Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

当該 và 該当

当該 Tougai và 該当 Gaitou nhìn khá giống nhau và rất dễ bị viết nhầm, nói nhầm. Chữ 該 là CAI (đúng với, phù hợp với, ...) còn 当 là ĐƯƠNG, ĐÁNG.

Ví dụ 当時 touji = đương thời (= thời đó), 当局 toukyoku = đương cục, 正当 seitou = Chính Đáng, 不当 futou (bất đáng) = không đáng, 妥当 datou (thỏa đáng) = thỏa đáng.

Khi đứng ở đầu, thì 当 Tou thường là "đương", chỉ (cái, người, ....) đó.

当時 touji đương thời = thời đó
当初 tousho đương sơ = lúc ban đầu đó
当局 toukyoku = đương cục
当人 tounin đương nhân = người đó
当事 touji đương sự = sự việc đó
当事者 toujisha đương sự giả = người liên quan với sự việc đó

Ngoài ra, những từ sau thì tương đồng tiếng Việt nên khỏi cần bàn:
当然 touzen = đương nhiên
担当 tantou đảm đương = phụ trách

当該 + N có nghĩa là "N đó", tức là chỉ thứ mà "đang nói tới, đang đề cập tới".
Ví dụ 当該官庁 Tougai Kanchou (đương cai quan sảnh) = cơ quan đang nói tới

Còn 該当 Gaitou thì là (người, thứ) "phù hợp với, thích hợp (điều kiện, tư cách, ... nào đó)".
Ví dụ この要件に該当する人 kono youken ni gaitou suru hito = người thích hợp với điều kiện này
該当者 gaitousha (cai đương giả) = người phù hợp, người thích hợp

Chữ 当 thì có 2 động từ là 当たる ataru và 当てる ateru.
Nghĩa cơ bản:
当たる ataru = trúng vào (命中する meichuu suru MỆNH TRÚNG)
当てる ateru = làm cho trúng, đánh cho trúng (命中させる meichuu saseru)

ボールが頭に当たる booru ga atama ni ataru = bóng bay trúng đầu

Trúng số là 宝くじが当たる takarakuji ga ataru
Ví dụ:
宝くじが3億円当たった! takarakuji ga san'oku en atatta = tôi trúng số 300 triệu yên

Chúc các bạn vui với chữ 当 này! Mà các bạn có thấy nó vẽ hình quả táo rơi trúng đầu không nhỉ?
( ヨ là vẽ tóc trên đầu đó)

Còn chữ 該 thì gồm Ngôn 言 (iu = nói) và 亥 Hợi (= heo), tức "con heo nói". Khi con heo mà kêu thì khắp làng khắp xóm nghe thấy, cho nên 該 nghĩa là ĐỦ KHẮP, CHÍNH NÓ, ĐÚNG KHỚP ("đúng là có nhà đang giết heo"). Giải thích thế có hợp lý không nhỉ?

Táo rơi trúng đầu thì ra chữ
(C) Saroma Lang

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Không quên thì chẳng nhớ được gì!

"Khi cố quên là khi lòng nhớ thêm!
Đời việc gì đến, sẽ đến."
Takahashi: Mỗi tội đến muộn màng lúc ta chẳng còn muốn nữa thôi.

Nhiều bạn than phiền là học mãi mà không nhớ được từ vựng, kanji, ngữ pháp tiếng Nhật. Vì thế rất nản. Nản là phải rồi ha ha.

Nhưng hóa ra là họ mới học có đúng ... 1 lần và quên có đúng 1 lần. Sau lần đầu, không nhớ được nên họ nản. Các bạn đó tự gây áp lực phải nhớ ngay sau 1 lần, điều mà THIÊN TÀI cũng phải bó tay. Tự gây áp lực kiểu này thì nản và bỏ cuộc sớm, và KHÔNG BAO GIỜ nhớ được từ vựng, kanji, ngữ pháp.

Tại sao không thử QUÊN 2 lần? Và sau khi quên 2 lần sao không quên thêm ... n lần nữa?

