Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Phân biệt sắc thái "thất lễ" và "vô lễ"

Thất lễ (失礼) và Vô lễ (無礼) khác gì nhau về sắc thái?

Cả hai đều là "không đúng lễ nghi, trái với lễ nghĩa".

Tuy nhiên, thất lễ là bạn vô tình làm việc không đúng lễ nghi, trái với lối hành xử thanh lịch.

Ví dụ: 失礼な行為。
先日失礼しました。

Tức là, bình thường bạn là người có "lễ" (hành xử lịch sự đúng lễ nghi) hay để tâm, có ý thức về cư xử đúng nhưng trong hoàn cảnh đó bạn lỡ làm hành động không đúng

Còn vô lễ là chỉ tính chất hay bản chất của con người không có lễ nghi, hay không được dạy dỗ đàng hoàng về lễ ở trong gia đình.

無礼な人 người vô lễ (bản chất là không biết lễ nghi, không biết hành xử có lễ)

Về mặt kanji

THẤT 失 là lỡ làm mất, đánh mất trong lúc đó.

VÔ 無 là không có, không tồn tại.

Bài tập về phân biệt sắc thái THẤT LỄ và VÔ LỄ

(1) Phân biệt 失礼な行為 và 無礼な行為

(2) Dịch các câu sau ra tiếng Việt. (Đã có trên từ điển Yurica nhé)
a. 失礼します。Y↗
b. 失礼しました。Y↗
c. 先に失礼します。Y↗

Takahashi

Trọng âm trong tiếng Nhật: Phân biệt Đoản âm BO và Trường âm BOU

Trường âm(長音、ちょうおん): ぼう BOU (dù âm sau là U nhưng vẫn đậu là "BÔ")
Đoản âm(短音、たんおん): ぼ BO

Bí quyết: Đoản âm ngắn hơn trường âm, chính xác là một nửa. Phát âm chuẩn tiếng Nhật đòi hỏi bạn phải phát âm đúng âm dài và âm ngắn.

Học phát âm tiếng Nhật với Đỗ Nhật Chăm
"Pronunciation first! Make pronunciation great again."

野暮 YABO và 野望 YABOU

YABO: Trọng âm nằm ở YA.
YABOU: Trọng âm nằm ở BOU.

Bạn nào phát âm tốt tiếng Anh thì sẽ phát âm tốt tiếng Nhật, vì tiếng Anh nói phải có trọng âm người nghe mới hiểu được.

Trọng âm là vô cùng quan trọng trong tiếng Nhật vì tiếng Nhật có âm dài (trường âm) và âm ngắn (đoản âm). Vì tiếng Nhật khá ít âm tiết nên phải dùng cách này tăng lên.

Tiếng Việt có vô vàn âm tiết và là ngôn ngữ đơn âm, nên cơ bản là tiếng Việt không có trọng âm. Vì thế, người Việt thường không phát âm được âm dài và âm ngắn chính xác, dẫn tới người nghe không hiểu. Hơn nữa, vì không nói chính xác nên khả năng nghe hiểu bị hạn khế.

Nhân tiện, bạn có phát âm được từ "domestic", "cosmetic", "presentation", "preparation", "laboratory", "dormitory", "reference", "event", "image" trong tiếng Anh không? Nếu bạn phát âm chính xác và người Mỹ hiểu được nghĩa là bạn biết cách phát âm trọng âm đấy.

Tôi không gặp rắc rối gì với trọng âm tiếng Nhật. Như thế gây cảm tình tốt hơn dù chỉ nói điện thoại.

Lý thuyết đủ rồi. Làm ít thực hành nhỉ!

Phân biệt 野暮 YABO vs. 野望 YABOU

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Vì sao phát âm つ TSU khó đến vậy?

Âm つ TSU có thể nói là âm khó phát âm nhất trong tiếng Nhật, vì âm này không có sẵn trong tiếng Việt hay tiếng Anh, nên không thể bắt chước được ngay.

Nếu phát âm là "trư", "tru", "chư" hay "chu" trong tiếng Việt là sẽ sai, vì không đủ âm "rít". Âm TSU không chỉ là âm gió mà còn là âm rít nữa.

Trong tiếng Anh cũng không có âm này nên người học tiếng Anh không thể bắt chước.

Có thể nói âm TSU là đặc thù phát âm tiếng Nhật (phát âm vòm miệng).

Âm TSU này khó nghe rõ và hay bị nhầm với す SU hay ちゅ CHU (CYU).

Phát âm つ đúng mới được coi là phát âm chuẩn tiếng Nhật.

Nào, chúng ta cùng nghe 3 âm na ná nhau này để thấy được tính chất ngang trái của nó.

