Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Đáp án kỳ thi JLPT tháng 12 năm 2019 (kì thi "Nô" lệ tiếng Nhật)

Ngày thi: Ngày 1 tháng 12 năm 2019, chủ nhật

Làm thế nào để thi tốt? Hãy nghiên cứu kỹ cấu trúc kỳ thi và có chiến lược thi tốt. Bài viết này là để đăng kết quả kỳ thi JLPT kỳ này ngay khi có trên mạng. Tại đây chỉ có đáp án không có đề thi (đề thi sẽ bị thu lại).

Chú ý khi đi thi: Để có thể đọ đáp án và tính điểm bạn cần phải ghi lại được câu trả lời của mình (xem bài hướng dẫn). Tuy nhiên, nhiều khả năng bạn không được mang giấy nháp vào phòng thi do đó hãy ghi lên phiếu dự thi chẳng hạn (vì thường phiếu dự thi sẽ cầm về). Nên ghi theo thứ tự câu hỏi ví dụ câu 1 phần kiến thức ngôn ngữ bạn chọn đáp án 3 thì có thể ghi là K1.3 chẳng hạn. Sau khi đi thi về xem ở đây có kết quả chưa và tính điểm của bản thân.

RA MẮT CÔNG CỤ TÍNH ĐIỂM JLPT MỚI 2018!!

Kiến thức về JLPT
>>Chiến lược thi JLPT điểm cao (2012)
>>Mọi điều bạn cần biết về JLPT (Sea)
>>Cách tự tính điểm JLPT gần đúng (2012)
>>Cách ghi lại câu trả lời khi đi thi JLPT (hướng dẫn mới 2018)
>>Tham khảo: Đáp án kỳ thi JLPT tháng 7/2018
Chuyên đề JLPT
>>Kỳ thi JLPT đã thay đổi cách ra đề như thế nào?
>>Chiến lược thi đọc hiểu (DOKKAI) tốt là gì?
>>Chiến lược thi nghe hiểu (CHOUKAI) và 3 BÍ QUYẾT nghe hiểu

ĐÁP ÁN KỲ THI NĂNG LỰC NHẬT NGỮ THÁNG 12/2019
JLPT EXAM ANSWER 12/2019

Đáp án từ N1 tới N5 (theo thứ tự N1, N2, N3, N4, N5). Ghi chú: Đây chỉ là đáp án tham khảo, không đảm bảo chính xác 100%. Ngoài ra, điểm còn được chuẩn hóa. Tham khảo cách tính điểm JLPT gần đúng của Saromalang ở bài viết trên.

Có thể có truy cập tập trung số lượng lớn nên các bạn cần kiên nhẫn. Khi có đáp án nào sẽ thông báo tại Facebook Page của Saromalang nên các bạn hãy like page sẵn.

Đáp án bên dưới ↓↓↓

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

Học tiếng Nhật qua ngạn ngữ, tục ngữ, thành ngữ

Trang web nào để học?

S đã nạp 2.000 câu vào đây và sẽ học dần, có thể tra tiếng Nhật, tiếng Việt (nếu đã dịch), rômaji:

Trang web tra và học ngạn ngữ, tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ tiếng Nhật:
https://my.meonn.com/idiom.php

Để học ngẫu nhiên hay học theo TOP từng tuần, từ tháng:
http://kotowaza-allguide.com/

Ngoài ra bạn cũng có thể tự tra với chìa khóa ことわざ để tìm thêm trên mạng.

Dịch tục ngữ vv (kotowaza) như thế nào?

Dịch kotowaza thì không dễ chút nào, vì chúng ta phải dịch đúng ra thành câu tục ngữ, ngạn ngữ tương ứng, hoặc có hình thái giống như tục ngữ vv. Chúng ta không thể dịch ra thành câu văn, vì bản thân kotowaza là cách nói ngắn gọn, chứa đựng bài học súc tích, tức là "nói ít, hiểu nhiều".

Các bạn hãy thử sức với câu này:

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Dịch trích đoạn Truyện Kiều bằng chữ Nôm mới (訳摘段伝`翹平'字'南'新')

Ngày xuân con én đưa thoi,
日'春'子'燕'渡'杼'
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
韶光九'拾'既'外'六'十"
Cỏ non xanh tận chân trời,
草'幼'青'尽足'天'
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
枝'梨白'点一'幾"花'花
Thanh minh trong tiết tháng ba,
清明中'節月'三'
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
礼是'掃墓会是'踏清
Gần xa nô nức yến anh,
近'遠'戯"喜"燕鶯'[英]
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
姉'妹'買"修'步行遊'春
Dập dìu tài tử, giai nhân,
打"導"才子佳人
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
馬'車'如水'襖裙如楔'
...
Long lanh đáy nước in trời,
瓏'玲'底'水'印'天'、
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
城建'煙'蒼'[青"]山"[岳']干'影'黄'。
...
Dưới trăng quyên đã gọi hè
下'月'鵑既'呼'夏'
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
頭壁'火'榴立騙"刺'花'

Viết lại truyện Kiều bằng chữ Nôm mới (chữ Nôm phiên bản 2020)

Về nguyên tắc viết chữ Nôm mới xin xem tại đây. Bạn nào có thời gian mà chuyển toàn bộ Truyện Kiều sang chữ Nôm mới thì rất hay, rất vô bổ!

