Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Số từ vựng cần học cho mỗi trình độ JLPT N5 tới N1

Số từ vựng tiếng Nhật cần học để thi đậu kỳ thi JLPT Nx (N5, N4, N3, N2, N1) là bao nhiêu?


Đây là bảng tổng kết số từ vựng tiếng Nhật cần học cho mỗi trình độ. Lưu ý: Tuy không cần học hết để thi đậu nhưng muốn có trình độ Nx thật sự thì phải học 100% số từ vựng này. Để thi đậu đại học Nhật Bản bạn cần có vốn từ khoảng 10 ngàn từ (tối thiểu cũng phải 8 ngàn từ), tức là tương đương N1. Để học được số từ này trong 2 năm ở trường Nhật ngữ thì cần được tư vấn chiến lược học tiếng Nhật hiệu quả, do đó, đăng ký du học Nhật Bản tại SaromalangOverseas là một lợi thế.

Cần học bao nhiêu từ để thi đậu JLPT Nx (Nx = N5, N4, N3, N2, N1)?
Trả lời: Tùy vào bạn muốn thi bao nhiêu điểm. Nếu chỉ định thi đậu 60% thì có thể chỉ cần học 60%, nhưng khi học lên cao sẽ bị thiếu từ vựng, hổng kiến thức. Do đó, bạn hãy học 100% từ vựng là tốt nhất, hoặc ít ra là 80% trở lên.

Bảng số từ vựng JLPT cần học theo mỗi trình độ
Trình độ
Số từ vựng cần học
Tổng vốn từ
Tham khảo
JLPT N5
1000
1000
JLPT N4
1500
2500
JLPT N3
2000
4500
JLPT N2
2500
7000
JLPT N1
3000
10,000
Sẽ có tại Saromalang

Tóm lại thì nếu biết được từng này từ thì gần như chắc chắn sẽ đậu JLPT Nx thôi. Tại Saromalang sẽ dạy từ vựng tại lớp Cú Mèo luyện thi JLPT Nx, khi cần sẽ phát bảng từ vựng bổ trợ. Do đó, học lớp Cú Mèo cũng là cách học từ vựng, hơn nữa còn học phân biệt ngữ nghĩa, cách dùng các từ gần giống với nhau.

Ví dụ:
Nhóm từ “phát triển”:


Bí quyết học từ vựng tại lớp Cú Mèo Saromalang: Học từ theo nhóm từ tương đồng, phân biệt ngữ nghĩa (và sắc thái), cách dùng.
Takahashi

Hướng dẫn học từ vựng N5: 1000 từ để thi đậu JLPT N5

Hỏi: Cần học bao nhiêu từ vựng để thi đậu JLPT N5?

Đáp: Khoảng 1000 từ thiết yếu.

Để học 1000 từ vựng N5 bạn nên mua và dùng cuốn sách này:

Sách 1000 từ vựng N5 với đầy đủ ví dụ kèm bản dịch tiếng Việt, tiếng Anh

Sách của trường Nhật ngữ Arc Academy, bán ở Nhật, có dịch ra tiếng Anh, tiếng Việt và có tấm che màu đỏ để ôn từ.

Tấm phim màu đỏ kiểm tra việc nhớ từ vựng.

Giá khoảng 1400 yen, có thể mua trên Amazon (Japan) và ship hàng về Việt Nam.

Các bạn du học sinh ở Nhật nên mua sách này để hoc từ vựng. Các bạn ở Việt Nam thì có thể nhờ bạn bè bên Nhật mua giùm. Vì bán ở Nhật nên so với Việt Nam thì giá hơi cao nhưng dùng sách có bản quyền thì học sẽ tiến bộ hơn nhiều, hơn nữa, dùng sách đẹp thì phẩm cách cao, nên học sẽ tốt hơn.
Takahashi

Tham khảo mục lục sách

Hướng dẫn học từ vựng N2: 2500 từ vựng để thi đậu JLPT N2

Hỏi: Cần học bao nhiêu từ vựng để thi đậu JLPT N2?

Đáp: Khoảng 2500 từ thiết yếu. Chú ý đây mới chỉ là từ vựng thiết yếu của N2, bạn cần học cả 1000 từ vựng N51500 từ vựng N4, 2000 từ vựng JLPT N3 nữa.

Để học 2500 từ vựng N2 bạn nên mua và dùng cuốn sách này:

Sách 2500 từ vựng N2 với đầy đủ ví dụ

Sách của trường Nhật ngữ Arc Academy, bán ở Nhật, có dịch ra tiếng Anh, tiếng Việt và có tấm che màu đỏ để ôn từ.

Tấm phim màu đỏ kiểm tra việc nhớ từ vựng.

Giá bìa 1600 yen

Các bạn du học sinh ở Nhật nên mua sách này để học từ vựng. Các bạn ở Việt Nam thì có thể nhờ bạn bè bên Nhật mua giùm. Vì bán ở Nhật nên so với Việt Nam thì giá hơi cao nhưng dùng sách có bản quyền thì học sẽ tiến bộ hơn nhiều, hơn nữa, dùng sách đẹp thì phẩm cách cao, nên học sẽ tốt hơn.
Takahashi

Hướng dẫn học từ vựng N3: 2000 từ vựng N3 thiết yếu để thi đậu JLPT N3

Hỏi: Cần học bao nhiêu từ vựng để thi đậu N3?

Đáp: Khoảng 2000 từ thiết yếu. Chú ý đây mới chỉ là từ vựng thiết yếu của N3, bạn cần học cả 1000 từ vựng N51500 từ vựng N4 nữa.

Để học 2000 từ vựng N3 bạn nên mua và dùng cuốn sách này:

Sách 2000 từ vựng N3 với đầy đủ ví dụ

Sách của trường Nhật ngữ Arc Academy, bán ở Nhật, có dịch ra tiếng Anh, tiếng Việt và có tấm che màu đỏ để ôn từ.

Tấm phim màu đỏ kiểm tra việc nhớ từ vựng.

Giá bìa (bán tại Nhật): 1400 yen
Có thể đặt hàng trên Amazon và chuyển tới VN.

Các bạn du học sinh ở Nhật nên mua sách này để hoc từ vựng. Các bạn ở Việt Nam thì có thể nhờ bạn bè bên Nhật mua giùm. Vì bán ở Nhật nên so với Việt Nam thì giá hơi cao nhưng dùng sách có bản quyền thì học sẽ tiến bộ hơn nhiều, hơn nữa, dùng sách đẹp thì phẩm cách cao, nên học sẽ tốt hơn.
Takahashi

Hướng dẫn cách học từ vựng JLPT N4 dễ dàng: 1500 từ vựng N4

Để thi đậu JLPT N4 thì cần biết bao nhiêu từ vựng?

Trả lời: Khoảng 1500 từ vựng căn bản. Tiếng Nhật gọi là 単語 [tango, đơn ngữ].
Ngoài ra, bạn cần học trước 1000 từ vựng JLPT N5 căn bản nữa.

Trước đây tại Saromalang tôi cũng đã từng soạn từ vựng N5, N4 với đầy đủ câu ví dụ. Việc học từ vựng đòi hỏi phải học cách sử dụng qua các ví dụ, tuyệt đối không học chay từ vựng. Do đó, tôi khuyến khích các bạn mua và học theo cuốn này:

1500 từ N4 thiết yếu

Với mỗi từ vựng đều có câu ví dụ và có tấm phim đỏ để che ý nghĩa để kiểm tra xem bạn có nhớ hay không. Ngoài ra, sách có dịch ra cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt nên rất phù hợp với các bạn Việt Nam, đặc biệt là các bạn lưu học sinh Việt Nam đang học ở Nhật. Bạn có thể mua tại hiệu sách hoặc mua trực tuyến. Hiện sách chỉ bán ở Nhật.

Tấm phim màu đỏ che để kiểm tra có nhớ từ vựng

Giá bìa (bán tại Nhật): 1400 yen
Có thể đặt hàng trên Amazon (Japan) chuyển tới VN.

Lưu ý: Sách có 894 đề mục từ, nhưng bao gồm cả các từ vựng liên quan thì thành 1500 từ vựng. Đây là cuốn sách hữu ích không chỉ để thi đậu JLPT N4 mà còn để thực sự có trình độ N4.

Đây là sách do trường Nhật ngữ Arc Academy biên soạn. Bạn nào muốn du học ở Tokyo, Osaka, Kyoto thì nên du học tại Arc Academy.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Vì sao học luyện thi JLPT Nx tại lớp Cú Mèo?

Các lý do hợp lý để bắt đầu luyện thi JLPT tại lớp Cú Mèo. Lớp luyện thi tiếng Nhật thì có nhiều, không nhất thiết phải học và luyện JLPT tại lớp Cú Mèo, trừ khi ...

Luyện thi năng lực Nhật ngữ JLPT tại Cú Mèo có gì hay?

Mục tiêu trước mắt: Đậu JLPT Nx

Với các bạn muốn đậu N5, N4, N3, N2, N1 (chú ý N4, N5 luyện chung ở lớp N4/5).
☑Luyện 1000++ câu hỏi trắc nghiệm để thi đậu
☑Luyện dịch câu làm nền tảng cho ĐỌC HIỂU
☑Luyện phát âm đúng làm nền tảng cho NGHE HIỂU
☑Luyện đọc hiểu hướng tới thi JLPT
☑Luyện nghe hiểu hướng tới thi JLPT
☑Chiến lược thi JLPT điểm cao + luyện đề JLPT
☑Bí quyết chống liệt phần nghe trong trường hợp âm thanh quá dở

Đậu JLPT Nx là việc dễ, nhưng cần thời gian hợp lý để luyện. Học luyện thi tại lớp Cú Mèo là đúng đắn để thi đậu JLPT mà ít tốn sức nhất, hơn nữa còn có thể đạt điểm cao nhờ luyện tập đúng và chiến lược thi JLPT tốt.

Mục tiêu dài hạn: Năng lực đọc hiểu, nghe hiểu tiếng Nhật bằng ký ức dài hạn

Dành cho các bạn: Muốn đọc hiểu sách vở, truyện tranh bằng tiếng Nhật. Muốn làm việc bằng tiếng Nhật trong công ty Nhật trong tương lai. Muốn nâng cao khả năng tiếng Nhật cho công việc hiện tại. Muốn làm dịch giả tiếng Nhật chuyên nghiệp, muốn làm freelance nghề dịch trong tương lai. Hoặc đơn giản là yêu thích ngôn ngữ và tiếng Nhật.
Tại lớp Cú Mèo:
☑Học đúng ngữ nghĩa từ vựng, dịch từ đúng. Học theo nhóm từ và so sánh cách dùng.
☑Học đúng sắc thái câu nói, phân biệt được sắc thái các ngữ pháp tương tự. (Chỉ tại Cú Mèo)
☑Học cách dịch đúng để hiểu và ghi nhớ lâu dài. (Chỉ có tại lớp Cú Mèo)
☑Học cách phân loại từ, cách phân tích câu. (Chỉ có tại lớp Cú Mèo)
☑Học theo phương pháp X đã chứng minh rất thành công của Saromalang.

