Hôm trước Saromalang có giới thiệu ưu điểm và lỗ hổng của
phương pháp Shadowing (phương pháp học vẹt) mà chủ yếu là nói về lỗ hổng. Trong bài này, tôi sẽ giới thiệu về phương pháp phản xạ, đôi khi còn gọi là phương pháp phản xạ trực tiếp (tiếng Anh Direct Reflex (DR) method hay Direct Reflex technology). Tại Saromalang, tôi gọi phương pháp phản xạ trực tiếp là "
phương pháp đốp chát" hay "
phương pháp ăn miếng trả miếng" (tit for tat method) (^o^)
Ví dụ "How are you?" thì bật ra "I'm fine thank you and you?" dù bạn đang ốm liệt giường!
Hình minh họa cho "phương pháp phản xạ".
Đánh giá chung về phương pháp phản xạ trực tiếp
Ở VN người ta thường hay sùng bái con người, sùng bái phương pháp mà không nhìn được toàn cảnh và chân lý khách quan. Họ thích có ai đó lượm được bí kíp nào đó truyền dạy cho họ để nhanh chóng no ấm, tài giỏi. Vì thế quảng cáo sữa cũng hứa hẹn "con cao lớn hơn, thông minh hơn". Không vì thế mà uống sữa sẽ thông minh hơn. Và không vì tìm được "con đường dẫn tới no ấm" mà người ta chỉ cần sùng bái là sẽ no ấm, vì nền tảng của cuộc sống no ấm vẫn là lao động và tư duy sáng tạo.
Phương pháp phản xạ cũng vậy. Không vì học phản xạ mà người ta giỏi hơn. Muốn giỏi hơn? Hãy đọc sách và nghiền ngẫm. Nhưng không hẳn là không có lợi thế.
Về cơ bản, phương pháp phản xạ là một phương pháp tốt, đặc biệt giúp bạn tăng khả năng giao tiếp.
Tuy nhiên, đây chắc chắn không phải là phương pháp giúp bạn giỏi ngoại ngữ, nhất là khi bạn chỉ học theo phương pháp này. Phương pháp này chỉ giúp bạn tốn rất nhiều tiền học mặc dù thực sự bạn có khả năng tăng giao tiếp.
Vậy phương pháp phản xạ trong học ngoại ngữ là như thế nào?
Đây chỉ là mô phỏng cách học của em bé, học thông qua giao tiếp tương tác với người mẹ (chủ yếu) và những người xung quanh (thứ yếu). Trong phương pháp này, người ta chú trọng giao tiếp nhưng cũng có bài tập, luyện tập phát triển cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Theo như tên gọi "phản xạ" thì bạn học thông qua tình huống và phản xạ. Thầy nói một câu và bạn phản xạ bằng cách đưa ra câu trả lời. Ví dụ:
How are you? I'm fine, and you? Me, too.
Đây là một loạt phản xạ. Cứ ai hỏi bạn tên thì bạn bật ra "I'm Saromalang, I'm from Vietnam, I'm studying Japanese. Where are you from? Nice to meet you."
Như vậy, phương pháp phản xạ thì trọng tâm chủ yếu là luyện hội thoại (conversation tức là 会話 kaiwa) thông qua tương tác. Nhưng vì thời gian trên lớp hạn chế, sự luyện tập này có thể phản ánh vào trong bài tập thông qua hình thức điền câu trả lời của bạn trong câu hỏi của sách.
Ví dụ bài tập: Sau một bài đọc về giao thông đô thị, sách sẽ đưa ra câu hỏi "Bạn nghĩ nên có biện pháp nào để giảm ùn tắc giao thông tại thành phố của bạn?" tất nhiên là bằng tiếng Anh. Bạn sẽ viết, sau đó tương tác với giáo viên trên lớp. Thông qua cách này bạn rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nghe thì tất nhiên là nghe băng hay mp3 rồi, tức là sách sẽ có cả bài nghe nữa, sau đó bạn trả lời câu hỏi.
Lỗ hổng của phương pháp phản xạ trực tiếp