Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Sắc thái của từ "vỡ trận"

Dạo này người ta thích từ "vỡ trận" có nghĩa là: Tôi không làm gì sai cả, chẳng qua là trận nó tự vỡ thôi. Tức là "tôi không chịu trách nhiệm".


"Vỡ trận" tức là đổ lỗi cho "trận", tức là những người đóng vai quần chúng tham gia trận đánh đó. Tại họ xung phong thái quá, hoặc hờ hững thái quá. Chứ kế hoạch, ý tưởng, vv đều đúng hết.

Nhân tiện, "vỡ trận" tiếng Nhật là gì?

Trong tiếng Nhật dùng chữ 破綻 [phá trán].

Cách đọc: 破綻=破たん=はたん

"Phá trán" tức là nát tươm.

大辞林 第三版の解説
はたん【破綻】
( 名 ) スル

着物などがやぶれほころびること。 「処々-して垢染みたる朝衣を穿ちたり/経国美談 竜渓」

まとまっている状態が維持できなくなること。成り立たなくなること。 「生活が-する」

Kinh doanh sập tiệm gọi là 経営破綻 [kinh doanh phá trán].
Cái gì đổ vỡ là 破綻する。 Ví dụ 職を失って生活が破綻した。 Mất việc nên cuộc sống đổ vỡ.

Nhưng "phá trán" khác "vỡ trận" ở chỗ "vỡ trận" là đổ trách nhiệm cho "trận" tức là quần chúng tham gia trận đánh "quần chúng dân trí chưa cao nên hành động thái quá làm vỡ trận của chúng anh chúng chị" ^^

Lỗi là tại quần chúng đâu phải lỗi tại chúng anh chúng chị. Vì kế hoạch, ý tưởng đều đúng, chỉ có trận là vỡ thôi.

Do đó: Vỡ trận = (計画などが)群衆のせいで破たんする
(kế hoạch) thất bại, đổ vỡ do lỗi quần chúng

Takahashi

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Hướng tới kì thi JLPT: Chiến lược thi nghe hiểu (CHOUKAI) và 3 BÍ QUYẾT nghe hiểu

Sắp tới kỳ thi JLPT nên tôi trình bày bí quyết thi phần nghe ở đây. JLPT là kỳ thi năng lực tiếng Nhật, tên chính thức là thế, nhưng tôi thích gọi là "thi Nô" hơn, tức là kỳ thi "Nô" lệ tiếng Nhật.

Bạn đã sẵn sàng thi "Nô" lệ tiếng Nhật chưa?

Việc học và thi nghe hiểu tiếng Nhật ở VN thường không tốt. Lý do là vì mọi người quá chú trọng việc ... luyện nghe. Luyện nghe thì tốt thôi, nhưng hiếm ai luyện nghe mà nghe tốt lên. Mà luyện nghe lại tốn thời gian khủng khiếp. Ai mà có thời gian nhiều thế chứ.

Hơn nữa, âm thanh khi thi ở VN còn không tốt, bị vỡ âm, vỡ tiếng, "vỡ trận" (theo ngôn từ khi người ta thất bại nhưng không muốn nhận trách nhiệm mà đổ cho quần chúng xung phong thái quá ^^). Khi thi có tiếng chó sủa, tiếng karaoke, tiếng người cãi nhau là chuyện thường. Nên càng cần có bí quyết phán đoán ở bên dưới.


Thật ra, để nghe hiểu tốt thì cần thiết phải có yếu tố sau:

Vốn từ vựng tốt.
Phát âm tốt.

Học sinh VN khi học tiếng Nhật thường phát âm sai vì có cả phong trào dạy và học phát âm tiếng Nhật kiểu VN. Không phát âm đúng thì thường không nghe được. Đặc biệt là mọi người thường phát âm sai âm ngắn và âm dài.

Vì thế, tại lớp Cú Mèo Saromalang thì thường luyện phát âm bên cạnh học từ vựng hàng ngày.

Thật ra thì tôi hiếm khi luyện nghe. Vì chỉ buồn ngủ thôi. Tôi chỉ luyện từ vựng và phát âm sao cho chuẩn. Đây mới là cách học đúng. Vẫn có rất nhiều bạn trả tiền để luyện nghe, luyện hội thoại nhưng phát âm thì vẫn sai như thường. Như thế chỉ tốn tiền và thời gian.

