Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Vì sao học tại lớp Cú Mèo tiết kiệm hơn?

Các bạn xem bảng này thì sẽ rõ. Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền bạc thì học tại lớp Cú Mèo. Nếu bạn chỉ muốn học phí thấp và tốn nhiều tiền về lâu dài (mà hiệu quả thì lại thấp tỷ lệ với thời gian kéo dài) thì học ở các nơi khác.

Không chỉ tiết kiệm về tiền bạc, mà còn tiết kiệm SINH MỆNH (= thời gian) của bạn và cả của tôi nữa. Nói thật là nếu học vài năm mới giỏi tiếng Nhật thì tôi không học làm gì, thà làm cái khác hiệu quả cao hơn. Tại lớp Cú Mèo, sau 1 năm bạn cần hiểu hầu hết những kiến thức cốt lõi của tiếng Nhật. Thậm chí, ngay sau lớp N5 là bạn có thể hiểu được phần lớn rồi.

Tiền thì bạn có thể kiếm được (ví dụ nếu đã giỏi tiếng Nhật) còn sinh mệnh thì không. Nếu sinh mệnh (tức là thời gian) của bạn không đáng giá thì bạn có thể học dài và đừng tới lớp Cú Mèo (nếu không kéo tôi tốn sinh mệnh theo với bạn thì rất mệt ^^ ).

Bảng so sánh


Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Vì sao học tại lớp Cú Mèo hiệu quả?

Tôi dạy tiếng Nhật tốt hơn người Nhật vì điều đầu tiên là tôi chỉ ngay cho học viên cách dịch và sắc thái của câu. Thật ra thì chỉ cần làm điều này là các bạn sẽ HOÀN TOÀN HIỂU ngôn ngữ. Sau đó thì các bạn chỉ cần học từ vựng là xong.

Người Nhật không thể làm điều này vì:

  1. Họ không biết tiếng Việt
  2. Chưa chắc họ được đào tạo bài bản (về ngôn ngữ ở những đại học hàng đầu)

Tôi học tiếng Nhật ở trường số 1 Nhật Bản, nên có lẽ là MAY MẮN TỪ ĐẦU. Chăng?!

Tôi không chú trọng mấy vào luyện ngữ pháp hay viết kanji. Vì nếu bạn HIỂU thì bạn sẽ ĐƯƠNG NHIÊN LÀM ĐƯỢC. Cái này gọi là BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN THÀNH. Ngày xưa hồi đi học tiếng Nhật bài tập ngữ pháp tôi quẳng sọt rác hết và vẫn được 100 điểm ngữ pháp. Tôi làm ngữ pháp tiếng Nhật cứ như đang làm ngữ pháp tiếng Việt vậy.

Chém thế thì mới được tí gió. Không thành bão được.

Tôi ví dụ thế này:

(1) "Có thể là ...."
(2) "Có lẽ là ..."
khác nhau như thế nào?

Nhiều bạn cứ thế là tương bừa bãi vào và thật ra thì cũng chẳng hiểu là 2 cụm trên khác nhau thế nào. "Chắc là giống nhau!". Vấn đề lớn nhất khi học ngoại ngữ là không hiểu sắc thái của ngôn ngữ chứ không phải vấn đề về nỗ lực.

Nhiều nơi dạy sai thế là học sai từ đầu, càng ngày cái sai càng lớn .... Cuối cùng mắc kẹt ở BẪY TIẾNG NHẬT TRUNG BÌNH KHÁ.

Bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi bẫy này TRỪ KHI đã sửa hết tất cả mọi chỗ sai mà người khác nhét vào đầu bạn. Nhưng vì bạn không kiếm được thầy giỏi, hiếm khi bạn biết là sai chỗ nào, bạn không nghĩ mình sai, bạn nghĩ là "ai cũng thế nghĩa là mình đúng". Vì đa số mắc ở cái bẫy này, nên đa số là NGƯỜI HỌC TIẾNG NHẬT, không bao giờ là NGƯỜI GIỎI TIẾNG NHẬT. Bạn nghĩ người giỏi tiếng Nhật học nhiều hơn bạn à? ^^



Mark Takahashi

"Trồng cây vào trong vườn"

Có một bạn comment hỏi Saromalang thế này:

Trong câu:

〔   〕木を植える

thì điền trợ từ で hay に?
Từ vựng:
庭 niwa [đình] vườn, 木 ki [mộc] cây, 植える ueru trồng (cây) [thực]



Câu này thì đúng là dùng に và sẽ thành 庭に木を植える trồng cây vào trong vườn

Lý do là vì SẮC THÁI sẽ khác nhau tùy theo dùng trợ từ nào:

庭に木を植える thì sẽ là "trồng cây VÀO TRONG vườn" (tức là trồng vào đất trong vườn)

木を植える "trồng cây TẠI vườn" tức là hoạt động trồng cây của bạn diễn ra ở trong vườn nhưng có thể bạn trồng cây lên chậu cây cảnh bonsai, hay trồng cây lên giường (mà bạn mang ra sẵn) hay thậm chí trồng lên bê tông thì sao?

Chúc vui!

P.S.: NGAY TỪ LỚP CÚ MÈO N45 THÌ TÔI HƯỚNG DẪN DỊCH CHUẨN
TRỢ TỪ VÀ SẮC THÁI NGAY TỪ ĐẦU

MARK Takahashi

Thông báo lịch nghỉ hè lớp Cú Mèo N45

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Tự luyện nghe và nói tiếng Nhật: Con đường để thành công!

Luyện nghe và luyện nói có một số bí quyết. Đây là một số bí quyết (không đầy đủ) của Nhật ngữ Cú Mèo Saromalang mà nếu bạn áp dụng thì chắc chắn sẽ giỏi tiếng Nhật.

  1. Bạn phải phát âm đúng mới nghe tốt
  2. Phát âm phải to tối đa, không nói nhỏ (chính bạn phải cảm thấy ỒN ÀO)
  3. Phát âm phải rõ từng âm, không nuốt âm
  4. Đặt trọng âm ở âm dài (trường âm)
  5. Không phát âm kiểu tiếng Việt mà phát âm kiểu tiếng Nhật
  6. Phải HỌC TỪ VỰNG (nếu không biết hết từ vựng thì không nghe được): Biết 70 - 80% là không đủ
  7. LUYỆN NGHE TRƯỚC KHI LUYỆN NÓI (nhiều nơi dạy sai chỗ này nên đa phần học sinh vừa nói sai, vừa không nghe được)


Công cụ để luyện nghe nói mà Takahashi muốn giới thiệu là Bing Translator và Google Translate.

Xem hướng dẫn đầy đủ chi tiết tại Yurika

Luyện nói và kiểm tra nói

Đây là kết quả của Takahashi: Chuẩn 100% ngay từ lần đầu tiên! Vì tôi áp dụng các quy tắc trên, ngay cả khi nói chuyện với người Nhật (nên người Nhật đa phần đều quý mến tôi vì tôi nói rõ ràng, hơn nữa, còn chém gió thành bão! Bạn nào học tôi mà không thành nhà hùng biện thì đi dạy tiếng Nhật cũng kiếm sống tà tà).
Nói chuyện với Goolge:




Okay, vậy là được rồi. Đây là ví dụ để bạn luyện tập. Nếu bạn nói được y chang như thế này với THỜI GIAN NHỎ HƠN HOẶC BẰNG nghĩa là THÀNH CÔNG. Bạn có thể kiểm tra bằng cách NÓI CHUYỆN VỚI GOOGLE ở trên.

Để mở Bing và Google thì từ link ở cột bên tay phải của Saromalang (trang này).