Về việc học tại lớp Cú Mèo Saromalang

Lớp Cú Mèo học theo session 10 buổi. Có thể tham gia vào session n giữa khóa, hoặc tham gia giữa một session. Các bạn càng học từ những session đầu thì càng có lợi vì những session đầu lớp sẽ tập trung vào học hiểu các mẫu ngữ pháp, nâng cao khả năng đọc hiểu, dịch đúng vv, bên cạnh việc luyện tập (practice) mỗi ngày. Những session về sau sẽ tập trung vào practice và sẽ phát tài liệu học ngữ pháp ở nhà. Học càng sớm thì ngữ pháp và nền tảng tiếng Nhật càng chắc hơn. Hơn nữa, các bạn học tiếp tục cũng sẽ có những ưu đãi nhất định hơn các bạn mới học.

Các session sau, hay các khóa sau cũng sẽ vẫn học ngữ pháp và luyện đề hàng ngày nhưng sẽ được rút ngắn thời gian hơn, nên chắc chắn không thể chi tiết bằng khóa đầu hay từ những session đầu được.

Tóm lại thì học sớm thì do tham gia quá trình tư duy và nghị luận tại Cú Mèo nên thường hiểu nguyên lý học tốt hơn, có lợi thế hơn so với các bạn khác. Điều này là công bằng vì bạn đã có niềm tin và đã vượt khó (để tới lớp học). Các bạn tham gia về sau vẫn sẽ đạt mục tiêu đậu JLPT Nx nhưng sẽ ít lợi thế hơn và cần học một cách tự giác, tự chủ cao hơn.

Để tham gia lớp học và luyện thi JLPT Nx tại Cú Mèo hãy đọc thông tin lớp và ĐĂNG KÝ NGAY để bắt đầu sớm.
Takahashi

Phương pháp học tiếng Nhật Saromalang: Học tiếng Nhật có nên dịch ra tiếng Việt không?

Câu hỏi: Khi học tiếng Nhật có nên dịch ra trong đầu thành tiếng Việt không, hay chỉ học và nhớ tiếng Nhật mà không cần dịch?

Câu trả lời của Saromalang: Có và không. Tùy trường hợp, điều kiện của bạn.

Học tiếng Nhật hay hoc ngoại ngữ có nên dịch ra tiếng Việt?

Khi học ngoại ngữ mà bạn học kiểu song ngữ dịch đúng sắc thái thì đó là điều tuyệt vời. Không có gì trực quan hơn khi học ngoại ngữ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ cả. Tuy nhiên, hiện nay rất ít người dịch đúng khi dạy ngoại ngữ, mọi người chỉ dịch đại khái vì không hiểu ngữ nghĩa, không hiểu đúng sắc thái hay không phân tích được câu.

Trường hợp học tiếng Nhật không nên dịch ra tiếng Việt

Trường hợp mà việc dạy và học tiếng Nhật không dịch đúng. Cũng như 7 lỗi phát âm tiếng Nhật thường gặp ở người Việt thì người dạy và người học ở Việt Nam thường cố gắng để phát âm sai và bắt người khác phải phát âm theo cách sai của mình. Đây là điều khác biệt giữa người Việt và người phương Tây khi học tiếng Nhật: Người phương Tây có thể phát âm sai nhưng nghe không kỳ cục mà chỉ là "giọng người nước ngoài", còn người Việt thì nghe kỳ cục vì "cố gắng phát âm sai cho đúng với thầy/cô dạy (kiểu Òa-tashi ÓA ồ-saka NÍ iki-tÀi TỐ Ồ-môi-masu, hầu như từ nào cũng phát âm sai do bỏ dấu tiếng Việt tùm lum). Do đó, bạn nào không học tiếng Nhật ở Việt Nam mà học từ giáo viên người Nhật khi du học lại rất có lợi thế.

Nếu người dạy đã phát âm không đúng, hay cố tình phát âm sai, thì thà không dạy phát âm mà chỉ cho nghe băng và phát âm theo băng sẽ tốt hơn.

Nếu người dạy dịch không đúng, không hiểu ngữ nghĩa từ vựng, sắc thái câu nói, không phân tích câu đúng thì thà không dịch, mà dạy theo đúng mẫu câu tiếng Nhật có sẵn. Trường hợp này thì rõ ràng không dùng tiếng Việt thì tốt hơn.

Khi bạn đi du học ở Nhật thì cũng sẽ không dịch, vì giáo viên giải thích ngữ nghĩa, sắc thái, phân tích câu vv cho bạn bằng tiếng Nhật hết. Ngoài ra, họ cũng không biết tiếng Việt nên không dịch được.

Trường hợp học tiếng Nhật nên dịch ra tiếng Việt

Trường hợp bạn muốn học và hiểu, đọc hiểu, nghe hiểu tiếng Nhật bằng ký ức dài hạn, và trong tương lai tư duy song ngữ, hay tư duy trực tiếp bằng tiếng Nhật, hay muốn học bằng phương pháp so sánh vv thì nên dịch ra tiếng Việt.

Đây là các trường hợp nên dịch ra tiếng Việt:
☑Có người chỉ cách dịch đúng cho bạn, ví dụ tại lớp học Cú Mèo
☑Bạn muốn thực sự học hiểu (đọc hiểu, nghe hiểu) tiếng Nhật bằng ký ức dài hạn
☑Bạn là người lớn và đã sử dụng thạo tiếng Việt và muốn học ngoại ngữ kiểu người lớn
☑Bạn muốn học cách tư duy ngôn ngữ, học ngoại ngữ bằng phương pháp so sánh
Muốn sử dụng tiếng Nhật để làm việc, đọc sách, làm dịch thuật chuyên nghiệp vv

Học bằng cách dịch đúng là học kiểu người lớn, còn học bằng cảm nhận tự nhiên là học cách trẻ em. Học cách trẻ em thì cực kỳ tốn thời gian để có thể giỏi. Học kiểu người lớn thì 6 tháng là có thể học và hiểu tiếng Nhật.

6 tháng học kiểu người lớn = 6 năm học kiểu trẻ em

Tôi học 1 tháng hết 2000 chữ kanji, học 1 năm vô đại học Nhật Bản học. Nếu tôi học kiểu trẻ em thì chắc chẳng bao giờ xong mất. Nên tại lớp Cú Mèo, tôi áp dụng cách học người lớn và bỏ cách học kiểu trẻ em đi. Vì bạn đâu còn là trẻ em nữa mà học kiểu tốn thời gian như thế. Học kiểu trẻ em thì rất lâu mới hiểu tiếng Nhật, hay mới thi đậu JLPT Nx.

Trừ những bạn không biết cách học đúng thì mới đâm đầu học kiểu trẻ em thôi. Rất nhiều nơi hiện nay học theo kiểu học tiểu học: Giáo viên giảng, học sinh nghe, giao bài tập về nhà. Dịch không chuẩn hoặc sai, hoặc không dịch với lý do "Tiếng Nhật nó thế" ?!

Tại lớp Cú Mèo:
☑Học đúng ngữ nghĩa từ vựng, học theo nhóm từ so sánh ngữ nghĩa, cách dùng
☑Học đúng sắc thái của câu nói, đặc biệt là cách dùng sắc thái từ
☑Dịch đúng Nhật <> Việt (kinh nghiệm dịch thuật từ 2007!)
Học bằng phương pháp so sánh ngôn ngữ Nhật <> Việt để VUI & HIỆU QUẢ 

Bạn không chỉ thi đậu JLPT Nx, bạn còn hiểu tiếng Nhật, và hiểu tiếng Việt!
Takahashi

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Chữ NHIÊN 然 nghĩa là gì?

Ví dụ 自然 [tự nhiên], 天然 [thiên nhiên], 必然 [tất nhiên], 偶然 [ngẫu nhiên], 突然 [đột nhiên], 当然 [đương nhiên].

Theo tôi thì NHIÊN 然 có nghĩa là "xảy ra, diễn biến", chỉ trạng thái thứ gì xảy ra hay diễn biến như thế nào đó. Tự nhiên là tự nó diễn biến, không phải do con người tác động. Thiên nhiên là thứ tự xảy ngoài trời không phải trong nhà, tất nhiên là tất yếu, chắc chắn sẽ xảy ra, ngẫu nhiên là xảy ra một cách bất chợt không theo quy luật, đột nhiên là trạng thái, tình trạng đột ngột xảy ra, đương nhiên là diễn biến đúng như thế.

Trong tiếng Trung còn có 安然 [an nhiên] và tiếng Việt cũng mượn từ này tuy nhiên tiếng Nhật không có từ này.

Tiếng Việt cũng có rất nhiều NHIÊN 然 như các từ ở trên và tuyệt nhiên, ngang nhiên, mặc nhiên, hiển nhiên, quả nhiên, cố nhiên (là), hẳn nhiên (là), dĩ nhiên, đương nhiên, tất nhiên vv.

Quả nhiên = quả đúng như thế, đúng như suy tưởng, phán đoán
Cố nhiên (là) = đã được cố định là như thế, ví dụ "Mùa mưa thì cố nhiên là ngày nào cũng mưa"
lẽ cố nhiên = vốn là như vậy theo lẽ thường xưa nay
Dĩ nhiên = nghĩa gốc là "đã xảy ra" ("dĩ" là đã, như "dĩ vãng" là đã đi qua), thường dùng với nghĩa "tất nhiên, đương nhiên"
Dĩ nhiên là tôi muốn đi = Tất nhiên là tôi muốn đi.

"Vâng, xin mời cứ tự nhiên cho!"

Quiz Saromalang về NHIÊN 然

Quiz 1: Phân biệt 自然 [しぜん、tự nhiên] và 天然 [てんねん、thiên nhiên]
Quiz 2: Phân biệt 必然 [ひつぜん、tất nhiên] và 偶然 [ぐうぜん、ngẫu nhiên]
Các quiz này có thực hiện và giải thích tại lớp Cú Mèo khi gặp.

Vậy tiếng Nhật có những chữ NHIÊN 然 nào?

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Để giỏi tiếng Nhật: Công thức thời gian học tiếng Nhật để đạt hiệu quả cao nhất

Một ngày nên học tiếng Nhật trong bao lâu thì có hiệu quả nhất? Câu trả lời còn tùy vào mỗi bạn và tùy vào cách học. Đối với các bạn đang đi học hay đang đi làm thì đây là thời gian đề xuất:

90 phút/ngày

Đối với các bạn du học sinh đang đi học tại Nhật thì học khoảng 3 tiếng/ngày. Ngay cả các bạn học tiếng Nhật 1 năm, ví dụ tại khoa dự bị đại học (khoa lưu học sinh, bekka) thì cũng thường chỉ học 3 tiếng ~ 4 tiếng/ngày. Nhưng các lớp mà học quá 3 tiếng thì lại không phải là để học tiếng Nhật mà là học các môn khác như văn hóa, tiếng Anh, toán, môn khoa học tự nhiên vv.