Dưới đây là cách luyện nghe hiểu tại lớp Cú Mèo. Có 3 bí quyết dưới đây.

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Hướng tới kỳ thi "Nô" JLPT: Chiến lược thi đọc hiểu (DOKKAI) tốt là gì?

Phần đọc hiểu (読解 Dokkai) có lẽ là phần khó nhất trong kỳ thi Năng lực Nhật ngữ (JLPT). Việc làm không tốt phần đọc hiểu có thể dẫn tới hai hậu quả chính:

Hậu quả 1: Điểm đọc hiểu thấp dẫn tới toàn bài thấp điểm không đủ đậu.
Hậu quả 2: Điểm đọc hiểu bị liệt (không được 19/60 điểm)

Dù là cấp độ nào thì đọc hiểu cũng chiếm 60 điểm trên tổng số 180 điểm mặc dù số câu thường khá "ít". So với phần "Chữ - Từ vựng" (文字・語彙 Moji - goi) khoảng hơn 30 câu, phần ngữ pháp khoảng hơn 20 câu thì đọc hiểu thường chỉ tầm 10 câu. Mỗi câu trị giá tới khoảng ... 6 điểm.

Ngoài ra, đọc hiểu sẽ làm tốn rất nhiều thời gian của bạn, khiến điểm các phần khác cũng bị ảnh hưởng.

ĐỌC NHANH là tối cần thiết để thi đọc hiểu

Vậy chiến lược đọc hiểu thế nào?

Đại đa số các bạn đi thi thường có chiến lược: Đọc câu hỏi trước rồi mới đọc bài. Theo tôi thì đây chỉ là LÝ THUYẾT SUÔNG. Nghe có vẻ tốt thì đúng hơn là tốt. Bởi vì đọc xong câu hỏi bạn vẫn không hiểu nội dung bài và vẫn phải đọc bài đọc ... từ đầu. Nghĩa là bạn sẽ tốn thời gian hơn cả làm bài kiểu truyền thống  tức là "Đọc đề => Đọc câu hỏi => Giải đề".

Để thi phần đọc hiểu tốt thì quan trọng là phải HIỀU NỘI DUNG BÀI ĐỌC NÓI VỀ GÌ trước. Do đó, đọc câu hỏi trước thường không có mấy tác dụng vì không giúp bạn phán đoán gì được về bài đọc.

Do đó, tại lớp Cú Mèo Saromalang thì tôi cho các bạn luyện tập ĐỌC NHANH tức là 速読 SOKUDOKU. Để làm bài thi tốt thì phải luyện cách đọc nhanh và tôi áp dụng cho mọi lớp Cú Mèo mọi trình độ. Bí quyết đi thi của tôi không phải là đọc câu hỏi trước, mà là ĐỌC NHANH. Và để thực sự đọc nhanh được thì các bạn cần LUYỆN TẬP (PRACTICE). Đây không phải là lý thuyết suông.

Bởi vì có nhiều dạng bài đọc hiểu khác nhau nên mỗi dạng cần phải đọc nhanh theo cách hơi khác nhau. Tôi ví dụ bài đọc về HÌNH VẼ - SỐ LIỆU thì bạn vẫn phải lướt hầu như toàn bài nhưng bí quyết là đọc nhanh và SO SÁNH. Đọc nhanh ở đây là đọc nhanh số liệu, so sánh các lựa chọn, phương án với nhau. Bởi vì những bài ĐỒ THỊ - SỐ LIỆU thì có ai hỏi về nội dung bài, ý tác giả, hàm ý gì đâu.

Họ chỉ hỏi về CON SỐ mà thôi. Vì thế, việc đọc nhanh theo kiểu nắm "nội dung đại khái" hầu như không có mấy tác dụng. Chiến lược với những bài ĐỒ THỊ - SỐ LIỆU phải là lướt nhanh và nắm bắt con số, tức là nắm bắt "TIỂU TIẾT" chứ không phải nắm "ĐẠI Ý".

Rèn luyện năng lực PHÁN ĐOÁN

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

Cái "kích ka kê" nào?

Cách sử dụng mẫu ngữ pháp JLPT N2 きっかけに KIKKAKE NI

Ví dụ: 英語が好きになるきっかけ
病気をきっかけに酒をやめた。
ひっこしをきっかけとして多くの古い本を捨てた。
日本に来たのは、どんなきっかけですか。

Người ta thường dịch KIKKAKE là nhân dịp, nhân cơ hội, nhân thời cơ nhưng dịch như thế không chuẩn lắm và rất dễ làm sai khi đi thi.