Các câu ví dụ tiếng Nhật của Saromalang

Saromalang sử dụng 3 câu sau:
Câu 1:
東大など一流大学に行って、卒業したら、一流企業に勤めて、キャリアを築いて、幸せに生きていけると、皆は思っている・・・違うだろう!
Tōdai nado ichiryū daigaku ni itte, sotsugyō shitara, ichiryū kigyō ni tsutomete, kyaria o kizuite, shiawase ni ikiteikeru to, mina wa omotte iru ... Chigaudarou!
Bản dịch Saromalang:
Mọi người thường nghĩ rằng, cứ học những trường hàng đầu như đại học Tokyo, tốt nghiệp xong rồi đi làm ở những công ty hàng đầu, xây dựng sự nghiệp là sẽ có thể sống một cách hạnh phúc ... Đâu phải thế!
Bing giọng nữ:

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Kỹ thuật học từ vựng: Nghĩa đen


Bạn cần nhớ nghĩa đen, tức là NGHĨA GỐC VÀ CĂN BẢN NHẤT. Ví dụ たつ là (cái gì) đứng dậy. Sau đó, bạn sẽ thấy có một số nghĩa như trên.

一戸(いっこ) [nhất hộ] nghĩa là một nhà, một hộ, tức là "nhà riêng". 建て(たて) là sự xây dựng. 一戸建ての家(いっこだての いえ) là "nhà riêng" (nhà được xây biệt lập trên mảnh đất riêng) hay "nhà mặt đất".

Tương tự 二階(にかい) [nhị giai] là "hai lầu" nên 二階建て(にかいだて) là "nhà hai lầu" hay "việc xây hai lầu".

二階建ての家(にかいだての いえ) = nhà hai lầu (nhà xây trên đất riêng và chỉ có 2 lầu)

Tóm lại là ta có phương trình sau đây:

いっこ(一戸) một nhà  たて(建て) sự xây  biến âm  いっこだて(一戸建て) nhà riêng (nhà mặt đất)


"Biến âm" là để cho dễ đọc thôi không nhằm mục đích gì khác.

たつ thì có nhiều, ví dụ 経つ [kinh]. Nghĩa là "(thời gian) trôi qua". Nhưng nếu nhớ nghĩa đen thì suy luận được, ví dụ thời gian "đứng dậy" nghĩa là "thời gian trôi qua".

時が経つ(ときが たつ) = thời gian trôi đi

Ví dụ:

時の経つのは早い
ときの たつのは はやい
Nghĩa đen: Sự trôi của thời gian là [có tính chất là] nhanh
Dịch câu: Thời gian trôi thật là nhanh

Học từ vựng là khó nhất. Bằng cách liên kết và liên tưởng thì sẽ phần nào dễ hơn. Nếu bạn thất bại trong việc học từ vựng thì bạn là một người HỌC TIẾNG NHẬT, không phải là người (sẽ) GIỎI TIẾNG NHẬT.

(C) CÚ MÈO saromalang.com

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Hướng dẫn cách học nghe nói tiếng Nhật tốt nhất

Hãy xem tại Yurika's Japan Life, phần Lớp học Cú Mèo.

Lời khuyên của tôi là hãy dùng sách tốt để luyện, chắc chắn bạn sẽ giỏi. Nếu muốn luyện nghe nói và đồng thời tăng kiến thức hiểu biết về tiếng Nhật thì có thể luyện tại lớp Cú Mèo Saromalang.

Tôi có thể tổ chức lớp luyện nghe nói nhưng nếu bạn không có nền tảng thì sẽ tốn rất nhiều tiền. Vì thế, tốt nhất là hãy học nền tảng trước và tự luyện nghe nói!

