Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Ví dụ về đồng âm trong tiếng Nhật

Ví dụ kinh điển về đồng âm trong tiếng Nhật:
裏庭には二羽鶏がいる
Ura-niwa ni wa niwa niwatori ga iru
Ở sân sau thì có hai con gà.

Niwa 庭 (ĐÌNH) = sân, ura-niwa = sân sau
には "ni wa" là trợ từ, "ni" là "ở, tại" còn "wa" (viết là "ha" nhưng đọc là "wa") là nhấn mạnh giống như "THÌ" trong tiếng Việt.
Niwa 二羽 là "hai con", chữ 羽 "wa" (kanji: VŨ) dùng để đếm gia cầm.
Niwatori 鶏 (kanji: KÊ) là "gà". Chú ý là, ở đây "niwa-tori" nếu nói theo nghĩa đen thì là "chim vườn", trong đó "tori" là chim chóc, "niwa" là "vườn". Viết theo nghĩa đen luôn thì là 庭鳥.

Đồng âm trong tiếng Nhật thì có rất nhiều, ví dụ ngay cả chữ Nhật Bản 日本 nihon cũng có đồng âm là 二本 nihon ("hai cây") nữa. 日本 cũng được đọc là Nippon tùy người, tùy vùng, nhìn chung là mang tính quốc gia chủ nghĩa hơn là "Nihon".

Vậy làm sao để phân biệt các từ đồng âm trong tiếng Nhật?

Thì cũng sẽ giống như tiếng Việt thôi, ví dụ "mực viết" và "con mực": Cách dùng, ngữ cảnh sử dụng khác nhau.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Học đại học tại Nhật Bản

Thông báo ngày 04/04/2016: Bài viết đã được chuyển qua trang Overseas cho thống nhất.
Xem bài viết đã được đăng tải lại tại đây.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Tiếng Nhật phỏng vấn và tiếng Nhật trong công ty

Bạn đang đi dự phỏng vấn xin việc một công ty Nhật, hay bạn đang làm trong một công ty Nhật? Đã tới lúc bạn cần nói thứ tiếng Nhật chuẩn mực.

"Chuẩn mực" ở đây hiểu theo nghĩa nói chuyện một cách nhẹ nhàng, lịch sự. Một điểm mạnh của tôi khi nói tiếng Nhật là luôn nói một cách "chuẩn mực", mà thực ra thì tiếng nào tôi cũng nói "chuẩn mực" cả. Kể cả khi tiếng Anh, trong công việc hay khi nói chuyện với khách hàng thì bạn không nên xài "I want to ..." mà phải là "I'd like to ...", vì đây mới là chuẩn mực giao tiếp xã giao. Cuối thư hay email sẽ phải là "Best regards" hay "Yours sincerely" vào thì bạn mới có thể là biết giao tiếp được.

Điều kỳ lạ là hóa ra đây lại là vấn đề KHÓ đối với nhiều người, vì họ đã định hình thói quen nói không chuẩn mực. Ví dụ, tiếng Nhật thì hầu hết mọi người sẽ học từ bạn bè, theo kiểu nói chuyện bạn bè. Sau đó họ bê nguyên thứ tiếng Nhật vào buổi phỏng vấn. Hay đi làm công ty, khi cấp trên người Nhật nói chuyện kiểu cấp trên với cấp dưới (hay người lớn tuổi với người trẻ tuổi) thì họ cũng bê nguyên như vậy. Một người lớn tuổi có thể hỏi người trẻ tuổi là "Cuối tuần không đi chơi à?" nhưng người trẻ tuổi thì không thể hỏi người lớn tuổi như vậy.

Hôm nay, Takahashi sẽ bàn về vấn đề này. Đây là vấn đề không khó, nhưng bạn nên ý thức và chuẩn bị nếu định xin việc vào công ty Nhật, đi làm trong công ty Nhật hay giao tiếp với khách hàng Nhật.

