "bệnh, bệnh tật".

私は病気です。
Đây không phải là "Tôi là bệnh" mà là mô tả "Tôi bệnh (tôi bị bệnh)".

今日 (きょう, minh nhật) "ngày mai), 雨 (あめ, vũ) "mưa" đều là danh từ:
今日は雨だ。
Hôm nay trời mưa. (Dùng "mưa" mô tả cho "hôm nay").

Dạng ý chí (có lẽ là = suy đoán)

Làm gì cho ai, được ai làm gì cho Vて(で) + あげる・もらう・くれる・いただく・やる・くださる

Chú ý quan trọng về Cho - Nhận trong tiếng Nhật: Phải phân biệt người có vai vế cao hơn hay bằng hoặc thấp hơn mà dùng động từ Cho - Nhận cho phù hợp. Nghiêm cấm sử dụng sai.

Sơ đồ tổng kết CHO - NHẬN tiếng Nhật của Saromalang.

MẪU NGỮ PHÁP Vて(で)あげる

Mẫu câu: N1は N2に Vて(で)あげる
Làm gì cho ai (người có vai vế ngang hàng trở lên).
かいてあげる viết cho (書く・かく)
よんであげる đọc cho (読む・よむ)

山田さんは鈴木さんに本をよんであげました
Anh Yamada đã đọc sách cho chị Suzuki ạ.

Chú ý: あげる là động từ một đoạn (V1) có nghĩa là cho. Ví dụ:
私は友だちに本をあげた。 Tôi đã cho bạn tôi sách.
Ngoài ra あげる cũng có nhiều nghĩa khác như "nâng lên, đưa lên, ...." hãy tra từ điển để xem ví dụ.

Tôi muốn làm gì cho ai
Dùng mẫu: (私は)  Nに Vて(で) あげたい (です)
子どもに日本語を教えてあげたい。
Tôi muốn dạy tiếng Nhật cho trẻ em. 〈私は子どもに日本語を教えてあげたい。〉
Mẫu Vて(で)あげたい này chỉ dùng cho chủ ngữ là tôi.

MẪU NGỮ PHÁP Vて(で)やる

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Vすぎる LÀM GÌ QUÁ NHIỀU

Vすぎる (lịch sự: Vすぎます) có nghĩa là "V quá nhiều", làm gì quá nhiều hay quá mức, ....
Ví dụ:
ゲームをやりすぎる
chơi game quá nhiều

言いすぎる (いいすぎる)
nói quá, quá lời (nặng lời)

押しすぎる (おしすぎる)
ấn quá nhiều / ấn quá lực

すぎる cũng dùng với tính từ

大きい (おおきい) (tính từ) lớn => 大きすぎる (おおきすぎる) V. quá lớn
危険な (きけんな) (tính từ な) nguy hiểm => 危険すぎる (きけんすぎる) V. quá nguy hiểm
好きすぎる V. quá thích

Bất quy tắc: いい ⇒ 良すぎる (よすぎる) quá tốt

Phủ định với すぎる

さすぎる (なさすぎる) quá không có
知らなさすぎる (しらなさすぎる) quá không biết
お金がなさすぎる quá không có tiền
勉強しなさすぎる quá không học

Quy tắc: い thành さすぎる

Vすぎだ/Vすぎです。

Đôi khi chúng ta bỏ る biến thành danh từ dạng Vすぎ và kết thúc bằng だ (plain) hay です (polite).
Ví dụ:
それは言い過ぎですよ。 Đó là quá lời đấy.
遊びすぎだよ。 (Con) chơi quá nhiều đấy.
テレビを見過ぎだ。(Con) xem ti vi quá nhiều.

Cách chia động từ Vすぎる

Vすぎる = Vます ー ます + すぎる
V過ぎる=V{ます}+過ぎる động từ Vます bỏ ます thêm 過ぎる (すぎる)

Cách sử dụng Vすぎる

Dù V là động từ gì (động từ môt đoạn hay năm đoạn hay bất quy tắc) thì Vすぎる là động từ một đoạn bởi vì すぎる (過ぎる) là động từ một đoạn. Ví dụ dạng lịch sự ở thì hiện tại đơn giản sẽ là Vすぎます。
ーすぎる cũng dùng với tính từ và phủ định (xem bên trên).
Ghi chú: 過ぎる nghĩa là vượt quá, đi quá. Ví dụ: 東京を過ぎた đã đi quá Tokyo.

Bảng chia động từ

Hơ chuột lên Vdic để xem nghĩa động từ. Ghi chú: V5 = động từ 5 đoạn, V1 = động từ 1 đoạn, V* = động từ bất quy tắc, (*) chỉ bất quy tắc ở một (vài) chỗ khác, # có vai trò ngữ pháp.

7 lỗi phát âm tiếng Nhật thường gặp ở người Việt


Lỗi 1: Đặt dấu sắc ở trợ từ

Ví dụ ÓA, NÍ, Ế, v.v...
Đây là phát âm dấu sắc kiểu tiếng Việt, người Nhật không lên giọng ở trợ từ. Phát âm kiểu này sẽ làm hỏng nhịp điệu cả câu. Đây là lỗi nghiêm trọng.

Lỗi 2: Đặt dấu huyền ở âm tiết đầu

Ví dụ なれる đọc là RÊ RƯ, たべます đọc là BÊ MA XƯ.

Nhiều người bị lỗi này và cần phải sửa từ phát âm từ. Có lẽ ngay từ đầu không học phát âm từ cẩn thận.

Lỗi 3: Đặt dấu huyền ở âm tiết cuối

Ví dụ わさび đọc là WA SA . おおさか đọc là Ô SA . Sai và không chuyên nghiệp.

Lỗi 4: Không phát âm đúng âm dài - âm ngắn

Ví dụ:
いもうと em gái thì もう là âm dài còn と là âm ngắn
おとうと em trai thì とう là âm dài còn と là âm ngắn

Phát âm sai âm ngắn - âm dài:
Ví dụ:
りょこう du lịch thì りょ là âm ngắn, こう là âm dài

Lỗi 5: Không phát âm đúng âm dài - âm dài

Ví dụ:
ほうこう (方向, phương hướng), từ này gồm 2 âm dài phân biệt với ほこ (矛, cái mâu).
Không chỉ có hàng O và hàng E mới có âm dài, ví dụ:
スーパー (super, siêu thị) là hai âm dài. Phân biệt với 2 âm ngắn スパ (spa, dưỡng thể).
>>Danh sách đoản âm, trường âm tiếng Nhật

Lỗi 6: Không phát âm âm gió (し)

Ví dụ しょうかい (紹介, giới thiệu) có âm gió cần phân biệt với そうかい (総会, tổng hội).
Nhiều bạn đi du học phát âm しょうかい (紹介) vẫn sai, lẽ ra phải là SHOUKAI thì phát âm là SOKAI và cũng viết sai luôn. Việc này nằm ở ý thức rèn luyện phát âm đúng.

しょくどう (食堂, nhà ăn) và そくど (速度, tốc độ) phát âm khác nhau cả ở âm gió (しょく với そく) lẫn âm dài - ngắn (どう với ど).

Lỗi 7: Thêm dấu nặng khi có âm lặp

Ví dụ:
にっこう (日光) đọc sai là nịch thay vì nikkou.
きって (切手) tem đọc là kịt thay vì kitte.

Tại lớp Cú Mèo đọc hiểu - dịch thuật có luyện phát âm hàng ngày để các bạn phát âm đúng.

日本語を正しく発音しましょう。
Nihongo wo tadashikku hatsuon shimashou.
Chúng ta hãy phát âm đúng tiếng Nhật.
>>Hướng dẫn phát âm tiếng Nhật tại Saromalang

Vて(で)ほしい MUỐN AI LÀM GÌ CHO "TÔI"

Vて(で)ほしい có nghĩa là "tôi" muốn ai làm gì cho.
Nghĩa giống như Vて(で)もらいたい。

Ví dụ: てつだう giúp đỡ
てつだってほしいです。 Tôi muốn anh/chị giúp đỡ tôi ạ.
みないでほしい。 Tôi muốn bạn đừng nhìn.
てつだてほしくありません。 Tôi không muốn bạn giúp tôi. (polite)
てつだってほしくない。 Tôi không muốn bạn giúp tôi. (plain)

Khi chia thì, phủ định, ... thì chia ほしい như tính từ い。

Cách chia dạng Vて(で)ほしい

Vて(で) + ほしい
Dạng lịch sự: Vて(で) + ほしいです。
Muốn ai không làm gì: Vないでほしい
Lịch sự: Vないでほしいです。
Chú ý sử dụng
1. Khi chia thì, phủ định, khẳng định thì chia ほしい như tính từ い。
Ví dụ phủ định: かいてほしくない。
2. Cùng nghĩa với Vて(で)もらいたい
チョコをたべてほしい = チョコをたべてもらいたい Tôi muốn được bạn ăn sô cô la.
3. Chủ ngữ bắt buộc phải là "tôi" hoặc trong câu hỏi "bạn":
ビールをのんでほしい。 = わたしは あなたに ビールをのんでほしい。
Tôi muốn bạn uống bia (cho tôi). Người uống là "bạn".
Trong câu hỏi:
かれに おくってほしいですか。
Bạn muốn được anh ấy đưa đi à?
4. Muốn được ai đó làm thì PERSONに dùng trợ từ に。
せんせいに ほんを あげてほしいです。
Tôi muốn được cô giáo cho sách ạ. (あげる cho, tặng)
Chủ ngữ vẫn là "tôi" (わたしは).

Bảng chia mẫu động từ Vて(で)ほしい

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Động từ Vず/Vずに (làm gì MÀ KHÔNG làm gì khác)

Vず hay Vずに có nghĩa là "(làm gì) mà không V".
Ví dụ:

社長は契約書を読まずにサインした。
Giám đốc ký mà không đọc hợp đồng.

推薦の学生は試験を受けずに入学できる。
Học sinh tiến cử có thể nhập học mà không cần thi.

電話せずに来ないで。
Đừng tới mà không gọi điện trước.

Vずに là nhấn mạnh hơn của Vず。

Cách chia động từ Vず / Vずに

Vず = Vない ー ない + ず
Vず=V{ない}+ず động từ Vない bỏ ない thêm ず
Vずに tương tự, thêm に vào Vず

Cách sử dụng Vず、Vずに

Đây là trạng từ bổ nghĩa cho động từ đằng sau.
Cách dùng giống như Vないで theo nghĩa "mà không" nhưng Vないで còn có một số mục đích sử dụng khác (ví dụ yêu cầu không làm gì).

