Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Mê lộ Nhật ngữ: Trợ từ là gì?

Takahashi: Học tiếng Nhật không phải CHỈ vì tiền.
Học tiếng Nhật để có trải nghiệm ngoại ngữ, để trở nên thông minh hơn, v.v...
Học tiếng Nhật đôi khi (và quan trọng nhất) là để KHÁM PHÁ CHÂN LÝ.
Bạn đang ở đây thì chắc chắn là ĐÚNG CHỖ RỒI!

Trong mê lộ Nhật ngữ mấy tuần trước (Tiếng Nhật là cái gì?) tôi đã có nói về một số phân biệt cơ bản về ngôn ngữ, mà cụ thể là hình ảnh này:

Hai quy tắc cơ bản của một ngôn ngữ

Tức là về cơ bản thì một ngôn ngữ sẽ có thứ tự là SVO (chủ ngữ - động từ - đối tượng) hay là SOV (chủ ngữ - đối tượng - động từ). Tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Mông Cổ, .. là dạng thứ hai, tức SOV. Ở bài trước tôi cũng nói là danh từ (Noun) trong tiếng Nhật sẽ không biến đổi trong mọi hoàn cảnh, dù là chủ ngữ hay đối tượng.

Và chắc các bạn cũng biết là một trong những thứ khó nhằn là TRỢ TỪ TIẾNG NHẬT (Japanese particles / 助詞 joshi = Trợ Từ). Nhưng nếu theo dõi Saroma Lang thường xuyên thì trợ từ tiếng Nhật cũng không đến mức quá khó hiểu.

Nhưng tôi chưa giải thích cho bạn biết là TẠI SAO LẠI DÙNG TRỢ TỪ?

Hãy tưởng tượng ngôn ngữ tiếng Nhật không có trợ từ thử xem. Đây là ví dụ:


Trong câu trên thì chúng ta phân vân:

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Tiếng Nhật: Viết một đằng, đọc một nẻo

... và hai chữ cùng cách đọc!

Một trong vấn đề học tiếng Nhật là liệu có chữ nào mà lại có ... hai cách đọc không? Và liệu có hai chữ nào ... cùng cách đọc không?

Tôi CHÁN chẳng muốn nói về kanji vì chữ kanji quá hợp lý và tôi nói khá nhiều rồi, các bạn phải chịu khó đọc lại bài cũ thôi. Thật ra thì chữ kanji không phải là "viết một đằng, đọc một nẻo" mà tùy theo nó đứng trong từ ngữ thế nào mà đọc tương ứng thôi.

Tôi đã tổng kết tại đây: Tiếng Nhật: Viết vậy đọc không vậy @Yurika

Viết một đằng, đọc một nẻo
Trường hợp 1: Chữ は
  • Nếu là trợ từ は (vai trò: đánh dấu subject/topic = chủ ngữ/chủ đề): Đọc WA
  • Chữ は không phải trợ từ: Đọc HA như thông thường

Trường hợp 2: Chữ へ
  • Nếu là trợ từ へ (vai trò: chỉ hướng "tới" đâu đó): Đọc E
  • Chữ へ không phải trợ từ: Đọc HE như thông thường

Hai chữ cùng kiểu đọc
  • Chữ わ và trợ từ は => Đọc WA
  • Chữ え và trợ từ へ => Đọc E
  • Trợ từ を (đánh dấu đối tượng) và chữ お => Đọc "O"
(Tuy vậy trợ từ thường ký hiệu romaji là "wo")

Chỉ có vậy thôi nên cũng khá đơn giản mà! Bạn hãy cố mà tiêu hóa nhé. Nhưng mà tại sao lại làm chuyện ngang trái như vậy? Sao trợ từ は không đọc là HA luôn cho lành, hay sao không viết bằng chữ わ WA cho dễ học?

Đây là lý do lịch sử trong việc đơn giản hóa việc phát âm thôi. Bạn còn nhớ là tiếng Việt Mường thì "trời" là b'lời không? Nhưng các âm ngày càng đơn giản đi nên giờ không còn âm b'l nữa trừ tiếng dân tộc. Ví dụ thay vì "trời ơi" thì phải nói là " b'lời ơi! sao tôi khổ thế?? " mới là chuẩn ngày xưa.

