Truyện cổ tích Nhật Bản
鬼婆と小僧 Onibaba to kozou - Mụ quỷ và tiểu tăng
山をこえたとなりの村へお使いに行くように言われました。
「山には、人を食べるおにばばがいるから、このおふだを三枚もって行きなさい。
願い事を言えばかならずかなえてくれよう」
Aru otera ni, kozou-san ga imashita. Aru hi, oshou-sama ni, yama wo koeta tonari no mura e otsukai ni iku you ni iwaremashita.
"Yama ni wa, hito wo taberu onibaba ga iru kara, kono ofuda wo sanmai motte ikinasai. Negaigoto wo ieba kanarazu kanaete kureyou"
Ở một ngôi chùa nọ có một tiểu tăng ở đó. Một hôm, tiểu tăng được hòa thượng sai đi mua hàng ở thôn kế bên bên kia núi.
"Ở trong núi có một con quỷ cái chuyên ăn thịt người, con hãy cầm ba tấm bùa này mà đi.
Chỉ cần con ước điều gì là chắc chắn sẽ thành hiện thực."
お寺 otera: ngôi chùa, "tera" là chùa nhưng trong tiếng Nhật hay thêm "o" như là một cách nói tự nhiên (osake: rượu, oyasumi: đi nghỉ, obon: lễ hội obon, oshigoto: công việc,...). Thêm "o" cũng là cách để cách nói trở nên lễ phép, lịch sự.
こぞう(小僧) kozou: Tiểu tăng, ở đây "zou" là từ Hán Nhật còn "ko" thì lại dùng từ thuần Nhật (ko = nhỏ).
おしょう様 = 和尚様 = oshousama: Hòa thượng, "oshou" là cách đọc chữ "hòa thượng" khi người Nhật mượn chữ Hán từ thời nhà Đường khi đạo Phật truyền bá vào nước Nhật (thông thường phải đọc là "washou"). "sama" là để chỉ người quyền cao chức trọng hay đáng tôn trọng (= "ngài").
山をこえたとなりの村: Làng kế bên ở bên kia núi, "tonari no mura" là "làng kế, làng bên" còn "yama wo koeta" chỉ tính chất "vượt qua ngọn núi", tức là "bên kia núi".
お使いに行く: Đi mua hàng
行くように言われました: Được sai đi (... suru you ni: với mục đích làm gì, được sai làm gì; ... to iwareru: bị bảo là, bị sai làm gì đó)
おにばば: Quỷ cái, "baba" nghĩa là "bà bà"
行きなさい: "Đi đi", "~nasai" (shinasai) là mẫu dùng sai bảo người dưới. (Với người trên: shite kudasai).
願い事を言えばかならずかなえてくれよう:
negaigoto = lời cầu nguyện, ước nguyện
negaigoto wo iu: cầu
kanarazu: chắc chắn
kanaeru: thành hiện thực (mong ước, ước mơ, lời cầu xin)
kureyou: kureru deshou, kureru darou (dạng nói kiểu cách)