Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Tùy cơ ứng biến (thi JLPT)

Lần này đi thi JLPT thì tôi lại không có chuẩn bị gì, vì công việc khá bận. Cũng không ôn luyện gì nhiều mà đi thi theo phương châm TÙY CƠ ỨNG BIẾN (随機応変).

"Tùy cơ ứng biến" nghĩa là thế nào?

"Tùy cơ" nghĩ là tùy theo tình hình, trạng thái ở nơi đó. "Ứng biến" nghĩa là hành động cho phù hợp với sự thay đổi, biến hóa ấy.

"Tùy cơ ứng biến" là tùy theo tình hình cụ thể lúc đó mà hành xử.

Đi thi JLPT lần này cũng vậy. Tôi chẳng ôn gì cả mà chỉ tùy cơ ứng biến. Tùy tình hình đề thi, chất lượng âm thanh vv thế nào rồi lúc đấy mới tính.

Về cách thi, chiến lược thi thì tôi hướng dẫn khá nhiều, nên sẽ vẫn áp dụng được. Quan trọng là làm bài nhanh, đọc thật nhanh. Trong các lớp Cú Mèo tôi đã hướng dẫn chi tiết cách thi và làm sao boost điểm thi lên cao nhất. Nên lần này đi thi theo phong cách UNG DUNG TỰ TẠI.

Trong tiếng Nhật thì "tùy cơ ứng biến" được gọi là 臨機応変 [lâm cơ ứng biến]. Tôi có dịch tại từ điển Yurica.

"Thuật" và "đạo" trong việc học tiếng Nhật

Cách đi thi làm sao điểm cao chỉ là "thuật" (tecnique). Còn chân tài thực học mới là "đạo". "Đạo" trong việc học tiếng Nhật chính là học từ vựng và phân biệt được sắc thái các từ với nhau.

Vì thế, tôi chỉ tập trung học từ vựng và phân biệt sắc thái, ngữ nghĩa, triết lý của từ vựng là chính. Cách học này mới giúp bất chiến tự nhiên thành. Mặc dù tôi có dạy nhiều "thuật" để boost điểm số tại lớp Cú Mèo nhưng không có "đạo" thì kết quả rất hạn chế. Vì thế, tại lớp Cú Mèo tôi dạy về "đạo" là chính, tức là phân biệt ngữ nghĩa, sắc thái các từ vựng, các mẫu câu với nhau.

Nếu chỉ biết "thuật" thì sẽ không thể tùy cơ ứng biến. Nếu biết "đạo" thì mới tùy cơ ứng biến được. Nếu không học "đạo", chỉ học "thuật" (mẹo để đi thi) và hi vọng đỗ thì chỉ là lạc quan tếu (tức là lạc quan mà không có căn cứ).

Hướng dẫn đi thi JLPT kỳ 07/2018

Một số hướng dẫn để đi thi JLPT kỳ tháng 7/2018.

Trước khi đi thi:
- Chuẩn bị như hướng dẫn trong tài liệu hướng dẫn (mang bút chì, tẩy, đồng hồ vv)
- Xác nhận địa điểm thi, giờ tập trung (không phải giờ thi)
- Chuẩn bị nước, áo khoác vv (đề phòng nhiệt độ phòng thi thấp)

Lập sẵn chiến lược thi JLPT của bạn ở nhà theo hướng dẫn tại đây.

Đặc biệt, nếu muốn so đáp án và tính điểm gần đúng ngay sau khi thi xong thì bạn cần phải ghi lại được các câu trả lời của mình. Ví dụ ghi ký hiệu vào phiếu dự thi. Hãy làm sao cho không phạm quy là được. Vì việc ghi ký hiệu "vu vơ" lên phiếu dự thi, ghi lên tay vv thì không vi phạm điều gì cả.

Bạn nên ghi theo phong cách:

Văn chương phú lục đã xong rồi,
Thừa giấy làm chi, chẳng vẽ voi,

... thì sẽ dễ an toàn hơn.


Xin hãy xem Cách ghi lại câu trả lời JLPT để đọ đáp án về sau.

Sau khi thi xong bạn có thể đọ đáp án và dùng công cụ tính điểm gần đúng của Saromalang tại Đáp án kỳ thi JLPT tháng 7 năm 2018.

Về hướng dẫn đăng ký thi JPLT vv, xin hãy xem minh họa tại album Đăng ký thi JLPT kỳ 07.2018.

Bổ sung tháng 8/2018: Làm sao để ghi câu trả lời JLPT ở Nhật khi phần nghe không có phiếu dự thi, không có bút bi để ghi lên ... tẩy?
Theo kinh nghiệm đi thi tại VN thì cơ bản là bạn không được dùng bút bi nhưng lén dùng thì cũng không sao. Nhưng bạn dùng bút chì và ghi lên phiếu dự thi được. Kể cả phần thi đọc lẫn phần thi nghe.

Nhưng ở Nhật thì phần thi đọc thì bạn có thể để phiếu dự thi lên mặt bàn. Nhưng tới phần thi nghe thì bắt bị cất đi. (Phần thi nghe được tiếp tục sau khi nghỉ giải lao.) Do đó, tới phần thi nghe thì bạn không ghi lại câu trả lời được nữa. Bạn chỉ được dùng bút chì nên cũng không thể ghi lên ... tẩy được.

Bạn có thể ghi lên vỏ cục tẩy nhưng một số nơi khó còn bắt phải tháo hết vỏ cục tẩy ra. Mà bút bi mới ghi lên tẩy được, chứ bút chì thì không thể. Vậy phải làm thế nào? Hãy sáng tạo ra nhiều cách, mà cách tôi làm là lấy bút chì đánh dấu lên mặt bàn ý. Sau đó hết giờ chép lại hoặc lấy điện thoại chụp lại. Cách này tôi làm ngay từ khi thi lần đầu tiên, hoàn toàn là tùy cơ ứng biến thôi, vẫn còn nguyên giá trị tới ngày nay.

Good luck!
Takahashi