Bảng chia động từ

Hơ chuột lên Vdic để xem nghĩa động từ. Ghi chú: V5 = động từ 5 đoạn, V1 = động từ 1 đoạn, V* = động từ bất quy tắc, (*) chỉ bất quy tắc ở một (vài) chỗ khác, # có vai trò ngữ pháp.

Vて(で)しまう LỠ LÀM GÌ/LÀM GÌ CHO XONG

Ví dụ
ああ、ねてしまった!
Á, ngủ quên mất! (không định ngủ mà lỡ mất)

ぜんぶ たべて しまって!
Bạn hãy ăn hết toàn bộ đi!

すみません、うっかりしまいました
Xin lỗi, tôi lỡ làm ẩu mất ạ.

みちゃった!
Thấy hết rồi! (みてしまった)
Nói tắt てしま = ちゃ

Vて(で)しまう có 2 nghĩa:
(1) Lỡ làm gì
(2) Làm gì cho xong, hoàn tất

Cách chia dạng Vて(で)しまう

Vて(で) + しまう

Chú ý sử dụng
1. Khi chia thì, phủ định, khẳng định thì chia động từ しまう。
Ví dụ phủ định: かいてしまいます
2. しまう cũng là một động từ độc lập có nghĩa là "cất đi" ví dụ ふとんを おしいれに しまう cất chăn đệm vào hộc tủ tường.
3. Nói tắt:
Vてしまう = Vちゃう ví dụ たべてしまう = たべちゃう
Vてしまいます = Vちゃいます ví dụ たべてしまいます = たべちゃいます
Vでしまう = Vじゃう ví dụ のんでしまう = のんじゃう
Vでしまいます = Vじゃいます ví dụ のんでしいます = のんじゃいます

Bảng chia mẫu động từ Vて(で)しまう

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Dạng bị động Vてある (hay Vである)

Bạn đã học dạng động từ bị động Vれる。 Tại đây còn một dạng bị động khác:

こくばんに 字が かいてある。
Trên bảng có chữ được viết.

こくばんに là trên bảng, 字 (じ) là chữ. Chữ được viết ra (かく→かいて) và nằm trên đó.
ある là có thứ gì ở đâu đó.

Mẫu này khác Vれる ở chỗ:
Vれる nhấn mạnh hành động, quá trình
Vてある nhấn mạnh kết quả

Câu trên có thể là: こくばんに 字が かかれた。 Chữ đã được (ai đó) viết lên bảng.

Cách chia dạng bị động Vて(で)ある

Vて(で) + ある

Chú ý
Khi chia thì, phủ định, khẳng định thì chia động từ ある。 Ví dụ phủ định: かいてない。 vì phủ định của ある là ない (bất quy tắc). Nếu dạng lịch sự thì かいてありません。

Bảng chia mẫu động từ bị động Vて(で)ある

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Đáp án JLPT N3 kỳ 07/2016 phần DOKKAI (ĐỌC HIỂU)

Chỉ để gợi nhớ và tham khảo.

問題4
24 正解3
小林が手紙でもっとも言いたがるものは何か。
来月、発表会があって私も出るので、お誘いのメールを書いています。
3私の発表を見に来てほしい。

25 正解2
小林は冷蔵庫を使っている人が8月3日まで何をやってくれるといったのか。

26 正解4
Tác giả cho rằng kỹ thuật mà người cảnh sát sử dụng khi giới thiệu tuyến đường cho người hoàn toàn không biết đường là gì?
4 Trước hết giải thích thứ tự xếp hạng đường tạo ân tượng rồi mới giải thích.

27 正解4
びっくりした là vì sao?
4 Con đường trước đây cảm giác rất dài thì giờ rất ngắn.

問題5

Đáp án JLPT N2 kỳ 07/2016 phần DOKKAI (ĐỌC HIỂU)

Chỉ là gợi nhớ mà thôi.

問題10
55 正解2
この調査についてこの通知はどんなことを言うのか。
2掲載の期間を延長したのでより多くの人から回答してほしい。

56 正解3
「真のプロ」をどのように描くのか。

Giải đáp ngữ pháp JLPT N2 phần BUNPOU (NGỮ PHÁP) kỳ 07/2016

MONDAI 7
Câu 33: 1
Tại đất nước này, trong số danh sách các thực phẩm gây ra dị ứng nhiều nhất thì tiểu mạch là nguồn thực phẩm gây dị ứng nhiều thứ ba sau trứng gà và sữa bò.
1 につぐ
2 に沿って
3 にかわって
4 にしたがって

Câu 34: 3
Tuy em trai mới lần đầu trượt băng dù bị ngã khá nhiều lần nhưng chỉ một lần làm được là đã không tệ chút nào.
にしては đối với

SHIEKI ĐỘNG TỪ SAI KHIẾN

Động từ sai khiến trong tiếng Nhật

Dùng diễn tả "bắt ai làm gì / cho phép ai làm gì". Tiếng Nhật gọi là 使役 (しえき) [sử dịch].
Ví dụ いく đi, やる làm
母は 兄 イギリスにいかせた。 Mẹ cho anh tôi đi Anh. (dạng thường)
先生は 私 しゅくだいをやらせました。 Thầy giáo bắt tôi làm bài tập. (dạng lịch sự)

POINT 1: DÙNG TRỢ TỪ NI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT LÀM HAY ĐƯỢC CHO LÀM

Các động từ bị động đều là động từ 1 đoạn và kết thúc bằng せる nên còn ký hiệu là Vせる。
Ví dụ: のむ → のませる・のませます・のませて
たべる → たべさせる・たべさせます・たべさせて

POINT 2: Vしえき = V1

Đối tượng tác động nếu có không thay đổi.
Ví dụ
かれは あかちゃんに ミルク のませた。
Anh ấy cho đứa bé uống sữa.

わたしは いもうとに ケーキ たべさせた。
Tôi cho em gái ăn bánh.

POINT 3: ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG を KHÔNG THAY ĐỔI Ở DẠNG SAI KHIẾN

Cách chia động từ sai khiến

Động từ 5 đoạn
V5しえき = V5 {âm cuối hàng U thành hàng A} + せる
Vない ー ない + せる = động từ dạng ない bỏ ない thêm せる
Ví dụ: とらせる (とる・とらない) | よませる (よむ・よまない)

Động từ 1 đoạn
V1しえき = Vる ー る + させる
V1{る} + させる = động từ bỏ る thêm られる
Ví dụ: たべさせる (たべる) | みさせる (みる)

Chú ý
Động từ sai khiến Vせる đều trở thành động từ một đoạn V1 bất kể động từ ban đầu là V1 hay V5 (hay bất quy tắc する、くる). Xem bảng dưới.
Dịch là "cho phép" hay "bắt phải (làm gì)"?
Tùy việc đó được đánh giá (từ quan điểm người bị sai khiến/được cho phép) là miễn cưỡng/không mong muốn hay là mong muốn làm.
Ví dụ: 母は私に日本に行かせた。
Nếu bạn muốn đi Nhật thì dịch là "Mẹ tôi cho tôi đi Nhật" còn nếu bạn không muốn đi mà chỉ mẹ bạn muốn bạn đi thì dịch "Mẹ bắt tôi đi Nhật".

Bảng chia mẫu động từ tiếng Nhật sai khiến

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

UKEMI ĐỘNG TỪ BỊ ĐỘNG

Động từ bị động trong tiếng Nhật

Dùng diễn tả "bị/được". Tiếng Nhật gọi là 受身 (うけみ) [thụ thân].
Ví dụ しかる la mắng, ほめる khen ngợi
私は 母 しかられた。 Tôi đã bị mẹ la. (dạng thường)
私は 先生 ほめられました。 Tôi đã được thầy giáo khen. (dạng lịch sự)

POINT 1: DÙNG TRỢ TỪ NI VỚI NGƯỜI THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG

Các động từ bị động đều là động từ 1 đoạn và kết thúc bằng れる nên còn ký hiệu là Vれる。
Ví dụ: のむ → のまれる・のまれます・のまれて
たべる → たべられる・たべられます・たべられて

POINT 2: Vうけみ = V1

Đối tượng tác động nếu có không thay đổi.
Ví dụ
かれは あかちゃんに おもちゃ なかれた。
Anh ấy bị đứa bé khóc đồ chơi.

わたしは いもうとに ケーキ たべられた。
Tôi bị em gái ăn mất cái bánh.

POINT 3: ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG を KHÔNG THAY ĐỔI Ở DẠNG BỊ ĐỘNG

Cách chia động từ bị động

Động từ 5 đoạn
V5うけみ = V5 ⊕{âm cuối hàng U thành hàng A} + れる
Vない ー ない + れる = động từ dạng ない bỏ ない thêm れる
Ví dụ: とられる (とる・とらない) | よまれる (よむ・よまない)

Động từ 1 đoạn
V1うけみ = Vる ー る + られる
V1{る} + られる = động từ bỏ る thêm られる
Ví dụ: たべられる (たべる) | みられる (みる)

Chú ý
Động từ bị động Vれる đều trở thành động từ một đoạn V1 bất kể động từ ban đầu là V1 hay V5 (hay bất quy tắc する、くる). Xem bảng dưới.
Phân biệt BỊ và ĐƯỢC
Dạng bị động Vれる diễn tả cả "bị" lẫn "được" tùy theo ngữ cảnh. Nếu chủ ngữ gặp thiệt hại thì dịch là "bị" và nếu được lợi thì dịch là "được". Ví dụ "bị lấy tiền" (お金を取られる), "được chữa bệnh" (病気を治される) chứ không phải ngược lại. Tuy nhiên, nếu không thích việc chữa bệnh thì dịch là "bị chữa bệnh".

