Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

Bảng chữ cái và cách phiên âm chữ tôm

Một trong những lý do khiến chữ nôm khó học là chữ nôm BẮT BUỘC PHẢI THỂ HIỆN CÁCH ĐỌC, ví dụ:

𤾓𢆥𥪞揆𠊛些
Trăm năm trong cõi người ta.
(Chữ nôm)

Chữ "trăm" là ghép của bách 百 và lâm 林, chữ "năm" là nam 南 và niên 年. Như thế thì chữ trở nên rất phức tạp và phải ghép bao nhiêu vạn chữ đây?

Còn chữ tôm thì chỉ dùng để CHỈ Ý, không thể hiện cách đọc, nên sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, nếu không có cách đọc thì sao biết chữ đọc là gì? Nhất là thời xưa khi chưa có chữ quốc ngữ do Alexandre de Rhodes (A Lếch San Đơ Rốt) phổ biến vào, thì không có hệ chữ latin để phiên âm, thì các tiên nhân ở nước nam phải làm sao?

Tôi xin giới thiệu cách ký âm (ghi âm đọc) cho chữ tôm như dưới đây.

Ví dụ chúng ta quy định rằng phụ âm đầu L sẽ sử dụng Lúa 稲' thì chúng ta có thể phiên cách đọc cho chữ Lương 糧 là Lúa 稲' + Tương 相 chẳng hạn.

Như vậy chữ LƯƠNG được ghi cách đọc bằng HAI CHỮ TƯỢNG HÌNH là 稲'相.

Để chỉ rõ đây chỉ là phiên âm, chúng ta dùng dấu phẩy dưới (còn dấu phẩy ngắt câu thì là 、 giống tiếng Nhật): 稲',相,.

Tất nhiên là trong sách ghi rõ là phiên âm thì không cần phiền phức ghi thêm dấu phẩy dưới như thế.

Đây là bảng chữ cái phụ âm đầu của chữ tôm:


Danh sách cụ thể bảng chữ cái tôm:
  • [Không có phụ âm đầu như AN, YÊN vv/không vần] 〇 = Phụ âm không
  • 牛' = Phụ âm BA
  • 魚' = Phụ âm CA
  • CHÓ 犬' = Phụ âm CHA
  • 羊' = Phụ âm DA
  • ĐÁ 石' = Phụ âm ĐA
  • GẠO 米' = Phụ âm GA
  • GIÁP 甲 = Phụ âm GIA
  • HOA 花 = Phụ âm HA
  • KHUYỂN 犬 = Phụ âm KHA
  • LÚA 稲' = Phụ âm LA
  • MÈO 猫' = Phụ âm MA
  • NÚI 山' = Phụ âm NA
  • NHẬT 日 = Phụ âm NHA
  • NGUYỆT 月 = Phụ âm MHA
  • PIN 電' = Phụ âm PA
  • PHÁO 砲 = Phụ âm PHA
  • QUY 亀 = Phụ âm QUA
  • RÙA 亀' = Phụ âm RA
  • SƠN 山 = Phụ âm SA
  • TÂM 心 = Phụ âm TA
  • THỎ 兎' = Phụ âm THA
  • TRĂNG 月' = Phụ âm TRA
  • VOI 象' = Phụ âm VA
  • XA 車 = Phụ âm XA

Trong chữ tôm thì không có phụ âm L, hay phụ âm X mà chỉ có phụ âm LÚA và phụ âm XA mà thôi, vì L hay X là của người tây, không phải của ta.

Ví dụ chữ SĂM SOI thì phiên thế nào?

SĂM = SƠN + NĂM (vần) = 山年'
SOI = SƠN + VOI = 山象'

Trường hợp không có phụ âm hay vần: 〇

Ví dụ chữ VỘI VÀNG:
Vội = Voi + Hội = 象'会

Vàng thì có thể dùng trực tiếp chữ 金' (vàng), nhưng phiên âm bắt buộc phải có hai ký tự, nên trường hợp này không cần vần nữa, nên dùng dấu tròn:

Vàng = 金'〇

Tương tự, vần ỘI thì có thể dùng vần HỘI, nhưng không phụ âm đầu:

Ội = 〇会

Ối giời ơi = 〇背 甲天' 〇泳'

Ví dụ phiên âm TRĂM và NĂM

Phụ âm có rồi thì chúng ta cần thêm VẦN, cụ thể là vần ĂM, nhưng cũng như phụ âm, vần ĂM là sản phẩm của người tây, chúng ta chỉ có vần TRĂM, hay vần NĂM mà thôi, và đây là một vần.

TRĂM 百' = TRĂNG + NĂM = 月'年'
NĂM 年' = NÚI + TRĂM = 山'百'

Bạn có thể thấy là các chữ này HỖ TRỢ PHIÊN ÂM cho nhau, vì thế cơ bản là chữ tôm không quy định vần, mà là tùy nghi áp dụng. Dùng chữ đã biết để phiên âm cho chữ không biết. Khi nào hệ thống vần ổn định rồi thì mới quy định cụ thể sau.

