Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Bắt đầu học tiếng Nhật thì nên học ở đâu?

Nhiều bạn muốn bắt đầu học tiếng Nhật và không biết là nên bắt đầu như thế nào, nên mình viết bài này dành cho các bạn muốn bắt đầu học tiếng Nhật từ con số không. Con số không nghĩa là bạn cũng chẳng nắm rõ cả hiragana và katakana hay hoàn toàn không biết gì.


Nếu bạn chưa biết gì thì bạn nên đến trung tâm Nhật ngữ để học những bài đầu tiên, trung tâm Nhật ngữ thì nhiều, mà mình nghe nói chất lượng tốt là Nhật ngữ Đông Kinh hay Saigon Language School (mình tham khảo từ bạn bè thôi nhé). Bạn nên tham khảo trang web các trường (trên saromalang có danh sách) cũng như học phí, địa điểm để quyết định.

Nếu tôi bắt đầu học tiếng Nhật

Đi trung tâm Nhật ngữ có thể là một lựa chọn tốt, nhưng nếu là tôi thì tôi sẽ kết hợp học sơ cấp ở các trang sau:
- NHK: Học vui, học giao tiếp thông thường, rất trực quan dễ hiểu (có cả hiragana, katakana kèm âm thanh)
- JPLANG: Học ngữ pháp sơ cấp sau khi bạn nhận được mặt chữ rồi
- Danh sách phim, anime Nhật trên SAROMA JCLASS, công cụ tiếng Nhật, các chữ kanji, v.v....
=> Đường link có ở thanh bên.

Bạn nên học thật kỹ (và chỉ cần biết) NHK và JPLANG sơ cấp là trình độ bạn đã khá tốt. Nếu bạn thích tham khảo về nguyên lý tiếng Nhật thì hãy lên saromalang đọc các bài viết. Nhìn chung thì nên vừa học nguyên lý vừa học tiếng Nhật sơ cấp thì sẽ nhanh hơn.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Tiếng Nhật là gì? Giải mã tiếng Nhật

Để học tiếng Nhật, có lẽ chúng ta phải giải mã một chút những điều bí ẩn về nó. Hôm nay Takahashi sẽ diễn giải ngôn ngữ tiếng Nhật một cách đơn giản, dễ hiểu nhất có thể. Cùng với đó, tôi cũng sẽ so sánh với tiếng Việt để các bạn thấy rằng hai ngôn ngữ ... không khác nhau nhiều.

Bổ ngữ tiếng Nhật: Đứng trước từ được bổ nghĩa (danh từ) 

=> Ngược với tiếng Việt
Bổ ngữ (修飾語 shuushokugo, kanji: tu sức ngữ) là từ ngữ dùng để bổ nghĩa (làm rõ nghĩa) cho một từ ngữ khác, tiếng Anh gọi là modifier. Ví dụ: "Kia là bông hoa tôi mua" thì "tôi mua" bổ nghĩa cho "bông hoa".
Bổ ngữ tiếng Nhật luôn đứng trước từ được bổ ngữ, ví dụ:
赤い花 akai hana = bông hoa đỏ, akai => hana
ベトナム学生 betonamu gakusei = học sinh Việt Nam, betonamu => gakusei

日本語修飾語 nihongo shuushokugo = Bổ ngữ tiếng Nhật (Japanese Modifier)

Danh từ bổ nghĩa cho danh từ

Dạng thông thường sẽ dùng trợ từ "no" (の) ("của") để bổ nghĩa:
N2 の N1
Trong đó N2 bổ nghĩa cho N1.
私のお金 watashi no okane = tiền của tôi
"watashi no (của tôi)" bổ nghĩa cho "okane" (tiền).
私の父 watashi no chichi = ba tôi
Ngoài ra có thể đặt trực tiếp "N2 N1" để bổ nghĩa, ví dụ: ベトナム学生 betonamu gakusei = học sinh Việt Nam, 行政機関 gyousei kikan = cơ quan hành chính, 試用期間 shiyou kikan = thời gian thử việc, v.v...

=> Mấu chốt: Khi đã là cụm từ quen thuộc thì ít dùng trợ từ "no"; ngoài ra dùng "no" nhiều quá cũng khiến câu văn lủng củng.

Danh từ chính trong tiếng Nhật: Luôn đứng cuối cùng

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Thêm một số trợ từ, giới từ tiếng Nhật - Phần 5

ni wa
Mẫu câu: Vdic. には ~
Nghĩa: Để [V - hành động] thì ~
(Vdic.: Động từ nguyên dạng / Động từ dạng từ điển)
Ví dụ:
楽しく生きるには、お金の知識は欠かせない。
Tanoshiku ikiru ni wa, okane no chishiki wa kakasenai.
Để sống vui vẻ thì không thể thiếu kiến thức về tiền bạc.