Bảng chia mẫu động từ tiếng Nhật bị động

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

"CHƯA LÀM GÌ": PHỦ ĐỊNH THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN

Động từ tiếng Nhật thì quá khứ tiếp diễn dạng phủ định

Dùng diễn tả ai đó CHƯA LÀM GÌ trong một thời điểm quá khứ. Để nhấn mạnh thì thêm まだ (vẫn) ví dụ まだ行っていなかった /  まだ行っていませんでした。 (vẫn chưa đi 行く)

Ví dụ thì hiện tại tiếp diễn dạng phủ định
Dạng lịch sự: たべていませんでした。 (chưa ăn, たべる)
のんでいませんでした。 (chưa uống, のむ)

Dạng thường: たべていなかった (chưa ăn, たべる)
のんでいなかった (chưa uống, のむ)

Chú ý: Đôi khi dùng dạng thường kết hợp です để thành lịch sự trong ngôn ngữ nói ví dụ 食べていなかったです。飲んでいなかったです。

Cách chia động từ thì quá khứ tiếp diễn dạng phủ định

Dạng lịch sự (polite form)
V_past_pro_nega_polite = Vて/で + いませんでした。
Vて/で + いませんでした = động từ dạng て/で thêm いませんでした
Ví dụ: とっていませんでした。 (とる・とって) | よんでいませんでした。 (よむ・よんで)

Dạng thường (plain form)
V_past_pro_nega_plain = Vて/で + いなかった
Vて/で + いなかった = động từ dạng て/で thêm いなかった
Ví dụ: とっていなかった。 (とる・とって) | よんでいなかった (よむ・よんで)

Chú ý
いなかった・いませんでした là quá khứ của いない・いません。
いない・いません là phủ định của いる・います = có ai, động vật đang ở, có mặt, tồn tại ở nơi nào đó.

Dạng lịch sự cũng chia là Vて(で)いなかったです。 Ví dụ:
たべていなかったです
のんでいなかったです

Bảng chia mẫu động từ tiếng Nhật thì quá khứ tiếp diễn dạng phủ định

Các dạng NẾU ば・たら(だら)・なら

>>Cách chia động từ dạng "NẾU"

Hơ chuột lên ví dụ để xem nghĩa.

BẢNG CHIA "NẾU" ば/たら(だら)/なら
LoạiVí dụたら/だらなら
Danh từ (TO BE)学生である学生であれば学生だったら学生なら
Danh từ + です学生です-学生でしたら-
Phủ định danh từ学生ではない学生ではなければ学生ではなかったら学生ではないなら
Tính từ Aいおいしいおいしければおいしかったらおいしいなら
Tính từ Aな安全な安全であれば安全だったら安全なら(ば)
Phủ định Aいおいしくないおいしくなければおいしくなかったらおいしくないなら
Phủ định Aな安全ではない安全ではなければ安全ではなかったら安全ではないなら
Động từ khẳng địnhするすればしたらするなら
くるくればきたらくるなら
たべるたべればたべたらたべるなら
のむのめばのんだらのむなら
Động từ phủ địnhしないしなければしなかったらしないなら
こないこなければこなかったらこないなら
たべないたべなければたべなかったらたべないなら
のまないのまなければのまなかったらのまないなら
Động từ tiếp diễnしているしていればしていたらしているなら
きているきていればきていたらきているなら
たべているたべていればたべていたらたべているなら
のんでいるのんでいればのんでいたらのんでいるなら
Tiếp diễn phủ địnhしていないしていなければしていなかったらしていないなら
きていないきていなければきていなかったらきていないなら
たべていないたべていなければたべていなかったらたべていないなら
のんでいないのんでいなければのんでいなかったらのんでいないなら

(C) Saromalang

ĐỘNG TỪ DẠNG "NẾU"

Vば NẾU (CHUNG)

する→すれば nếu làm
来る→来れば nếu tới đây
たべる→たべれば nếu ăn
のむ→のめば nếu uống

日本に行けば、手紙(✉)をかく。
Nếu đi Nhật tôi sẽ viết thư.

CÁCH CHIA: Vば = V ⊕{âm cuối hàng U → hàng E} + ば
Kể cả V1 (động từ 1 đoạn) cũng như vậy tức là る thành れば。


Vたら/Vだら NẾU ĐÃ

する→したら nếu đã làm
来る→来たら nếu đã tới đây
たべる→たべたら nếu đã ăn
のむ→のんだら nếu đã uống

さけをのんだら、うんてんをするな。
Nếu đã uống rượu thì đừng có lái xe.

CÁCH CHIA: Vたら(だら) = Vた/Vだ + ら
Động từ quá khứ dạng た/だ thêm ら

Vdic.なら NẾU SẼ

する→するなら nếu đẽ làm
来る→来るなら nếu đẽ tới đây
たべる→たべるなら nếu đẽ ăn
のむ→のむなら nếu sẽ uống

うんてんをするなら、さけをのむな。
Nếu định (sẽ) lái xe thì đừng có uống rượu.

CÁCH CHIA: Vdic. + なら
Động từ nguyện dạng thêm なら。

Bảng chia mẫu động từ tiếng Nhật dạng NẾU.
Hơ chuột lên Vdic để xem nghĩa động từ. Ghi chú: V5 = động từ 5 đoạn, V1 = động từ 1 đoạn, V* = động từ bất quy tắc, (*) chỉ bất quy tắc ở một (vài) chỗ khác, # có vai trò ngữ pháp.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

ĐỘNG TỪ ĐIỀU KIỆN "CHO DÙ"

Để tạo điều kiện "cho dù" thì chỉ cần dùng động từ dạng て/で thêm も。 Áp dụng cho cả phủ định hay tiếp diễn.
Ví dụ:
"CHO DÙ CÓ"
たべる→たべて→たべても cho dù có ăn
のむ→のんで→のんでも cho dù có ăn
PHỦ ĐỊNH "CHO DÙ KHÔNG"
たべない→たべなくても cho dù có không ăn
のまない→のまなくても cho dù có không uống
TIẾP DIỄN "CHO DÙ ĐANG"
たべる→たべている→たべていても cho dù đang ăn
のむ→のんでいる→のんでいても cho dù đang uống

しっぱいしても、やってみる。
Cho dù có thất bại thì tôi vẫn làm thử.

このしごとはやらなくてもいいよ。
Công việc này bạn không làm cũng được đấy. (không cần phải làm)

>>Phân biệt "Cho dù" và "Mặc dù"

POINT: "CHO DÙ" DÙNG CHO CẢ "TO BE" (LÀ) Nでも HAY TÍNH TỪ

Cách chia dạng Vても/Vでも

Vても/Vでも = Vて/で + も

Chú ý sử dụng
1. Sử dụng làm vế câu điều kiện "Cho dù".

Bảng chia mẫu động từ Vても/でも

THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN TIẾNG NHẬT (KHẲNG ĐỊNH)

Động từ tiếng Nhật thì quá khứ tiếp diễn (khẳng định)

Thì quá khứ tiếp diễn gọi là 過去進行形 (kako shinkoukei, quá khứ tiến hành hình). Thì này diễn tả 2 hành động:
(1) Hành động đang diễn ra trong một thời điểm quá khứ ví dụ たべていた đang ăn (plain), のんでいました đang uống (polite)
(2) Đang ở trong trạng thái nào đó trong quá khứ ví dụ:
やせていた gầy (đã gầy đi やせる và đang ở trạng thái gầy)
ふとっていた mập (đã mập lên ふとる và đang ở trạng thái mập

Ví dụ thì quá khứ tiếp diễn (khẳng định)
Dạng lịch sự: たべていました。 (đang ăn, たべる)  nói tắt: 食べてました (bỏ い)
のんでいました。 (đang uống, のむ)  nói tắt: のんでました (bỏ い)

Dạng thường: たべていた (đang ăn, たべる) nói tắt: たべて (bỏ い)
のんでいた (đang uống, のむ) nói tắt: のんで (bỏ い)

Chú ý: Cũng có thể nói lịch sự với Dạng thường + です。 Ví dụ:
たべていたです。
のんでいたです。

Cách chia động từ khẳng định thì quá khứ tiếp diễn

Dạng lịch sự (polite form)
V_past_progressive_polite = Vて/で + いました。
Vて/で + いました động từ dạng て/で thêm いました
Ví dụ: とっていました。 (とる・とって) | よんでいました。 (よむ・よんで)

Dạng thường (plain form)
V_past_progressive_plain = Vて/で + いた
Vて/で + いた động từ dạng て/で thêm いた
Ví dụ: とっていた。 (とる・とって) | よんでいた (よむ・よんで)

Chú ý
いる・います là có ai, động vật đang ở, có mặt, tồn tại ở nơi nào đó.

Bảng chia mẫu động từ tiếng Nhật khẳng định thì quá khứ tiếp diễn

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

V1たりV2だり LÚC THÌ ~ LÚC THÌ ~

Ví dụ: Tôi lúc thì nghe nhạc lúc thì đọc sách.

おんがくを きいたり、 ほんを よんだり する。

きく (聞く) nghe → きいたり lúc thì nghe、よむ (読む) đọc → よんだり lúc thì đọc

Mẫu câu: V1たら、V2だらする
Lúc thì hành động V1 lúc thì V2. Chú ý: Không thể hiện thứ tự hành động nào trước hay sau. Việc chia là TARI hay DARI là tùy động từ đó chia dạng TE/DE là TE hay DE (do đó quá khứ là TA hay DA).
Động từ Vて sẽ có quá khứ Vた và chia Vたり。 Ví dụ たべたり。
Động từ Vで sẽ có quá khứ Vだ và chia Vだり。 Ví dụ のんだり。

POINT 1: Vたり KHÔNG DIỄN TẢ THỨ TỰ HÀNH ĐỘNG.

きのうは、ビールをのんだり、すしをたべたりした。
Hôm qua thì tôi lúc thì uống bia lúc thì ăn sushi.

Vたり/Vだり không thể kết thúc câu mà có vai trò như là một trạng ngữ. Do đó, cần phải có する kết thúc câu. Chia thì và dạng polite/plain theo する ví dụ した、しました、・・・

POINT 2: Vたり ĐÓNG VAI TRÒ TRẠNG NGỮ VÀ CẦN する KẾT THÚC CÂU

Cách chia dạng Vたり/Vだり

Vたり = Vた + り
Vだり = Vだ + り
V{た/だ} + り、 tức là Vた/だ thêm り、
Hoặc Vて/で bỏ て/で thêm たり

DẠNG PHỦ ĐỊNH V1なかったりV2なかったりする

Đây là dạng "lúc thì không V1, lúc thì không V2". Cách chia:

Vない → Vなかったり

Ví dụ: かれは しごとを しなかったり、 レポートをださなかったり している。
Cậu ấy (hiện tại đang) lúc thì không làm việc, lúc thì không nộp báo cáo.

Có thể kết hợp Vたり và Vなかったり:
かれは さけを のんだり、しごとを しなかったり した。
Cậu ấy (đã) lúc thì uống rượu, lúc thì không làm việc.

Chú ý sử dụng
1. Sử dụng như trạng ngữ kết thúc câu bằng động từ する。
2. Sử dụng để đưa ra ví dụ hành động "lúc thì ~ lúc thì ~".

Quiz Saromalang: "Hồi trẻ, tôi lúc thì vay tiền anh ấy lúc thì bị anh ấy vay tiền." thì nói thế nào?
Xem đáp án bên dưới bài viết. ↓↓↓

Bảng chia mẫu động từ Vたり/だり

"CHƯA LÀM GÌ": THÌ HIỆN TẠI/TƯƠNG LAI TIẾP DIỄN DẠNG PHỦ ĐỊNH

Động từ tiếng Nhật thì hiện tại/tương lai tiếp diễn dạng phủ định

Dùng diễn tả ai đó CHƯA LÀM GÌ. Để nhấn mạnh thì thêm まだ (vẫn) ví dụ まだ行っていない /  まだ行っていません。 (vẫn chưa đi 行く)

Ví dụ thì hiện tại tiếp diễn dạng phủ định
Dạng lịch sự: たべていません。 (chưa ăn, たべる)
のんでいません。 (chưa uống, のむ)

Dạng thường: たべていない (chưa ăn, たべる)
のんでいない (chưa uống, のむ)

Cách chia động từ thì hiện tại tiếp diễn dạng phủ định

Dạng lịch sự (polite form)
V_present_pro_nega_polite = Vて/で + いません。
Vて/で + いません = động từ dạng て/で thêm いません
Ví dụ: とっていません。 (とる・とって) | よんでいません。 (よむ・よんで)

Dạng thường (plain form)
V_present_pro_nega_plain = Vて/で + いない
Vて/で + いない = động từ dạng て/で thêm いない
Ví dụ: とっていない。 (とる・とって) | よんでいない (よむ・よんで)

Chú ý
(1) いない・いません là phủ định của いる・います = có ai, động vật đang ở, có mặt, tồn tại ở nơi nào đó.
(2) Dạng lịch sự thì hiện tại/tương lai tiếp diễn khẳng định cũng chia thành Vて(で)いないです
Ví dụ: たべていないです。 (Tôi) chưa ăn.
のんでいないです。 (Tôi) chưa uống.
(3) Thường dùng với まだ VẪN để nhấn mạnh:
まだ食べていません。 Tôi vẫn chưa ăn. (まだ hoàn toàn không có nghĩa là "chưa").

Bảng chia mẫu động từ tiếng Nhật thì hiện tại tiếp diễn dạng phủ định

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

[Ngữ pháp JLPT N4] Vながら、ー Làm gì trong lúc vừa đang làm gì khác

Ví dụ: Tôi làm bài tập trong lúc vừa đang nghe nhạc.

おんがくを ききながら、 しゅくだいをやる。

きく (聞く) nghe → ききながら

Mẫu câu: V1ながら、V2。
Hành động V2 xảy ra khi đang thực hiện hành động V1.

POINT 1: THỜI GIAN HÀNH ĐỘNG SAU NẰM TRONG THỜI GIAN HÀNH ĐỘNG "NAGARA"

さんぽしながら、はなしましょうか。
Chúng ta hãy nói chuyện trong lúc vừa đang đi dạo không?

Vながら không thể kết thúc câu mà có vai trò như là một trạng ngữ.

POINT 2: "NAGARA" ĐÓNG VAI TRÒ TRẠNG NGỮ

Cách chia dạng Vながら

Vます ー ます + ながら
V{ます} + ながら、 tức là Vます bỏ ます thêm ながら、

Chú ý sử dụng
1. Sử dụng như trạng ngữ
2. Chú ý về cách dịch: Xem tại đây

Bảng chia mẫu động từ Vながら

Động từ dạng phủ định thì quá khứ đơn giản

Động từ dạng phủ định thì quá khứ đơn giản là ai đó "đã không làm gì".
Liên quan: Động từ dạng phủ định Vません (polite) và Vない (plain)
Ví dụ:
Dạng lịch sự: たべませんでした。 (đã không ăn, たべる)
のみませんでした。 (đã không uống, のむ)

Dạng thường: たべなかった。 (đã không ăn, たべる)
のまなかった。 (đã không uống, のむ)

Cách chia động từ phủ định thì quá khứ đơn giản

Dạng lịch sự (polite form) Vませんでした
V_past_simple_polite = Vません + でした。
Vません + でした động từ dạng ません thêm でした
Ví dụ: とりませんでした。 (とる・とりません) | いませんでした。 (いる・いません)

Dạng thường (plain form) Vなかった
V_past_simple_plain = Vない ー ない + なかった。
V{ない} + なかった động từ dạng Vない bỏ ない thêm なかった
Ví dụ: とらなかった。(とる・とらない) | いなかった。 (いる・いない)

Chú ý: Dạng lịch sự cũng có thể chia thành Vなかったです。 Ví dụ たべなかったです。のまなかったです。

Bảng chia mẫu động từ tiếng Nhật phủ định thì quá khứ đơn giản

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Cách xây dựng thói quen thành công trong việc học tiếng Nhật

Dành cho các bạn muốn học lên tới trình độ N2, N1 hoặc sẽ du học Nhật Bản.


Mục tiêu: 10 ngàn từ vựng/2 năm => 15 từ mới/ngày. Làm thế nào để thành công với mục tiêu này?

Vたい TÔI MUỐN (LÀM GÌ) / Vたがる HỌ MUỐN

Vたい có nghĩa là "tôi" muốn V (làm gì)

Ví dụ: ビールがのみたい。 Tôi muốn uống bia.
ラーメンがたべたいです。 Tôi muốn ăn mỳ raamen ạ.
日本語がべんきょうしたくないです。 Tôi không muốn học tiếng Nhật.
やりたくありません。 Tôi không muốn làm.

Khi chia thì, phủ định, ... thì chia Vたい như tính từ い。

POINT 1: CHIA Vたい NHƯ TÍNH TỪ い
POINT 2: DÙNG TRỢ TỪ が THAY CHO を KHI ĐÁNH DẤU ĐỐI TƯỢNG

このしごとが やりたいですか。
Bạn muốn làm công việc này không?

POINT 2: CHỈ DÙNG CHO "TÔI" HOẶC "BẠN" (TRONG CÂU HỎI)

Không dùng được cho ngôi thứ 3. Ngôi thứ 3 phải dùng Vたがる。
Ví dụ: かれは いきたがる。 Anh ấy (có vẻ) muốn đi.
かのじょは いいたがる。 Cô ấy (có vẻ) muốn nói.

POINT 3: NGÔI THỨ 3 PHẢI DÙNG Vたがる


Cách chia dạng Vたい (NGÔI 1 HOẶC NGÔI 2 TRONG CÂU HỎI)

Vます ー ます + たい
Dạng lịch sự: V{ます} + たいです。
Dạng thường: Vます bỏ ます thêm たい。
Dạng lịch sự: Vます bỏ ます thêm たいです。

Cách chia dạng Vたがる (NGÔI THỨ 3)

Vます ー ます + たがる
Dạng lịch sự: V{ます} + たがります。
Dạng thường: Vます bỏ ます thêm たがる。
Dạng lịch sự: Vます bỏ ます thêm たがります。

Chú ý sử dụng
1. Chia như tính từ い。
2. Chỉ dùng cho chủ ngữ "tôi" trong câu khẳng định và "bạn" trong câu hỏi.
3. Ngôi thứ 3 dùng mẫu Vたがる (Vたがります)。 Vたがる là động từ 5 đoạn.

Bảng chia mẫu động từ Vたい VÀ Vたがる

Ra lệnh không làm gì Vdic.な

Đây là dạng ra lệnh (suồng sã, bạo ngôn, ...) để ai đó không làm gì.
Ví dụ
ふざける → ふざける。 Đừng giỡn mặt tao.
行く → 行く。 Mày đừng có đi.
酒を飲んだら運転をする。 Đã uống rượu thì chớ có lái xe.

Cách chia động từ ra lệnh không làm gì

Vdic. + な。
Động từ dạng từ điển (辞書形) tức động từ nguyên dạng thêm な
Ví dụ: のむ。たべる

Liên quan
>>Dạng yêu cầu đừng làm gì (Vないで) và dạng yêu cầu lịch sự đừng làm gì (Vないでください。)

Bảng chia động từ thể ra lệnh không làm gì.
Hơ chuột lên Vdic để xem nghĩa động từ. Ghi chú: V5 = động từ 5 đoạn, V1 = động từ 1 đoạn, V* = động từ bất quy tắc, (*) chỉ bất quy tắc ở một (vài) chỗ khác, # có vai trò ngữ pháp.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

気 DRAGON OF LIFE

LÀM SAO ĐỂ HỌC KANJI HOÀNH TRÁNG?
Hãy vận dụng trí tưởng tượng (imagination).

Chữ 気 KI [KHÍ]

Chữ 気 trước đây được viết là 氣 với bên dưới là bộ 米 MỄ (gạo).
đã biến thành (しめる).

RỒNG PHƯƠNG TÂY VÀ RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG
Rồng phương tây (rồng xứ Wales) có cánh và 
phải tuân theo khí động lực học 空気力学 (くうきりきがく) [không khí lực học].
Rồng phương đông (rồng nhà Thanh) không có cánh nhưng vẫn bay được.
Không cần tuân theo khí động lực học hay quy luật vật lý. 

Nguồn gốc chữ 気 KHÍ

QUIZ CÁC DẠNG NẾU ば、たら、なら

Vì nhiều bạn hay nhầm giữa ば, たら (だら), なら nên Saromalang sẽ đưa ra ví dụ ở đây.
Từ vựng: 帰国する (きこくする) về nước [quy quốc]
手紙を書く (てがみをかく) viết thư

PHÂN BIỆT DẠNG Vば、Vたら VÀ Vなら

Một người sắp rời Nhật về nước và nói với người bạn. Người đó sẽ viết thư cho bạn khi nào?

QUIZ 1
TÌNH HUỐNG 1
「帰国すれば、手紙を書きますよ」
① Trước khi về nước
② Sau khi về nước
③ Trước hoặc sau khi về nước
④ Cả trước lẫn sau khi về nước

ĐỘNG TỪ DẠNG KHẢ NĂNG 可能形

Động từ dạng khả năng trong tiếng Nhật

Dùng diễn tả "có thể V hay có thể V được" tức là có khả năng làm gì được. Tiếng Nhật gọi là 可能形(かのうけい) [khả năng hình] hay 可能動詞 [khả năng động từ].