子供が生まれたのをきっかけに離婚した。

Tóm lại thì KIKKAKE là gì? Đây không thể dịch là "nguyên nhân", hay "nguyên nhân chính".

Bạn không thể dùng KIKKAKE để hỏi "Lý do gì mà anh tới Nhật Bản?" được. Vì KIKKAKE không phải là lý do.

KIKKAKE đúng ra là giọt nước tràn ly, cái cơ sự cuối cùng để điều gì diễn ra.

Đúng ra thì phải nói thế này:

をきっかけに日本に来たんですか。
Cơn gió nào đã đưa anh tới Nhật Bản?

KIKKAKE giống như là "cò súng" (引き金 HIKIGANE) mà thôi, không phải là nguyên nhân chính.

Ví dụ, bạn muốn tới Nhật từ lâu nhưng chần chừ mãi. Rồi có người bạn nhiệt huyết rủ bạn sang Nhật thế là bạn đi. Đây mới gọi là KIKKAKE.

KIKKAKE phải là sự việc cuối cùng, có thể rất nhỏ, khiến bạn làm một việc gì đó trọng đại. Còn nguyên nhân chính thật ra đã có từ lâu nhưng chưa chín muồi chẳng hạn.

Ví dụ bạn nghèo quá và biết như thế không ổn nên quyết tâm làm giàu. Nhưng bạn vẫn chưa thực sự làm gì cho tới khi gia đình bạn đi viện mà bạn không xu dính túi. Vậy thì nguyên nhân chính của việc quyết tâm làm giàu là do bạn nghèo, nhưng cái KIKKAKE là sự kiện thực tế đau lòng là gia đình bạn đi viện mà bạn không xu dính túi.

Vậy thì tóm lại KÍCH KA KÊ dịch thế nào cho đúng?

Theo tôi thì nên dịch là CƠ SỰ.

きっかけ = CƠ SỰ

Cơ sự nào mà bạn đã tới Nhật?

"Cơ sự" thì chữ "sự" (事) là sự việc và "cơ" (機) là "thời cơ, cơ hội, cơ duyên". "Cơ sự" tức là sự việc nào mà trở thành cơ duyên để bạn làm một việc trọng đại khác.

Nhân tiện, cơ sự nào mà bạn lại đọc bài viết này nhỉ?

Phải chăng vì bài đăng trên FB Page, sau đó hiện trên Wall của bạn, và bạn lại đang thắc mắc về KÍCH KA KÊ và bạn vô đây đọc?

Còn cái "cơ sự" để tôi viết bài này là vì tại lớp Cú Mèo N2 có học ngữ pháp về KÍCH KA KÊ nhưng chưa dịch xuôi nên phân tích bàn luận tại đây. Vì nếu dịch không đúng, làm bài tập thường bị sai. Bí quyết để làm bài đúng là phải dịch đúng.
Takahashi

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Vì sao câu cuối cùng của phần thi nghe JLPT lại là "Kore de choukai shiken WO owarimasu"?

Câu cuối cùng trong phần thi nghe JLPT Nx thường bao giờ cũng là:

これで、聴解試験終わります。

Trước hết với người học sơ cấp thì sẽ kỳ vọng là 聴解試験終わります。 Lý do là vì động từ 終わる・終わります là TỰ ĐỘNG TỪ, nên thường đi với が。
>>Phân biệt tự động từ và tha động từ

Nếu dùng trợ từ を thì lẽ ra phải dùng với tha động từ 終える (OERU, kết thúc từ gì, làm xong thứ gì) và câu trên sẽ thành: これで、聴解試験を終えます

Hoặc là dùng dạng sai khiến (khiến cho kết thúc): これで、聴解試験を終わらせます

Phải chăng kỳ thi JLPT đã sai ngữ pháp ngay ở phần thi nghe?

Câu hỏi của Saromalang tuần này: Vì sao lại dùng trợ từ WO mà không dùng trợ từ GA?

Đáp án sẽ đăng tại đây sau 1 tuần.

Giải đáp ngày 28/6/2017

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

[Ngữ pháp JLPT N2] Phân biệt mẫu ngữ pháp ごとに và おきに

Hướng dẫn sử dụng mẫu ngữ pháp ごとに(毎に) và おきに
Đối tượng: JLPT N2
Cách dùng:
[Số lượng] ごとに(毎に)
[Số lượng] おきに

Ngữ nghĩa và cách dịch:
ごとに = cứ mỗi, cho mỗi ...
おきに = cứ cách ...