PHÁT ÂM つ TSU

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Bài đọc hiểu tiếng Nhật tuần sau: 年長者のしぐさ

Japanese reading ability / 日本語の読解練習

Title: 年長者のしぐさ
Source: http://net.keizaikai.co.jp/archives/5379
Content:
 江戸の商家では、一人前の主になると今度は人のために先立って皆の手本となるような生き方を示すように「年長者のしぐさ」という心得を掲げたそうです。
①人をどれだけ笑わせているか?
②人をどれだけ引き立てているか?
③人をどれだけ育てているか?
④人にどれだけ伝承しているか?
 江戸のスローガンは「世のため人のため」と掲げられていましたが、特に年長者になったら、自分さえ輝いていればいいという考え方は粋ではありませんでした。
 自分のために知識や教養を得て満足するだけではなく、今度は、これまでの経験を教訓に人を導く立場となって、自分を育ててくれた人達や社会への恩返しのために、はつらつと振る舞い、慈しみとユーモアの精神を忘れないように心掛け、文化的人道的に過ごしたそうです。
 そして、世の中に必要とされ、敬われるような人間を目指して切磋琢磨し、後輩の育成に尽力を注ぎました。
 職場では商家の主として、学びの場では江戸で発達した「講」の先生として、家庭なら父親、母親としてなど日常における年長者の役割は重要です。江戸の若者たちは、大人たちの背中を見て模倣し学び、その心映えを讃え、愛情を受け取り、隠居の老人や目上の年長者たちを自然と敬い、いつの間にか江戸に「年長者を敬う」心の文化が築かれていったのです。
 これは、江戸しぐさの最大のテーマでもある〝共生〟の精神が土壌にあり、若者たちは身近な年長者たちを敬うことで地域社会と共生し、次は自分もその立場になって人のために活躍しようという感性が身に付いていたのです。
 年長者は、単に年配者という意味ではなく、会社組織なら社長はもちろん、勤務年数や実務経験が多い人、その部署のリーダーなど人を導く立場として、誰にでも当てはまることになります。
 例えば、後輩が業績を伸ばしやすい環境をつくるのは先人の役目でもあると考え、ときにはユーモアで場を和ませる。一歩譲って相手を引き立て良いところは言葉にして誉めてみる。自分が得た知識や技術を分け与えて育成し、その精神も伝承していくのが年長者のあるべき姿だと思えること。その継続が会社の発展にもつながり、やがてその徳は自分にも返ってくることになると江戸商人のリーダーたちは考え実践していたのです。
 あなたは年長者の立場として、どんなしぐさを心掛けていますか? ちょっと視点を変えて先人たちの問い掛けに耳を傾けてみませんか?
「どれだけ人を笑わせているか?」なんて、江戸っ子らしい粋な商人道ですね。

Bài tập học hiểu tiếng Nhật tuần này: 商人道とは何か

Title: 商人道とは何か
Source: http://www.msb.co.jp/topics/253/
Content:
青野豊作氏の著書「新・商人学教科書」により、商人道について考えてみたい。
(1) 商売は私事でなく、公事である。
・商売とは、規模の拡大とより多くの利益の取得を目指すものでなく、社会において自分が果たすべき使命と役割を知り、その上でお客様第一義の立場に立って汗を流し、知恵を絞ることである。
(2) 商売はロマン、夢の追求である。
・商売の意義は、金を儲けることにあるのではなく、自分の夢を追求し、さらにその夢を実現することにある。ロマンを実現するには、熱い思いのほかに、冷徹な数字をもって策定された事業計画と、その計画を着実に実行していく強い意志が不可欠である。
(3) 商売は企業文化である。
・企業文化が、他社にない、消費者を魅了する価値ある商品を生み出すのである。他方、消費者もその企業文化に魅力を感じているからこそ、そのブランド品を買い求める。ブランド品メーカーと消費者は、”ブランド商品“という目に見えるモノを通じて目に見えない企業文化を共有し、さらに、共感と共鳴の大きな輪をつくっているのである。
(4) 商売は戦いであり、覇道である。
・「商人は不断の心がけうすき時は、他よりその商ひを奪ふ。これ軍の利。多年心に懈怠(けたい)なく、商ひの道よく勤め、眷属を養ひ、内を治め、そのうえ家業怠らざれば家栄ゆるなり」(高利遺言)
・覇道とは、商売もお客様を喜ばせ、満足させるために競い合っており、武士の戦場と同じであるということ。
(5) 商売はイノベーションである。
・「商ひは草の種。人に先んずるが肝要。とにお角にも人の気の付ざる所に眼をつけて、人に先を取られぬやう心をつくすべし。」(商家心得草)
(6) 商売は論理であり、システムである。
・商売は、論理が通っていないと経営は成り立たない。あくまでも論理的に考えていかなくてはいけない。
・カネを追わずに、カネが入るシステムをつくるが大切である。

Chỉ cần biết một từ vạn năng để có vẻ giỏi tiếng Nhật

趣旨:ただ一つの万能な言葉を知るだけで日本語が上手そうに見える

Từ đó là:

やばい
YABAI = VÃI

Có thể dùng đứng riêng hoặc YABAI + [TÍNH TỪ], bất kỳ tính từ gì.