Tức là, nếu bạn chỉ học tiếng Nhật thì không nên học quá 3 tiếng/ngày. Còn nếu bạn đang học trên lớp, đang đi làm thì không nên học quá 90 phút/ngày. Tại lớp Cú Mèo thì mỗi lớp chỉ học 90 phút/ngày vì học quá cũng không hiệu quả hơn mà thật ra làm giảm hiệu quả.

Thời gian học tiếng Nhật cho hiệu quả cao nhất.
Chỉ học trong khả năng. 無理はしない。

Vì sao lại học theo thời gian như vậy?

Phương trình là thế này:

Thời gian ôn bài cũ + Thời gian đọc trước bài mới + Làm bài tập = Thời gian học trên lớp

Những người chỉ lên lớp học chỉ là những người học thụ động. Học thụ động thì không động não nên chỉ nhớ thoảng qua bằng ký ức ngắn hạn, không nhớ bằng ký ức dài hạn. Do đó, chỉ một thời gian sau sẽ quên. Đây là lý do mà học 8 tiếng trên lớp mỗi ngày là việc vô bổ và có hơn nữa còn có hại.

Bạn không nên học quá 3 tiếng/ngày, kể cả đang đi du học. Vì để học 3 tiếng hiệu quả trên lớp thì ở nhà phải dành thời gian 3 tiếng để ôn bài, học bài và làm bài tập.

Tại lớp Cú Mèo, bạn học 90 phút/ngày thì về nhà bạn phải ôn luyện, làm bài tập, đọc bài mới thêm 90 phút/ngày nữa, tức là cũng mất 180 phút/ngày (3 tiếng/ngày).

Tuy nhiên, tại lớp Cú Mèo thì vốn đã luyện tập (PRACTICE) rồi nên tối thiểu ở nhà bạn nên dành 45 phút để đọc và làm bài. Tóm lại thì khi học 90 phút tại lớp Cú Mèo thì ở nhà bạn nên dành 45 ~ 90 phút để đọc bài. Tức là cũng phải "lao tâm khổ tứ" mới thành công.

Công thức số giờ học bài để thành công tại lớp Cú Mèo

Học trên lớp: 90 phút
Học và ôn ở nhà: 45 phút (minimum) ~ 90 phút (best)

Còn đối với các bạn đi du học thì học trên lớp 3 tiếng thì về nhà ôn và học trước bài 1.5 tiếng ~ 3 tiếng. Vì nhiều bạn đi làm thêm nên phải tranh thủ ôn bài cũ và học trước bài mới 1.5 tiếng trở lên nhé.

Chú ý là đây là nói về học ngữ pháp, đọc hiểu, vv mà thôi. Nếu bạn chỉ học những lớp "không não" như luyện hội thoại thì không ảnh hưởng gì, luyện bao nhiêu chả được miễn là bạn không động não và không mệt. Có những lớp chỉ xem video hay nghe băng thì đa phần chỉ ngủ gật nên không ảnh hưởng gì mấy. Hoặc là bạn học thêm tiếng Anh, toán, vv thì cũng không ảnh hưởng tới việc học tiếng Nhật.

Tức là nếu bạn đã học ở lớp Cú Mèo 90 phút mà bạn học các kỹ năng khác không cần suy nghĩ ở các lớp khác thì cũng không sao. Nhưng không nên học toàn ngữ pháp, đọc hiểu vv trong suốt 3 tiếng. Như thế lại không hiệu quả.

Khi du học ở Nhật thì bạn học 3 tiếng là sẽ chia ra 2 tiết, mỗi tiết 90 phút và học hai lĩnh vực khác nhau. Có những lĩnh vực thuộc diện "không tốn não" như luyện viết kanji hay luyện phát âm chẳng hạn. Những tiết này tôi còn chẳng buồn đi học!

Đây cũng là lý do mà nhiều bạn muốn học nhiều hơn 90 phút/ngày thì tôi đều can ngăn vì như thế chẳng hiệu quả gì. Nếu bạn muốn ghi nhớ thứ gì đó bằng ký ức dài hạn thì luôn phải để não có khoảng thời gian NGHỈ NGƠI. Đây là thời gian não sẽ sắp xếp lại các thông tin đã tiếp nhận, quyết định tiếp nhận thông tin nào, đào thải thông tin nào. Đó là lý do bạn nghỉ ngơi mỗi ngày và sau đó phải dành thời gian ôn lại để giúp não lựa chọn thông tin ghi nhớ dài hạn.

Bí quyết: Hãy ôn lại những bài học mà bạn cho là quan trọng.

Hãy học tiếng Nhật theo cách khoa học và thành công chứ đừng học tiếng Nhật theo cách vô ích, vô bổ, phản khoa học. Đây có lẽ là khác biệt lớn nhất của người giỏi tiếng Nhật và người dở tiếng Nhật. Tôi khuyên các bạn học theo phong cách khôn ngoan, IQ cao ngay từ đầu, tất nhiên là tại lớp Cú Mèo nếu có điều kiện.
Takahashi

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Tìm lớp tiếng Nhật tốt để học: Tính tự chủ, tự giác trong việc tìm lớp và học tập

Để tới lớp tiếng Nhật tốt, bạn phải chủ động tìm và tự chủ trong việc tìm tới lớp học. Trừ thời gian đầu khi tuyển sinh lớp Cú Mèo sẽ để thời gian đăng ký ra, khi lớp đã chạy thì ưu tiên hàng đầu là các buổi học dành cho các bạn đã đăng ký. Khi không ở trong kỳ tuyển sinh bạn cần phải tích cực điền và gửi form đăng ký và liên lạc email để hỏi xem có thể tới học giữa chừng vào buổi nào.


Tự chủ, tự giác trong việc tìm và tới lớp học

Lớp Cú Mèo là dành cho các bạn muốn học giỏi / yêu thích tiếng Nhật hoặc là muốn thi JLPT điểm cao. Đây là lớp học để các bạn học và luyện thi bài bản, từ đó dù thi JLPT hay không, hay đi làm việc bằng tiếng Nhật thì vẫn luôn nằm trong TOP 10% trên thị trường. Vì thế, lớp Cú Mèo không có nhiều thời gian tuyển sinh và tuyệt đối không (thèm) lôi kéo học viên. Lớp chỉ quan tâm với các bạn yêu thích tiếng Nhật, thích trang Saromalang và muốn giỏi tiếng Nhật mà thôi.

  • Các bạn không thích trang Saromalang, không hiểu tinh thần học ngoại ngữ đỉnh cao ở đây thì không cần tới lớp Cú Mèo.
  • Các bạn không có niềm tin, mục tiêu giỏi tiếng Nhật, không thích nội quy lớp Cú Mèo thì tuyệt đối không nên đăng ký.
  • Các bạn không thể tự chủ, tự giác trong việc du học thì không nên tới lớp Cú Mèo.
  • Các bạn bán tín bán nghi (chủ nghĩa hoài nghi), không có niềm tin thì tuyệt đối không đăng ký. Vì thật ra cách học có hết tại trang web Saromalang rồi, nếu lười tới mức không muốn đọc thông tin về lớp học chỉ muốn gọi điện hỏi cho nhanh thì lớp Cú Mèo chắc chắn không dành cho bạn.

Đấu tranh và lao tâm khổ tứ

Việc làm thế nào tới được lớp học là sự đấu tranh của bạn, không phải là sự đấu tranh của lớp Cú Mèo. Việc học sẽ đòi hỏi phải lao tâm khổ tứ nên bạn phải đấu tranh để tới lớp (bước đầu là thế).

Lớp Cú Mèo chỉ đấu tranh để việc dạy và học trên lớp hợp lý, vui vẻ, hữu ích, giúp bạn có nền tảng chắc chắn không chỉ là tiếng Nhật mà ngôn ngữ nói chung, kể cả tư duy tiếng Việt.

Lớp Cú Mèo không bao giờ đấu tranh để lôi kéo học viên hay hứa hẹn điều gì với học viên. Vì điều đó phi thực tế. Học viên chỉ giỏi nếu tự mình đấu tranh, có niềm tin, và từ từ xây dựng được sự tự tin là mình sẽ thành công. Việc hứa hẹn với học viên chỉ là hứa hươu hứa vượn, những học viên tin lời hứa hươu hứa vượn cũng sẽ không thành công. Muốn thành công thì tất nhiên tới lớp Cú Mèo là bước ban đầu và vô cùng quan trọng, nhưng bản thân bạn phải tích cực tư duy và luyện tập đúng cách như được hướng dẫn tại lớp Cú Mèo.

Lớp học tốt là bước đầu thuận lợi

Bạn không cần thông minh xuất chúng, quá xuất sắc hay IQ cao để học giỏi tiếng Nhật. Bạn cũng không cần bám càng người Nhật để giỏi tiếng Nhật (vì có nhiều người Nhật không giỏi tiếng Nhật cũng như nhiều người Việt không giỏi tiếng Việt). Bạn chỉ cần tới lớp học tốt (lớp Cú Mèo) và học tập đúng đắn.

Học tập đúng đắn + luyện tập thường xuyên thì chắc chắn bạn sẽ giỏi, không chỉ tiếng Nhật mà cả tiếng Việt và cả việc dịch qua lại nữa.

Kiên trì và dành thời gian như thế, ví dụ tại lớp Cú Mèo, thì tới một lúc bạn sẽ "bất chiến tự nhiên thành". Tới một lúc bạn sẽ ngộ ra chân lý, từ đó bạn có thể tư duy trực tiếp bằng tiếng Nhật. Tôi gọi đây là khả năng tư duy song ngữ.

Tôi có khả năng tư duy song ngữ. Vì thế việc dịch chuẩn đối với tôi chỉ là lẽ tự nhiên.

Tất nhiên với những bạn chỉ thích giao tiếp và đánh đồng giao tiếp giỏi = giỏi ngoại ngữ thì có lẽ không lên tới lớp Cú Mèo. Dù sao thì những bạn như thế giao tiếp cũng không giỏi, thậm chí phát âm vẫn sai. Nhưng trong cuộc đời nhiều khi người ta hay chạy theo ảo mộng hơn là những điều đúng đắn, gọi là chạy theo vẻ bề ngoài (見栄え mibae). Lớp Cú Mèo không dạy và học những thứ bề ngoài, hào nhoáng, thời thượng, nhưng vô ích trong cuộc sống và sự nghiệp sau này của bạn.

Tiếng Nhật giỏi mà đọc sách chuyên môn không được, đọc không hiểu, hay không hiểu hết 100% thì không bao giờ làm được việc.

Vì thế, dù học sơ cấp, hay tối sơ cấp, thì phải học đúng ngữ nghĩa, sắc thái và dịch đúng từ đầu đã. Mà bắt đầu là các trợ từ cơ bản như は、が、を、も、に、で、へ、から、まで、までに, vv.

Tóm lại, hãy tự chủ - tự giác trong việc học và tới lớp học. Hẹn tại lớp Cú Mèo.
Takahashi

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Cách học tiếng Nhật: Bí quyết sến để thành công

Sến không phải lúc nào cũng xấu. Nếu ăn nói quá kiểu cách và gây khó chịu cho người khác thì đúng là xấu. Tuy nhiên, nếu sến đúng cách thì dễ thành công trong việc học tiếng Nhật.