Ví dụ:
① 4mごとに木を植える = trồng cây cứ mỗi 4m (cho mỗi 4m)
② 4mおきに木を植える = trồng cây cách mỗi 4m (cứ mỗi 4m)

Cách phân biệt ごとに và おきに

Hãy xem sơ đồ này:


Tóm lại thì 4mごとに thì là trồng cây cho mỗi 4m, nên mỗi cây cách nhau 4 mét.
Còn 4mおきに thì là "trồng cây CÁCH MỖI 4m" nên có hai cách hiểu:
Cách 1: Các cây cách nhau 4 mét.
Cách 2: Các cây cách nhau 5 mét.

Lý do là "cách mỗi 4 mét" nghĩa là bỏ qua 4 mét và trồng cây ở mét thứ 5, sau đó lại lặp lại.

Ví dụ:
2年おきに海外旅行をします。
Tôi du lịch nước ngoài cách mỗi 2 năm.

Câu này có thể hiểu là các lần du lịch nước ngoài cách nhau 3 năm hoặc 2 năm. Sở dĩ cách nhau 3 năm là hiểu là nếu năm nay du lịch thì năm sau và năm kế tiếp không đi và năm thứ 3 thì lại đi.

Do đó, để tránh hiểu lầm thì nên nói là:
3年ごとに海外旅行をします。
Tôi du lịch nước ngoài cho mỗi 3 năm.

VÍ DỤ 例文

大学行きのバスは10分おきに出ている。
この道路には10mおきにポプラが植えられている。
この薬は二時間おきに飲んでください。

一年おきに大会が開かれる。(2年に1回)
一年ごとに大会が開かれる。(1年に1回)


Aさん「この行事は、来年から2年おきに行います。」
Bさん「3年に1回ということですね?」
Aさん「いえ。2年に1回です。2年ごとに開催します。」


Aさん「5分おきにベルを1分間鳴らしてください。」
Bさん「5分に1回鳴らせばいいのですね?」
Aさん「いえ。1分鳴らしたら5分休みます。6分に1回鳴らすということです。」

私の団地では、一ヶ月毎に掃除当番がまわってきます。
この雑誌は、一ヶ月おきに発売されています。
この歩道には五メートル毎に(⇔おきに)木が植えられている。
三分おきに(⇔毎に)電車が通ります。
一雨毎に暖かくなります。
Takahashi

Diễn đạt tần suất "một tuần mấy lần vv" trong tiếng Nhật

Hướng dẫn sử dụng mẫu ngữ pháp "1 tuần X lần, X tuần 1 lần"

Đối tượng: Ngữ pháp sơ cấp (JLPT N5, N4)

Công thức: [Time Duration] にX回

Ở đây 回(かい、hồi) là chỉ "lần". Trong tiếng Nhật "số lần" sẽ nói là 回数(かいすう、hồi số)。

Ví dụ:
週に2回泳ぎに行く  đi bơi 2 lần một tuần
月に1回映画を見に行く đi xem phim 1 lần mỗi tháng
二週間に一回外食する đi ăn ngoài hai tuần một lần
二年に一回海外旅行する hai năm du lịch nước ngoài một lần
年に2回実家に帰る một năm về quê hai lần

Ở đây thì 周 (một tuần) đọc là しゅう、月 đọc là つき và 年 đọc là ねん。
Nếu nhiều tuần (2 tuần trở lên) thì dùng 週間。

Đôi khi nói là 週2回 thay cho 週に2回。
Cách đếm với 回:
一回(1回) いっかい
二回(2回) にかい
三回(3回) さんかい
四回(4回) よんかい
五回(5回) ごかい
六回(6回) ろっかい
七回(7回) ななかい
八回(8回) はっかい
九回(9回) きゅうかい
十回(10回) じゅっかい

Lưu ý là đếm 回 đồng âm với đếm 階(かい、giai) đếm lầu trừ:
三回(さんかい) ba lần
三階(さんがい) lầu ba, tầng ba