Mấu chốt là ở chỗ này đây. Số lần quên là số lần bạn học. Bạn phải học rồi quên, rồi lại học và quên, ... lặp đi lặp lại cho tới khi nhớ. Thiên tài là những người ĐỦ NGU NGỐC để có thể lặp đi lặp lại một chuyện cho tới khi nhớ hoặc thành công. Ít người thiên tài bẩm sinh lắm!

Khả năng nhớ của bạn chính là số lần bạn quên!

Mỗi lần bạn học, bạn sẽ khắc sâu thêm một ít vào trong đầu của bạn. Vì thế, bạn cần kiên trì. Ngay cả bạn chỉ học 1 lần, thì thông tin có thể đã được lưu tạm vào đâu đó trong não. Ngay cả khi bạn không nhớ, thì có thể nó vẫn còn nằm trong đó. Bạn cứ lặp đi lặp lại thì não sẽ hình thành phản xạ lấy nó ra.

Hãy tưởng tượng não là các ngăn kéo thông tin. Khi cần thông tin, nó phải tra xem thông tin ở đâu và lấy ra. Bạn phải tạo nó thành phản xạ là cần thông tin A thì lấy ở chỗ B. Việc này là VÔ THỨC, nên bạn cần lặp đi lặp lại việc học cho tới khi thành phản xạ vô thức.

Vì thế, những người HỌC KIỂU CƠ HỘI sẽ không có cơ hội giỏi tiếng Nhật. Nếu chỉ học 1 lần là nhớ, thì nhiều người sẽ giỏi tiếng Nhật. Tiếc thay, việc đó là không thể. À mà nếu nó là có thể thì nó là thảm họa đấy ha ha. Vì sao lại là thảm họa thì bạn phải ghé văn phòng Saromalang mà hỏi Takahashi thôi (cứ ghé mà hỏi thoải mái! ^^)

Tóm lại thì bạn phải học thật nhiều và quên thật nhiều lần. Bạn cố quên thì càng tốt (thật ra khi cố quên là khi lòng nhớ thêm, à không phải, là thêm một lần học, nên càng nhớ hơn!).

Tôi không tự nhiên nhớ 2000 chữ kanji trong 2 tuần. Trước đó tôi đã "nhai" trước vài trăm chữ rồi và ngày nào tôi cũng cầm bảng kanji nhai đi nhai lại trong suốt 2 tuần. Sở dĩ tôi biết tôi nhớ hết vì nhìn mặt chữ là tôi biết âm đọc tiếng Việt và nghĩa của đủ 2000 chữ.

Sau đó tôi có quên đây đó, nhưng ôn lại là lại nhớ tiếp.

Học từ vựng cũng vậy, bạn phải có bảng từ vựng và "nhai đi nhai lại" mỗi ngày. Chỉ có một cách là học nhiều lần và quên nhiều lần thôi.

Tin vui cho bạn

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Biến động từ thành danh từ

Câu hỏi của Takahashi: Có bao nhiêu cách biến động từ thành danh từ?

Việc biến đổi từ vựng rất quan trọng khi học ngữ pháp. Bạn bắt buộc phải biết cách đổi từ dạng từ này, sang dạng từ kia. Ví dụ trong tiếng Anh, bạn có thể biến tính từ thành danh từ sử dụng "ness":
tender (adj) => tenderness (noun) sự hiền dịu
Hay biến danh từ thành tính từ bằng "-ly":
love (n) => lovely (adj) đáng yêu
man (n) => manly (adj) nam tính


Cách biến động từ thành danh từ trong tiếng Nhật

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

7 cách học kanji hiệu quả của Saroma Lang

Sách này đã được Saroma Lang xuất bản PDF vào năm 2011. Giờ đăng lên đây để các bạn tham khảo. Học kanji thì cũng dễ thôi, không có gì khó mấy. Nhưng phải bắt đầu thật đơn giản và hiểu một chút nguyên lý.