Trong tương lai sẽ có lớp hướng dẫn cách luyện nghe nói (dựa theo quyển này).

học nghe tiếng nhật lớp cú mèo saromalang

Các lớp gia sư N5, N4, N3

Chủ đề: HỌC THEO LIST

Tuyển sinh các lớp Cú Mèo N5, N4, N3.
Thời gian học: Buổi chiều (có thể linh hoạt).
Số lượng: 3 buổi / tuần (linh hoạt).
Giáo trình: Giáo trình của Takahashi, do Takahashi, vì Takahashi học viên.
タカハシの、タカハシによる、タカハシ学習者のための、教科書!
(giáo trình là do tôi biên soạn)
Hình thức lớp: Lớp gia sư

Mục tiêu: Kiến thức NỀN TẢNG mỗi trình độ kèm LUYỆN PHÁT ÂM CHUẨN và tất nhiên là LUYỆN TẬP (phần chính để giỏi tiếng Nhật).

Học phí: Sẽ điều chỉnh tùy theo số người học và thông báo tại buổi Orientation. Chắc sẽ không đắt hơn các nơi khác.

Lịch ORIENTATION (gặp gỡ, định hướng)

Chiều ngày 23/7/2015 (thứ 5) lúc 14:00.

1. Đặt mục tiêu học tập
2. Kiểm tra kiến thức từ đầu
3. Học những điều CỐT LÕI đề thành công (tức là nắm chắc kiến thức tiếng Nhật, học tới đâu chắc tới đó)
4. Cung cấp cung cụ học tập, luyện tập (thông qua làm bài tập)

CÁCH HỌC KHÁC RẤT NHIỀU CÁCH TRUYỀN THỐNG!

Điều này vì ban là một phần, còn vì tôi nữa. Vì dạy theo cách truyền thống thì rất mệt (tốn nước bọt, tốn công sức) và vì học viên khó tiến bộ nên cũng KHÔNG VUI VẺ GÌ. Nếu học viên không tiến bộ thì huấn luyện viên vẫn chỉ dậm chân tại chỗ.

Vì thế, mục tiêu lớp Cú Mèo phải là HỌC TẬP VUI VẺ mà vẫn xây dựng nền tảng giỏi tiếng Nhật.

Phương châm: HỌC BAO NHIÊU, GIỎI BẤY NHIÊU (không học không giỏi).

Nếu bạn chán cách học truyền thống thì hãy tới lớp Cú Mèo. Nếu chưa thì đừng tới (nếu không bạn biến lớp thành truyền thống thì tôi sẽ rất mệt!).

Ngoài ra thì đương nhiên là sẽ có lớp online đi kèm đề bổ sung kiến thức nếu cần.

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Phẩm cách huấn luyện viên

Không bao giờ viết câu sai lên bảng!


Có một điều mà tôi luôn chú ý khi dạy ở lớp Cú Mèo (cả lớp offline tại văn phòng Saroma lẫn lớp online dành cho các bạn theo học): Không bao giờ viết ra câu sai để ví dụ nó là sai (rồi gạch nó đi):

Viết câu sai rồi gạch là không nên

Lý do là như vậy trong ký ức ngắn hạn sẽ có HÌNH ẢNH của câu đó và do đó, khi đi thi bạn sẽ dễ làm sai (dù đã học rằng nó là sai nhưng ký ức ngắn hạn thì ai mà nhớ đúng không?).

Bạn chỉ nên VÍ DỤ CÂU ĐÚNG.

Tôi lấy ví dụ thế này, どう và いかが thì khác nhau như thế nào? Đa phần đều dịch là "how" nhưng không đúng.
どう = HOW
いかが= HOW ABOUT

どう chỉ là hỏi chung "như thế nào", nó có thể đứng đầu câu hay cuối câu:

どう漢字を勉強しますか? Dou kanji wo benkyou shimasuka? Học chữ hán như thế nào ạ?
お茶はどうですか? Ocha wa dou desuka? Nước trà thì sao ạ? (Anh/chị dùng trà không?) [đây là lời mời dùng trà]

Còn いかが thì không thể dùng đầu câu mà phải dùng trong lời mời (đây là TÔN KÍNH):

お茶はいかがですか? Ocha wa ikaga desuka? [Nước trà thì sao ạ?] Anh/chị có muốn dùng trà không ạ?