Các trạng từ chỉ tần suất hành động

時々(ときどき) THỈNH THOẢNG
ときどきメキシコ料理に行く。

たまに THI THOẢNG
彼にたまに会う。

たまたま ĐÔI LÚC
Láy của たまに。
彼はたまたま遅くまで仕事をする。

あまり・・・ない KHÔNG ... MẤY
私はあまりテレビを見ない。

ぜんぜん(全然)・・・ない HOÀN TOÀN KHÔNG
彼女は全然話してくれなかった。

何回か(なんかいか) VÀI LẦN
彼とは何回か話したことがある。

常に(つねに) THƯỜNG XUYÊN
事故に対して常に心がけよう。

いつも LUÔN LUÔN
いつもニコニコだね。

めったに(滅多に) HIẾM KHI (ngữ pháp N2)
この辺はめったに雪が降らない。

ろくに HẦU NHƯ CHẲNG (ngữ pháp N2)
彼はろくに勉強しない。

Tạm thời thì vậy đã chắc là đã đủ dùng.
Takahashi

Đưa ra đề xuất, đề nghị trong tiếng Nhật với Vば (Vたら) và Xでも

Chúng ta muốn đưa ra một đề xuất, đề nghị hành động cho đối phương thì sẽ dùng mẫu Vば? hay Vたら? kết thúc câu với dấu hỏi mặc dù Vば và Vたら nghĩa là "nếu (đã)".


Ví dụ: Nếu bạn mở lòng mình ra thì sao? (đề xuất, đề nghị hành động)

心を開けば?
Kokoro wo hirakeba?
Bạn mở lòng thì sao?

Câu này nói đầy đủ là:
心を開けばどうですか。
Nếu bạn mở lòng mình ra thì thế nào?
心を開けばいかがですか。
(Trang trọng) Nếu quý bạn mở lòng mình ra thì sao ạ?

Nếu muốn đề xuất "thử mở lòng" thì thêm chữ "thử" vào:

心を開いてみれば
Kokoro wo hiraite mireba?

心を開いてみたら
Kokoro wo hiraite mitara?

心を開いてみては
Kokoro wo hiraite mitewa?


Bạn có thể dùng dạng Vば, Vたら(Vだら) hay Vては với trợ từ は。

Bạn có thể áp dụng đại trà khi muốn đề xuất, đề nghị hành động:

やってみたら?
=やってみたらどう? or やってみたらどうですか? Nếu thử làm thì thế nào?

勉強を頑張れば?
彼女に告白してみたら?
テストを受けてみては?

Đưa ra đề xuất lựa chọn với Xでも

お茶でも飲む?
OCHA DEMO NOMU?
Bạn muốn uống chẳng hạn trà không?

Câu này giống như: お茶とかでも飲む? Bạn muốn uống chẳng hạn mấy thứ như trà không? hay お茶とか飲む? Bạn muốn uống mấy thứ như trà không?

Ở đây là đưa ra ví dụ đề xuất chứ không hỏi trực tiếp là uống trà. Bạn cũng có thể dùng でも với trạng từ chẳng hạn:

旅行にでも行きませんか。
Bạn có muốn cùng tôi đi ví dụ như du lịch không?

Ví dụ áp dụng:
散歩にでも行かない?
公園ででも散歩しましょう。
ゲームでもぼくとやらない?
僕とでも付き合わない?
"Em có muốn quen chẳng hạn như anh không?"

でも開いてみたら?

Bạn cũng nên check cả SORETOMO = "Phụ nữ VN đẹp HAY LÀ tôi bị ảo giác?" ^^
So sánh Xでも với それとも
SORETOMO là đưa ra một số lựa chọn để chọn MỘT từ hai hay nhiều lựa chọn.
Còn Xでも thì chỉ đề xuất một lựa chọn (do bạn nghĩ là phù hợp nhất, tốt nhất vv).

ねえ、君、日本語でも勉強しないか。それとも、でたらめなことばかりやりつづけるか。
Takahashi

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Phân biệt "GIA ĐÌNH" (家庭) và "GIA TỘC" (家族)

Học ngữ pháp tiếng Nhật rất hay, giúp bạn có thể nói văn vẻ, trang trọng, hoặc đúng sắc thái và giúp bạn diễn đạt tiếng Việt hay hơn nhiều. Tôi là người diễn đạt tiếng Việt tốt, có khả năng dùng "bạo ngôn" (暴言) hay châm biếm đả kích một cách chua cay. Thực sự là tôi có thể thể hiện sự khinh miệt một cách nhẹ nhàng và trang trọng. Đây là mục tiêu của việc học ngoại ngữ nói riêng và ngôn ngữ nói chung: Để diễn đạt chính xác điều bạn nghĩ.