Ví dụ câu này: 人生はただの夢に過ぎない。 Cuộc đời chẳng qua chỉ là giấc mộng.
Nhớ ngữ pháp qua ví dụ sến thì dễ nhớ hơn nhiều.

Nếu sến mà "khéo léo" thì bạn vẫn có thể ăn nói thông minh, hài hước, lãng mạn vv và đạt được mục đích. Trong việc học tiếng Nhật cũng thế và trong cuộc đời cũng thế. Với phụ nữ bạn phải "sến" ở mức độ vừa phải mới tìm đường vào trái tim của họ được. Nếu bạn "sến" ở mức độ đỉnh cao, bạn thu hoạch phụ nữ thông minh xinh đẹp, vậy thôi. Nếu bạn không sến được thì chịu rồi, chẳng thu được mấy. Trong cuộc đời cũng vậy, muốn lấy được công việc từ khách hàng, bạn cũng phải biết cách sến đúng cách. Vì sến đúng cách thể hiện bạn thông minh, hài hước, làm được việc.

Ai chả thích sến! Nhưng sến được hay không thì lại là chuyện khác.

Làm thế nào "sến" để thành công

Sến nhưng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh và dùng ngôn từ to tát kiểu đao to búa lớn. "Đấu tranh" (闘争する tousou suru) thì tốt hơn là "chiến đấu" (戦う tatakau). Vì nó thể hiện bạn biết cách sử dụng và phân biệt sắc thái của nhiều từ, vốn từ và cách dùng từ của bạn phong phú và bạn không phải là người nhàm chán. Phải là ngôn từ to tát kiểu đao to búa lớn. Không bao giờ ngại dùng từ đao to búa lớn kiểu "cuộc đấu tranh của tôi" (my campaign). Vì bạn có khả năng dùng nhiều từ hơn nghĩa là bạn thông minh hơn. Những đại văn hào như Shakespeare có vốn từ cao hơn hẳn người thường. Vốn từ ở đây là những từ mà một người có thể sử dụng.

Sến không quan trọng là nội dung sến mà là hoàn cảnh sử dụng và thái độ của bạn. Sến như thể bạn đang nghiêm túc, và nghiêm túc như thể bạn đang sến. Điều này cũng như hài hước: Hài hước không hẳn là do nội dung mà là do cách thể hiện. Tóm lại là nếu người sến là người thông minh thì mọi người lại thích thế. Cũng như nếu lời sến súa mà do anh chàng đẹp trai kiểu cổ điển phun ra thì phụ nữ lại thích, nên quan trọng vẫn là đẹp trai hay không mà thôi.

Tóm lại thì phải có yếu tố sến thì văn vẻ mới hay được. Những người không có yếu tố sến thì thường là nói chuyện nhàm chán, tầm thường hoặc đơn giản là vốn từ quá ít, chỉ biết từ thông dụng. Nỗi đau lớn nhất của nhân loại chẳng phải là sự tầm thường sao? Vì không bao giờ biết dùng từ đao to búa lớn nên cuộc đời cũng sẽ chỉ tầm tầm tới cuối đời mà thôi. Những người dùng từ đao to búa lớn thì đã như Donald Trump cả rồi. Không có ai thành công mà không biết dùng từ đao to búa lớn tức là ngôn từ to tát. Và chú ý là, ngôn từ to tát không phải là nổ, bốc phét, một tấc lên trời, thùng rỗng kêu to, nói mà không nghĩ, mà ngôn từ to tát kiểu đao to búa lớn thể hiện một tinh thần hay một ý chí lớn.

Nếu bạn ăn nói quá tầm thường, phải chăng vì bạn đã không đấu tranh mà chỉ sống qua ngày đoạn tháng?

Ngôn ngữ tầm thường thường thể hiện một tinh thần tầm thường, một ý chí tầm thường. Thiếu ý tưởng và thiếu lý tưởng. Vì thế hãy coi chừng. Nói theo ngôn từ đao to búa lớn của Donald Trump trong "My Campaign" (Cuộc đấu tranh của tôi) thì đây là "kiểu người giẻ rách".

Coi chừng học tiếng Nhật của người Nhật tầm thường

Nếu học tiếng Nhật từ một ông cụ, bạn sẽ thều thào.

Vì thế, học Tô-đai là một lợi thế. Bạn phải học từ người IQ cao thì nói tiếng Nhật sẽ khá hơn nhiều, vì quan trọng là cách nói. Nghe một người nói hay thì bạn tự sẽ nói hay theo. Vì thế, môi trường học vấn là tương đối quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Hoặc ví dụ, nếu bạn quen một nghệ nhân người Nhật thì học tiếng Nhật khá hơn nhiều.

Học tiếng Nhật từ người Nhật tầm thường sẽ nói theo kiểu tầm thường, theo đúng mô-típ của người ba phải hoặc khuôn mẫu. Có gì thú vị khi nói chuyện với người ba phải, không chính kiến, hay rập khuôn?

Đáp án đúng là chẳng có gì thú vị cả ^^ Họ không bao giờ nói đao to búa lớn, không bao giờ làm phật lòng ai, ai cũng có vẻ "quý" họ, nhưng rốt cuộc không ai thật sự chơi với họ hay thật sự tôn trọng họ cả.

Nhưng vấn đề là, việc gặp người Nhật thông thái hay gặp người Nhật tầm thường chỉ là may rủi do định mệnh. Điều này lại là DO MAY MẮN. Theo kiểu, sinh ra trong gia đình nào chỉ là DO MAY MẮN. Nếu không có may mắn mà sinh ra trong gia đình giáo dục thấp, ý thức thấp thì ngay từ đầu IQ đã thấp, khó mà học tập vươn lên trong cuộc đời. Và thật sự là tôi không thấy nhiều người may mắn lắm.

Ngay từ đầu họ học trường lớp dở tệ, phát âm dở tệ, cách học dở tệ, học ngữ pháp dở tệ. Học mãi cũng vẫn chỉ tầm tầm bậc trung, đi làm với thu nhập tầm tầm bậc trung, nhận công việc tầm tầm bậc trung ... trở xuống, bị xã hội chèn ép cùng cực. Việc không học trường lớp tốt là điều không may mắn, nhưng ai cũng tặc lưỡi kiểu "rồi sẽ ổn" và thứ tiếng Nhật tầm tầm, kiến thức dở tệ cứ đeo bám mãi. Do đó, đại khái nghe cách phát âm, cách hành văn là biết ngay trình độ tiếng Nhật.

Tại lớp Cú Mèo, tôi yêu cầu phải nói to, hào sảng và ăn nói đao to búa lớn, càng đao to búa lớn càng tốt.

Điều này sẽ giúp bạn thành công mà thôi. Nếu bạn có thể gào tiếng Nhật rõ từng chữ, bạn sẽ thành công. Tôi thường hướng dẫn đọc đúng từ và biết cách đánh vần tiếng Nhật là vì vậy. Phát âm to, rõ, đúng từng từ thì bạn mới phát âm chuẩn các từ và phát âm chuẩn cả câu. Điều này phải luyện tập lâu dài và phải tự giác trong việc luyện tập ở nhà.

Càng nói to, càng hào sảng (hay nỗ lực trong việc đó) thì trong tương lai càng dễ thành công. Đây không phải là MAY MẮN mà là TƯ DUY ĐÚNG ĐỂ THÀNH CÔNG.

Vì thế, học tiếng Nhật đúng cách ngay từ đầu là rất quan trọng. Tư duy ngôn ngữ đúng cũng quan trọng. Muốn có mọi thứ trong cuộc đời? Hãy tư duy đúng, vậy thôi. Sau đó chỉ cần nỗ lực vừa phải.

Vì thế, tôi mới nói là muốn thành công vẫn phải có yếu tố "sến". Muốn tìm được đường vào con tim người khác giới thì phải có chút yếu tố "bad boy/bad girl" nhưng việc này lại ngoài khuôn khổ bài viết.

Tôi muốn nói là ai cũng có thể thành công nếu MAY MẮN TỪ ĐẦU và có nỗ lực. Và hãy "sến" ngay từ ngày hôm nay nhé, trước khi quá muộn.
Takahashi

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

[Ngữ pháp N1] Hướng dẫn cách sử dụng mẫu ngữ pháp ごとく・ごとき・ごとし

ごとく(如く)、ごとき(如き)、ごとし(如し) là "như", "giống như", viết kanji là chữ 如 [như] (trong 突如 [đột như], 如来 [như lai]).

ごとく・ごとき・ごとし =  NHƯ

人生朝露の如し (じんせいちょうろのごとし)
Đời như giọt sương mai (ngắn ngủi trống rỗng)

人生は梅の実如きものだ。加工法次第である。
Đời là thứ như trái mơ. Tùy cách chế biến.

天下麻の如く乱れる

VÍ DỤ

彼は風のごとくやってきては、またどこかへ行ってしまった。
いつものごとく、社長の話は長い上につまらなかった。
雲のごとく、周りにしばられず、ふわふわと生きていきたい。
このお酒は、絹のごとくなめらかな舌触りだ。
彼は風のごとくやってきては、またどこかへ行ってしまった。
いつものごとく、社長の話は長い上につまらなかった。
雲のごとく、周りにしばられず、ふわふわと生きていきたい。
このお酒は、絹のごとくなめらかな舌触りだ。
天使の如き
母の如き愛
夢の如き生活
左記の如し
真人は小児の如し
読書の精神におけるなお食物の身体に於けるが如し
敵は攻勢を開始せんとするものの如し
仕事は山の如し
細雨煙るが如し

HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG GOTOKU/GOTOKI/GOTOSHI

[Ngữ pháp N3] Hướng dẫn sử dụng và phân biệt mẫu ngữ pháp もしかして・もしかしたら với ひょっとして・ひょっとしたら

もしかして(若しかして)、もしかしたら(若しかしたら)、もしかすると(若しかすると) về cơ bản là giống nhau.
ひょっとして、ひょっとしたら、ひょっとすると về cơ bản làm giống nhau.
Lưu ý: もしかしたら/ひょっとしたら mà dịch là "có lẽ là" là không đúng. Và dịch cả hai giống nhau cũng là không đúng.

Cách dùng mẫu ngữ pháp もしかして(若しかして)、もしかしたら(若しかしたら)、もしかすると(若しかすると)

Ý nghĩa:
もしかして=if…, by any chance, perhaps, possibly
もしか‐して【▽若しかして】 の意味
出典:デジタル大辞泉
[副]
1 「もしかしたら」に同じ。「君、―からだのぐあいが悪いんじゃないの」
2 「もし1」に同じ。「―都合がつかないのなら、無理しなくてもいい」
もしかしたら = perchance, possibly, peradventure, perhaps, mayhap, maybe
もしか‐したら【▽若しかしたら】 の意味
出典:デジタル大辞泉
[副]疑いながら推定するさま。ひょっとしたら。もしかすると。「―行き違いになったのかもしれない」
もしか‐すると【▽若しかすると】 の意味
出典:デジタル大辞泉
[副]ひょっとすると。もしかしたら。「―助かるかもしれない」

Sắc thái và cách dịch chuẩn: Tại Lớp học Cú Mèo N2. Tranh luận và quiz tại lớp học sẽ vui và "động não" hơn từ đó hiểu sâu sắc hơn.