Phiên âm tiếng nước ngoài

John thì nói thế nào? Trong chữ quốc ngữ chúng ta viết luôn là John, chẳng qua là vì bàn phím gõ ra được. Chứ không phải là chúng ta tôn trọng tiếng Anh mà viết là John. John chẳng qua là Giôn mà thôi, khi nói ra thì John hay Giôn là một.

Nhưng nếu phải viết chữ Himalaya gốc thì sao? Vì Himalaya đã là phiên âm rồi, chứ nó là tiếng Phạn हिमालय, chẳng ai viết thế này, vì có viết và đọc được đâu.

Vì thế, Himalaya và Hi Ma La Y A thực ra chỉ là một.

Phiên âm thế này:
Himalaya = Hi Ma La Y A = 希〇 麻〇 羅〇 〇伊 〇唖

Không có phụ âm, hay không có vần thì sử dụng 〇 để thay thế vào.

John, tức Giôn thì không có âm hán, nên chúng ta phải ghép âm theo quy tắc, ví dụ:

John = Giôn = Giáp + Ôn = 甲温

Hoặc: John = Giôn = Gia + Ôn = 加温

Phiên âm từ ngữ có tính chất tôn kính

Ví dụ từ CHÚA đi, chữ của nó là 主`, dấu ` biểu thị cách đọc hán việt thứ hai, hoặc thông dụng, nếu phiên âm chữ này thì sẽ thành 犬'舞' (Chó + Múa), rõ ràng không nên.

Vì thế, trường hợp từ ngữ có tính tôn kính thì chúng ta sử dụng phụ âm đầu mở rộng bất kỳ, ví dụ trường hợp này dùng ngay chữ 主 CHỦ vì đây là chữ thông dụng:

Chúa 主` = Chủ + Lúa = 主'稲'

Như vậy về ý nghĩa là người chủ ban cho lúa, cũng khá dễ hiểu và hợp lý.

Hay chữ Phật 仏 mà phiên âm là Pháo Mật (砲密) tức là pháo bí mật thì nghe không đúng tính chất cứu nhân độ thế của phật lắm, nên phiên thế này:

Phật 仏 = Phái + Mật = 派蜜

Tức là phái cử mật ngọt tới cho chúng sinh, thì sẽ dễ nghe hơn nhiều.

Bài tập phiên âm chữ tôm

Bài tập 1: Hãy phiên âm A Lếch San Đơ Rốt bằng chữ tôm.

Bài tập 2: Ghi cách đọc (phiên âm) chữ tôm của "thướt tha", "xuề xòa", "mượt mà".

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Một khái niệm về CHỮ TÔM

Hôm nay tôi xin giới thiệu về một cách ghi tiếng Việt mới, sử dụng CHỮ TÔM. Tôi cũng đã dịch trích đoạn Truyện Kiều bằng chữ Nôm mới (訳摘段伝`翹平'字'南'新') để cho có khái niệm.

Kiểu ghi chữ này gọi là chữ Nôm mới (字'南'新') hay là tân Nôm tự (新南'字). Áp dụng quy tắc viết tắt thì sẽ thành:

Nôm mới = Nới (寛')
tân Nôm = Tôm (蝦')

Do đó, chữ Nôm mới còn gọi là chữ Nới (字'寛') hay là chữ Tôm (字'蝦'). Đây là khái niệm ban đầu về Chữ Tôm (từ nay viết là chữ tôm không viết hoa).

Công việc "ngu công dời núi" (愚公移'山') là sẽ chuyển tất cả các chữ tiếng Việt sang chữ Hán ví dụ:

Tôi yêu mến ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản
我'愛'慕'言語和'文化日本

Như thế, khi người ngoài nhìn vào họ sẽ hiểu được đại khái ý nghĩa của câu nói này, cũng như chúng ta nhìn vào tiếng Hàn vậy.

Đây là một ví dụ trên Wia (tắt của Wikipedia):
悠久한 歷史와 傳統에 빛나는 우리 大韓國民은 3•1 運動으로 建立된 大韓民國臨時政府의 法統과 不義에 抗拒한 4•19 民主理念을 繼承하고, 祖國의 民主改革과 平和的統一의 使命에 立脚하여 正義•人道와 同胞愛로써 民族의 團結을 鞏固히 하고, 모든 社會的弊習과 不義를 打破하며, 自律과 調和를 바탕으로 自由民主的基本秩序를 더욱 確固히 하여 政治•經濟•社會•文化의 모든 領域에 있어서 各人의 機會를 均等히 하고, 能力을 最高度로 發揮하게 하며, 自由와 權利에 따르는 責任과 義務를 完遂하게 하여, 안으로는 國民生活의 均等한 向上을 期하고 밖으로는 恒久的인 世界平和와 人類共榮에 이바지함으로써 우리들과 우리들의 子孫의 安全과 自由와 幸福을 永遠히 確保할 것을 다짐하면서 1948年 7月 12日에 制定되고 8次에 걸쳐 改正된 憲法을 이제 國會의 議決을 거쳐 國民投票에 依하여 改正한다.

Nếu bạn biết chữ hán, bạn còn chẳng cần học tiếng Hàn để đọc được đoạn này! Đây là đoạn mở đầu của "háp Huốc" (hiến pháp Hàn Quốc).

Về tên gọi "chữ tôm"

Gọi là chữ Nới hay chữ Tôm là hợp lý, vì đây không phải là một dạng chữ hoàn toàn mới, mà phát triển và kế thừa từ chữ Nôm (cũ) và chữ quốc ngữ (tây học) ra, tức là NỚI thêm ra. Ngoài ra, chữ này là "chữ Tôm" vì nó mới ra đời, so với hai loại chữ có hàng trăm năm lịch sử kia, thì mới chỉ là "tuổi tôm" mà thôi. Nhưng tôi tin rằng chữ này sẽ phát triển rực rỡ trong 10 năm tới.

Gọi là chữ tôm thay vì là chữ nôm mới, bởi lẽ chữ này tuy có cùng ý tưởng là hán tự hóa tiếng Việt như chữ nôm cũ (tức là chữ nôm mà bạn biết tới ngày nay), nhưng sử dụng một phương pháp hoàn toàn khác, nên nếu nói là "chữ nôm mới" thì sẽ gây hiểu nhầm về phương pháp, tạo ấn tượng sai lầm là chữ này khó học hay khó phổ biến.

Về từ láy và chữ tượng thanh

Ví dụ:
Tượng thanh: Gõ lộp bộp, đầm thùm thụp, vỗ phành phạch
Từ láy: Trăng trắng, đen đúa, chợ búa, thuế má

Đây là một vấn đề mà chữ tôm sẽ phải đối mặt và giành thắng lợi, thì mới có thể tiến xa được.

Trong các từ láy trên thì "trăng", "đúa", "búa", "má" chỉ là luyến láy thêm, để nhấn mạnh hay văn vẻ, mà không mang ý nghĩa (đúa) hay ý nghĩa không liên quan (trăng không phải là Moon, búa không phải là HAMMER, má không phải là CHEEK).

Do đó, trường hợp nay tôi đề nghị sử dụng khái niệm CHỮ LÁY SAU 〱 như sau:

trăng trắng = 〃白' (láy gần y nguyên)
đen đúa = 黒'〱
chợ búa = 市'〱
thuế má = 税'〱

Từ tượng thành "lộp bộp" thì sẽ không có âm hán tương ứng, nên lấy chữ gần đúng là "bộc" 僕 và luyến láy đi một chút, sử dụng dấu tròn như sau:

lộp bộp = 〃僕° (dùng chữ BỘC để luyến)
thùm thụp = 〃蜀° (dùng chữ THỤC để luyến)
phành phạch = 〃白° (dùng chữ BẠCH để luyến)

Trường hợp này không lo nhầm 〃白° là "bành bạch" bởi lẽ, dấu tròn trong 白° có nghĩa là LUYẾN LÁY đi một chút rồi.

Nếu nói là "bành bạch" thì chỉ cần nói là 〃白 mà thôi (^o^).

Ví dụ:

Đêm nay trăng sáng vằng vặc, làm tôi nhớ về quê hương bản quán.
夜'今'娥'光'〃域°、働'我'恋'帰'邦'郷本館。

有'易'暁不'尔°?
-Takahashi-

Một lối viết tắt tiếng Việt (tốc ký)

Chúng ta có thể viết tắt như sau:

ngân hàng = ngàng (hay nghiêm ngặt thì là ng'àng)
Hà Nội = Hội / H'ội
=> chuyến bay đi Hà Nội sắp bắt đầu khởi hành = chay đi Hội sắp bầu khành
Đà Nẵng = Đẵng / Đ'ẵng
đông như quân Nguyên (xem kanji) = đuyên / đ'uyên

cổ phiếu = c'iếu hay kiếu
đầu tư = đư
chứng khoán = choán
công nghệ thông tin = cệ thin

Cách ứng dụng là bạn có thể tốc ký để đỡ tốn công ghi chép nhiều. Ví dụ "giám đốc" có thể ghi là "j'ốc". Nếu đã quy định sẵn thì sau này có thể cứ thế viết và đọc rất nhanh, nhất là các bạn làm nghề dịch nói cần ghi chép nhanh.

Giám đốc công ty = jốc cy

Ví dụ bạn cần ghi chú công việc:

Hẹn gặp giám đốc công ty đối tác chiều thứ hai bàn công việc
=> Hặp giốc cy đác chiều thai bàn ciệc
(H'ặp gi'ốc c'y đ'ác chiều th'ai bàn c'iệc)

Vắt (viết tắt) kày (kiểu này) thì cể (có thể) còn bật (bảo mật) nữa kia.

"Suồng sã", "thành thật", "tinh tươm" thì viết tắt thế nào?

Không thể viết như trên được, mà có thể thêm dấu nháy trước, ví dụ:

suồng sã = ssã hay 'sã (hay s'ã)
thành thật = tthật hay 'thật (thay th'ật)
tinh tươm = ttươm hay 'tươm (hay t'ươm)
chân chất = cchất hay 'chất  (hay ch'ất)

Viết tắt cả tiếng nước ngoài và địa danh