Ví dụ: ビールがのめる có thể uống bia được
すしがたべられる có thể ăn sushi được

POINT 1: DÙNG TRỢ TỪ が THAY VÌ を
Chú ý: Vẫn có thể dùng を nhưng không chuẩn lắm.

Các động từ dạng khả năng đều là động từ 1 đoạn.
Ví dụ: のむ V5 → のめる・のめます・のめて
たべる V1 → たべられる・たべられます・たべられて

Hơn nữa, động từ V1 chia dạng khả năng thì giống như là dạng bị động Vれる

POINT 2: V可能 = V1

Có thể dùng できる (có thể, dạng khả năng của する) để thay thế.
Ví dụ
ビールをのむことが できる。
(ビールがのめる)

すしをたべることが できる。
(すしがたべられる)

POINT 3: CÓ THỂ DÙNG VDIC.ことができる ĐỂ THAY THẾ

Cách chia động từ dạng khả năng

Động từ 5 đoạn
V5可能 = V5 ⊕{âm cuối hàng U thành hàng E} + る
Ví dụ: とれる (とる) | よめる (よむ)

Động từ 1 đoạn
V1可能= Vる ー る + られる
V1{る} + られる = động từ bỏ る thêm られる
Ví dụ: たべられる (たべる) | みられる (みる)

Chú ý
Động từ dạng khả năng V可能 đều trở thành động từ một đoạn V1 bất kể động từ ban đầu là V1 hay V5 (hay bất quy tắc する、くる). Xem bảng dưới.

Bảng chia mẫu động từ tiếng Nhật dạng khả năng

Động từ thể ra lệnh Vろ

Mô tả: Dạng ra lệnh làm gì một cách suồng sã, bạo ngôn, v.v... Đây là dạng nặng lời nhất.

Tham khảo:
- Yêu cầu Vて (Vで)
- Yêu cầu lịch sự Vて (Vで)ください
- Yêu cầu thân mật Vなさい

Chú ý: Vろ là để gọi chung thật ra chỉ có V1 (động từ 1 đoạn) mới chia là Vろ。

Ví dụ dạng ra lệnh

のむ (V5) → のめ。 (Uống đi / Mày uống đi)
たべる (V1) → たべろ。 (Ăn đi / Mày ăn đi)
Động từ bất quy tắc:
する → しろ。 (Làm đi / Mày làm đi)
来る (くる) → 来い (こい) (Tới đây / Mày tới đây)

Cách chia động từ dạng ra lệnh Vろ

Động từ 5 đoạn V5
V5_ralệnh = V5 ⊕ {âm cuối hàng U → hàng E}
Ví dụ: とる → とれ

Động từ 1 đoạn V1
V1 = V1{る} + ろ
(bỏ る thêm ろ)
Ví dụ: みる → みろ

Động từ bất quy tắc する và 来る (くる): Xem ở trên.

Câu ví dụ: やれるもんならやって見ろよ。

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Yêu cầu thân mật しなさい

Các bạn đã học các dạng:
- Dạng TE/DE là dạng yêu cầu ai làm gì
- Dạng Vて(Vで)ください là dạng yêu cầu lịch sự

Trong bài này Saromalang nói về dạng yêu cầu thân mật: Yêu cầu của người trên với người dưới ví dụ thầy giáo với học trò, cha mẹ với con cái.

Ví dụ: しゅくだいを しなさい。 Hãy làm bài tập về nhà đi.
はやく ねなさい。 (早く寝いなさい) (Con) đi ngủ sớm đi.

Công thức chia thể yêu cầu thân mật (người trên => người dưới) Vなさい

Vなさい = Vます ー ます + なさい
Vなさい = V{ます} + なさい
Ví dụ: たべる→たべます→たべなさい、のむ→のみます→のみなさい

Bảng chia động từ dạng Vなさい

Ghi chú: V1 = động từ 1 đoạn, V5 = động từ 5 đoạn, V* = động từ bất quy tắc, (*) chỉ bất quy tắc một (một số) mục khác. Hơ chuột lên Vdic. để xem nghĩa.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Động từ tiếng Nhật thì hiện tại tiếp diễn (thể khẳng định)

Động từ tiếng Nhật thì hiện tại tiếp diễn (khẳng định)

Thì hiện tại tiếp diễn gọi là 現在進行形 (genzai shinkoukei, hiện tại tiến hành hình). Thì này diễn tả 2 hành động:
(1) Hành động đang diễn ra trong hiện tại ví dụ たべている đang ăn (plain), のんでいます đang uống (polite)
(2) Đang ở trong trạng thái nào đó trong hiện tại ví dụ:
やせている gầy (đã gầy đi やせる và đang ở trạng thái gầy)
ふとっている mập (đã mập lên ふとる và đang ở trạng thái mập

Đây cũng là thì tương lai tiếp diễn của tiếng Nhật 未来進行形 (mirai shinkoukei, vị lai tiến hành hình). Thì thương lai tiếp diễn là hành động đang diễn ra ở thời điểm tương lai.

Ví dụ thì hiện tại tiếp diễn (khẳng định)
Dạng lịch sự: たべています。 (đang ăn, たべる)
のんでいます。 (đang uống, のむ)

Dạng thường: たべている (đang ăn, たべる)
のんでいる (đang uống, のむ)

Cách chia động từ khẳng định thì hiện tại tiếp diễn

Dạng lịch sự (polite form)
V_present_progressive_polite = Vて/で + います。
Vて/で + います động từ dạng て/で thêm います
Ví dụ: とっています。 (とる・とって) | よんでいます。 (よむ・よんで)

Dạng thường (plain form)
V_present_progressive_plain = Vて/で + いる
Vて/で + いる động từ dạng て/で thêm いる
Ví dụ: とっている。 (とる・とって) | よんでいる (よむ・よんで)

Chú ý
いる・います là có ai, động vật đang ở, có mặt, tồn tại ở nơi nào đó.

Bảng chia mẫu động từ tiếng Nhật khẳng định thì hiện tại tiếp diễn

Động từ thì quá khứ đơn Vました (polite) và Vた (plain)

Động từ dạng khẳng định thì quá khứ đơn giản tức là ai "đã làm gì".
Dạng lịch sự: Vました。
Ví dụ: たべました。のみました。
Dạng thường: Vた。/Vだ。
Ví dụ: たべた。のんだ。

Câu ví dụ: 彼は学校へ行きました。 Anh ấy đã đi tới trường. (行く)
私はもう宿題をやった。 Tôi đã làm bài tập về nhà rồi. (やる)

Cách chia động từ quá khứ đơn giản

Cách chia thì rất dễ:

Dạng lịch sự = V{ます} + ました
Vます bỏ ます thêm ました
Ví dụ: よみます→よみました、います→いました。

Dạng thường = V{て/で} + た/だ
Nếu là Vて thì bỏ て thêm た, nếu là Vで thì bỏ で thêm だ
Ví dụ: いって→いった、よんで→よんだ。

Chú ý: Dạng lịch sự động từ quá khứ khẳng định cũng chia là Vた(だ)です tức là quá khứ dạng thường thêm です。 Ví dụ たべたです。のんだです。 Để nhấn mạnh thì có thể thêm の hay ん (ん là dạng nói tắt của の) ví dụ たべたです。のんだです。

Bảng chia động từ thì quá khứ đơn giản thể khẳng định.
Hơ chuột lên Vdic để xem nghĩa động từ. Ghi chú: V5 = động từ 5 đoạn, V1 = động từ 1 đoạn, V* = động từ bất quy tắc, (*) chỉ bất quy tắc ở một (vài) chỗ khác, # có vai trò ngữ pháp.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Động từ thể ý chí Vましょう và Vう

Thể ý chí gọi là 意向形 (いこうけい, ý hướng hình). Động từ ở dạng này sẽ ở các dạng:
Vましょう (dạng lịch sự polite form)
Vう (dạng thông thường plain form)

Quy tắc chia động từ thể ý chí

Dạng lịch sự
Vましょう = Vます ー ます + ましょう
Vましょう=V{ます}+ましょう

Động từ bất quy tắc: する→しましょう、来る (くる) → 来ましょう (きましょう)

Dạng thông thường
V5う = V5 ⊕ {chữ cuối hàng U đổi sang hàng O} + う
Ví dụ のむ→のもう

V1う = V1 ー る + よう
V1う = V1{る}+よう
Ví dụ たべる→たべよう

Động từ bất quy tắc: する→しよう、来る (くる) → 来よう (こよう)

Ý nghĩa của động từ ý chí

(1) Chúng ta hãy ... (Let's ~)
ビールをのみましょう Chúng ta hãy uống bia
すしをたべましょう Chúng ta hãy ăn sushi
ゲームをやろう Chúng ta chơi game nào

(2) Để tôi ... (Let me ~)

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Aげに / A気な顔 VỚI VẺ (LO LẮNG, VUI MỪNG, ĐAU KHỔ, ...)

>>Danh sách ngữ pháp JLPT N3

Aげに、/A気なN
Thể loạiNgữ pháp JLPT N3
Ý nghĩavới vẻ ~
Sắc tháiVới vẻ mặt, với dáng vẻ (như thế nào) như đau buồn, vui sướng, lo lắng, ...
Cách dùngA{い/な}気に và A{い/な}気なN
Ví dụ悲し気に với vẻ đau khổ
うれし気な顔 khuôn mặt với vẻ vui sướng
不安げな顔 gương mặt với vẻ bất an
心配げに話す nói với vẻ lo lắng
Tương tựA{い/な}そうに、/A{い/な}そうなN

Tương tự:
楽しそうに
嬉しそうな顔
悲しそうに

うちの子はゲームをやりがちだと母親は心配に言った。
Người mẹ nói VỚI VẺ lo lắng rằng con tôi THƯỜNG HAY chơi game.

Quiz Sarromalang: Phân biệt Aげに và Aそうに ^^

Vがち THƯỜNG HAY

>>Danh sách ngữ pháp JLPT N3

V{ます}がちだ。/です。/なN
Thể loạiNgữ pháp JLPT N3
Ý nghĩathường hay, rất hay
Sắc tháiThường chỉ việc tiêu cực
Cách dùngV{ます}がち⊕だ。/です。/なN
Ví dụこの国の人はお金さえあれば幸せだと思いがちだ。
Người nước này thường hay nghĩ chỉ cần có tiền là hạnh phúc.