Sau đó là nỗ lực nhai đi nhai lại hàng ngày cho tới khi nhớ mặt chữ. Tôi nhớ là lúc học tôi chỉ nhìn mặt kanji điểm danh thôi, chứ chưa viết bao giờ!

Bước đầu tiên là nhớ hết mặt chữ, âm Hán Việt và nghĩa đi đã (biết âm Hán Việt rồi thì đoán nghĩa rất dễ!).

Và cách học kanji HOÀNH TRÁNG NHẤT chắc chắn chỉ có tại Saroma Lang ➡ HERE
➡ Học chữ kanji: Suy luận âm Hán Nhật On'yomi (new tab)
➡ Quy tắc chuyển âm Hán Việt qua âm đọc tiếng Nhật (new tab)

Have fun!
Takahashi



CÁCH 1: HIỂU BIẾT VỀ KANJI

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Kawaru

かわる (một nghĩa là CHANGE = thay đổi) có thể viết bằng nhiều kanji khác nhau:
  1. 変わる BIẾN
  2. 代わる ĐẠI
  3. 替わる THẾ
  4. 換わる HOÁN
Cách đọc đều là かわる kawaru.
Câu hỏi của Tahakashi: Các động từ trên khác nhau thế nào về ý nghĩa và cách dùng?

Chú ý là  かわる là động từ tự thân (tự động từ). Động từ tác động (tha động từ) tương ứng là かえる kaeru.

Và かえる cũng có nhiều động từ với các chữ kanji khác nhau:
  1. 変える
  2. 代える
  3. 替える
  4. 換える
Không chỉ có vậy, các động từ sau cũng là かえる:
帰る kaeru QUY = trở về (động từ 5 đoạn)
飼える kaeru TỰ = nuôi được (khả năng, gốc: 飼う = nuôi)
買える kaeru MÃI = mua được (khả năng, gốc: 買う = mua)

Ghi nhớ thế này: Một số động từ đi thành cặp tự động từ / tha động từ với dạng ~わる và ~える.
Ví dụ:
終わる owaru (CHUNG) = xong, kết thúc; 終える oeru = làm cho xong, làm cho kết thúc
加わる kuwawaru (GIA) = được thêm vào; 加える kuwaeru = thêm vào

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI

Kuuki ga yomenai

Cuối cùng, Takahashi tìm được nghĩa chính xác cho 空気が読めいない (kuuki ga yomenai = không đọc được không khí).

 ➡ Bài viết về Kuuki ga yomenai

Trên mạng, "Kuuki ga yomenai" sẽ được gọi tắt là "KY".

Ở Nhật có quan niệm thế này:
空気が読めない人は成功しない Kuuki ga yomenai hito wa seikou shinai
Người không đọc được không khí sẽ không thành công

Và gần đây có thêm quan điểm thế này:

空気を読みすぎると成功しない Kuuki wo yomisugiru to seikou shinai
Đọc quá nhiều không khí sẽ không thành công

Và cuối cùng, Takahashi tìm được nghĩ chính xác sau:


空気が読めいない = VÔ Ý VÔ TỨ / KHÔNG CÓ Ý TỨ

Tức là, quan điểm của một số người Nhật là thế này:
- Người vô ý vô tứ sẽ không thành công

Và: Người quá ý tứ cũng không thành công.

Tại sao lại thế? Ai có thể trả lời được ngoài ... Takahashi??

(C) Saroma Lang

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Bàn về "omou"

思う omou (Kanji: TƯ) = nghĩ
~と思う = (tôi) nghĩ rằng ...

Có câu hỏi thế này:
Trong 2 câu sau, câu nào đúng:
(1)
幸せに生きることを義務と思います
Shiawase ni ikiru koto wo gimu to omoimasu

(2)
幸せに生きることを義務と思います
Shiawase ni ikiru koto wo gimu da to omoimasu

Đại ý: Tôi nghĩ việc sống hạnh phúc là nghĩa vụ.

Và về ngữ pháp chúng khác nhau thế nào?

Đáp án:
Câu đúng là câu 1. Mẫu ngữ pháp là như thế này: