Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Những con đường du học Nhật Bản

Trong bài này SAROMA JCLASS sẽ giới thiệu với các bạn các con đường đi du học Nhật Bản. Khi bạn biết tất cả mọi con đường rồi thì bạn sẽ chọn được con đường phù hợp nhất với mình.

Con đường thứ nhất: Du học tự túc qua trường tiếng Nhật (tại Nhật Bản)
Các bước như sau:
Bước 0: Học và lấy bằng tiếng Nhật ít nhất cấp 4 (hay sơ cấp).
Bước 1: Tìm một chương trình du học tự túc, thường qua một trung tâm môi giới du học nào đó. Trung tâm sẽ giới thiệu trường tiếng Nhật cho bạn.
Bước 2: Bạn làm hồ sơ, đóng tiền học và vào học trường tiếng Nhật. Bạn sẽ vừa học và vừa làm thêm để trang trải học phí, cuộc sống. Bạn sẽ học tiếng Nhật trong 1 năm - 2 năm.
Bước 3: Bạn sẽ thi vào các trường đại học, các trường cao đẳng hay trường dạy nghề. Nếu đỗ bạn sẽ vào đó học. Khi vào trường học các bạn sẽ được giới thiệu học bổng, để nhận được học bổng bạn phải thi.
Bước 4: Nếu bạn học cao đẳng xong, bạn có thể chuyển tiếp lên học đại học nếu bạn đỗ kỳ thi vào trường đại học đó. Nếu bạn học xong đại học bạn có thể thi lên và học tiếp cao học nếu đỗ.
Điều kiện đi học theo cách này:
- Đã tốt nghiệp cấp 3
- Có điểm tiếng Nhật sơ cấp
- Đủ tài chính cho khóa học tiếng Nhật (6 tháng, 1 năm)
Xem thêm: Tổng quan du học tự túc Nhật Bản

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Sinh hoạt phí tại Nhật có mắc không?

Nhiều người thường nghĩ ở Nhật Bản rất đắt đỏ, nhưng thực tế thì cũng không hẳn như vậy. Quả thực là vật giá ở Nhật cao hơn nhiều nước, nhưng nếu bạn đi làm (kể cả đi làm thêm) và có thu nhập thì chi phí tại Nhật không mắc lắm. Ngoài ra tại Nhật có rất nhiều hàng hóa nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phù hợp với thu nhập của bạn. Theo kinh nghiệm của tôi thì nếu tiết kiệm trong thời gian đi học có thể giảm chi phí sinh hoạt ở mức 40,000 yên ~ 50,000 yên. Với mức lương làm thêm thường là 800 yên ~ 1000 yên/giờ thì cuộc sống ở Nhật Bản hoàn toàn không có gì là khó khăn.

Sau đây là giá một số mặt hàng thiết yếu:
Đồ ăn:
Gạo 5kg: 1500 yên ~ (trung bình: 2000 yên)
Thịt bò: 200 yên/100g ~
Thịt heo: 150 yên/100g ~
Sườn heo: 100 yên/100g ~
Thịt gà: 100 yên/100g ~

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Cẩm nang du học Nhật Bản

Chào các bạn, tôi là Takahashi @ JCLASS.
Dưới đây là các kinh nghiệm du học Nhật Bản của SAROMA JCLASS hoặc được SAROMA JCLASS tổng kết lại.
Lá Icho
Quyết định du học Nhật
Xác định mục đích du học có lẽ là chuyện khó khăn và mất thời gian nhất. Để có thể ra quyết định chính xác thì bạn phải tìm hiểu thông tin càng nhiều càng tốt về các trường học tại Nhật, giáo dục Nhật Bản, cuộc sống bên Nhật, thành phố bạn tới,v.v... Bạn có thể tìm thông tin trên internet, qua các cộng đồng du học sinh, qua Saroma Lang, hỏi những người có kinh nghiệm rồi v.v... Một điều quan trọng là bạn phải biết được mức học phí và mức sinh hoạt phí tại Nhật Bản. SAROMA JCLASS sẽ giúp bạn các thông tin này. Để đi tới quyết định bạn có thể trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao tôi muốn đi du học Nhật Bản?
- Tôi có đủ khả năng tài chính không?
- Tôi đã có đủ thông tin về quá trình học tại Nhật Bản chưa? Tôi sẽ học những gì và học như thế nào?
- Tôi đã có đủ thông tin về cuộc sống tại Nhật Bản chưa? Đâu là những nét đẹp? Đâu là những mặt trái và rủi ro?

