Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Nghĩa đen và nghĩa bóng trong ngôn ngữ tiếng Nhật

Quy tắc dịch thuật Saromalang: Phải phân biệt tốt nghĩa đen và nghĩa bóng khi dịch thì mới đảm bảo dịch chính xác điều mà người nói, người viết định diễn đạt.
Xem bài Quiz ở cuối bài.

Từ ngữ tiếng Nhật thường có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ví dụ chữ 家 (いえ) nghĩa là "nhà" cũng có hai nghĩa:

いえ [GIA]
Nghĩa đen: Ngôi nhà, căn nhà
Nghĩa bóng: Gia đình

Tất nhiên có những từ chỉ có nghĩa đen ví dụ 学生 (がくせい) thì có lẽ chỉ có nghĩa đen.


"Nghĩa đen" là 文字通り [もじどおり, văn tự thông] tức là theo đúng như từng chữ. Tính từ là 文字通りのN. Còn "nghĩa bóng" có thể dùng là 比ゆ的な (ひゆてき tức 比喩的 tỷ dụ đích).

Tôi lấy ví dụ từ này:

辛口
からくち [tân khẩu]

Chúng ta cùng tra từ điển デジタル大辞泉 Đại Từ Tuyền Digital:

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Phân biệt MADE và MADENI

Quiz: 来週の月曜日(   )レポートを出しなさい。
Điền まで hay までに?

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Quy định cách dịch trợ từ KARA và MADE

から và まで có thể đi thành cặp và có thể đi riêng và cách dịch như sau:

から = TỪ
まで = ĐẾN, TỚI, ĐẾN MỨC

Nから và Nまで là trạng từ.



Ví dụ: 家から行く (nhà KARA đi) = đi TỪ nhà
学校まで行く (trường MADE đi) = đi TỚI (ĐẾN) trường. Sắc thái: Đi tới tận trường, đến trường mới thôi (đích cuối là trường học).

Time1からTime2まで

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Quy định cách dịch trợ từ MADENI

timeまでに là một trạng từ với nghĩa là deadline tức là "thời hạn chót". Deadline nói tiếng Nhật là 締め切り shimekiri và đây là danh từ. Ví dụ:

レポートの締め切り hạn chót của báo cáo
報告提出の締め切り hạn chót của việc nộp báo cáo


Cách sử dụng までに

[time]までに
[clause]までに

Trạng từ để chỉ hạn chót làm hay phải làm việc gì. Trong mẫu [clause]までに thì clause là vế câu thể hiện thời điểm mà việc đó xảy ra.

Quy định cách dịch までに tại Saromalang

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Hướng dẫn cách bật phụ đề khi xem Youtube tiếng Nhật

Cách bật phụ đề (subtitle/caption) khi xem Youtube bằng tiếng Nhật:


Bước 1: Cho chạy đoạn phim bạn muốn xem.
Bước 2: Bật nút "cc" trên màn hình Youtube (Subtitles/closed captions)

Ghi chú: Chỉ để tham khảo, không chính xác 100%.

Tất nhiên là còn tùy đoạn phim. Đoạn phim trên là bài phát biểu về trái táo thần kỳ tại Nhật Bản. Các bạn hãy xem tại đây:
>>Miracle apples | Akinori Kimura (Youtube Tiếng Nhật)

Trái táo thần kỳ (奇跡のリンゴ) tại Aomori, Nhật Bản.

Bạn cũng có thể áp dụng với Youtube tiếng Anh:
>>How to learn any language in six months | Chris Lonsdale

Chú ý: Đôi khi nút sẽ có dạng khác và ngôn ngữ mặc định là tiếng khác (ví dụ tiếng Hi Lạp). Để chọn bạn hãy nhấp vào hình bánh răng để chọn ngôn ngữ script phù hợp như bên dưới:

(C) Saromalang

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

"Vi diệu" là gì?


Trong tiếng Nhật thì "vi diệu" là 微妙びみょう。 "Vi" 微 tức là rất nhỏ bé và "diệu" 妙 tức là "khó nắm bắt, khó hiểu được".

VI 微
顕微鏡けんびきょう [hiển vi kính] = kính hiển vi
微生物びせいぶつ vi sinh vật
微笑びしょう cười nhẹ, nụ cười thoáng qua [vi tiếu]
微小びしょう rất nhỏ, chút xíu [vi tiểu]
微かなかすかな mở mịt

DIỆU 妙
妙な kỳ lạ, kỳ quặc
奇妙 kỳ diệu
絶妙 tuyệt diệu
玄妙 huyền diệu

微妙 (びみょう, VI DIỆU) NGHĨA LÀ GÌ?

Thứ gì đó rất nhỏ bé khó mà thấy rõ được. Tinh tế, phức tạp khó nói ra thành lời.

Ví dụ:
態度が微妙に変わった。
Thái độ đã thay đổi chút xíu (khó mà nhận thấy rõ ràng nhưng có thay đổi).

テストはどうだった。 Bài kiểm tra thế nào?
微妙!
(hoặc 微妙だ)

Tức là "Chẳng biết nữa". Vì cảm nhận của bạn là nó nằm giữa ranh giới đậu và không đậu và bạn không chắc là thế nào. Trong hội thoại thì 微妙。 hay 微妙だ。 có nghĩa là "chẳng biết nữa".

Vì sao giới trẻ ngày nay rất ưa sử dụng "vi diệu"?

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Bài tập dịch: "Đi ăn nhà hàng để đổi gió"

Dịch ra tiếng Nhật cụm tiếng Việt sau:

"đi ăn nhà hàng để đổi gió"

"Đổi gió" có nghĩa là gì?

Thay đổi những thói quen nhàm chán thường ngày và làm một việc khác đi để xóa đi tâm trạng buồn chán. Bạn chỉ đổi gió khi bạn buồn chán hay cảm giác việc gì đang làm lặp đi lặp lại đã nhàm chán. Vậy thì cụm từ này nói tiếng Nhật thế nào? Nói chung thì bạn hãy suy nghĩ.


Đổi gió không phải là "change wind change air" hay 風を変える vì nói vậy thì chẳng ai hiểu bạn đang nói gì cả (thậm chí nghĩ thần kinh có vấn đề). Đây là dạng quán ngữ.

Ở đây "nhà hàng" là nơi để bạn đi ăn, tức là restaurant chứ không hẳn là chỗ sang chảnh. Ở Nhật thì chỗ nào cũng là nhà hàng, gọi là レストラン (phiên âm từ restaurant) ra. Nhà hàng dành cho gia đình thì gọi là ファミリーレストラン (family restaurant) hay gọi tắt là ファミレス。

Đôi khi nhà hàng cũng dùng 料理 (りょうり, liệu lý) tức là "món ăn". Ví dụ:

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

一年の計 Kế sách một năm

Câu ngạn ngữ Nhật Bản:

一年の計は元旦にあり
いちねんのけいはがんたんにあり
Kế sách một năm nằm ở ngày nguyên đán (đầu năm)

Đây là lời nhắc nhở rằng bạn phải lập kế sách ngay từ ngày đầu năm, tức là phải có tầm nhìn.
Câu đầy đủ là:

一日(いちにち)の計(けい)は朝(あさ)にあり、
一年(いちねん)の計(けい)は元旦(がんたん)にあり
Kế sách một ngày nằm ở buổi sáng,
Kế sách một năm nằm ở ngày đầu năm
(一日の計は朝にあり、一年の計は元旦にあり)

Mỗi năm bạn phải xây dựng kế hoạch từ ngày đầu năm chứ đừng lãng phí sức lực hay xao nhãng vào chuyện nhậu nhẹt, chúc tụng.

Nhân tiện, câu này cũng giống câu dưới đây của Quản Trọng (管仲):

一年之計,莫如樹穀; Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc,
十年之計,莫如樹木; Thập nhiên chi kế, mạc như thụ mộc,
終身之計,莫如樹人。 Chung thân chi kế, mạc như thụ nhân.

Tức là kế sách một năm thì không gì bằng trồng lúa (trồng ngũ cốc), kế sách mười năm không gì bằng trồng cây, kế sách chung thân (toàn cuộc đời) không gì bằng trồng người.

Lời bàn

Ai chẳng biết giáo dục (trồng người) là quan trọng nhưng làm thế nào để có nền giáo dục tốt. Theo tôi thì đó phải là nền giáo dục của quốc dân do quốc dân và vì quốc dân. Các chế độ phong kiến thì giáo dục là do các quan ban phát nên càng học càng không khá. Chỉ khi người dân được tự do dạy và học như nền giáo dục Nhật Bản thì mới khá được,
>>Vì sao giáo dục Nhật Bản có chất lượng cao

>>Các câu ngạn ngữ Nhật Bản thông dụng