Tương tự như: Vdic. ため(に) / Hoặc: Vdic. ためには (nhấn mạnh hơn)
Các bạn có biết mẫu "Vdic. には" và mẫu "Vdic. ために" khác nhau gì không? Các bạn hãy tự suy nghĩ xem nhé. Nếu vẫn không ra thì hãy xem đáp án ở cuối bài.

no ni
Mẫu câu: Vdic. のに ~
Nghĩa:
- Để [V] thì cần phải ~
- Để [V] thì cần [bao nhiêu thời gian / tiền bạc]
Ở đây "Vdic. no ni" có thể hiểu theo nghĩa đen: "Trong việc V (thì) ~".
Ví dụ:
お金を稼ぐのに、お金の原理を分かる必要がある。
Okane wo kasegu no ni, okane no genri wo wakaru hitsu'you ga aru.
Để kiếm tiền thì phải hiểu nguyên lý của tiền bạc.

東京に行くのにどのぐらい時間がかかりますか。
Toukyou ni iku no ni, dono gurai jikan ga kakarimasu ka?
Để đi Tokyo thì mất bao nhiêu thời gian?

- (C) saromalang.com -

ĐÁP ÁN

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Tiếng Nhật trong kinh doanh

Tiếng Nhật trong kinh doanh - Business Japanese

Tiếng Nhật thường có mấy dạng sau:
- Tiếng Nhật bạn bè
- Tiếng Nhật lịch sự
- Tiếng Nhật trong kinh doanh

Bài này Takahashi sẽ hướng dẫn các bạn cách xài tiếng Nhật trong kinh doanh. Ví dụ:
Tiếng Nhật bạn bè Tiếng Nhật lịch sự Tiếng Nhật kinh doanh
送る
okuru

電話して!


連絡して!

手軽に聞いて!
tegaru ni kiite


saki: lúc trước

後で
atode: sau

Vて くれない?

もらう


確認
kakunin: kiểm tra

遠慮
enryo: ngại, ngần ngại

思う omou

あったら
(nếu có)

~しているので~

~している
(hành động của bản thân)
送ります
okurimasu

電話してください


連絡してください

手軽に聞いてください
tegaruni kiite kudasai


saki

後で
atode

Vて もらえませんか?

もらいます


確認
kakunin

遠慮
enryo

思います omoimasu

ありましたら


~していますので~

~しています

お送りします
ookuri shimasu

お電話ください
お電話をしてください

ご連絡してください

手軽にお聞きください
tegaru ni okiki kudasai

先ほど
saki hodo

後ほど
nochi hodo

Vて いただけませんか?

頂戴いたします
choudai itashimasu

ご確認
go-kakunin

ご遠慮
go-enryo

存じます zon-jimasu

ありましたら
ございましたら

~していますので~

~して おります


Nhìn chung thì tiếng Nhật dùng trong kinh doanh sẽ lịch sự hơn tiếng Nhật lịch sự. Khi bạn viết email cho khách hàng hay đối tác Nhật thì bạn phải dùng tiếng Nhật trong kinh doanh. Nguyên tắc thì rất đơn giản:
Với hành động (động từ):
お + V(masu) + する
Ví dụ: kaku (V: viết) => V(masu): kaki => okaki suru
Thay vì "書いてください kaite kudasai" thì sẽ là "okaki shite kudasai" hay "okaki kudasai". Nguyên tắc ở đây là biến động từ "kaku" thành danh từ "kaki" và thêm "o" vào cho lịch sự.
Với các động từ là từ ghép kanji (jukugo 熟語) ví dụ 確認する kakunin suru (kiểm tra) thì sẽ thành ご確認する (thêm "go").
確認してください → 確認してください / 確認ください
(kakunin => go-kakunin)

Với hành động của bản thân ...
...thì thay vì dùng "Vます / します shimasu" chúng ta sẽ dùng "致します itashimasu". Dưới đây là mức độ lịch sự:
Lịch sự: 書きます Kakimasu
→ Lịch sự hơn (tiếng Nhật kinh doanh): お書きします O-kaki shimasu
→ Lịch sự hơn nữa (tiếng Nhật kinh doanh): お書きいたします O-kaki itashimasu

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Cách xưng hô trong gia đình Nhật Bản

Người Nhật gọi cha, mẹ là gì?

Chắc đó cũng là câu hỏi của nhiều bạn khi tiếp cận với văn hóa Nhật Bản. Takahashi sẽ nói chuyện về chủ đề này. Giả sử các bạn gặp cha, mẹ một người bạn Nhật, thì các bạn thường gọi là [Tên]-san - đây là cách gọi lịch sự, ví dụ Mori-san chẳng hạn. Bạn cũng có thể gọi họ là "Otou-san, okaa-san" (giống như gọi là "bác", "cô" trong tiếng Việt).
Người ta cũng gọi người khác là otou-san, okaa-san thay cho con cái của những người được gọi. Ví dụ anh A gặp anh B, chị C (cũng ngang ngang tuổi với mình) và gặp bé D (là con anh B và chị C) thì có thể gọi anh B là "otou-san", gọi chị C là "okaa-san", dịch ra tiếng Việt thì kiểu như là "ba bé D", "mẹ bé D". Nhưng mà tốt nhất vẫn gọi là "[Tên]-san".

Thế người Nhật gọi cha mẹ họ trong nhà là gì?