Chuẩn bị hồ sơ du học
Bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ du học tốt nhất là trước thời điểm nhập học ít nhất 6 tháng (thời hạn làm hồ sơ thì tùy từng trường tiếng Nhật). JCLASS xin nhắc lại 3 điều quan trọng nhất mà bạn cần làm để làm hồ sơ đi du học:
- Xác định rõ ràng mục tiêu du học Nhật của bạn
- Chuẩn bị tài chính (tối thiểu là tiền học phí, lệ phí, sinh hoạt phí cho 6 tháng, càng nhiều sẽ càng tốt)
- Thi được tối thiểu bằng tiếng Nhật cấp 4 (4-kyu, bạn càng thi được bằng cao càng tốt)

Trước đó bạn phải tự tìm trường tiếng Nhật và liên hệ với trường, hoặc là qua một trung tâm tư vấn du học Nhật. Cho dù là làm cách nào thì bạn cũng nên tìm hiểu trường tiếng Nhật (qua trang web của trường, qua học sinh của trường, qua trung tâm tư vấn,...) trong đó quan trọng là các thông tin sau:
- Học phí và các lệ phí, chi phí ký túc xá (sẽ có mục là tổng chi phí hàng năm)
- Địa điểm của trường (ở Tokyo thì đắt đỏ nhưng dễ xin việc làm thêm, ở tỉnh giáp Tokyo thì thuê nhà rẻ hơn, nếu bạn quen sống ở thành phố thì không nên chọn trường ở nông thôn - sẽ rất buồn đó ^^)
- Chất lượng của trường: Thường đã có nhiều người học thì sẽ không có vấn đề gì
Sau khi chọn trường rồi bạn sẽ làm hồ sơ để nộp cho trường (thường qua công ty tư vấn du học vì sẽ dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn, việc nộp học phí 6 tháng đầu cũng sẽ đơn giản hơn nhiều), hồ sơ sẽ phải có các giấy tờ sau: Hộ chiếu (nếu bạn đã có, nếu chưa có thì phải xin cấp), giấy khai sinh (bản sao), học bạ cấp 3 và/hoặc bằng cấp cấp cao nhất của bạn (ví dụ bằng đại học), giấy bảo lãnh (của người bảo lãnh, ví dụ cha mẹ bạn), hồ sơ chứng minh tài chính (ví dụ số tiền trong tài khoản ngân hàng của bố mẹ bạn và hộ khẩu để chứng minh mối quan hệ), giấy khám sức khỏe, ảnh thẻ (chụp trong vòng 6 tháng).
Mục đích của hồ sơ du học là để nộp cho trường tiếng Nhật (tại Nhật Bản), trường tiếng Nhật sẽ nộp giấy tờ lên cục xuất nhập cảnh tại địa phương của trường để xin tư cách lưu trú (tư cách du học sinh) cho bạn. Phải có tư cách lưu trú (在留資格, zairyu shikaku) này thì bạn mới có thể xin visa vào Nhật.

Các bước để đi du học Nhật Bản

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Du học Nhật Bản: Chứng minh tài chính, xin visa du học

Chào các bạn yêu thích Nhật Bản!
Hôm nay JCLASS sẽ nói về việc chứng minh tài chính khi đi du học và thủ tục xin visa du học Nhật Bản. Trước khi đến đại sứ quán hay lãnh sự quán Nhật Bản xin visa ( = giấy phép vào Nhật), bạn phải:
- Tìm người bảo lãnh (là người sẽ chịu trách nhiệm nếu có chuyện gì xảy ra mà bạn không giải quyết được)
- Chứng minh bạn có đủ tài chính đi du học

Vì sao phải chứng minh tài chính?
Nhật Bản yêu cầu chứng minh tài chính để đảm bảo bạn có đủ điều kiện theo học tại Nhật Bản. Có một số nước khi du học Nhật sẽ không cần chứng minh tài chính (thường là các nước phát triển cao) vì với mức thu nhập của các nước đó có thể đảm bảo việc du học Nhật Bản dễ dàng, ngoài ra cũng không có trường hợp lấy visa xong rồi bỏ ra ngoài đi làm. Những nước có nhiều người bỏ ra ngoài đi làm sẽ bắt buộc phải chứng minh mình đủ tài chính để du học để tránh các rắc rối về xã hội (tình trạng lao động bất hợp pháp) xảy ra như trên. Cách chứng minh tài chính tốt nhất là chứng minh bằng số dư ngân hàng (tức là số tiền bạn đang có trong ngân hàng). Ngoài ra còn có thể chứng minh bằng thu nhập của người bảo lãnh cho bạn (nếu bạn tìm được người bảo lãnh có thu nhập cao). Theo JCLASS biết thì số dư ngân hàng phải có trước đó ít nhất 3 tháng, còn thu nhập của người bảo lãnh thì sẽ cần bảng lương khoảng 3 năm (thông tin SAROMA JCLASS kiếm trên mạng). Số tiền cần có trong ngân hàng cũng tùy thuộc vào thời hạn xin visa của bạn là bao lâu. Ví dụ nếu bạn xin visa du học 6 tháng tại Nhật thì số dư tài khoản ngân hàng sẽ cần ít hơn so với xin visa du học 1 năm tại Nhật.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Tổng quan du học tự túc Nhật Bản (sửa lần 1: 21/2/2012)