Tôi có nói về từ VÃI này rồi. Giờ sẽ là cách để chúng ta xuất hiện có vẻ giỏi tiếng Nhật, tức là thực hành trong cuộc sống.

Bạn có thể xem やばい hay やべー tại từ điển Yurica.

Tóm lại gì người ta nói gì bạn cũng やばい. Nhận xét gì cũng やばい.

Ví dụ:
A:日本語はどうですか。
B:日本語はやばい難しい。
Tiếng Nhật khó vãi.

あなたの英語はやばい。
Tiếng Anh của bạn vãi thật đấy.

Minh họa hình ảnh:

Yabai kawaii = Xinh vãi! / Xinh vãi lúa! / Xinh vãi tè!

Yabai = Sợ vãi! / Vãi tè!

More example

N1取ったの?やばい。
Bạn lấy N1 rồi á? Vãi thật đấy.

勉強はやばい疲れた。
Học mệt vãi lúa.

今日もやばい暑いから気を付けましょう。
熱中症になったらヤバイから。
でも、バイトに行かなきゃので、ほんまにやべー

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Phân biệt sắc thái "test" và "check"

I would like to test my computer.
I would like to check my computer.

Hai câu này sắc thái khác nhau mặc dù nhiều người dịch cả "test" lẫn "check" đều là "kiểm tra".

Dù đều là kiểm tra nhưng test và check khác nhau về sắc thái:

Test: Bạn kiểm tra mà không biết là kết quả có tốt không (vì không biết nên muốn "test" để kiểm tra)
Check: Kiểm tra với tiền đề là máy sẽ chạy tốt (tức là với kỳ vọng sẽ cho ra kết quả tốt)

Tức là TEST mang sắc thái là "để thử" còn CHECK mang sắc thái là "xác nhận".

Bài test trên lớp là bài kiểm tra xem học sinh có học hay tiếp thu bài giảng tốt không.

Check list là danh sách để xác nhận xem thứ gì đó có chạy tốt hay đầy đủ đúng như kỳ vọng không.

Phẩm cách dịch giả là phải dịch đúng sắc thái.

Bằng cách này bạn mới thành dịch giả chuyên nghiệp và có thu nhập cao.

Nhân tiện, để dịch tốt thì phải giỏi sắc thái tiếng mẹ đẻ. Không thể dịch hai từ khác nhau như nhau được. Vì nếu thế thì dùng hai từ khác nhau làm gì?

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Dịch "làm giàu không khó" sang tiếng Nhật

"Làm giàu không khó! Cái khó là làm sao làm được như diễn giả của chương trình
Làm giàu không khó."

Hãy dịch câu trên ra tiếng Nhật.

"Làm giàu" sắc thái là gì và dịch ra tiếng Nhật thế nào?

"Làm giàu" = grow rich
金持ちになる
富を成す
富む

Nhưng thật ra 金持ちになる chỉ là "trở nên giàu có" mà thôi. Đúng không nhỉ?

Làm giàu thường là hiểu theo nghĩa Học + Làm = Giàu (đừng có đầu cơ cây mắc ca siêu lợi nhuận nhé), tức là từ nghèo khó đi lên, bằng sự học tập và nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mà trở nên giàu có.

Chứ lấy người giàu, trúng số, đào trúng vàng, vv thì không thể gọi là "làm giàu" được.

富を成す hay 富む cũng chỉ là trở nên sung túc, nhiều của cải chứ chưa chắc đã là làm giàu.

"Diễn giả"

Người diễn thuyết 演説者 hay người diễn xuất 演出者?
演者

"Biên mậu" trong "thanh toán biên mậu" là gì?

Biên = 辺 = biên giới 国境, biên cương 辺境/辺疆
Mậu = 貿 = mậu dịch 貿易 = thương mại quốc tế

Do đó, biên mậu là chỉ thương mại quốc tế giữa biên giới hai nước giáp nhau, đặc biệt giữa China và VN.

Biên mậu thường chỉ việc giao dịch giữa biên giới hai nước trong một khu vực hẹp, thường là theo kiểu truyền thống trước đây.