ゲームをやりがちな子 = đứa bé thường hay chơi game (mà quên học chẳng hạn)
Tương tựよく


"THƯỜNG HAY" LÀM NHỮNG THỨ XẤU
Người ta hay nghĩ là cứ có tiền sẽ hạnh phúc.
Cậu bé đó hồi nhỏ hay bỏ học mà chơi game.
Thanh thiếu niên rất hay nhậu nhẹt.

うちの子はゲームをやりがちだと母親は心配げに言った。
Người mẹ nói VỚI VẺ lo lắng rằng con tôi THƯỜNG HAY chơi game.

Chẳng mấy ai thường hay làm việc tốt đâu. Nếu thường hay làm điều tốt thì có thể dùng よく。
よく本を読む。

Chú ý: Cũng nói 病気がちな (hay bệnh);遠慮がちな (hay ngại ngần khách sáo);夢見がちな (hay mơ), ...

Quiz Saromalang: よく本を読む và 本をよく読む khác nhau thế nào ^^
(C) Saromalang

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Phân biệt っぽい và みたい

Trong sách Soumatome có câu hỏi tương tự như thế này:

問1 逃げたのは〔    〕トラックでした。
白っぽい ② 白みたいな

問2 テストを受けたけど、結果は〔    〕です。
ダメっぽい ② ダメみたい

Đây là câu làm nhiều người đau đầu và rất dễ làm sai.
Đáp án của bạn là?

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

AI SHINAIDE KUDASAI XIN ĐỪNG YÊU EM (Vないで)

AI SHINAIDE KUDASAI = XIN ĐỪNG YÊU EM

Hôm trước Saromalang đã có nói về dạng Vません  (phủ định dạng lịch sự) và Vない (phủ định dạng thường). Ví dụ động từ 愛する AI SURU [ái].
愛 AI có nghĩa là “tình yêu” (danh từ) đồng thời là danh động từ (VN) và する là động từ vừa đặc biệt vừa bất quy tắc.
愛する AISURU là động từ “yêu” ở thì hiện tại hoặc tương lai đơn giản.
Do đó:
愛しません AI SHIMASEN = (Tôi) không yêu. (Lịch sự, phủ định, hiện tại/tương lai đơn)
愛しない AI SHINAI = (Tôi) không yêu. (Dạng thường, phủ định, hiện tại/tương lai đơn)

Chúng ta cũng đã học dạng Vて/で (yêu cầu bình thường)Vて/でください (yêu cầu lịch sự):
愛して AI SHITE = Hãy yêu (tôi).
愛してください AI SHITE KUDASAI = Xin hãy yêu (tôi).

Trong bài này là yêu cầu “Đừng yêu (em)” (bình thường) và “Xin đừng yêu (em)” (lịch sự).

Vないで。 = ĐỪNG ~

Yêu cầu ai đừng làm gì, thường dùng với người thân thiết hay có vai vế thấp hơn. Ví dụ:
愛しないで。 = Đừng yêu.

Công thức: Vないで = Vない + で

Vないでください。= XIN ĐỪNG ~

Yêu cầu ai đừng làm gì một cách lịch sự, dùng với người ngang hàng hoặc cao hơn.
Ví dụ: 愛しないでください。 AI SHINAIDE KUDASAI. = Xin đừng yêu (em).

Công thức: Vないで + ください。

ください là dạng lịch sự để yêu cầu ai làm gì cho mình (động từ nguyên gốc là くださる ai làm gì cho tôi – dạng tôn kính).

V1ないでV2 = V2 MÀ KHÔNG V1

"V2 mà không V1". Ví dụ:
あさごはんをたべないで がっこうへいきました。
Tôi đã đi học mà không ăn sáng.
かれは しゅくだいを やらないで じゅぎょうに でた。
Cậu ấy tới lớp mà không làm bài tập.

Hãy xem bảng cách chia dạng Vないで và Vないでください dưới đây (hơ chuột vào Vdic để xem nghĩa).

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Trạng từ N3 quan trọng

Danh sách trạng từ N3 quan trọng: 既に (すでに) 更に (さらに) 一体 (いったい) 精々 (せいぜい) たびに (度に) ついでに (序に) つい おかげで (お陰で) せいで わざわざ うちに
>>Liệt kê tại Danh sách ngữ pháp JLPT N3

既に (すでに) SUDE NI

Loại từ: Trạng từ (副詞 fukushi [phó từ]). Cấp độ: JLPT N3.
Đây là trạng từ "đã (làm gì) rồi" dùng để nhấn mạnh đã làm gì tương tự "rồi" trong tiếng Việt. Trong nghĩa này thì giống như là もう~Vた。 (đã làm gì rồi)
Chú ý là cả すでに và もう không đề cập tới đã làm xong hay chưa mà chỉ là "làm gì rồi" (có thể là xong rồi).

Ví dụ:
すでにやった。=もうやった。 (Đã làm rồi)

すでに và もう khác nhau ở chỗ すでに là ngôn ngữ viết còn もう là ngôn ngữ nói.
>>Phân biệt ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói

Ghi chú: Phân biệt với 素手で SUDE DE [tố thủ] là trạng từ khác hoàn toàn. 素手で SUDE DE là làm gì bằng tay không (không dùng dụng cụ).

Quiz tại lớp Cú Mèo N3:

Quiz 1: すでに và もう khác nhau như thế nào?
Đáp án có tại lớp Cú N3.

Quiz 2: すでに là "(đã làm gì) rồi" vậy có sử dụng với thì không phải quá khứ được không?
Đáp án có tại lớp Cú N3.

Học ngữ pháp và đọc hiểu N3? >>Đăng ký lớp Cú Mèo

更に (さらに) SARA NI lại thêm nữa, lại hơn nữa

更 là chữ CANH trong 更新 (こうしん, canh tân = làm mới). SARA NI là thêm vào những thứ đã có thì lại có thêm thứ gì, việc gì khác nữa.

Ví dụ: 更にこういう問題もある = Lại có thêm cả vấn đề như thế này nữa.

Hoặc là mức độ tăng thêm so với cũ: 更にきれいになった Lại còn sạch (đẹp) hơn nữa.

Quiz Saromalang: Nêu từ đồng nghĩa với さらに trong ngữ pháp sơ cấp.

一体 (いったい) ITTAI cái quái gì, chỗ quái nào

RUI WA TOMO WO YOBU [KOTOWAZA]

類は友を呼ぶ
Thể loại諺=ことわざ NGẠN NGỮ
Cách đọcるいはともをよぶ
Ý nghĩaNhững kẻ giống nhau thường gọi nhau tới
Thành ngữ tương đươngNgưu tầm ngư, mã tầm mã
Giải thích類 RUI [loại] là đồng bọn, nhóm, loại, còn 友 TOMO [hữu] là bạn, 呼ぶ YOBU [hô] là gọi tới: Đồng bọn thì gọi bạn bè tới.
Đối nghĩa-

Bàn luận của Saromalang

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Bảng chia động từ Vません và Vない

ĐỘNG TỪ Vません

Vません là phủ định của Vます。
Vます: Động từ ở dạng lịch sự, thì tương lai/hiện tại đơn giản, khẳng định.
Vません:Động từ ở dạng lịch sự, thì tương lai/hiện tại đơn giản, phủ định.

Cách biến đổi thành dạng Vません:

Vません = Vます ー ます + ません

Chỉ cần lấy Vます bỏ ます và thêm ません。
Ví dụ:
たべる (食べる) → たべます → たべません
のむ (飲む) → のみます → のみません

ĐỘNG TỪ Vない

Vない là phủ định của Vdic. (động từ nguyên dạng).
Vdic: Động từ ở dạng thường, thì tương lai/hiện tại đơn giản, khẳng định.
Vない:Động từ ở dạng thường, thì tương lai/hiện tại đơn giản, phủ định.

Cách biến đổi thành dạng Vない:

V1ない = V1 - る + ない
V5ない = V5 + [hàng cuối U => hàng A*] + ない
*Trừ âm cuối là う thì đổi thành わ không đổi sang あ。
V1 (động từ một đoạn): Bỏ る thêm ない。
V5 (động từ năm đoạn): Đổi âm cuối hàng U thành hàng A và thêm ない。 Trừ khi âm cuối là う thì đổi sang わ thay vì あ (bất quy tắc).
Ví dụ:
V1: たべる (食べる) → たべない
のむ (飲む) → のまない
あう (会う) → あわない

>>So sánh dạng thường (plain form) và dạng lịch sự (polite form)

[Bảng chia động từ Saromalang] Hơ chuột lên Vdic để xem nghĩa.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Giải thích đáp án N3 BUNPOU 07/2016

Giải thích đáp án N3 phần NGỮ PHÁP kỳ JLPT 07/2016.
MONDAI 1
Câu 1: Đáp án 3
Vì biển nơi tôi sống rất đẹp nên tôi muốn thật nhiều người tới xem.
たくさんの人に来てほしい muốn được nhiều người tới

Giải thích đáp án N2 MOJI GOI 07/2016

Giải thích đáp án N2 phần TỪ VỰNG (MOJI GOI) kỳ 07/2016.

MONDAI 1
Câu 1: Đáp án 4
Tôi tới nha sỹ chữa răng sâu.
1 じりょ không có
2 ちりょ không có
3 じりょう: 寺領 lãnh địa chùa
4 ちりょう: 治療 trị liệu, chữa

Giải thích đề đọc hiểu JLPT N1 7/2016

Giải thích đề đọc hiểu JLPT N1 tháng 07/2016

MONDAI 8
Câu 46: Đáp án 2
Câu hỏi là: Người tới nhận bưu kiện này cần phải làm những gì?
Vốn dự định là ngày 8/8 thị sát nhà máy nhưng phó giám đốc có thay đổi lịch nên 22 giờ tối ngày 9 mới về tới vì lịch khảo sát mong muốn bị dời 1 ngày thành ngày 10.
Việc gửi bưu kiện, thời gian gặp Takeuchi sensei sau thị sát cũng bị chậm lại. Đáp án 2 là phù hợp: Thị sát nhà máy của phó giám đốc và hội đám với Takeuchi sensei đều bị dời lại sau ngày 10 tháng 8.