Bài này SAROMA JCLASS sẽ giới thiệu chung về du học tự túc Nhật Bản với các bạn yêu thích tiếng Nhật hay có dự định du học Nhật Bản. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trung tâm du học Nhật Bản nhưng nhìn chung thì thường các trung tâm đưa ra quá nhiều thông tin và làm bạn hỗn loạn không biết việc gì là quan trọng và việc gì là không. SAROMA JCLASS hi vọng sẽ đưa đến cho các bạn những thông tin thật đơn giản và dễ hiểu về du học Nhật Bản để các bạn có thể nắm bắt thông tin hay đưa ra các quyết định dễ dàng hơn. Các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin trước đây tại GÓC DU HỌC của SAROMA JCLASS.
Cổng Đỏ (赤門 akamon)
Điều gì là quan trọng nhất khi quyết định có đi du học tự túc hay không?
Đây là những điều quan trọng nhất khi quyết định du học Nhật Bản:
(1) Mục đích của bạn khi du học Nhật Bản?
Để học kiến thức, muốn hiểu thêm văn hóa Nhật, muốn học tại Nhật, muốn ra nước ngoài để học những điều mới lạ,....
(2) Chuẩn bị tài chính và chứng minh khả năng tài chính
Để xin được visa (thị thực) sang Nhật bạn phải chứng minh là mình đủ tài chính để có thể theo học tại Nhật.
(3) Học và thi được ít nhất là cấp N4 kỳ thi tiếng Nhật (hay các kỳ thi tiếng Nhật khác)
Chuẩn bị năng lực tiếng Nhật tối thiểu để bắt đầu cuộc sống bên Nhật. Đây cũng là điều kiện để xin visa du học Nhật.
(4) Liên hệ để được nhận vào học tại một trường tiếng Nhật, nộp học phí trước (thường là 6 tháng) cho họ để nhận giấy nhập học và các giấy tờ cần thiết (để làm visa sang Nhật)

Các trung tâm du học Nhật Bản
Các trung tâm du học Nhật Bản là nơi cung cấp thông tin, giúp bạn làm các thủ tục, giới thiệu trường tiếng Nhật cho bạn v.v... Bạn có thể tìm thông tin của các trung tâm này trên internet. Tuy nhiên, không phải trung tâm nào cũng cung cấp thông tin chính xác mà bạn cần và có thể làm bạn bơi trong biển thông tin hỗn độn. Điều quan trọng nhất là chính bản thân bạn phải tự kiểm chứng thông tin, mà trong đó quan trọng nhất có lẽ là tổng số tiền bạn cần chi ra cho việc du học Nhật Bản, trường tiếng Nhật của bạn có phải là trường tốt không, khả năng kiếm việc làm thêm sau khi đã sang Nhật. Chú ý là bạn có thể tự mình làm hồ sơ không thông qua các trung tâm du học Nhật Bản. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức của bạn thì có lẽ bạn nên tìm hiểu và làm thủ tục thông qua một trung tâm du học Nhật Bản tốt. Các trung tâm du học thường sẽ lấy phí dịch vụ từ bạn khi làm dịch vụ thay bạn, do đó bạn càng biết nhiều thông tin thì chi phí bạn cần bỏ ra sẽ thấp hơn. SAROMA JCLASS sẽ chỉ bạn cách nắm bắt thông tin để tiết kiệm được chi phí khi làm hồ sơ đi du học.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Chuyển tên riêng tiếng Việt sang katakana

Bài này SAROMA JCLASS hướng dẫn các bạn phiên âm tên của mình sang tên katakana trong tiếng Nhật, ví dụ "Việt Nam" => ヴィエト・ナム.
Một số ví dụ khác:
Bắc Giang => バクザン
Hà Nội => ハノイ
Hạ Long => ハロン
Sa Pa => サパ
Sài Gòn => サイゴン
Bạc Liêu => バクリョウ
Sóc Trăng => ソクチャン
Vĩnh Long => ヴィンロン
Mỹ Long => ミロン
Trà Vinh => チャヴィン

Quy tắc chuyển sang katakana chung: Chuyển sao cho đơn giản và dễ đọc
Bạn không nên lạm dụng âm dài (ー) hay âm lặp (tsu nhỏ: っ) vì đây là những thứ gây khó đọc trong tiếng Nhật và cũng không tạo thành phát âm đẹp và đơn giản. Ví dụ, Đức thì nên chuyển là ドゥク thay vì ドゥク (có tsu nhỏ - âm lặp), "mỹ" nên chuyển đơn giản là ミ thay vì âm dài ミー.
Bạn cũng không nên phiên âm đủ các chữ cái trong tên bạn mà phải làm sao cho cách đọc giống tên bạn nhất, ví dụ:
Hoàng => ホアン thay vì ホアング.