Hãy dùng dạng lịch sự "masu"-form

Ví dụ 1:
SAI: 長くアルバイトをしていたんで,経験があります.
ĐÚNG: 長くアルバイトをしていましたので,~

Cách trên là cách nói với bạn bè, không phải là cách nói chuẩn mực. Với ~ので,~から bạn phải dùng dạng ます trước đó:
忙しかったですので,~
転職したいと思いますから,~

Bởi vì trước chúng là VẾ CÂU, nghĩa là bản thân vế câu này cũng đã phải là dạng chuẩn mực ("masu") rồi.

Chú ý là để chỉ nguyên nhân bằng ため "tame" thì không phải dạng "masu" mà là Vdic (động từ nguyên dạng):
忙しかったため,~
出張しているため,~
Bởi vì đây không phải là một vế câu độc lập mà chỉ là một bộ phận trong vế câu. Tóm lại cứ là VẾ CÂU thì bạn phải kết thúc dạng "masu". Mà một câu thì có thể có nhiều vế câu:
スキルアップをしたいですので,転職しようと思います
Vế nào cũng phải là dạng chuẩn "masu"-form.

Dạng "masu" kể cả trong vế câu "Nếu"

Ví dụ:
メールが届いたら,~ meeru ga todoitara

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Lại bàn về động từ: Toàn cảnh động từ tiếng Nhật

SAROMA JCLASS đã có loạt bài về động từ tiếng Nhật:

Phần 1: Động từ trong tiếng Nhật
Phần 2: Chia động từ tiếng Nhật
Phần 3: Động từ ghép tiếng Nhật

3 phần này là đã gần như đầy đủ về động từ tiếng Nhật và cách chia rồi, bạn nên tham khảo 3 phần trên. Trong bài này, mình sẽ luận thêm để cho các bạn dễ hiểu.

Chia về cách chia: Động từ 5 đoạn <=> Động từ 1 đoạn


  • 五段動詞 godan doushi (NGŨ ĐOẠN ĐỘNG TỪ)
  • 一段動詞 ichidan doushi (NHẤT ĐOẠN ĐỘNG TỪ)
Ví dụ, ngay cả cùng âm đọc là かえる kaeru cũng có 2 loại động từ này:
帰る kaeru = về nhà, trở về => Động từ 5 đoạn => Phủ định "Không về" là kaeranai, tức là thay hàng cuối "ru" sang hàng "ra"
変える kaeru = thay đổi, thay => Động từ 1 đoạn => Phủ định "Không làm thay đổi" là kaenai, tức là bỏ hàng cuối đi.

Quy tắc:
  • 1 đoạn thì nhất định phải kết thúc bằng る "ru"
  • 5 đoạn thì kết thúc bằng "ru" hay các âm khác như "mu" "gu" "tsu" ....
Tức là, nếu là "kaesu" kết thúc âm "su" thì chắc chắn là 5 đoạn nhé. Nhưng "ru" thì chưa biết chắc thế nào cả.

Động từ tự thân và động từ tác động: 自動詞 jidoushi (TỰ ĐỘNG TỪ) <=> 他動詞 tadoushi (THA ĐỘNG TỪ)

Hiểu đơn giản thì động từ tự thân là hành động KHÔNG TÁC ĐỘNG lên thứ khác, tức là không có đối tượng bị tác động. Còn động từ tác động là động từ CÓ TÁC ĐỘNG lên thứ khác.

Ví dụ "khóc" thì là động từ tự thân (Tự động từ) vì nó không hề tác động lên thứ gì cả. Nhưng cần chú ý, điều đó không có nghĩa là nó không đi với を "wo" đâu nhé!
Ví dụ "khóc cha" => お父さんのことを泣く vẫn hoàn toàn đúng.

=> Tiếng Nhật khá gần tiếng Việt đấy chứ? Càng học, bạn sẽ càng thấy 2 ngôn ngữ khá tương đồng nhau.