Câu 47: Đáp án 3
Câu hỏi: Thứ nào phù hợp với ý kiến của người viết?
Đáp án là 3: Nếu nhận thấy bản thân không sai thì không cần phải kiềm chế tức giận.
Lúc đầu thì nếu thấy bản thân đúng thì cũng không nên tức giận nhưng đoạn sau là nếu cố nuối vào bên trong thì về sau lại làm khổ bản thân và sẽ thường xuyên bị cảm giác thất bại ức chế rất đáng sợ.

Câu 48: Đáp án 3
Câu hỏi: Về chuyển nhà thì tác giả miêu tả thế nào?
Đáp án 3: Tuy là cơ hội thay đổi sinh hoạt nhưng tự mình chuyển nhà không thể làm như thế này.
Đoạn đầu nói về ưu điểm của chuyển nhà, có thể vứt những thứ không cần và bắt đầu cuộc sống mới, và là cơ hội tốt để làm mới lại.
Ở đoạn 2 thì tuy vậy những thứ không dùng nhiều vẫn phải mang theo cũng như là con rùa mang theo cái mai rất nặng (không thể vứt đi được).

Câu 49: Đáp án 4
Câu hỏi: Về dục vọng người viết miêu tả thế nào?
Đáp án 3: Khi dục vọng quá lớn chúng ta không thể cảm nhận hạnh phúc.
Dục vọng vốn ban đầu là để mang lại cảm giác ổn định và hạnh phúc nhưng hiện nay đã vượt quá xa phạm vi này. Vì dục vọng quá mức mà lại không thể sinh sống vui vẻ hàng ngày, bị dục vọng kìm hãm trong sự không hạnh phúc.

Giải thích đề ngữ pháp N1 kỳ thi JLPT lần 1 tháng 7/2016

ĐỀ N1 NGỮ PHÁP JLPT 7/2016

MONDAI 5
Câu 26: Đáp án 4
Bình luận viên: "Sắp tới trận quyết đấu để tranh chức vô địch. Liệu cuối cùng kết quả là ai sẽ thắng cuộc đây?"
1 ついに cuối cùng cũng (lỡ làm gì)
2 まさか có lẽ nào
3 どうやら hình như là
4 はたして cuối cùng kết quả là

果たして hatashite [quả] là cuối cùng trở thành kết quả như thế nào đó nên câu này đúng.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Thông báo đăng ký lớp đọc hiểu và ngữ pháp N3 Soumatome

Lớp đọc hiểu và ngữ pháp N3 Soumatome đăng ký như sau:

Đăng ký chiều thứ 7 (hôm nay) từ 14:30 - 15:30 hoặc chiều thứ 2 (14:00 - 18:00) nhưng phải trả lời giờ nào qua email trước.

Bạn nào đã đăng ký trực tiếp ở lớp Cú Mèo trước thì không cần. Bắt đầu học vào thứ 3, ngày 12 tháng 7 năm 2016.

Nếu không gửi mail phản hồi (và do đó không tới đăng ký) thì coi như là không theo học và sẽ không nhận vô lớp nữa.

Takahashi

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Kega wo sareruto và lớp đọc hiểu N3

Thông báo lớp Cú N3 (giáo trình Soumatome)

Từ ngày mai tôi sẽ liên hệ các bạn đăng ký về lớp học và sẽ sớm bắt đầu. Giáo trình là cuốn Soumatome N3 (cuốn ngữ pháp và đọc hiểu còn kanji và từ vựng thì bạn hãy tự học ở nhà). Chúng ta biết là phần lớn học tới N3 là kiến thức bắt đầu hổng dần và dù bạn có nỗ lực thì cũng khó lấp được lỗ hổng. Vì các bạn không dịch được. Câu đơn giản không dịch được. Câu phức thì dịch sai chủ ngữ. Câu phức tạp hơn nữa thì đau đầu. Phân tích câu không được, không hiểu từ vựng là loại gì. Thấy câu nào cũng kỳ kỳ.

Dù bạn có theo học các lớp hứa hẹn sẽ đậu N3, N2, sau N tháng thì cũng không giải quyết được. Bản chất của việc học là phải hiểu rõ một câu. Tôi ví dụ thế này:

Chú ý: Ảnh thuộc bản quyền Soumatome. Ở đây chỉ dùng minh họa.
Bạn hãy mua sách Soumatome bản gốc vì bạn là người lịch sự và có triển vọng.

Đây là bài nhìn đơn giản nhưng nhiều người dịch không đúng chút nào. Có một bí mật: Một câu luôn có hai cách dịch (ngữ nghĩa và dịch văn).

Ví dụ câu hỏi là thế này:

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Giải thích đề thi TỪ VỰNG JLPT cấp độ N1 kỳ thi tháng 7/2016

Dưới đây là giải thích đề thi từ vựng N1 kỳ thi JLPT tháng 7/2016. Đây là nội dung dịch từ trang web của China nên có thể không quá sát với đề (tôi chưa bao giờ nhìn đề thật). Các bạn hãy xem với mục đích tham khảo và gợi nhớ lại nội dung thi.

PHẦN MOJI GOI
MONDAI 1
Câu 1: Đáp án 3
Xung quanh ngôi chùa này cây cối mọc thật rậm rạp.
しゅもく(種目)[chủng mục] cây giống
しゅうもく(衆目) [chúng mục] quan sát của đại chúng
じゅもく(樹木) [thụ mộc] cây cối
じゅうもく(十目) [thập mục] quan sát của đại chúng

Câu 2: Đáp án 4
Vì tương lai tôi muốn tích lũy nhiều loại kiến thức khác nhau.
たずさえて(携えて) mang theo
そなえて(備えて) trang bị
かかえて(抱えて) ôm ấp, ấp ủ
たくわえて(蓄えて) tích lũy

Câu 3: Đáp án 1
Cửa hàng này từ tháng này đã bắt đầu thay đổi cách trưng bày hàng hóa.
ちんれつ(陳列) [trần liệt] trưng bày
しんれつ: Không có
ちんれい: Không có
しんれい(心霊) [tâm linh]

Giải thích của Saroma: Bạn nào làm trong kombini thì chắc biết 陳列 TRẦN LIỆT là trưng bày sản phẩm, một phần quan trọng của công việc kombini. Phải bày ra nơi khách hàng dễ thấy nhất là các mắt hàng bán chạy. 陳 cũng là chữ trong họ Trần. Ở đây 陳 TRẦN là phơi bày ra và 列 LIỆT là sắp xếp cho ngay ngắn. Do đó 陳列 là sắp xếp hàng hóa để khách xem.

Isseki nichou

Thành ngữ bốn chữ Nhật Bản

一石二鳥
Thể loại四字熟語 (よじじゅくご) Thành ngữ bốn chữ
Cách đọcいっせきにちょう [nhất thạch nhị điểu]
Ý nghĩaMột hành động nhưng đạt được hai mục đích
Thành ngữ tương đươngMột mũi tên trúng hai đích
Giải thíchMột viên đá ném trúng hai con chim tức là một hành động nhưng đạt được hai mục đích hay hai lợi ích.
Đối nghĩaXem quiz

Quiz Saromalang

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

YÊU CẦU LỊCH SỰ KUDASAI

ください hay còn viết là 下さい [HẠ] là yêu cầu lịch sự ai đưa gì cho mình hay làm việc gì. Có thể dùng cách này nói với người ngang hàng hoặc có vai vế cao hơn (目上の人 meue no hito).

ーください = Xin hãy ~ / Làm ơn hãy ~

Nをください

Xin hãy đưa N (vật gì) cho tôi. Tại cửa hàng thì "Xin hãy bán ~ cho tôi".

Ví dụ: 塩をください (しおを ください) Xin hãy đưa (lọ) muối cho tôi.
胡椒をください (こしょうを ください) Xin hãy đưa hạt tiêu cho tôi.
これをください。 Xin hãy bán cái này cho tôi.
80円切手を2枚ください。 (はじじゅうえん きってを にまい っください。)
Xin hãy bán cho tôi 2 con tem 80 yen.

ごVNください/おVNください

Yêu cầu rất lịch sự đối phương (ngang hàng hoặc vai vế cao hơn) làm gì cho mình. VN là danh động từ.
Ví dụ: ご連絡ください。 (ごれんらく ください) Xin vui lòng hãy liên lạc.
お知らせください。 (おしらせ ください) Xin vui lòng hãy thông báo.
お電話ください。 (おでんわ ください) Xin vui lòng hãy gọi điện.
ご一報ください。 (ごいっぽう ください) Xin hãy báo tôi một tiếng.

Vてください。(Vでください。)

Yêu cầu lịch sự ai đó làm gì. Ví dụ:
食べてください。 (たべてください) Xin anh/chị ăn đi ạ.
知らせてください。 (しらせてください) Xin hãy thông báo ạ.
電話してください。 (でんわして ください) Xin hãy gọi điện ạ.
手紙を送ってください。 (てがみを おくってください) Xin hãy gửi thư ạ.

Bảng chia động từ Vてください。(Vでください。)

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Cách ghi lại câu trả lời khi đi thi JLPT

Khi đi thi JLPT (hay các kỳ thi khác) xong thì việc đầu tiên mà bạn muốn làm có lẽ là:

ĐỌ ĐÁP ÁN XEM LÀM CÓ ĐÚNG KHÔNG

Đây là nguyện vọng chính đáng của mọi thí sinh trừ khi bạn không mặn mà với kỳ thi lắm. Có những kỳ thi bạn được cầm đề về ví dụ kỳ thi JTEST (xem Tại sao thi JTEST) và sau khi thi JTEST cũng công khai đáp án trên trang web.

Làm thế nào để ghi đáp án JLPT?

Kỳ thi JLPT thu lại đề và không được mang giấy vào phòng thi.
Ở Nhật bạn sẽ chỉ được mang đồ để viết như bút chì, tẩy, đồng hồ xem giờ, ...
Ở Việt Nam thì bạn có thể mang phiếu dự thi và để lên bàn, do đó có thể ghi câu trả lời vào mặt trước hoặc mặt sau phiếu dự thi. Ở Nhật thì bạn còn chưa chắc được để phiếu dự thi lên bàn.

Vậy làm thế nào để ghi lại được đáp án?