Ví dụ và cách dùng
Dùng ở đầu câu và cuối câu dùng かもしれない(かも知れない)、かもしれません(かも知れません)、かも (dạng tắt của かもしれない/かもしれません)。

もしかしてあの人にお会いになったらよろしくお伝え下さい。
もしかして彼らは負けたのですか?
もしかして彼らは試合に負けたの?
もしかしてあなたは怒っていますか。
あなたはもしかしてジョンですか?
あなたはもしかして日本人ですか。
もしかしたら彼も来るかもしれない。
もしかしたら私は病気かもしれない。
もしかしたら気づいているかもしれないけど……
もしかしたら友達と飲みに行くかもしれません。
もしかしたら私には時間が与えられるかもしれません。
もしかしたら彼らは兄弟かもしれませんね。
もしかしたら今回はダメかも
「彼は来るだろうか」「もしかするとね」
もしかすると明日は雨かもしれない。
もしかするとメールが届かなかったのかもしれません。
もしかするとあなたは日本人ではないのですか?
もしかすると、あなたはそれを一生理解できないかもしれない。
彼が結局足をまた使えるようになる可能性は、もしかするとあるかも知れない。

Cách dùng mẫu ngữ pháp  ひょっとして・ひょっとしたら・ひょっとすると

Ý nghĩa:
ひょっとしたら = perchance、possibly、peradventure、perhaps、mayhap、maybe
ひょっと‐したら の意味
出典:デジタル大辞泉
[副]もしかしたら。「―そこで会えるかもしれない」
ひょっとして = perchance、possibly、peradventure、perhaps、mayhap、maybe
[副]もしかしたら。「ひょっとしたらそこで会えるかもしれない」
もしかして。万が一にも。 「 -火事にでもなったらどうする」

Sắc thái và cách dịch: Quiz và tranh luận tại lớp học Cú Mèo N2.

Ví dụ và cách dùng

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Hướng dẫn cách học lớp luyện thi Cú Mèo Nx: Học theo session để thành công

Bài viết này cung cấp cho các bạn cách nhìn khái quát về lớp luyện thi Cú Mèo các trình độ (gọi chung là Nx). Nếu chỉ học online sẽ không hiệu quả vì nhiều lý do như thiếu tương tác và không có người thực sự hiểu sắc thái để chỉ cho bạn cũng như sửa chỗ sai của bạn. Vì thế, nếu có điều kiện bạn nên tới lớp học và mục đích của lớp Cú Mèo Nx là giúp các bạn thực sự có nền tảng chắc chắn của trình độ tương ứng, đương nhiên nếu bạn hiểu thì đi thi sẽ dễ hơn nhiều. Lớp Cú Mèo cũng chỉ ra chỗ sai của bạn và các phương pháp học tiếng Nhật thành công + cách tư duy đúng về ngôn ngữ (và cuộc đời, đôi khi).

Lớp Cú Mèo luyện thi theo session

Mỗi session (phiên) gồm 10 buổi, khoảng 90 phút/buổi. Sau mỗi phiên sẽ nghỉ một vài buổi để các bạn tự ôn tập và tổng kết lại phiên đó, còn lớp Cú Mèo sẽ tiếp tục soạn bài cho phiên tiếp theo. Chú ý là không phải học 10 buổi là xong trình độ Nx mà là các phiên sẽ tiếp nối nhau liên tục và học lên cao dần.

Session tại lớp Cú Mèo

Học xong một phiên cần thời gian ngắn để nghỉ ngơi và sự nghỉ ngơi này là vô cùng quan trọng. Nếu không nghỉ ngơi não sẽ không sắp xếp lại kiến thức đã học được. Trong thời gian nghỉ ngơi này bạn nên thư giãn nhưng không thư giãn hoàn toàn mà sử dụng để "hồi tưởng" đồng thời sắp xếp lại kiến thức đã học trên lớp.

Mỗi session sẽ là 10 buổi, mỗi buổi sẽ gồm đọc hiểu ngữ pháp + luyện tập (PRACTICE). Mỗi ngày sẽ học thêm một chút kiến thức mới (quiz về dịch, ngữ nghĩa, ngữ pháp, sắc thái) đồng thời luyện tập thường xuyên. Thông qua luyện tập sẽ phân biệt các từ tương đồng ví dụ như là nhóm từ chịu đựng chẳng hạn, từ đó nâng cao vốn từ vựng và học thông qua câu ví dụ mà không học chay.

Chúng ta cũng học ngữ pháp theo nhóm, từ vựng ngữ pháp theo nhóm để hiểu đúng và phân biệt được sắc thái cũng như cách sử dụng đúng (để thi JLPT điểm cao).
Ví dụ học ngữ pháp theo nhóm:
[Ngữ pháp N2] Cách dùng mẫu ngữ pháp 上は(うえは) "một khi (đã) (dạng viết)"[Ngữ pháp N2] Cách dùng mẫu ngữ pháp 以上(は) "một khi (đã)”[Ngữ pháp N2] Cách dùng mẫu ngữ pháp からには[Ngữ pháp JLPT N2 (N1)] Cách dùng mẫu ngữ pháp からこそ、てこそ、ばこそ

Bạn nào phù hợp với lớp luyện thi Cú Mèo Nx?

Ví dụ một buổi học tại lớp Cú Mèo N4/5

Dưới đây là ví dụ メモ (note) về một buổi học tại lớp Cú Mèo N4/5. Từ nay lớp Cú Mèo sẽ đăng ảnh bảng các bài học lên, tuy nhiên, ảnh chỉ là tham khảo một số ít nội dung mà thôi. Còn trên lớp phát tờ ngữ pháp để đọc hiểu + học sắc thái + học dịch và phát tờ kiểm tra để kiểm tra trắc nghiệm.

Việc đăng ảnh là để các bạn học trên lớp HỒI TƯỞNG lại khi về nhà. Từ đó biết được mình học cái gì. Các bạn có thể chụp ảnh bảng thoải mái đừng chụp Takahashi quăng lên mạng thôi (để tôi còn tiện làm nhiều việc xấu xa khác ^^).

Ngày 7 session (phiên 1) lớp Cú Mèo N4/5

Bảng chỉ là một phần thông tin rất nhỏ trên lớp học mà chủ yếu là các quiz khi đọc hiểu ví dụ ngữ pháp cũng như quiz khi làm bài trắc nghiệm.

Ví dụ thế này: 人 và 人間 khác nhau thế nào. 人 nghĩa là gì như trong câu 人の部屋に入るな。
深める nghĩa là gì. >>Nghĩa đen và nghĩa bóng
太い và 太っている khác gì nhau. Chúng khác nhau!
細い và やせている khác gì nhau. Chúng khác nhau!

Thông qua việc quiz thì chúng ta mới hiểu sâu về ngôn ngữ được.

Ngoài ra, chúng ta phải học các từ liên quan và phải học từ vựng thông qua ví dụ và hiểu sắc thái, tuyệt đối không học chay từ vựng.

Tại lớp Cú Mèo thì học tiếng Nhật là một chuyện, còn phải học sắc thái tiếng Việt nữa. Bằng cách quiz sắc thái tiếng Việt thì các bạn sẽ hiểu vì sao người Nhật nói thế. Đối với tôi tiếng Nhật và tiếng Việt chỉ như là một ngôn ngữ mà thôi. Tôi tư duy tốt cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Nhật và dịch qua dịch lại chỉ như là truyền giữa hai bàn tay cho nhau. Trong tương lai nếu bạn làm việc sử dụng tiếng Nhật thì đây chính là MIỀN ĐẤT HỨA của bạn. Bạn phải mỗi ngày nỗ lực một chút, đấu tranh một chút để tới gần hơn MIỀN ĐẤT HỨA.

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Cách học tiếng Nhật: Muốn giỏi tiếng Nhật phải "lao tâm khổ tứ" đúng cách

NO PAIN, NO GAIN = 苦は楽の種 (くはらくのたね)
Sự thật: Người học tiếng Nhật thì nhiều người giỏi có bao nhiêu.
Điều khác nhau nằm ở đâu?

Muốn giỏi phải "lao tâm khổ tứ"

Muốn giỏi tiếng Nhật thì phải dấn thân vào việc học bằng cách tham gia một lớp học thật sự như Lớp học Cú Mèo. Học online sẽ không thể hiệu quả vì không có sự tương tác (interaction). Ngôn ngữ không chỉ là từ ngữ mà còn là ngôn ngữ cơ thể (body language) và biểu cảm. Việc tương tác trực tiếp trên lớp sẽ giúp bạn hiểu tốt hơn.

Hơn nữa, học khóa online trả tiền thường chỉ khiến bạn tốn tiền (tốn không nhiều) và còn tốn thời gian, công sức (tốn nhiều) mà không hiệu quả (thật ra hiệu quả nhất thì học ở các trang Saromalang + JPLANG + NHK như tôi đã giới thiệu, lại HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ). Vì bạn không tương tác, không có ai giải đáp thắc mắc, không lên lớp học thật sự nên không có nhóm cùng học để học qua thắc mắc của các bạn khác vv. Và đơn giản là không có tinh thần, không khí lớp học.

Cũng như chuyện bạn tải cả tấn PDF sách học về máy vậy. Bạn không bao giờ học được. Cách học tốt nhất chính là mua sách giấy và hãy mua sách có bản quyền, in đẹp.

Việc tương tác trên lớp rất quan trọng.

Tương tác giúp huấn luyện viên biết được điểm yếu của bạn, từ đó chỉ cho bạn cách khắc phục. Ngoài ra, học có tương tác thì vui hơn. Bạn học với nhiều người thì sẽ có không khí tốt hơn. Ví dụ, khi nghe sửa chỗ sai của người khác thì bạn cũng tiến bộ. Khi làm bài quiz tại lớp học Cú Mèo thì sẽ có bạn làm sai và tôi sẽ giải thích vì sao bạn đó sai. Vì thế, tuy bạn không làm sai nhưng bạn vẫn học được từ chỗ sai của người khác.

Vì thế, học nhóm một số người nhất định thì sẽ giúp bạn học được từ cả sai lầm của người khác, do đó mà kiến thức của bạn sẽ vững chắc hơn. Ngoài ra, khi huấn luyện viên yêu cầu bạn giải thích cho các bạn chưa biết thì bạn sẽ rèn luyện được cả khả năng diễn đạt, giải thích nữa. (Và chỉ dạy người khác cũng lại là cách học rất tốt!)

Làm sao để "lao tâm khổ tứ" đúng cách

"Sến" tiếng Nhật nói thế nào?

Trên lớp Cú Mèo thì có bạn hỏi "sến" tiếng Nhật nghĩa là gì. Tôi sẽ để các bạn tự tìm hiểu.
Trước hết về ngữ nghĩa mà nói thì "sến" là gì?


Ví dụ: Anh ta sến lắm.
Sến súa quá.
Nói chuyện sến quá.
Nhạc sến. Cách nói chuyện sến.

