Cách tốt nhất để không thể quên một người là sau khi có thật nhiều kỷ niệm với người đó thì cứ quên người đó đi. Càng cố quên lại càng nhớ, đúng là nâng chén tiêu sầu sầu lại sầu thêm. Nếu áp dụng vào việc học ngoại ngữ thì để nhớ một từ phải cố quên nó đi, sau khi có thật nhiều câu chuyện về nó.
Ví dụ như てっきり TEKKIRI. Tra tekkiri.
= cứ chắc mẩm là, cứ đinh ninh là .... ai dè không phải/hóa ra không phải. Tuy dịch đúng sắc thái nhưng rồi sẽ quên thôi, vì nó chẳng có bất kỳ một gợi ý nào để nhớ. Nhớ một hình bóng nào đó thì cũng phải có nét đặc trưng nào đó, chẳng ai lại đi nhớ một gương mặt vô thưởng vô phạt cả. TEKKIRI rốt cuộc là thế nào? Hãy xem hình sau đây sẽ rõ.
TEKKIRI bắt nguồn từ "TẶC CẢ LƯỠI" trong tiếng Việt, là câu chuyện về Thạch Sùng tự tin về độ giàu có nên cá cược, cuối cùng vì không có cái nồi đất mà thua, nên phải "tặc cả lưỡi" vì tiếc. Cứ chắc mẩm, cứ đinh ninh là sẽ thắng, ai dè thua vì không có cái nồi đất cũ mẻ ....
Có lẽ tiếng Nhật cũng có nhiều từ phát sinh từ tiếng Việt lắm, nếu đào sâu ra thì còn nhiều từ như thế.
Nó cũng có thể xuất phát điểm là 的確 TEKKAKU là đích xác, đích thị, nói thành trạng từ là TEKKIRI (nói chệch đi).
Câu ví dụ:
・てっきり雨だと思っていたら晴れた
I was sure it was going to rain, but it turned out to be a fine day.
Cứ chắc mẩm là trời sẽ mưa ai dè trời đẹp.
・どろぼうはてっきり逃げたと思ったら屋上に隠れていた
We were convinced that the thief had got(ten) away, but he was hiding on the roof.
Cứ đinh ninh là tên trộm đã chạy trốn nhưng hóa ra là nấp trên sân thượng.