Họ thường gọi là otou-san, okaa-san, giống như "ba / má" (miền Nam) hay "bố / mẹ" (miền Bắc). Nếu gọi thân mật hơn thì sẽ là tou-chan, kaa-chan.
Ông, bà trong tiếng Nhật cũng vậy:
  • Thông thường: ojii-san (chú ý 2 chữ i nhé), obaa-san
  • Thân mật: ojii-chan, obaa-chan (đừng bỏ "o" kẻo bị uýnh!)
  • Cô, dì: oba-san / oba-chan
  • Chú, bác, cậu: oji-san / oji-chan
Ngoài ra:
  • Anata: Lịch sự, xa cách; có khi được coi là bất kính (gọi cha mẹ theo kiểu "ông", "bà" trong tiếng Việt)

Cha mẹ Nhật gọi con cái

Sẽ dùng tên (chứ không dùng họ nhé - không lại chẳng biết đang gọi ai), ví dụ: Naoko, Takeshi. Hoặc là:
  • Naoko-chan, Takeshi-kun: Thân mật
  • Omae: Suồng sã
  • Anata: Lịch sự, xa cách (như kiểu cha mẹ gọi con cái là "anh", "chị" trong tiếng Việt)

Cách khác gọi cha, mẹ

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Chuyển tên Nhật Việt 3 - Phương pháp luận tên nữ

Tổng kết phương pháp chuyển tên Việt => Nhật

PHƯƠNG MAI TỪ ĐIỂN - CHUYỂN HỌ VIỆT <=> NHẬT

Đã đến lúc chính bạn tự chuyển tên Việt - Nhật! Dưới đây tôi tổng kết phương pháp luận và sẽ cung cấp các công cụ để bạn chuyển tên một cách thuận lợi.

PHƯƠNG MAI TỪ ĐIỂN - CHUYỂN TÊN NỮ ĐƠN THÔNG DỤNG

Danh sách đầy đủ: Yurika - Chuyển tên nữ đơn đầy đủ

Tham khảo thêm: Chuyển tên Việt <=> Nhật phần 2: Công cụ và ví dụ
Từ điển Yurika chuyển tên ghép: Xem dưới đây

Chuyển tên nữ - Phương pháp luận

Để chuyển tên nữ thì chúng ta nên chuyển theo ý nghĩa. Ví dụ:
"Hoa" sẽ sử dụng tên có chứa 花 như 花子 / 華子 (Hanako).
"Mai" là tên hoa nên sử dụng tên hoa tương ứng là 百合 (Yuri = hoa bách hợp).
"Phương Mai" (芳梅) có ý nghĩa là "Hoa mai thơm" nên có thể kết hợp với chữ 香 (hương = hương thơm) thành 百合香 Yurika.
"Hương" thì đơn giản có thể chuyển thành 香織 Kaori, hay là Kaoru. Nhưng tên ghép như "Thanh Hương" thì có thể dùng 青香 Haruka (kanji: thanh hương) chẳng hạn.
"Phương" (芳): Nghĩa là "hương thơm ngào ngạt" => "Mikako", trong tên ghép sẽ là "ka" (hương thơm).
"Thanh Phương" (清芳) => Hương thơm thanh khiết, nên là 澄香 Sumika chẳng hạn.

Một số tên chỉ màu sắc tươi sáng, tính cách:

Không quan trọng cách bạn học tiếng Nhật

Bạn có biết Warren Buffet? Đó là nhà đầu tư chứng khoán đại tài. Ông này (cũng là một nhà hiền triết) có một câu nói nổi tiếng về việc phán đoán thị trường (để đầu tư chứng khoán):
  • Không quan trọng phán đoán về thị trường của bạn đúng hay sai, mà quan trọng là phán đoán của bạn đem lại bao nhiêu tiền hay làm bạn mất bao nhiêu tiền.
Bạn có thể phán đoán sai, nhưng nếu bạn vẫn thu lợi được thì đó vẫn là phán đoán tốt!

Học tiếng Nhật cũng vậy: Không quan trọng cách học của bạn đúng hay không đúng, chính thống hay không chính thống, mà quan trọng là nó có giúp bạn nhớ từ vựng, nhớ kanji, nhớ ngữ pháp hay không mà thôi.

Những ngày đầu ... chẳng có gì là gian khó
Ngay từ những ngày đầu học tiếng Nhật, tôi đã học xong 2000 chữ kanji (cũng bằng cách tìm ra các quy tắc và bịa đặt thêm thắt các câu chuyện), tìm ra quy tắc chuyển âm Hán Việt sang âm Nhật, bịa chuyện để nhớ từ vựng, nên thực sự là tôi cũng chẳng cần nỗ lực học hành gì lắm. Thậm chí, tôi đã bỏ toàn bộ các lớp kanji và chẳng làm bài tập nào nên có rất nhiều thời gian! Ngữ pháp cũng vậy, ngay từ đầu tôi cũng tìm ra quy tắc để ghi nhớ, và học cả thể luôn cho nhanh. Ví dụ:
Phrase かもしれません = Có thể [Vế câu]
Đây là mẫu chỉ khả năng (ka mo shiremasen). Ví dụ "Có thể chiều nay sẽ mưa" chẳng hạn (午後雨が降るかもしれません Gogo ame ga furu ka mo shiremasen). Nếu tinh ý thì bạn có thể thấy "ka" là câu hỏi, "mo" là "cũng", còn "shiremasen 知れません" là "không thể biết được" (知る shiru = biết).
Mẫu ngữ pháp này sẽ là: [Vế câu] hay không cũng không biết được.