Ví dụ về sến

  1. Liệu cha của em có phải là một tay trộm hay không? Vì ông ấy đã lấy cắp những vì sao trên trời và đưa chúng vào mắt em.
  2. Khi ngã từ thiên đường xuống trần gian em có đau không?
  3. Hẳn là em đã mỏi nhừ, vì em chạy trong tâm trí anh suốt cả ngày.
  4. Xin lỗi tôi đã làm mất số điện thoại của mình. Tôi có thể mượn số của cô được không?
  5. Cô có tin vào tình yêu từ cái nhìn đầu tiên không, hay để tôi đi qua một lần nữa?
  6. Xin lỗi cô, cô có hôn người lạ không? Không à? Vậy thì hãy để tôi tự giới thiệu nhé.
  7. Chân em có đau khi chạy suốt đêm trong giấc mơ của anh không?
  8. Tôi mới tới thành phố này. Liệu em có thể chỉ dẫn cho tôi đến căn hộ của em được không?
  9. Xin hỏi cô có bản đồ không? Tôi cứ bị lạc hoài trong đôi mắt cô.
  10. Điều duy nhất đôi mắt em chưa nói cho anh biết là tên của em.


Vậy thì "sến" là gì?

Đây là định nghĩa của Takahashi: "Sến" là khi bạn nói điều gì đó mà bạn nghĩ là thông minh/hài hước/lãng mạn nhưng thực sự mọi người đã biết tỏng câu đó từ lâu và vì thế nó không còn thông minh/hài hước/lãng mạn nữa mà chỉ còn là câu chuyện cũ rích của kẻ mới lượm lặt được. Bạn xuất hiện như một kẻ ngốc vì người ta đoán được bạn sẽ nói gì kết thúc câu chuyện ra sao vì ý tưởng của bạn quá nhàm chán, cũ rích.

Nếu bạn là một phụ nữ thông minh mà gặp những lời làm quen (pick up lines) ở trên thì chắc chắn không khác gì tra tấn màng nhĩ. Vậy bạn phải làm gì khi gặp những lời sến súa.

Maria Schell có lẽ không thể ngờ ngày nay cô vẫn cực kỳ nổi ở VN!

Nguồn gốc của từ "sến"
Có lẽ là từ cô "Maria sến sẩm" hay "Maria sến súa" mà ra theo giải thích như dưới đây.
Nguồn gốc từ SẾN và ý nghĩa
Quay ngược lại lịch sử khoảng từ 1958 cho tới những năm đầu thập niên 60, giới trẻ ở Sài Gòn nhanh nhạy tiếp thu cái mới. Phong trào học hỏi theo văn minh phương Tây mặc dù đã xảy ra trong giới trung lưu và thượng lưu VN từ thời Pháp thuộc, đến giai đoạn này thì nó đang diễn ra mạnh mẽ trong cả những người thuộc giới bình dân. Trong bối cảnh đó, bộ phim nổi tiếng “The Brothers Karamazov” (Anh em nhà Karamazov – Hollywood dựng năm 1958 theo tác phẩm của đại văn hào Nga Dostoievsky) được du nhập vào VN. Với hình ảnh của cô đào mới nổi có thân hình rực lửa tên là Maria Schell (nữ diễn viên người Áo Maria Schell), suốt bộ phim, cô thường nhảy những giai điệu lãng mạn với những bài ca mùi mẫn. Giới trẻ Sài Gòn đã nhanh chóng tiếp thu hình ảnh đó và hình thành một trào lưu trong xã hội.
Đường phố Sài Gòn trở nên phổ biến những hình ảnh lớp người trẻ bình dân lao động thích bộ đi nhún nhảy và hát nghêu ngao những bài ca mùi mẫn, sướt mướt giai điệu và lời ca trữ tình ướt nhẹp, dễ dãi, đại loại như “Em ơi, nếu mộng không thành thì sao”. Báo chí lúc đó đã đăng một bài để phê phán cái tâm lý học đòi hình thức trống rỗng không có nội dung của trào lưu kia, và họ đã chính thức dùng từ “Ma-ri Sến” (phiên âm nhái đi của “Maria Schell”) để đặt tên cho trào lưu.
Kể từ bài báo đó, từ “Ma-ri Sến” (đọc gọn là “Sến”) được người dân Sài Gòn chính thức dùng để chế giễu những kiểu thể hiện hình thức lòe loẹt, những ngôn từ quá bóng bẩy ủy mị có nguồn gốc từ tâm lý bắt chước học đòi, sao chép một cách sáo rỗng mà phía sau nó là một sự rỗng toét thiếu thực lực, thiếu nội dung. Sau này ngôn từ đó được dùng rộng rãi lan ra cả miền Nam (trước 1975) và cả VN hiện nay.
Sau này có 1 dòng nhạc trữ tình bình dân phát triển khá mạnh, ăn sâu và phổ biến trong đông đảo quần chúng. Nhưng có 1 giai đoạn nó bị 1 tầng lớp nào đó ghét cho nên gán cho nó 1 chữ “sến” để phỉ báng dòng nhạc này. Theo ca sỹ Ngọc Sơn thì dòng nhạc này không đáng bị gọi là sến, đối với anh ta thì dòng nhạc nào cũng đáng được tôn trọng, tùy theo cái “gu” của thính giả. Đừng vì tự cho mình là trí thức hiểu biết rồi lại đi chê dòng nhạc trữ tình bình dân là “sến”.

Cách đối phó với lời sến súa khi bạn thông minh

Đơn giản thế này thôi: Với đàn ông thì hỏi, với phụ nữ thì khen. Bạn hỏi lại cho rõ.

"Câu đấy đã bao giờ có tác dụng chưa vậy?"

"Chắc bạn đã chờ cả năm mới có cơ hội dùng câu này nhỉ?"

"Câu đấy là do ông nội anh dạy lại và giờ vẫn còn tác dụng à?"

Tóm lại, hỏi lại như là một bài test IQ, bằng cách này, bạn sẽ thoát được vấn nạn sến lần sau. Vì người sến hiếm khi họ biết là họ sến, nên họ tưởng là họ nói hay lắm, toát lên sự thông minh/hài hước/lãng mạn, nên họ sẽ sến còn lâu đấy.

Sến là một căn bệnh. Nhiều người thành mãn tính và bị bệnh tới cuối đời. Thậm chí giây phút lâm chung họ vẫn tiếp tục sến theo phong cách dặn dò mọi người hãy sống tốt yêu thương nhau hay đại loại thế. Có ý nghĩa gì đâu, công việc của họ đã xong, giờ là lúc cho vào hòm rồi sớm xuống hố, rồi chia tài sản.

Sến là một phần của cuộc đời. Bạn sẽ luôn gặp kẻ sến và luôn phải chống lại tệ nạn sến. Nên đây cũng là lĩnh vực cần phải rèn luyện, thậm chí viết thành sách "Sến và cách phòng chống". Một khi nhân loại còn tồn tại, thì sến cũng sẽ tồn tại.

Tôi biết tất cả về sến. Tuy nhiên, tôi lại không biết "sến" nói trong tiếng Nhật như thế nào ^^ Nên bạn hỏi thì cũng chịu thôi.
Tôi sẽ nói về nhóm từ sến tại lớp học Cú Mèo nếu bạn nào có nhu cầu. Với các bạn học online thì hãy suy nghĩ về ngữ nghĩa và chắc chắn là sẽ tìm ra "sến" trong tiếng Nhật. Suy cho cùng, ở nước nào cũng sẽ có "sến" thôi, "sến" song hành với lịch sử nhân loại và ngôn ngữ.
Takahashi
Đáp án: Sến

Cô ấy tóc vàng, da trắng, đã lên bìa tạp chí Time năm 1957.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

[Ngữ pháp N2] Phân biệt và cách dùng ともかく vs とにかく vs とりあえず vs まず

あああBài viết hướng dẫn cách dùng và phân biệt ともかく(兎も角>>ateji)・とにかく(兎に角>>ateji)・とりあえず(取り敢えず)・まず(先ず) dành cho các bạn dạy và học tiếng Nhật. Tuy nhiên, Saromalang sẽ không để phần dịch để các bạn tư duy tiếng Nhật và mơ mộng. Saromalang sẽ cung cấp cách dịch đúng và giải thích sắc thái chỉ tại Lớp học Cú Mèo (luyện thi JLPT + đọc hiểu ngữ pháp).
>>"Toriaezu" nghĩa là gì? Cách đào vàng ảo... (2013)

Hướng dẫn cách sử dụng ngữ pháp ともかく(兎も角)

Ý nghĩa: (1) Dùng như とにかく "trước hết thì làm gì ..."
(2) Dùng với dạng Nはともかく、- hay Nをともかくして hay Nはともかくして
Giống như khoan hãy bàn tới, khoan hãy nói tới.
Đối tượng: JLPT N2
Cách chia: (1) ともかく、clause。(liên từ)
(2) Nはともかく、-
Nをともかくして、-
Nはともかくして、-
Nはともかくとして、-など。
Cách dịch và giải thích sắc thái: Tại lớp học Cú Mèo
(Chỉ giải thích cách dịch và giải thích sắc thái chính xác cũng như quiz tại lớp học Cú Mèo)

Ví dụ và cách dùng

Từ điển
とも‐かく の意味
出典:デジタル大辞泉
[副]
1 とにかく。ともかくも。「うまくいくかどうか、―やってみよう」
2 (「…はともかく」の形で)…は別として。…はさておき。「交通の便は―、閑静でいい」
[補説]「兎も角」とも当てて書く。
http://dictionary.goo.ne.jp/jn/160357/meaning/m0u/

「ともかくこれから一つ帳簿のほうのお調べをお願いいたしまして……」
値段はともかく、品質のほうが気に入った。
彼が行くかどうかはともかく、元の計画どおりに旅行しましょう。
その歌手は歌はともかくとして、顔がきれいだね。
その案件はともかくとして、まずこの案件に全精力を注ごう。
私は女性関係や人を見下すような態度をともかくして、こんなに頭のいい人はいないと思っている。
成果をともかくして、病院側の期待のためにも、自分のためにも精いっぱい勉強し、国家試験を受けたいと思っている。
才能をともかくして、態度が一番大事ではないかと私は思う。

Hướng dẫn cách sử dụng まず(先ず) "trước tiên, trước hết"

[Ngữ pháp N2] Cách dùng mẫu ngữ pháp 上は(うえは) "một khi (đã) (dạng viết)"

Hướng dẫn cách sử dụng mẫu ngữ pháp 上は(うえは)

Ý nghĩa: một khi đã,  now that, since
Đối tượng: JLPT N2
Cách chia: Verb_plain + 上は
Cách dịch và giải thích sắc thái: Tại lớp học Cú Mèo
Phân biệt với 以上(は): 上は là dạng viết của 以上(は) và thường chỉ dùng trong hoàn cảnh công cộng, trang trọng hay trong văn bản. Ý nghĩa của 上は tương tự 以上(は).