 Do đó, bạn sẽ sống hạnh phúc hơn vì biết mình muốn gì - từ trong tiềm thức. Vì ngôn ngữ, cử chỉ, hành động chỉ là thể hiện bề ngoài của tiềm thức bên trong.

Nhưng vấn đề là ngữ pháp tiếng Nhật thì có mấy để học đâu. Vèo một cái bạn học hết 1000 mẫu là hết thứ để học rồi. Niềm vui tiếp theo, và gần như vô tận, là học TỪ VỰNG tiếng Nhật.

Không phải học lên trung, cao cấp mới cần mà ngay từ sơ cấp cũng phải học cho vững chắc. Tại lớp Cú Mèo thì tôi rất chú trọng giảng giải ngữ nghĩa, nguồn gốc từ vựng. Cách làm của tôi không khác gì mấy tại các trường học Nhật Bản.

Ví dụ hôm nay là các từ vựng sơ cấp:
家族 [KAZOKU, GIA TỘC]
家庭 [KATEI, GIA ĐÌNH]

Phân biệt GIA ĐÌNH 家庭 và GIA TỘC 家族 trong tiếng Nhật

家庭 [KATEI, GIA ĐÌNH] gồm có chữ GIA 家 (いえ, nhà) và ĐÌNH 庭 (にわ, sân vườn). Nghĩa đen là gồm có "nhà" và "vườn" và nghĩa bóng là "thuộc phạm vi trong gia đình". Ví dụ:

家庭問題 [gia đình vấn đề] = vấn đề gia đình, vấn đề về gia đình (thuộc phạm vi gia đình)
家庭教育 [gia đình giáo dục] = giáo dục từ trong gia đình
家庭教師 [gia đình giáo sư] = gia sư (giáo viên dạy trong gia đình)

Còn 家族 [KAZOKU, GIA TỘC] gồm có chữ GIA 家 (いえ, nhà) và chữ TỘC 族 (ゾク, tộc). TỘC có nghĩa là chỉ những người có cùng tính chất, thuộc tính, đặc điểm giống nhau:

民族 MINZOKU dân tộc
部族 BUZOKU bộ tộc
釣り族 TSURIZOKU hội những người mê câu cá
暴走族 BOUSOUZOKU hội những người mê đua xe
窓際族 MADOGIWAZOKU "những người ngồi bên cửa sổ (bị đẩy ra khỏi hệ thống công ty chỉ tới công ty và nhận lương mà không thực sự làm việc)"

Do đó, 家族 [KAZOKU, GIA TỘC]  chỉ những người giống nhau sống cùng một nhà nên có ngữ nghĩa là "người thân trong gia đình (người nhà)".

Ví dụ:
私の家族は四人です。父、母、妹と私です。
Gia đình tôi có bốn người. Cha, mẹ, em gái và tôi.

日本に家族がいますか。
Bạn có người nhà ở Nhật không?

Trường hợp này không dùng 家庭 GIA ĐÌNH.

Ngoài ra, nếu mà nói là 家族問題 [gia tộc vấn đề] thì lại là "vấn đề (về) người thân trong gia đình" chứ không phải là "vấn đề trong gia đình".

Hoặc không ai nói là "gia tộc giáo sư" vì như thế thì sẽ thành "giảng viên người thân trong gia đình" mất.

Ngoài ra "họ hàng" (relatives) trong tiếng Nhật gọi là 親戚 SHINSEKI [THÂN THÍCH]. Còn có quan hệ huyết thống thì gọi là 血縁 KETSUEN [HUYẾT DUYÊN].

POINT KHI DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG TIẾNG NHẬT

☑ Phải học NGUỒN GỐC, ngữ nghĩa theo nghĩa đen. Từ đó, suy ra nghĩa bóng của từ vựng.
☑ Hiểu đúng ý nghĩa của từ vựng để có thể sử dụng, VẬN DỤNG đúng.
☑ Phân biệt được các từ có ngữ nghĩa gần giống nhau, tức là HỌC THEO NHÓM TỪ.

Khi nào có thể học từ vựng mà vui vẻ thì mới có thể tới được miền đất hứa trong việc học tiếng Nhật được. Và khi đó việc thành chính quả chỉ là vấn đề thời gian.
Takahashi