Còn động từ tác động (tha động từ) thì ví dụ như 修理する shuuri suru (TU LÝ) "sửa", những động từ tác động này BẮT BUỘC phải có đối tượng chịu tác động. Tức là "Sửa cái gì?". Không có chuyện "Tôi sửa" một cách chung chung được, mà phải là "Tôi sửa nhà", "Tôi sửa máy", ...
Tất nhiên, nếu đối tượng chịu tác động đã được mặc định (tức là ngầm hiểu) thì có thể LƯỢC đi, ví dụ như hội thoại sau:
A:壊れた機械は?Kowareta kikai wa? (Máy hỏng thì thế nào rồi?)
B:私が修理しました.Watashi ga shuuri shimashita. (Tôi đã sửa rồi)

Câu trả lời đầy đủ vẫn là 壊れた機械は私が修理しました Cái máy hỏng thì tôi đã sửa rồi.

Động từ dạng bị động

Động từ dạng bị động thì cách chia tùy động từ 5 đoạn hay 1 đoạn:
  • 1 đoạn: Taberu => Taberareru (bỏ âm "ru" cuối", thêm "rareru")
  • 5 đoạn: Nomu => Nomareru (đổi âm cuối "mu" sang hàng "a" thành "ma" và thêm reru)
Bạn có thể nghĩ dạng bị động chỉ dùng để diễn tả thứ gì "bị tác động", tức là chỉ dùng cho động từ tác động, nhưng thực sự không như vậy.
Ví dụ:

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Hoàn cảnh trang nghiêm và cách nói tôn kính là khác nhau

Nói trong hoàn cảnh tôn nghiêm và cách nói tôn kính (敬語 keigo KÍNH NGỮ) là khác nhau. Bạn có thể nói trong hoàn cảnh tôn nghiêm mà KHÔNG TÔN KÍNH với người nghe:

「ええ,そのとおりでござる」
Vâng, đúng như thế.

Ở đây でござる chính là である hay です / だ nhưng là nói trong hoàn cảnh trang nghiêm. Đây là cách nói trong hoàn cảnh trang nghiêm nhưng với người dưới hoặc ngang bằng.
Dạng tôn kính của でござる chính là でございます.

Ví dụ khác về nói trong hoàn cảnh trang nghiêm nhưng không tôn kính:

説明していただこう!
Xin hãy giải thích cho tôi!

Nếu nói tôn kính thì phải là:
説明していただきましょう!

Ví dụ khác:
ここから出ていただきたい!
Tôi muốn ông ra khỏi đây!

Nói tôn kính (keigo) nhưng không trang nghiêm
Ví dụ: お願いします onegai shimasu
Nếu nói trang nghiêm hơn: お願いいたします onegai itashimasu
Nếu nói trang nghiêm hơn nữa: お願い申し上げます onegai moushiagemasu

Kết luận: Nếu bạn muốn nói tiếng Nhật CHUẨN thì không chỉ cần xác nhận xem đối tượng bạn đang nói chuyện có cần áp dụng cách nói tôn kính (keigo) hay không, mà còn cần phải xác định rõ hoàn cảnh cuộc nói chuyện của bạn có trang nghiêm hay không và trang nghiêm ở mức độ nào.
Tất nhiên, nếu bạn chỉ trà canh chém gió thì không cần quan tâm đến hoàn cảnh trang nghiêm lắm, nhưng nếu bạn vẫn nắm rõ điều này và biến quán trà chanh thành nơi cực kỳ trang trọng thì chắc chắn hiệu quả chém gió của bạn sẽ tăng lên gấp bội phần!

À cũng phải nói thêm là trong văn hóa "otaku" (những người đam mê manga, anime và các nhân vật trong đó một cách QUÁ ĐỘ) thì "otaku" có nghĩa là "quý ngài", vốn là cách nói lịch sự, trang nghiêm, kiểu cách trong các gia đình giàu có được miêu tả trong manga và anime. Và những người thuộc thế giới "otaku" gọi nhau bằng "otaku" ("quý ngài") ...

(C) www.saromalang.com