Mẫu ngữ pháp tương tự nhau:
からこそ (chính vì)、からには
ー以上(は)(いじょう)、ー上は(うえは) (N2)
Cách tra: "Cách dùng ngữ pháp" XXX" ở ô Search trên web Saromalang ví dụ "cách dùng mẫu ngữ pháp からには"

Lưu ý phân biệt với: 上で(うえで)/上では(うえでは) làm gì sau khi đã làm gì xong

Ví dụ và cách dùng

約束した上は、どんなことがあっても守ります。

その仕事を引き受けた上は、最後まで責任を持ってやり遂げる。
キャプテンに選ばれた上は、その責任を果たすしかない。
日本に来た上は日本語をマスターして帰りたい。
結婚した上は心の操作の防止対策を講じなければならない。
皆に期待されて出馬する上は、どんなことがあっても当選しなければならない。
入学する上は卒業したい。
留学する上は国立大学または有名な大学に入ることだ。
Takahashi

[Ngữ pháp N2] Cách dùng mẫu ngữ pháp 以上(は) "một khi (đã)”

Hướng dẫn cách sử dụng mẫu ngữ pháp 以上/以上は (いじょう・いじょうは)

Ý nghĩa: một khi đã, because, now that, once
Đối tượng: JLPT N2
Cách chia: Verb_plain + 以上(は)
Nounである以上(は)
なAdjである以上(は)
いAdj以上(は)
Cách dịch và giải thích sắc thái: Tại lớp học Cú Mèo

Mẫu ngữ pháp tương tự nhau:
からこそ (chính vì)、からには
ー以上(は)(いじょう)、ー上は(うえは) (N2)
Cách tra: "Cách dùng ngữ pháp" XXX" ở ô Search trên web Saromalang ví dụ "cách dùng mẫu ngữ pháp からには"

Ví dụ và cách dùng

約束した以上、守るべきだ。
Một khi đã hứa thì phải thực hiện.

JLPT試験を受ける以上は何とかして高い点数を取りたい。
人格を完成させた以上、親から離れて独立すべきだです。
こんなに時給が安い以上は、アルバイトをやめると考える人が出るのも当たり前だよ。
学生である以上、学校の規則を守らなければならない。
「おいしい」以上、満足度を可視化する。
自分なりに決めたことである以上、人の意見に左右されない。
逃げても、逃げてもだめな以上、ふたたび、これに正面から立ち向かわねばならなかった。(青春論・加藤諦三)
Takahashi

[Ngữ pháp N2] Cách dùng mẫu ngữ pháp からには

Hướng dẫn sử dụng mẫu câu からには

Ý nghĩa: now that, since, as long as (because), nhấn mạnh của から = "vì"
Gần giống với からこそ (chính vì)
Đối tượng: JLPT N2
Cách chia: Verb_plain + からには、Clause2
Cách dịch và giải thích sắc thái: Tại lớp học Cú Mèo

Mẫu ngữ pháp tương tự: からこそ (chính vì)
ー以上(は)(いじょう)、ー上は(うえは) (N2)

Ví dụ và cách dùng

約束したからには守るべきだ。
日本に住んでいるからには日本の文化を学びたいと思う。

大会に出るからには優勝したい。
日本に留学しているからには日本のマナーを守らなければならない。
自分の子どもであるからにはその教育をする義務がある。
日本に来たからには日本のルールに従うべきです。
皆で何回も話して決めたことだ。決めたからには最後までやり抜こう。
子どもの立場であるからには親に反対したくても簡単に反対できないよ。
Takahashi

[Ngữ pháp JLPT N2 (N1)] Cách dùng mẫu ngữ pháp からこそ、てこそ、ばこそ

からこそ、てこそ、ばこそ = CHÍNH VÌ (NHẤN MẠNH LÝ DO, NGUYÊN NHÂN)

Hướng dẫn sử dụng mẫu ngữ pháp ーからこそ chính vì

Ý nghĩa: Nhấn mạnh lý do, "chính vì". こそ (chính, chính là) là để nhấn mạnh cho から (vì ... nên).
Đối tượng: JLPT N2
Cách chia: Clause1 + からこそ, Clause2
Cách dịch và giải thích sắc thái: Lớp học Cú Mèo
Mẫu tương tự: Vてこそ(Vでこそ)/Vばこそ (N1)

Ví dụ và cách dùng

愛情があるからこそ心配するんだ。
努力したからこそこの成果が収められたんだ。
その辛い二年間があったからこそ、今のわたしがあると言えよう。
朝遅く起きるからこそ、朝ご飯を節約できるよ。(Cú Đêm ^^)
マクドナルドを食べるからこそ女性に食事で心を操作されない。
年を取るからこそ若いうちから老後生活を保護するために精いっぱいで仕事をするべきだ。
学生だからこそ勉強することだ。
約束したからこそその約束を守れ。
大学時代は学費を稼ぐので精一杯だった。だからこそ一円たりとも無駄にできない習慣ができた。

Hướng dẫn sử dụng mẫu ngữ pháp ーてこそ (ーでこそ)

Ý nghĩa: Nhấn mạnh (lý do), "chính vì, chính là"
Đối tượng: JLPT N2
Cách chia: て(で) + こそ 
Cách dịch và giải thích sắc thái: Lớp học Cú Mèo
Mẫu tương tự: ーからこそ/Vばこそ (N1)

Ví dụ và cách dùng
親になってこそ、親のつらさと楽しさがわかる。
お互いに信じてこそ本音を言える。
君のことを心配してこそうるさく言ったんだよ。
毎日のケアを正しく行ってこそ、美容液の効果がアップする。
そこに行ってこそ彼女がうそをついたことがわかる。
そのゲームは自分でやってこそその面白さが分かってきた。
日本の文化は、日本へ行ってこそ分かるものだ。
今でこそ大画伯(だいがはく)だが昔は売れない画家だった。
スケを気にしないでこそ、男です。
スケとは、女・情婦のこと。
細かいことは気にしないでこそ、真の大物ということか。

Hướng dẫn sử dụng mẫu ngữ pháp ーばこそ

Ý nghĩa: Nhấn mạnh (lý do), "chính vì, chính là"
Đối tượng: JLPT N1
Cách chia: ば + こそ 
Cách dịch và giải thích sắc thái: Lớp học Cú Mèo
Mẫu tương tự: ーからこそ/て(で)こそ (N2)

Ví dụ và cách dùng
厳しく注意したのはあなたの事を思えばこそです。
君の体を思えばこそ、忠告もするのだ。
これまでの蓄積があればこそ、今日までやってこられたのだ。
社長は親切であればこそ働きがいのある職場を作ることができた。
愛していればこそ、別れるのです。わたしの気持ち、わかってください。
子どもの将来を思えばこそ今から貯金しなければならない。
学生であればこそ、クレジットカードは作りやすい。
学生であればこそ利用できるサービスとして学割というプランもあります。
彼は立派な先生であればこそ、学生に尊敬されている。

Đọc thêm: こそあれ (N1)

…はあることはあるが。「図書室でこそあれ、ろくな本はない」
…ではあるけれど。…であるが。
Takahashi

[Ngữ pháp N4/5] Hướng dẫn sử dụng các dạng ngữ pháp そう

Trong bài này Saromalang sẽ hướng dẫn các cách sử dụng ngữ pháp với そう (gồm có 3 cách). Đây là ngữ pháp sơ cấp và có dạy đọc hiểu tại lớp Cú Mèo N4/5. Chú ý là hiểu là một chuyện còn chia thành thạo hay không thì các bạn phải luyện tập nhé.
Bài trước đây có liên quan: "Trông có vẻ" = SOUDiễn tả phán đoán: "Nghe nói ~", "Có vẻ như ~"NÀY ĐÓ KIA NÀO (kosoado)

Nhân tiện, dạy ngữ pháp sơ cấp nhìn chung là vừa dễ vừa khó (với tôi thì dễ vì tôi đã có kinh nghiệm dạy toàn bộ N5 và N4 theo GIÁO TRÌNH TỰ SOẠN). Tôi tuyệt đối không dạy theo sách, đặc biệt là sách Minna. Vì mặc dù ngữ pháp sơ cấp 100 - 200 mẫu nhưng lại có cả 1000 vấn đề cần giải đáp. Ngoài ra, quan trọng là phải học hiểu ngay từ đầu, đặc biệt là trợ từ và phân biệt các loại từ, tại sao lại như thế. Đơn giản là thế này: Phân biệt ba câu dưới đây.
①コーヒーを飲みに行きますか。②コーヒーを飲みに行きませんか。③コーヒーを飲みに行かないのですか。
Ba câu này là khác nhau mà. Giải đáp sẽ có tại lớp Cú Mèo N4/5 nếu làm bài test có ngữ pháp đó hoặc có bạn hỏi.

1. Cách dùng そう thứ nhất: Trạng từ そう (như thế)

そう có vai trò trạng từ tức là "như thế, như đó" gần giống là そのように (theo dạng đó, theo cách đó). Đây là một trong KOSOADO (này, đấy, kia, đâu):
こう như thế này
そう như thế đó
ああ như thế kia
どう như thế nào

Ví dụ:
A:どうやりますか。
B:こうやりますよ。
A:あのカップルがうらやましい。
B:ああなりたい?

Ví dụ cách dùng trạng từ そう trong tiếng Nhật:
そうですか。
あ、そうか。
そう思いますか。
そう思いませんか。
そう思う?
そう思わない?
どうしてそう思われますか。
そうすると反対されるよ。
そうして成功したんだよ。
=そのようにして成功したんだよ。
そうやったらどう?
そういうことですか。
そういう人がいます。

2. Cách dùng そう thứ hai: Trông như, có vẻ như

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

[Từ vựng N3, N2] 気にする・気になる・気に入るなど

Chữ 気 rất phổ biến trong tiếng Nhật thể hiện ý muốn, tinh thần, vv. Khi thi N3, N2 thì cần chú ý các cụm từ sau.
>>気 DRAGON OF LIFE

気にする ki ni suru

mind, bận tâm, để tâm. 悪い結果を恐れて心配する。心にかける。(quán ngữ)

人がなんと言おうと気にする な
噂を気にする

ぜんぜん気にしないよ。
Tôi không bận tâm chút nào đâu.

気になる ki ni naru

Lo lắng. 心配になる。気にかかる。(quán ngữ)

試験の結果が気になる

気を付ける ki wo tsukeru

Chú ý tới.

体に気をつけて。
車に気をつけて帰ってください。

気が付く ki ga tsuku / 気付く kiduku

Nhận thấy, nhận ra.

誤りに気付く
忘れ物に気づく
気がついたらベッドの上だった

気に入る ki ni iru

Yêu thích.

この服が気に入った。
世の中、気に入らないことが多い

Hãy ôn kỹ các cụm từ này để thi N3, N2 cho tốt nhé.
Takahashi

[Trạng từ (phó từ) tiếng Nhật] Nói cay "xé lưỡi" hay rách "toạc"

Cay xé lưỡi, cay tê lưỡi = ぴりっと辛い piritto karai

ぴりっと辛い。ぴりりと辛い。

この担々麺はぴりっと辛い。
Món mỳ tantanmen này cay xé lưỡi.

Cái gì rách toạc = ぴりっと裂ける piritto sakeru

スカーフがぴりっと裂ける
Khăn quàng cổ rách toạc

Trạng từ (phó từ) ぴりっと còn có một số cách dùng nữa các bạn hãy tự tra từ điển nhé.
Takahashi

[Trạng từ tiếng Nhật] Cách sử dụng trạng từ うんざり(と)

Ý nghĩa và cách dùng của うんざり(うんざりと)

うんざり(と)する (verb) là chán cái gì tới tận cổ, giống như 飽きる akiru.
Chán ngấy tận cổ.

彼のダラダラとした、くだらないあまりの長話にうんざりとした。
どこか遠くのところへ旅行しよう。この町はもううんざりだ。

うんざり の意味
出典:デジタル大辞泉
[副](スル)
1 物事に飽きて、つくづくいやになるさま。「あまりの長話に―する」
2 期待が外れてがっかりするさま。げんなり。「あの作家がこんな文を書くとは―してしまう」

Cách sử dụng 飽きる

あ・きる【飽きる/×厭きる/×倦きる】 の意味
出典:デジタル大辞泉
[動カ上一]《動詞「あ(飽)く」(四段)の上一段化。近世後期、江戸で使われはじめた語》
1 多すぎたり、同じことが長く続いたりして、いやになる。「勉強に―・きた」「彼の長話に―・きた」
2 十分に味わったり経験したりして、それ以上欲しくなくなる。「牛肉を―・きるほど食べたい」
3 動詞の連用形に付いて、いやになるほど十分に…するの意を表す。「見―・きる」「聞き―・きる」→飽く
http://dictionary.goo.ne.jp/jn/2618/meaning/m0u/
Takahashi

[Trạng từ tiếng Nhật] Học cách sử dụng và phân biệt さっぱり và すっきり vs すっかり vs あっさり

Cách dùng trạng từ さっぱり

Cách dùng: ーする
Sáng khoải, thoải mái. Quên khuấy (một cách hoàn toàn). Hoàn toàn.

お風呂に入ってさっぱりした。
さっぱりとした味=あっさりとした味
約束をさっぱり(と)忘れていた

デジタル大辞泉
1 不快感やわだかまりなどが消えて気持ちのよいさま。すっきり。「入浴して―(と)する」「思う存分泣いたので―した」
2 いやみのないさま。また、しつこくないさま。あっさり。「―(と)した味」
3 あとに何も残らないさま。すっかり。「約束を―(と)忘れていた」「出世などとうの昔に―(と)あきらめている」
4 (あとに否定を表す語を伴って)全然。まったく。「―見えない」「―だめだ」
[形動]物事の状態が、非常に好ましくないさま。「頑張ったのだが、成績のほうは―だ」
http://dictionary.goo.ne.jp/jn/88505/meaning/m0u/

Cách dùng trạng từ すっきり

Sảng khoái, một cách hoàn toàn.
頭がすっきりする
気分がしっきりする
辛い思い出をスッキリ忘れる方法

すっきり の意味
出典:デジタル大辞泉
[副](スル)
1 わだかまりがなく、気持ちのよいさま。また、よけいなものがないさま。さっぱり。「―(と)した文章」「頭が―する」「気分が―する」
2 服装・姿勢などが洗練されていて、人に好感を与えるさま。「和服を―(と)着こなす」
3 残るものが何もないさま。すっかり。全部。
「身代を―助六に入り上げる」〈伎・助六〉
4 (あとに打消しの語を伴って用いる)ちっとも。まったく。全然。
「―通はぬ事となりて二世の約束あだとなり行く」〈浮・敗毒散・二〉
http://dictionary.goo.ne.jp/jn/118789/meaning/m0u/

Cách dùng trạng từ すっかり

Quên khuấy, quên béng. Làm gì không chừa không sót chỗ nào.
すっかり忘れていた。
すっかり片付けた。

Rất, hoàn toàn = はなはだ(甚だ)
すっかりきれいになったね。
すっかり時間を食ってしまった。

Cách dùng trạng từ あっさり

Đơn giản, dễ chịu vv.
あっさり の意味
出典:デジタル大辞泉
[副](スル)
1 人の性質や事物の状態などがしつこくないさま。複雑でないさま。さっぱり。「―(と)した味つけ」「―(と)している人」
2 時間や手間をかけずに物事が行われるさま。簡単に。「―(と)犯行を認めた」
http://dictionary.goo.ne.jp/jn/4812/meaning/m0u/

ベトナム料理はあっさりしているから日本人の口によく合う。 

Tóm lại thì さっぱり、すっきり、すっかり、あっさり tương đối giống nhau nên các bạn hãy chú ý phân biệt.
Takahashi

[Từ vựng ngữ pháp N2] よほど hay よっぽど

Mẫu ngữ pháp: よほど(余程) / よっぽど(余っ程)

Đối tượng: Từ vựng JLPT N2
Thể loại: Tính từ な/Trạng từ/Danh từ
Ý nghĩa: Chỉ mức độ cao, rất, nhiều ...

Ví dụ và cách dùng

かなりな程度であるさま。
あんな大学に行くくらないら就職するほうがよほど良い。
よっぽどな金額でないとあの家は買えない。
よっぽどくやしかったと見える。
その会社のほうがよほど労働条件がよい。

もう少しで、そうなってしまいそうなさま。あやうく。すんでのところで。
「―行こうと思ったが、どうしても時間が取れなかった」

家にいる方がよほどましだ
彼が怒るというのはよほどのことだ。
Việc anh ấy tức giận là rất hiếm khi.

Nghĩa của よほど(余程)

程よいさま
②かなり。ずいぶん。相当。よっぽど。
③すんでのところで。よっぽど。「ー注意してやろうと思った」
Takahashi

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

[Ngữ pháp N1] Mẫu ngữ pháp ほうがましだ (thà làm gì còn hơn)

Mẫu ngữ pháp: ーほうがましだ。ーほうがましです。ーほうがましである。

Quá khứ: ーほうがましだった。など
Đôi khi thay まし bằng マシ viết カタカナ
Ý nghĩa: Thà ... còn hơn. Thà làm gì còn hơn là làm gì khác.
Đối tượng: JLPT N1

Cách chia

Vたほうがましだ。(Vだほうがましいだ)
Vdic.ほうがましだ。(Vdic.方がマシだ。など)
Nounのほうがましだ。

Lưu ý: 益し mashi [ích] đồng âm với 増し noun tăng thêm (増す masu verb) ví dụ 割増。
にもまして cũng là mẫu ngữ pháp N1 như 以前にも増して.

Mẫu ngữ pháp tương đồng: [Ngữ pháp N4] Nên làm gì Vたほうがいい không nên làm gì Vないほうがいい và sắc thái

Ví dụ và cách sử dụng

彼に会うよりもむしろ死んだほうがましだ。
むしろ(寧ろ) thà ... (còn hơn)

結婚して自由がなくなることくらいなら独身を貫くほうがましだ。

そんな奴に助けてもらうくらいなら、死んだほうがマシだ。

あんなことになるなら、地獄のほうがましだ。

Luyện tập

Thà nhịn đói còn hơn ăn quán lề đường chẳng biết có hợp vệ sinh không.
Takahashi

Phương pháp học tiếng Nhật: Có NIỀM TIN thì sẽ dễ thành công hơn

Thành công hay không thì phụ thuộc nhiều vào sự luyện tập (PRACTICE) thường ngày. Tuy nhiên, có một yếu tố giúp bạn thành công trong việc học và thi tiếng Nhật là NIỀM TIN. Có niềm tin thì bạn sẽ dễ thành công hơn nhiều. Niềm tin tiếng Nhật gọi là 信念 (shinnen, tín niệm). Chữ "niềm" có lẽ từ chữ "niệm (念, quan niệm, 念願 niệm nguyện = mong muốn, 記念 kỷ niệm/ký niệm)" mà ra, còn chữ "tin" là "tín (信)".

"Nỗi niềm" có lẽ là "内念" [nội niệm] chăng?



Hôm trước Saromalang có nói tới đặt MỤC TIÊU đủ tốt để thành công. Để đạt được mục tiêu mà bạn đặt ra, bạn phải có NIỀM TIN rằng bạn sẽ thành công, từ đó hướng bản thân tới cách học tập thành công. Nếu không có định hướng thành công, con người thường tự định hướng thất bại. Dù học tiếng Nhật hay làm gì thì cũng phải có mục tiêu và mong muốn thành công.

Ngoài ra, thành công là một thói quen. Nếu bạn thành công trong việc đạt được mục tiêu tiếng Nhật mong muốn thì bạn cũng dễ thành công hơn trong công việc. Vì kinh nghiệm thành công có khi còn đáng quý hơn cả thành tựu bạn đạt được.

Do đó, cách học tiếng Nhật là rất quan trọng. Nhiều người học tiếng Nhật theo phương pháp không đúng đắn, chay theo số đông, phong trào, hay học không đúng, không tốt từ đầu nên bị hổng kiến thức.

Hoặc đơn giản là học chay không rèn luyện, lên lớp thầy cô giảng một chiều, học sinh ngồi học thụ động. Đây không phải là cách học tốt. Cách học tốt là bạn phải chủ động học trước và lên lớp hỏi những điều mình thắc mắc.

Niềm tin tại lớp luyện thi Cú Mèo

Không phải chỉ các bạn học viên cần niềm tin, mà huấn luyện viên cũng cần niềm tin. Niềm tin của tôi là: Nếu các bạn học theo phương pháp đúng đắn, các bạn sẽ giỏi tiếng Nhật.

Nếu các bạn dịch đúng tất cả mẫu câu, các bạn sẽ giỏi tiếng Nhật.
Nếu các bạn hiểu rõ ngữ nghĩa từ vựng, phân biệt được các từ gần nghĩa thì các bạn sẽ giỏi từ vựng.
Nếu các bạn luyện thi thường xuyên, các bạn sẽ giỏi tiếng Nhật mà tốn ít thời gian nhất.
Nếu các bạn làm quiz trên lớp thường xuyên thì các bạn sẽ dễ khắc cốt ghi tâm hơn nhiều.

Do đó, tại lớp luyện thi Cú Mèo JLPT, huấn luyện viên và học viên sẽ luyện tập theo cách dễ giỏi tiếng Nhật nhất, thông qua hỏi đáp, quiz, làm bài luyện thi hàng ngày (PRACTICE). Hơn nữa, các bạn học cách dịch chuẩn, phân biệt ngữ nghĩa, sắc thái, mẹo thi JLPT điểm cao để vừa xây chắc kiến thức tiếng Nhật từ sơ cấp và thi JLPT điểm cao.

Bằng cách học hiểu, bằng ký ức dài hạn, khi học lên cao các bạn sẽ vẫn học tốt do có nền tảng chắc chắn. Hơn nữa, tại lớp luyện thi Cú Mèo thì luyện từ N4/5 tới N1 nên chắc chắn bạn sẽ có thể học lâu dài và bài bản để trong tương lai làm việc bằng tiếng Nhật và luôn luôn dịch chuẩn - yêu cầu hàng đầu khi làm việc trong công ty Nhật.