Nhưng thay vì kêu ông B'LỜI về chuyện tiếng Nhật sao ngang trái thì bạn có thể chịu khó theo dõi Saroma Lang là lại thấy sáng như đêm 30 ngay.

Chuyện là thế này:

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Câu chuyện cuối tuần: Tuần 2, tháng 9

Hôm nay bạn không phiêu lưu, ngày mai bạn không có lựa chọn!
If you don't take adventures today, you won't have choices tomorrow! -Takahashi-

We all rise from a zero-choice life!

Tôi không ăn một trái táo khi đó là trái duy nhất mà tôi có. Tôi sẽ để nó thối.
Sau đó đó tôi sẽ đi phiêu lưu tìm cơ hội để có cả một vườn táo!
I won't eat my ONLY apple: I will let it rots.
Then I will take an adventure to manage to have a whole apple orchard!
- Takahashi -

[....]
Làm thế nào để tự giúp mình?

Đây là ẢO MỘNG (FANTASY) của bạn: Sinh ra trong gia đình giàu hoặc quyền lực. Cha mẹ sẽ hướng bạn một con đường ngồi mát ăn bát vàng. Giả sử cho bạn qua Anh học trường nào đó, rồi về làm ... tổng giám đốc, hay phó giám đốc. Hay thậm chỉ chẳng cần du học, đùng một cái bạn ngồi một vị trí ngon. Thậm chí là vị trí quyền lực và ngồi hưởng bổng lộc. Tất nhiên, việc này là hoàn toàn trong tầm tay của cha mẹ bạn nếu họ đủ giàu.

Nhưng có thể họ không quá giàu, nhưng vẫn dùng mối quan hệ lo cho bạn một tấm bằng, một chỗ làm, thậm chí là lo cả việc thăng tiến luôn cho bạn. Bạn ... không cần làm gì, cứ là con của họ là đủ. Bạn vẫn có thể thăng tiến, có nhà, lập gia đình, có xe, v.v....

Nghe thế bạn có thấy hoành tráng không? Tâm hồn đang khao khát của bạn có thể đang mong ước những điều như thế. Đó chỉ là ẢO MỘNG. Nếu bạn không đạt được nó, bạn sẽ đau vì ảo mộng không thành hiện thực. Nếu bạn đạt được nó, bạn sẽ thấy ảo mộng tan biến, bạn trần trụi và bơ vơ giữa dòng đời.

Bời vì bạn KHÔNG HỀ CÓ CÁC LỰA CHỌN.
[....]
>> View full on Saroma Lang Facebook

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Học về trợ từ tiếng Nhật WA và GA

Đoạn đầu của truyện "Người thợ mộc và quỷ Lục" là như dưới đây.

Tại sao câu đầu lại dùng trợ từ が mà không dùng は? Thế thì chủ ngữ ở đâu??

In the beginning of story "The carpenter and demon Six":
Why in the first sentence particle が is used instead of particle は? Where's the subject of this sentence?

■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■
むかしむかし、ある村に大きな川流れていました。
いつも、ゴウゴウと音をたてて流れる川でした。
村の人たちは、川のむこうへわたるのに、いつもなんぎしていました。
Mukashi mukashi, aru mura ni ookina kawa ga nagarete imashita.
Itsumo, gougou to oto wo tatete nagareru kawa deshita.
Mura no hitotachi wa, kawa no mukou e wataru no ni, itsumo nangi shite imashita.
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có một con sông lớn chảy qua.
Đó là con sông lúc nào cũng chảy với tiếng ầm ầm.
Người trong làng lúc nào cũng phải khổ sở khi muốn đi qua bên kia sông.
■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■■
>> Full story

Giải đáp: Sẽ xuất hiện sau khi bạn đã suy nghĩ kỹ ... như anh daiku!

ĐÁP ÁN


Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Tiếng Nhật là cái gì?