Như vậy khi học từ vựng thì nên học thế này:
どう = như thế nào, ... thì thế nào ạ?
いかが = ... thì thế nào ạ (mời dùng trà ,...)

Như vậy sẽ dễ nhớ hơn đúng không?
Tại lớp Cú Mèo sẽ đi theo phương châm làm sao dễ nhớ nhất và DỊCH CHÍNH XÁC nhất. Nếu bạn muốn học tốt ngữ pháp một cách lâu dài thì phải DỊCH CHUẨN (cả ngữ nghĩa lẫn sắc thái). Nếu không thì bạn lại xây lâu đài trên cát.

Sắp tới sẽ mở lớp Cú Mèo Du Học (trình độ N5) tài liệu của Saromalang!


Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Đáp án kỳ thi Năng lực Nhật ngữ (JLPT) kỳ tháng 7/2015

Về đáp án kỳ thi JLPT tháng 7 năm 2015 (ngày chủ nhật 5/7 hôm nay) các bạn xem tại đây:

Đã đăng đáp án N1, N2 trực tiếp dưới đây (xem bên dưới) ↓
Chú ý: Không có đề, chỉ có đáp án
(Đáp án N3: Ở bài viết sau bài này)

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Luyện thi JLPT cho kỳ thi chủ nhật ngày 5/7 tới

Lớp luyện thi JLPT N4 và N3 (1 buổi)
Học phí: 50k/người (buổi 2 tiếng rưỡi)
(Phần nghe: Dựa theo đề mẫu)
Thứ 6 (ngày 3/7): Trình độ N4, 14:30 ~ 17:00
Thứ 7 (4/7):
Ca 1:
Thứ 7 (ngày 4/7): Trình độ N3, 8:30 ~ 11:00
Ca 2:
Thứ 7 (ngày 4/7): Trình độ N4, 14:30 ~ 17:00
Ca 3:
Thứ 7 (ngày 4/7): Trình độ N3, 17:30 ~ 20:00
Đặt chỗ: saroma.jclass@gmail.com
(Ghi rõ tên, số điện thoại)
Luyện bởi huấn luyện viên đã lấy N1 trong 1 năm học tiếng Nhật!

Để trở thành chuyên gia tiếng Nhật

【Triết học Saroma】 Nếu bạn muốn thành chuyên gia

Làm thế nào để trở thành chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn yêu thích?

(nếu bạn không yêu thích thì có thành chuyên gia bạn cũng chẳng hạnh phúc, nên tôi không bàn, vì HẠNH PHÚC phải là nền tảng cơ bản, nếu không có nó thì mọi thứ là VÔ NGHĨA. Theo tôi thì sống hạnh phúc không phải là quyền lợi mà là NGHĨA VỤ của các công dân - lẽ ra phải cho điều này vào sách giáo khoa.)

Trước hết, NẾU bạn là người động não, bạn có thể trở thành chuyên gia. Bạn phải có NIỀM TIN như thế.
Có hai cách cơ bản để thành chuyên gia:
(1) Học nó
(2) Làm nó

Ví dụ, bạn đang du học ở Nhật, muốn học về làm bánh nhưng học nghề này tốn cả 1 - 2 triệu yên/năm, thì bạn sẽ làm thế nào?

Hoặc bạn phải học nó, hoặc bạn phải làm nó. Nếu không có tiền, hãy xin vào tiệm bánh và xin làm việc. Tất nhiên là bạn phải vừa làm vừa học hỏi (đây là kiểu HỌC TỪ DƯỚI LÊN, tức là học từ thực tiễn rồi mới tới lý thuyết tổng quát) thì mới thành chuyên gia. Quá trình này sẽ lâu hơn là quá trình (1) Tới trường lớp và học bài bản.