Trăm năm trong cõi người ta,
百'年'中'域'人'我"
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
字'才字'命`巧'是'嫌'互'
Trải qua một cuộc bể dâu,
経'過一'局'海'桑'
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
諸'条視'見"仍'痛'痛"心'
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
奇'何'彼色私豊
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
天'青'慣'慣"頬'紅打'嫉'
Cảo thơm lần giở trước đèn,
稿香'探'捲'[開"]前'灯'
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
風情有'録残'伝史青'
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
語"年'嘉靖朝明
Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
四'方平"静'、二'京確"金'
Có nhà viên ngoại họ Vương,
有'家'員外氏'王
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.
家資考'也'常常項'中
Một trai con thứ rốt lòng,
一'男'子'次終"心'
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
王官是'字'、結'流'儒家
Đầu lòng hai ả tố nga,
始'心'二'妸'素娥
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
翠翹是'姉'、妹'是'翠雲
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
梅骨格、雪精神
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
各'人'一'様'[姿"]、十'分万~十'

Nhưng liệu chữ này có ưu việt hơn chữ Nôm cũ không?
Đây là truyện Kiểu bản chữ Nôm cũ bạn có thể so sánh:

𤾓𢆥𥪞揆𠊛些
1    Trăm năm trong cõi người ta.
𡦂才𡦂命窖󰑼恄饒
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
𣦆戈没局𣷭橷
Trải qua một cuộc bể dâu,
仍調𬖉𧡊㐌𤴬疸𢚸
Những điều trông thấy đã đau đớn lòng.
𨔍之彼嗇斯豊
5    Lạ gì bỉ sắc tư phong,
𡗶撑涓貝𦟐紅打㭴
Trời xanh quen với má hồng đánh ghen.
稿𦹳吝󰇾𠓀畑
Cảo thơm lần giở trước đèn,
風情固錄群傳史撑
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
浪𢆥󰞸靖朝明
Rằng: Năm Gia Tĩnh triều Minh,
𦊚方𪹚𣼽𠄩京凭鐄
10    Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
固茹員外户王
Có nhà viên ngoại họ Vương,
家資擬拱常常堛中
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.
没𤳆𡥵次卒𢚸
Một trai con thứ rốt lòng,
王󰞹󰑼𡦂綏𣳔儒家
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
頭𢚸𠄩妸素娥
15    Đầu lòng hai ả tố nga.
翠翹󰑼姉㛪󰑼翠雲
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
枚骨格雪精神
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
没𠊛没𨤔𨑮分院𨑮
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Chữ Nôm mới: Thử viết tiếng Việt hoàn toàn bằng kanji!

Keyword: Chữ Nôm mới (字'南'新'), chữ lai căng Việt Nhật (字'来゚兢゚越日)

Hệ thống chữ Nôm (chữ do người Việt sáng tác dựa trên chữ Hán) hơi phức tạp, ví dụ chữ "chữ" thì là ghép từ hai chữ "tự" (字):
字字 = Chữ

Và "Nôm" (đọc chệch từ "Nam" chỉ nước Nam tức VN) ghép từ Khẩu (口) và Nam (南, phương nam):
口南 = Nôm

Tương đối phức tạp và số chữ phải nhớ rất nhiều. Có cách nào viết tiếng Việt chỉ bằng hệ thống kanji của Nhật không?

Đây là đề xuất của Takahashi (tôi cũng đã ngẫm nghĩ vấn đề này từ khá lâu nhưng không dành thời gian mấy).

Ví dụ nói câu: Tôi là người Hà Nội.

Tôi là người Hà Nội.
我'是'人'河内。

Trong đó, dấu ngáy đơn (') là để dùng chỉ nghĩa, ví dụ 我 lấy nghĩa thì là "tôi".

Tôi thích kem Tràng Tiền.
我'好`' kem 塲゚前゚。

Trong đó dấu tròn ゚ là để chỉ lấy âm đọc của chữ đấy (không quan tâm nghĩa).

Chữ 好 có nghĩa là Hảo = Tốt, Hiếu = Thích nên:
好 = hảo, 好' = tốt, 好` = hiếu, 好`' = thích

Tức là dấu huyền (`) sẽ lấy âm đọc hán việt thứ hai, thêm vào dấu nháy đơn sẽ ra nghĩa thứ hai.

Nhưng chữ "kem" thì là thế nào? Đây là từ có gốc từ tiếng nước ngoài, trong tiếng Nhật là アイスクリーム phiên âm từ icecream bằng chữ katakana (chuyên dùng để phiên âm), nhưng chúng ta lại không thể làm thư thế được. Vì nếu phiên âm như thế thì dùng chữ quốc ngữ cho xong!

Nếu để nguyên là "kem" như trong câu trên thì khác gì kiến trúc Tháp Rùa nửa tây nửa ta, thất bại hoàn toàn?

Vì thế, ở đấy chúng ta sẽ dùng luyến láy với dấu ~, tức là thay đổi phát âm:

~ = luyến láy, thay đổi phát âm

Vì chữ hán có rất nhiều vần "a" nhưng rất ít vần "e" nên quy định là dấu ~ sẽ biến đổi vần "a" thành vần "e".

Ví dụ chữ "kem" sẽ có thể luyến từ chữ "cam":

甘~ = kem

Tôi thích kem Tràng Tiền.
我'好`'甘~塲゜前゜。

Ngoài ra, ví dụ ân + ~ = ơn. Ví dụ: Nhân 人~ = nhơn, chân 真~ = chơn.

Vậy "trang web" thì dịch thế nào? Có thể để nguyên là "web" nhưng như thế thì lại thiếu tôn trọng chữ Nôm mới.

trang web = 頁'web

Vì thế, ta sẽ phiên theo âm đọc, ví dụ "web" đọc là "oép" nhưng trong hán việt không có âm này, nên phân ra là "o-ép", cả hai âm này cũng không có hán việt nên sẽ luyến âm từ "ô-áp".

web = ô áp (+luyến) =烏鴨 + luyến = 烏~鴨~

Để thể hiện đây là một từ thì có thể dùng gạch ngang hoặc chấm giữa thành 烏~-鴨~ hay 烏~・鴨~.

Tức là ô + luyến (~) = o.

trang web = 頁'烏~鴨~

"Tôi là người Sài Gòn" thì nói thế nào?

Tôi là người Sài Gòn = 我'是'人'豺゚Gòn

Chữ Gòn lại không có âm hán việt. Ở đây phải luyến cả nguyên âm (~), lẫn phụ âm (^):

飩 đồn => 飩^~ = gòn

Tôi là người Sài Gòn = 我'是'人'豺゚飩^~

Ở đây đ^ = g.

Đây là đâu? Chỗ này là chỗ nào? Tôi là ai?

Câu này không dễ dịch, phải dịch từ chữ một.

này = これ = 此れ = 此'
ai = だれ(誰) = 誰'
chỗ = ところ = 所'

"Đâu" trong tiếng Nhật là どこ = 何処 là chữ ghép nên sẽ không bê nguyên si kanji về dùng được.

Nhưng "đâu" cũng có nghĩa phủ định ví dụ "Tôi có thích nó đâu" nên có thể dùng chữ 否 (phủ):

đâu = 否"

Dùng dấu nháy kép để lấy nghĩa thứ hai vì nghĩa thứ nhất là "không" rồi.

"Đây" tiếng Nhật là 此処 cũng là chữ ghép nên phải sử dụng chữ khác ví dụ 此" hay là dùng luyến âm t = > đ:

đây = tây + luyến = 西^

Như vậy, nếu xây dựng được một hệ thống quy tắc thì chúng ta có thể dùng hoàn toàn kanji để viết câu tiếng Việt được. Hi vọng là thế!

Đây là câu ví dụ để thử xem việc này có khả thi hay không.

- Cái này giá bao nhiêu?
個'此'価幾"位"? / 個'此'価包゚饒゚?
- Giá năm mươi nghìn.
価五'十"千"。
- Đắt quá, có thể giảm được không?
尊'過'、有'可'減得'否'?
- Không giảm được chị ạ.
否'減得'氏^唖~。

Tôi cố gắng kiếm thật nhiều tiền chỉ vì muốn có chỗ đứng trong xã hội.
我'努'奮'求実'多'銭只為'欲'有所'立'中'社会。

Chốt hạ về chữ Nôm mới: Có triển vọng! Có tương lai!
乄下帰'字'南'新':有'展望!有'将来!
栓"下帰'字'南'新':有'展望!有'将来!

Hi vọng các bạn chưa bị tẩu hỏa nhập ma. Mọi người vẫn còn tỉnh táo đấy chứ?
希望各伴未'被走火入魔。皆'人'未'残'醒噪゚其"翥゚(的')?

Ký tên người viết bài: Takahashi
記名'人'筆'文':嗟迦呴痴

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Chữ kanji ghép từ 3 chữ giống nhau

Ví dụ trong hán tự thường dùng trong tiếng Nhật là 品 PHẨM, 森 SÂM, 晶 TINH.

品 PHẨM là sản phẩm, phẩm chất, ghép từ 3 chữ 口 KHẨU.
森 SÂM là rừng rậm, ghép từ 3 chữ 木 MỘC. Ngoài ra còn có 林 LÂM là rừng thưa.
晶 TINH là sáng, kết tinh.

Ngoài ra còn nhiều chữ nữa. Đây là danh sách. Nhấp vào từng chữ để tra nghĩa trên Yurica Kanji Dictionary.

Đề xuất của S: Sao không tận dụng ký tự lặp chữ để viết những chữ như 龘麤鱻 cho đỡ mỏi tay nhỉ?
Ví dụ thế này:

Danh sách các chữ kanji ghép từ 3 hán tự giống nhau như 品, 森, 晶

Cách dịch "make sense" sang tiếng Việt và tiếng Nhật

make sense

1. Có nghĩa => 意味をなす
2. Có ý nghĩa => 有意義である
3. Có lý, hợp lý => 道理にかなう
4. Tức là "không phải là vô bổ", "không phải là tào lao".

"Make sense" được sử dụng nhiều trong tiếng Anh với các ý nghĩa trên. Tất nhiên tùy ngữ cảnh mà dịch cho phù hợp hay chọn sắc thái cho phù hợp.

Chúng ta cũng hay dùng do not make sense với ý nghĩa phủ định:

do not make sense

1. Không có nghĩa, tối nghĩa => 意味をなさない
2. Không có ý nghĩa => 有意義ではない
3. Không có lý, không hợp lý => 道理にかなわない
4. Tào lao, vô bổ

Ví dụ: What you said doesn't make sense = Chuyện bạn nói thật tào lao

Nhân tiện, trong tiếng Nhật 意味をなす(意味を成す) và 有意義 khác gì nhau?

有意義 [hữu ý nghĩa] tức là có ý nghĩa, có một tầm quan trọng với ai đó hay việc gì đó.

意味をなす có nghĩa là "có nghĩa" tức là trái nghĩa của "không hiểu được ý nghĩa (không có nghĩa)" hay "tối nghĩa".

意味 [ý vị] và 意義 [ý nghĩa] trong tiếng Nhật là khác nhau!

意味 là nghĩa, ý nghĩa theo nghĩa "có thể hiểu được đang nói gì (nghĩa), không hiểu được ý nghĩa (không có nghĩa, vô nghĩa), tối nghĩa".

Còn 意義 là tầm quan trọng với ai, sự việc nào đó ví dụ "Sự kiện có ý nghĩa quyết định trong chiến tranh".

Bản thân chữ "vô nghĩa" cũng tương đối mập mờ (曖昧 aimai) trong tiếng Việt:

Vô nghĩa = không có ý nghĩa để hiểu, không ai hiểu được ý nói gì
Vô nghĩa = không có chính nghĩa, không có đạo lý

Nhưng cái hay là trong tiếng Nhật cũng thường nói chung thành  意味がない hay 意味ない (khẩu ngữ, "chả ý nghĩa gì cả").
Takahashi

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Kanji "ba mắt" (tam nhãn)

Chữ này:  hay còn được viết với ba con mắt nằm ngang (罒) là 𦋹 (phụ thuộc môi trường hiển thị). Chữ này gồm ba con mắt (目) xếp chồng lên nhau, hầu như không có ý nghĩa trong tiếng Nhật hay tiếng Trung.

Nhưng với ĐAM MÊ HỌC KANJI, tại sao chúng ta không chế thêm nghĩa cho chúng nhỉ? Nếu bạn đam mê học kanji thì sớm muộn cũng sẽ giỏi tiếng Nhật.
Ý nghĩa: Ba con mắt, thiên lý nhãn (đọc là "thãn"), con mắt thứ ba, thiên lý thần nhãn, mắt nhìn thấu. Quạ ba mắt (đọc là "quắt").

Chúng ta gọi chữ 瞐 là "thãn" (lấy từ thiên lý nhãn) hay còn gọi là "quắt" (từ quạ ba mắt).

Bạn có thể tra ý nghĩa của 瞐 hay 𦋹 tại Yurica Kanji Dictionary.
Takahashi