Câu chuyện cuối tuần: Mê lộ tuyệt vời

Hãy tin thế này nhé: Nếu bạn đang ở đây, vào lúc này, thì tiếng Nhật là một mê lộ trong cuộc đời bạn. Và cũng nên tin là: Đó có thể là một MÊ LỘ TUYỆT VỜI (素敵な迷路 sutekina meiro). Bạn không muốn lạc lối? Thế thì hãy lạc lối ngay trong hôm nay.

Takahashi phải kể cho bạn nghe một câu chuyện, gọi là chém gió để các bạn theo dõi phần tiếp cho sung:

"Người ta thường nói tới năm 30 tuổi mà vẫn không có sự nghiệp gì trong tay thì sẽ là kẻ bỏ đi. Vì thế tôi cố gắng trở thành kẻ bỏ đi từ năm 20 tuổi."

Xong phần chém gió rồi. Bây giờ sẽ nói về tiếng Nhật.

Trước hết, chúng ta làm quen với danh từ (Noun, N) và tính từ (Adj, A). Danh từ thì dễ hiểu rồi, còn tính từ là thứ có thể dùng bổ nghĩa cho danh từ.

Ví dụ tiếng Việt: Mê lộ (N) + tuyệt vời (A) = Mê lộ tuyệt vời (N)
Tức là N + A = NA: Tính từ đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho danh từ.

Nhưng tiếng Anh thì sao?
wonderful (Adj) = tuyệt vời
maze (N) = mê lộ

wonderful (A) + maze (N) = wonderful maze (N)
Tức là A + N = N. Tính từ sẽ đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó.

Và tiếng Nhật cũng sẽ giống như tiếng Anh: A + N = N
Tức là 素敵な sutekina meiro (Aな) + 迷路 meiro (N) = 素敵な迷路 sutekina meiro (N)

Chỉ là công thức thôi. Tiếng Nhật cũng không đặc biệt lắm vì giống tiếng Anh ở phần trên mà. Có lẽ tiếng Việt là đặc biệt? Không đâu.

Tiếng Pháp: labyrinthe (N)) + merveilleux (A) = labyrinthe merveilleux (N)
=> Giống tiếng Việt.

Tóm lại là về mặt này sẽ có hai trường phái:
  • Tính từ đứng trước danh từ để bổ nghĩa: A + N = N
  • Tính từ đứng sau danh từ để bổ nghĩa: N + A = N
Phần này thì chẳng mê lộ cho lắm.

Vậy điều gì khiến tiếng Nhật (có vẻ) khó tiêu hóa?

Đây là vấn đề: "Tôi câu cá" thì sẽ nói trong tiếng Nhật là:

私は魚を釣る

Viết bằng hiragana (chữ mềm): わたし は さかな を つる
Viết thế cho dễ đọc chứ tiếng Nhật không xài dấu cách chữ.
Viết bằng romaji (chữ la tinh): Watashi wa sakana wo tsuru

Chú ý là chữ は viết là chữ "ha" nhưng là trợ từ nên đọc là "wa" (giống như âm わ wa). Còn を đọc là "ô" như trong tiếng Việt nhưng viết là "wo" để chỉ trợ từ. Đọc giống như chữ お ("o") nhưng を CHỈ được sử dụng làm trợ từ.

Thật là oái oăm. Nhưng khoan hãy nói về cách đọc trợ từ. Chúng ta hãy nói về ngữ pháp:

私 (watashi) = tôi
魚 (sakana) = cá
釣る (tsuru) = câu

Tức là câu tiếng Nhật lại có thứ tự là: TÔI + CÁ + CÂU.

Nếu là tiếng Anh thì sẽ nói là "I catch fish", tức là thứ tự như "Tôi câu cá" tiếng Việt.

Ở đây chúng ta thấy tiếng Nhật có thứ tự như sau:
Subject (S, chủ ngữ) + Object (O, đối tượng) + Verb (V, động từ)
➡ S + O + V

Còn tiếng Anh và tiếng Việt thì thứ tự là: S + V + O.

Ở đây lại phân ra hai trường phái:
  • Trường phái 1: S + V + O ("Tôi ăn cá")
  • Trường phái 2: S + O + V ("Tôi cá ăn")
Hai quy tắc cơ bản của một ngôn ngữ

Thế nghĩa là tiếng Nhật đặc biệt?