Tại sao không học theo cách khác?
Nhiều bạn học khá vất vả vì đơn thuần họ chỉ học theo cái được dạy, nếu bạn bịa ra "Hàng buổi cuối" để nhớ "Habuku" ngay thì sẽ bị chỉnh ngay: Học như thế là sai, sẽ không khá tiếng Nhật được! Nhưng tôi vẫn học như thế vì tôi cũng không nghĩ ra cách nào khác để vừa học vừa chơi cả. Bản chất cốt lõi của vấn đề chính là:
Làm sao nhớ từ vựng, ngữ pháp, kanji?

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Đơm đặt, bịa chuyện để học tiếng Nhật !!

- Làm sao để nhớ động từ?
- Không có câu chuyện mệt đừ không xong...

Các bạn có còn nhớ rằng, càng có nhiều chuyện nhảm thì càng nhớ lâu không? Tôi thì có vô số (cả kho) các câu chuyện nhảm, nên cũng không cần phải nỗ lực trong việc nhớ từ vựng tiếng Nhật lắm. Những câu chuyện nhảm để nhớ từ tiếng Nhật này đi theo năm tháng và ngày càng ... nhiều thêm. Nếu không có chuyện nhảm (ゴミ話 gomi-banashi) thì tôi sẽ không thể nào biết nhiều và nhớ lâu từ tiếng Nhật như vậy.

Hôm nay tôi sẽ bàn về cách nhớ động từ tiếng Nhật. Ngoài một số từ mà cách đọc đã rõ ràng (vì là từ ghép kanji 熟語) [ví dụ như 希望する kibō suru = hi vọng (chứ không phải "ky bo"), 絶望する zetsu-bō suru = tuyệt vọng, 失望する shitsu-bō suru = thất vọng] ra thì động từ Nhật khá là khó nhớ. (Mà bạn cũng có thể nhớ là cứ "ky bo" thì sẽ rất có hi vọng: Tích được nhiều tiền!)

Ví dụ: motarasu = mang đến (tai họa, v.v...), osoreru = sợ, arasou = tranh, giành
Chẳng có nhiều quy tắc lắm! Bạn có thể bi quan về một ngày mai ... quên sạch động từ tiếng Nhật! Nhưng không cần phải lo lắng như vậy, vì bạn cũng đang trên đường tạo ra một kho các câu chuyện của riêng bạn. Dưới đây là một số cách tham khảo.

Đơm đặt bịa chuyện:
Ngửi KAGU => "Cá ngừ" thơm nên phải ngửi => Cá ngừ => KAGU
Cắn KAMU => Quả "CAM" ngon thì phải cắn => CAM => KAMU
Lược bỏ HABUKU => "Hàng buổi cuối" nên phải lược bớt những cái đã hỏng đi => HABUKU

Arasou = Tranh, giành => "Anh lại sợ ư?" <= Anh sợ tranh giành à?
Otoroeru 衰える = Suy yếu => "Ông tôi lỡ ế rồi" <= Ế thì suy yếu là đúng, có ai chăm sóc đâu?
Osoreru 恐れる = Sợ => "Ông sợ LÉ ru?" <= Bị lé thì ai cũng sợ hết trơn!
Motarasu もたらす = Mang tới (nguy hiểm, v.v...) => "Mơ thấy làn sóng" <= Làn sóng MANG gì TỚI?
Azamuku 欺く = Đánh lừa => "Anh dám mua không?" <= Lừa người ta mua hàng
Aratameru 改める = Thay đổi, đổi mới => "Anh làm ta mê lú" <= Đổi mới liên tục chẳng biết đâu mà lần

Có những động từ / từ bạn có thể nhớ theo quy tắc:

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Thi năng lực Nhật ngữ tháng 12/2012: Sắp hết hạn đăng ký

Kỳ thi JLPT vào ngày 2 tháng 12 năm 2012 tới sẽ hết hạn đăng ký vào ngày:
14 tháng 9 năm 2012
HẾT HẠN
Bạn nào định thi thì nhớ đăng ký ngay. Nơi mua hồ sơ, nộp hồ sơ:
Tại SG: Trường Nhân Văn
Lệ phí mua hồ sơ: 30,000 VND
Lệ phí thi:
N1 – N3: 220.000 đồng/ thí sinh.
N4 – N5: 200.000 đồng/ thí sinh.
Xem thông tin: http://cfl.hcmussh.edu.vn/index.php/thong-bao/103-to-chuc-ky-thi-chung-chi-n

=> Nhớ mang theo 2 ảnh 3 x 4 thì bạn có thể điền và nộp hồ sơ luôn!
Nhớ viết mạnh tay khi điền form vì mình thấy có tới mấy tờ đằng sau nữa.

Tại HN: Trường ngoại ngữ HN
Tại Đà Nẵng: http://www.cfl.udn.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=420

Điền Giấy đăng ký thi Năng lực Nhật ngữ

Gồm có 3 tờ như thế này (A, B, C - giống nhau):
Đăng ký dự thi

Và 2 tờ gồm Test Voucher và bản Copy => Cần 2 ảnh:
Phiếu dự thi
>> Xem ảnh lớn
Chú ý là có 5 tờ nhưng kết cấu giống nhau, bạn chỉ cần điền tờ đầu tiên. Nhớ viết bằng bút bi và mạnh tay để các tờ dưới được rõ (Đã sống, là phải mạnh tay! = 生きる以上、手を強く!).

Nộp hồ sơ: Trường Nhân văn (12 Đinh Tiên Hoàng), nộp tiền và nhận biên lai. Được hẹn 19/11 quay lại lấy phiếu dự thi. Các bạn ở Hà Nội, Đà Nẵng thì đến các nơi tương ứng.

Cách điền hồ sơ thi năng lực Nhật ngữ

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Du học dễ dàng - Du học không dễ dàng

Bạn muốn du học Nhật dễ dàng??

Takahashi muốn nói về chủ đề "Du học dễ dàng - Du học không dễ dàng" bởi vì có nhiều bạn vẫn nghĩ du học là một việc gì đó rất khó khăn. Tất nhiên, có nhiều trường hợp thì đi du học là không dễ dàng, nhưng cũng có thể sẽ rất dễ dàng. Quan trọng là, bạn phải làm gì để việc du học của bạn trở nên dễ dàng hơn?

Quyết định đi du học thật là khó khăn phải không? Đương nhiên là phải như vậy, và cũng nên như vậy. Bạn phải cân nhắc kỹ vì nó liên quan đến tài chính, mà tài chính này lại không phải của bạn (thường là của gia đình hay vay đâu đó). Nếu bạn có nhiều tiền thì việc du học sẽ cực kỳ đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự có nhiều tiền thì bạn cũng nên tính toán chi phí sao cho rẻ nhất - Cũng là một cách học về tài chính mà không cần qua trường lớp.

Nếu bạn không có nhiều tiền trong tài khoản, và cũng không ai ủng hộ hay cho bạn vay tiền du học thì chắc chắn một điều: Ước mơ du học của bạn còn rất xa mới trở thành hiện thực!

Dưới đây là một số điều bạn nên cân nhắc và tiến hành để làm cho việc du học trở nên dễ dàng hơn.

Tài chính - Bảo lãnh

Bạn cần có một người bảo lãnh cho bạn. Người đó nên là cha/mẹ bạn, tuy nhiên không phải bạn nào cũng sống cùng cha/mẹ cả, nên tùy tình hình mà bạn tìm người bảo lãnh phù hợp cho bạn. Ví dụ cô ruột, chú ruột, nhìn chung là những người có liên quan về huyết thống. Nếu vẫn không có ai thì bạn có thể kiếm người nào thân thiết với bạn (nhưng không có quan hệ huyết thống).
Người bảo lãnh cần phải chứng minh thu nhập và chứng minh khả năng tài chính (cho việc du học của bạn). Sẽ cần một tờ đơn bảo lãnh (bảo đảm chu cấp tài chính cho bạn - theo form có sẵn) cũng như cần bản sao sổ tiết kiệm ngân hàng và chứng nhận số dư tài khoản của ngân hàng.
Tài chính du học: Ví dụ nếu đi theo chương trình Chikyujin, thì bạn sẽ phải trả trước ngay 6 tháng học phí và ký túc xá khoảng 600,000 yên - mức phí này hầu như chung cho mọi trường Nhật ngữ tại Nhật. Như vậy, bạn cần chuẩn bị ít nhất khoản tiền này kèm theo các chi phí kèm theo (dịch hồ sơ, phí gửi tiền chẳng hạn).

Sự ủng hộ của gia đình

Bạn nên có được sự ủng hộ của gia đình. Sẽ không nhiều gia đình muốn con cái họ đi xa, nhất là tới đất nước họ chưa biết gì. Họ cũng sợ con cái mình vất vả. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ thông tin thì du học không phải là thứ gì vất vả hay quá sức. Bạn nên tìm hiểu thông tin về cuộc sống nước bạn muốn đến để thuyết phục gia đình, ví dụ chi phí sinh hoạt, mức sống, tiền ký túc xá, v.v...
Nếu bạn có thể cho gia đình thấy bạn có một con đường du học dễ dàng thì xác suất bạn nhận được sự ủng hộ sẽ cao hơn.
Nếu bạn muốn đi du học mà gia đình nhất định không cho? Có lẽ bạn phải cương quyết theo đuổi ước mơ của mình mà thôi. Nếu không, cơ hội có thể sẽ ra đi mãi mãi hoặc sẽ rất lâu sau bạn mới lại có cơ hội - lúc đó có khi bạn cũng không muốn nắm bắt nữa.

Mục đích du học

Để du học dễ dàng thì bạn nên hiểu là:
  • Du học không phải để kiếm tiền trả nợ
  • Du học không phải là để làm giàu gửi về cho gia đình
Du học là để có một tương lai tốt đẹp hơn (cơ hội việc làm tốt hơn, mức lương tốt hơn, giàu có hơn, hiểu biết về thế giới hơn, v.v...) nhưng trong quá trình du học bạn không nên tập trung kiếm tiền quá mức vì bạn còn phải đi học nữa. Nếu thành tích của bạn quá tệ, bạn không thi đỗ trường nào, v.v... thì bạn sẽ không có visa để ở lại Nhật. Tất nhiên, kiếm tiền bằng việc làm thêm là một việc rất chính đáng và bạn nên kiếm càng nhiều càng tốt trong phạm vi vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống của bạn và thành tích học tập trên trường (để còn thi lên cao / xin việc làm và lấy được visa ở Nhật tiếp).
Chú ý: Nếu bạn thi rớt trong quá trình học thì sẽ rất phiền và tốn kém (ví bạn phải xin được thỉnh giảng ở trường đại học, phải nộp tiền học phí và cũng chỉ được tối đa 6 tháng) nên mục đích kiếm tiền của bạn sẽ bị lung lay hay sụp đổ.
Bạn cũng phải hiểu là để du học Nhật thì bạn phải học tiếng Nhật, nên khi có ý định du học thì bạn phải xem mình đã sẵn sàng học tiếng Nhật chưa. Nếu bạn chẳng yêu thích tiếng Nhật hay văn hóa Nhật thì có lẽ bạn nên thử với du học các nước khác (Anh, Mỹ, Úc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, v.v...), tóm lại là nước nào dễ nhất với bạn.
Ngay cả bạn muốn đi du học để kiếm tiền, thì bạn cũng nên tìm một mục đích du học khác để bạn có động lực học tập và sinh sống tại Nhật. => Không nên du học chỉ để kiếm tiền, hãy tìm thêm mục đích khác nữa.

Tiếng Nhật

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Cụm từ tiếng Nhật 熟語 jukugo - Khi nào âm lặp?

熟語 jukugo (kanji: thục ngữ) trong tiếng Nhật PICTURE LESSON


Từ "熟語 jukugo (kanji: thục ngữ)" nếu tra từ điển thường có nghĩa là "từ ghép, cụm từ" (Phrase), hay thậm chí còn được dịch như là "quán ngữ" (慣用句 Kan'yō-ku / Idiom).

Tuy nhiên, xu hướng (ngôn ngữ chỉ là xu hướng, không phải quy định chặt chẽ!) ngôn ngữ tiếng Nhật có nhiều thay đổi, mà cụ thể về cách gọi là như sau:

● 熟語 jukugo (kanji: thục ngữ) => Từ ghép kanji, cụm từ kanji 

ví dụ: 違和感 iwakan、失望 shitsubō => On'yomi (cách đọc Hán Nhật)

 慣用句 Kan'yō-ku / Idiom => Quán ngữ

ví dụ: 頭に来る atama ni kuru = "bực mình", 腹が立つ hara ga tatsu = "điên tiết"

 複合語 Fukugōgo(compound)=> Từ ghép (không phải kanji)

ví dụ: 夜明け Yoake = "bình minh", 買物 kaimono = "mua sắm", 年忘れ toshi-wasure = "tiệc cuối năm" (end-year party)

● 四字熟語 Shiji-jukugo => Từ ghép 4 chữ kanji (thành ngữ)

thường là thành ngữ về một câu chuyện nào đó (故事成語 koji seigo); ví dụ:  四面楚歌 simen soka = "bị kẻ thù bao vây tứ phía" (Hán Sở tranh hùng), 臥薪嘗胆 Gashinshōtan (kanji: ngọa tân thưởng đảm) = "nếm mặt nằm gai" (Câu Tiễn - Phù Sai)

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Anime Nhật, phim Nhật, manga

Các phim anime Nhật online


Ouran High School Host Club - "Câu lạc bộ tiếp khách trường Anh Lan"

Tên Nhật: 桜蘭高校ホスト部 Ōran Kōkō Hosuto Kurabu
Manga hài Nhật, sub Việt.
Xem trên Zing TV   -    Xem trên Youtube

Wikipedia English: Ouran High School Host Club
Đọc manga tiếng Việt: http://truyentranhtuan.com/ouran-high-school-host-club/

Sakura - Thủ Lĩnh Thẻ Bài

Tên Nhật: カードキャプターさくら Kādokyaputā Sakura
"Sakura - Thủ Lĩnh Thẻ Bài" trên Zing TV
Hiện tại: 26 tập
Hình đẹp, tiếng rõ, load nhanh, có sub tiếng Việt. Sub dịch khá chuẩn.

Sakura- Thủ lĩnh thẻ bài (tập 27) trên Youtube
Tập 27 ~. Sub Việt.

Thủ lĩnh thẻ bài - Wikipedia Tiếng Việt

TSUBASA

Tên Nhật: ツバサ-RESERVoir CHRoNiCLE- Tsubasa -Rezaboa Kuronikuru
Tên Việt: Huyền thoại đôi cánh
Tsubasa Chronicle trên Youtube
52 tập. Sub Việt.
Tham khảo: Nội dung trên Wikipedia (Tiếng Việt)


Thám tử lừng danh Conan

Tên Nhật: Meitantei Konan / 名探偵コナン
"Thám tử Conan" trên Youtube
Hình đẹp, tải nhanh, sub Việt. Vô số tập.
Thám tử lừng danh Conan - Wikipedia Tiếng Việt

NARUTO

Tên Nhật: ナルト
"Naruto (Shippuuden)" trên Youtube
Sub Việt. Vô số tập. Nội dung: Khỏi nói!
Na-rư-tô - Wikipedia Tiếng Việt


Huyền thoại Yaiba

Tên Nhật: 剣勇伝説YAIBA (Ken'yuu densetsu Yaiba = Truyền thuyết Dũng sỹ kiếm thuật Yaiba)
Huyền thoại Yaiba trên phimvang.org
Thể loại: Hài vui nhộn. Lời thoại Nhật, sub Việt.

Trang web tải phim Nhật, phim Hàn:  D-Addicts 

Đây là cộng đồng chia sẻ phim drama Nhật và Hàn lớn nhất, phim nào cũng có, có kèm sub (thường là sub tiếng Anh). Phim được chia sẻ theo hình thức chia sẻ ngang hàng torrent nên bạn cần có phần mềm tải phim Torrent. Bạn có thể tải file torrent phim về máy rồi mở bằng phần mềm torrent hay click vào link và phần mềm tự động bật ra.
Tải uTorrrent: http://www.utorrent.com/
Tải phần mềm Torrent không cần cài vào máy (chỉ cần giải nén): uTorrent Portable
http://portableapps.com/apps/internet/utorrent_portable

LIFE - ライフ

Diễn viên chính: 福田 沙紀 = Fukuda Saki
Câu khẩu hiệu: 追いつめられる者は強くなるしかない!
Oi-tsumerareru mono wa tsuyoku naru shika nai!
Những kẻ bị săn đuổi chỉ có một cách là phải mạnh mẽ lên!
Chủ đề: Ức hiếp trong trường học (学校いじめ = Gakkou ijime)
Xem: Life - Youtube (Sub Tây Ban Nha nên ráng nghe!)

Daisuki!

Daisuki! - DailyMotion
Nội dung: Bệnh tự kỷ. Sub tiếng Anh.


Kiken-na Aneki = Bà chị nguy hiểm

Diễn viên: Itoh Misaki
Kiken-na Aneki - DailyMotion
Thể loại: Hài, nhân sinh quan. Lời thoại Nhật, sub tiếng Anh.

Densha Otoko = Anh chàng tàu điện

Hay là: Chuyện tình của một otaku
Tên Nhật: 電車男
Diễn viên: Itoh Misaki
Thể loại: Hài, văn hóa otaku (những người mê anime và manga)
Từ hay nhắc trong phim:
キター = 来た = Anh chàng tới rồi!
萌 = Moe = Cháy lên (cảm xúc, v.v... => ngôn ngữ otaku)
Đây là một trong những phim truyền hình (dorama = drama) nổi tiếng về một anh chàng mê các nhân vật hoạt hình (otaku) gặp và giúp một cô gái nhà giàu thoát khỏi lão già say xỉn xấu tính trên tàu điện....
>> Densha Otoko - Daily Motion (lời Nhật, sub Anh)
>> Đọc manga trên blogtruyen.com

Hana yori dan'go - Cái nết đánh chết cái đẹp (?)

Thường được dịch ra là "Con nhà giàu".
Tên Nhật: 花より男子
>> Xem Hana yori dan'go 1 (chưa thấy đâu)
>> Hana yori dan'go - Season 2 - Youtube
>> Tải Hana yori dan'go 1 (link mediafire)


Trang web đọc manga Nhật

Ví dụ: http://truyentranhtuan.com/ouran-high-school-host-club/


 SẼ CÒN TIẾN HÓA 

Tiếng Nhật - Ngôn ngữ chắp dính

Chuyện phiếm về tiếng Nhật

Bài này chỉ mang tính chất chém gió cho vui ^^

Tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính, tức là ghép các âm có sẵn lại thành từ. Một âm vị không có ý nghĩa mà phải ghép lại thành từ mới có ý nghĩa.

Tiếng Việt thì khác: Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập (giống tiếng Hoa, tiếng Thái, tiếng Cam Bốt, v.v....), tức là mỗi âm là một từ và đã có sẵn ý nghĩa. Ví dụ, từ "ngôn ngữ" thì mỗi âm đã có sẵn một ý nghĩa rồi.

Các ngôn ngữ như tiếng Anh, Pháp, La tinh thì không phải ngôn ngữ đơn lập: Phải ghép nhiều âm vị mới thành một từ. Các ngôn ngữ này khác tiếng Nhật ở chỗ là biến đổi trực tiếp từ vựng (ví dụ quá khứ của "drink" là "drank", hay "you" => sở hữu cách "your"), còn tiếng Nhật thì nhìn chung là dùng thêm các trợ từ (ví dụ "tôi" = "watashi", "~ của tôi" = "watashi no~": sử dụng trợ từ "no").

Phân loại ngôn ngữ ra như vậy để cho ... vui là chính. Cái cốt lõi khi học tiếng Nhật là nắm các đặc điểm của nó qua những ví dụ để có thể áp dụng.
Các bạn đều biết là động từ tiếng Nhật cũng có chút biến đổi. Ví dụ:
食べる taberu (ăn / sẽ ăn) =>
  • tabeta (đã ăn)
  • tabete! (hãy ăn đi)
  • tabete iru (đang ăn), v.v...
Hay dùng thêm trợ từ để chỉ thời: "taberu tokoro" = "sắp ăn, chuẩn bị ăn". (Đây chính là điểm khác tiếng Anh!)
  • taberu tokoro = sắp ăn
  • tabete iru tokoro = đang ăn (nhấn mạnh về sự "đang" hơn so với "tabete iru", đặc biệt là "đang ~" thì có gì đó xảy ra)
  • tabeta tokoro = vừa ăn xong

Tiếng Nhật: Ghép âm thành từ

Ví dụ:
海 U-MI = biển (ừ mi)     雨 A-ME = mưa (a mê)
梅 U-ME = mơ (cây mơ, quả mơ) (ừ mê)     網 A-MI = lưới (a mi)

AME cũng có từ đồng âm: 雨 A-ME = mưa (a mê), 飴 A-ME = kẹo (Á mề)
v.v...

Xem thêm:
Loại hình ngôn ngữ - Wikipedia

=HẾT=

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

On'yomi / Kun'yomi / Cách đọc khác

Nội dung bài viết
Cách đọc On'yomi / Kun'yomi
Cách đọc trong kinh Phật Go'on
Cách đọc chữ NHẬT 日
Kanji - Về thời gian (hôm nay, hôm qua, sáng nay, v.v...)

Cách đọc On'yomi - cách đọc cho từ Hán Nhật

Tiếng Nhật: 音読み
Đây có thể coi là cách đọc Hán Nhật, giống như cách đọc Hán Việt của chữ Hán vậy. Cách đọc này thường dùng trong các cụm từ kanji. Vì là cách đọc theo kiểu Hán được Nhật hóa nên có rất nhiều từ có cách đọc gần gần với tiếng Việt, nhưng lại khác xa tiếng Trung => Các bạn nên nhớ là tiếng Nhật và tiếng Việt sử dụng cách đọc cổ của tiếng Trung (thời Đường, Tống, Minh, v.v...).
  • 摩擦 ma-satsu = ma sát (China: mua thua)
  • 駱駝 raku-da = lạc đà (China: lúa thủa)
  • 開拓 kai-taku = khai thác (China: k'ai thủa)
  • 破産 ha-san = phá sản (China: púa chản)
  • 離別 ri-betsu = ly biệt (China: lí pỉa)
  • 別居 bekkyo = biệt cư (sống riêng) (China: pỉa chuy)
  • 悪魔 aku-ma = ác ma (China: ứa mủa)
  • 国旗 kokki = quốc kỳ (China: của chỉ)
Có một số ít cụm kanji đọc theo kiểu kun'yomi ví dụ như 手続き(hay 手続, kanji: thủ tục)tetsuzuki = Thủ tục; 手紙 tegami = thư (letter), 献立 (kondate, kanji: hiến lập) = thực đơn
Cũng có một số chữ kanji riêng lẻ đọc theo âm On'yomi:
愛 ai = ÁI (ái tình)  悪 aku = ÁC  禅 zen = THIỀN  善 zen = THIỆN (cái thiện)
Kết luận về On'yomi: Đây là cách đọc của từ Hán Nhật, cũng tương tự như cách đọc Hán Việt trong tiếng Việt.

Cách đọc Kun'yomi - cách đọc cho từ thuần Nhật

Tiếng Nhật: 訓読み
Đây là cách đọc không theo âm của chữ kanji mà theo nghĩa tương ứng của tiếng Nhật, hay nói cách khác là lấy chữ kanji để ghi nghĩa của một từ thuần Nhật. Ví dụ, giả sử chúng ta dùng chữ Hán để viết tiếng Việt, thì khi viết từ "nước" chẳng hạn, chúng ta sẽ dùng chữ THỦY (水) nhưng vẫn đọc là "nước". Ví dụ, chúng ta sẽ chuyển câu tiếng Việt như sau:
Tôi uống nước ở đập thủy điện.
己 飲 水 於 堰 水 電.
Mặc dù câu này có tới 2 chữ THỦY (水), nhưng chữ đầu tiên vẫn đọc là "nước" (kun'yomi) còn chữ thứ hai đọc là THỦY (vì ở trong cụm từ chữ Hán).

Một số chú ý về Kun'yomi

Một chữ kanji có thể có nhiều Kun'yomi, tuy nhiên sẽ chỉ có một cách đọc phổ biến
Ví dụ chữ 東 ĐÔNG thì cách đọc phổ biến nhất là "higashi", cách đọc còn lại là "azuma".
Nhiều chữ kanji có thể chung cách đọc
Ví dụ từ "moto" (nguồn gốc, căn bản, v.v...) có tới 5 chữ kanji: 元, 基, 本, 下 và 素
Kết luận về Kun'yomi: Đây có thể coi là cách đọc của từ thuần Nhật, giống như từ thuần Việt vậy.