Hồi đi thi ở Nhật tôi cũng có tìm phương pháp để ghi lại đáp án để thi xong về nhà có thể đọ đáp án trên trang mạng China. Cách tôi làm là ghi lên lòng bàn tay hoặc cánh tay, thậm chí là ghi một phần lên bàn rồi hết giờ thi lấy điện thoại ra chụp lại. Tuy nhiên, ghi lên bàn tương đối khó lại làm bẩn bàn nên bạn nên tránh dùng cách này. Sở dĩ tôi có ghi một ít lên bàn là vì bàn đã bẩn sẵn rồi ^^

Chủ yếu là ghi lên lòng bàn tay hay cổ tay ở chỗ mà không ai nhìn thấy. Để tránh bị "hiểu nhầm" và tránh vi phạm quy định, tôi chỉ dùng ký hiệu. Tôi còn không đánh số mà chỉ ghi ký hiệu từng câu một, hoặc chỉ đánh số chẵn 5 hoặc chẵn 10 nhưng cũng chỉ dùng ký hiệu. Đây là dạng mật mã nên sẽ tránh việc có thể vi phạm (dù rằng việc chỉ ghi đáp án ra thì không rõ có vi phạm gì không).

Dưới đây là một số phương pháp:

Chữ số A Rập


Cách đếm điểm kiểu Nhật Bản
Dùng chữ 正 CHÍNH, đếm được tới 5, dùng 2 chữ đếm được tới 10 và cứ thế đếm lên.


Dùng ký hiệu tương tự mã Morse (Morse code)

Tức là dùng gạch và chấm ví dụ như dưới đây:

Vì sao có một số bạn nhớ được đề?

Động từ 5 đoạn và động từ 1 đoạn

Khi học tiếng Nhật thì phần lớn các bạn học theo động từ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 (nhóm 3 là bất quy tắc). Tuy nhiên, tôi không nhớ được vì nó không trực quan lại tốn não.
Tôi phân loại theo cách dưới đây (đúng ra là được học theo cách dưới đây):

(1) Động từ 5 đoạn: Ký hiệu V5, tiếng Nhật gọi là 五段動詞 (ごだんどうし, ngũ đoạn động từ)
(2) Động từ 1 đoạn: Ký hiệu V1, tiếng Nhật gọi là 一段動詞 (いちだんどうし, nhất đoạn động từ)
(3) Động từ bất quy tắc: Gồm có する(します) và 来る(きます) tuy nhiên đôi khi cũng có thêm 行く(いきます) mặc dù 行く iku thì hầu như không bất quy tắc (chỉ bất quy tắc ở dạng て/で).


Động từ 5 đoạn V5 là gì?

Tên gọi: 五段動詞 (ごだんどうし, ngũ đoạn động từ)
Ví dụ động từ の (飲む, uống). Sở dĩ gọi là 5 đoạn vì được chia theo 5 hàng A, I, U, E, O trong tiếng Nhật (xem bảng chữ cái hiragana):
  • Hàng A: のない phủ định dạng plain, のれる bị động, のせる sai khiến
  • Hàng I: のます、のません、のましょう dạng lịch sự
  • Hàng U: の nguyên dạng tức dạng từ điển Vdic
  • Hàng E: のる dạng khả năng, の dạng ra lệnh
  • Hàng O: のう dạng ý chí ("chúng ta hãy")

Động từ 1 đoạn V1 là gì?

Tên gọi: 一段動詞 (いちだんどうし, nhất đoạn động từ)
Ví dụ động từ たべる (食べる, ăn). Gọi là 1 đoạn vì khi chia chúng ta bỏ hẳn る đi và chỉ sử dụng たべ mà thôi.
Dạng lịch sự: たべます、たべません、たべましょう
Dạng て/で:たべ
Dạng khả năng: たべられる
Dạng ý chí: たべよう
Dạng bị động: たべられる
Dạng sai khiến: たべさせる

Ví dụ về 5 đoạn của động từ

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Động từ dạng ます và dạng て/で

Động từ dạng ます

- Thì hiện tại/tương lai đơn giản
- Thể khẳng định
- Dạng lich sự (polite form)

Dùng để nói với người ngang hàng hoặc vế trên hoặc người không quen biết trong hoàn cảnh lịch sự. Dịch sang tiếng Việt thường là "~ ạ". Ví dụ 行きます = Tôi (sẽ) đi ạ.

Động từ dạng Vて/Vで

- Tùy âm cuối mà chia là て hay で
Cách dùng 1: Dạng yêu cầu, dùng để yêu cầu "hãy (làm gì)". Ví dụ
行って! = Hãy đi!
飲んで! = Hãy uống.
Dạng này chỉ dùng với người có vai vế thấp hơn. Với người vai vế ngang hoặc trên thì phải dùng dạng yêu cầu lịch sự:
Vて → Vてください。
Vで → Vでください。
"Xin hãy V / Làm ơn hãy V"

Ví dụ: 行ってください。 Xin hãy đi đi ạ.

Cách dùng 2: Dạng nối tiếp trong câu
Khi có 2 động từ trong câu thì chỉ chia động từ cuối, động từ giữa câu phải ở dạng nối tiếp, ở đây là dạng Vて/Vで.

Ví dụ: Ăn sáng (あさごはんを たべる) và đi tới trường (がっこうへ いく) sẽ là (ở dạng lịch sự):
あさごはんを たべ、 がっこうへ いきます

Ghi chú bảng chia động từ ます và て/で:
- V*: Động từ bất quy tắc, gồm する và くる
- V*5: Động từ 行く (iku) chỉ bất quy tắc ở dạng て (いって)
- V1: Động từ một đoạn 一段動詞=いちだんどうし (nhất đoạn động từ)
- V5: Động từ năm đoạn 五段動詞=ごだんどうし (ngũ đoạn động từ)
>>Bảng cách chia động từ Vて(Vで)

>>LUYỆN TẬP CHIA DẠNG MASU VÀ DẠNG TE/DE

Cách chia động từ Vて(Vで)

>>Xem vì sao vì sao chia Vて(Vで) như dưới đây (2014).
>>Các ứng dụng của Vて(Vで)

Ghi chú bảng cách chia: V* = động từ bất quy tắc, V5 = động từ 5 đoạn, V1 = động từ 1 đoạn.

BẢNG CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ Vて(で)
LoạiVí dụDạng て/で
V* (bất quy tắc)する
làm, tạo V từ danh động từ
して
V* (bất quy tắc)来る
くる, tới đây
来て
きて
V* (bất quy tắc)行く
いく, đi
行って
いって
V5 kết thúc う
いう, nói
う→って
言って (いって)
V5 kết thúc く
ひく, kéo, chơi đàn
く→いて
引いて (ひいて)
V5 kết thúc ぐ
およぐ, bơi
ぐ→いで
泳いで (およいで)
V5 kết thúc す
はなす, nói chuyện
す→して
話して (はなして)
V5 kết thúc つ
たつ, đứng
つ→って
立って (たって)
V5 kết thúc ぬ
しぬ, chết
ぬ→んで
死んで (しんで)
V5 kết thúc ぶ
よぶ, gọi, gọi tên
ぶ→んで
呼んで (よんで)
V5 kết thúc む
よむ, đọc
ぶ→んで
読んで (よんで)
V5 kết thúc る終わ
おわる, xong, kết thúc
る→って
終わって (おわって)
V5 kết thúc る
いる, cần, cần có
る→って
要って (いって)
V5 kết thúc る
うる, bán
る→って
売って (うって)
V5 kết thúc る
かえる, về nhà
る→って
帰って (かえって)
V5 kết thúc る
とる, lấy, lấy ra
る→って
取って (とって)
V1変える
かえる, thay đổi
る→て
変えて (かえて)
V1居る
いる, ở, tại, có gì ở đâu
る→て
居て (いて)

(C) Saromalang

Sonshite tokutore [Kotowaza]

Ngạn ngữ (kotowaza) Nhật Bản

損して得取れ
Thể loại諺=ことわざ NGẠN NGỮ
Cách đọcそんしてとくとれ
Ý nghĩaChịu thiệt hại (損 SON) để thu về lợi (得 TOKU)
Thành ngữ tương đươngThả con săn sắt, bắt con cá rô
Giải thíchBỏ qua cái lợi nhỏ trước mắt để có lợi lớn hơn về sau
Đối nghĩaTham bát bỏ mâm

Quiz 1: 取れ tore là gì?
Quiz 2: "Tham bát bỏ mâm" là câu ngạn ngữ nào của tiếng Nhật?

Triết lý Saromalang

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

IWAKU

Chúng ta biết tiếng Nhật là ngôn ngữ SOV tức là: Chủ ngữ - Tân ngữ - Động từ.
Ví dụ: Cá lớnは cá béを ăn.
>>TIẾNG NHẬT LÀ GÌ (2014)

Nhưng cũng có ngoại lệ là SVO:


Chữ kanji này là 曰 VIẾT nghĩa là "nói rằng" (nghĩa trong tiếng Nhật). Nhìn giống 日 NHẬT nhưng không phải là một:

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Tra cách viết kanji 2016

Cách 1: Dùng trang kakijun

Trang web: kakijun.jp (mở trong tab mới).

Hướng dẫn cách dùng:


Nhập chữ vào ô bên cạnh nút bấm 漢字検索(かんじけんさく、hán tự kiểm sách) rồi ấn Enter hoặc nhấp vào nút 漢字検索.

Hướng dẫn cách dùng trang web tra cách viết

Khu vực hướng dẫn cách viếtグリッド: Hiện hay ẩn lưới (grid)
アニメーション: Animation (hoạt họa)
コマ送り(コマおくり): Vẽ từng nét
スピード変更(スピードへんこう): Thay đổi tốc độ

Khu vực giải nghĩa hán tự
画数(かくすう、họa số): Số nét
部首(ぶしゅ、bộ thủ): Bộ thủ
音訓(読み): Cách đọc On và Kun (Yomi)
ポイントなど: Điếm mấu chốt (point) v.v.

Các bài viết cũ
>>Tra cách viết kanji (2011)

Cách 2: Dùng trang từ điển kanji Sakura

Mở trang web tại http://dict.v01.jp/
Nhập chữ kanji vào ô tìm kiếm ví dụ chữ 漢 rồi nhấp nút 検索 (kensaku = tìm kiếm):

Kết quả:


Nhấn vào nút 書き順を表示/非表示 (Chỉ/ẩn cách viết):

Cách 3: Dùng trang từ điển kanji online

Mở tại: http://kanji.jitenon.jp/
Trang này thì bạn phải tìm kiếm chữ kanji bằng kanji hoặc cách đọc (漢字or読み) và nhấp vào liên kết của chữ tương ứng.
Ô nhập chữ kanji/cách đọc rồi nhấp nút 検索 (kensaku = tìm kiếm):


Ví dụ khi tra chữ 漢:


Takahashi