Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Nguồn gốc chữ Hán của "góa bụa", "chợ búa" và cách tra gốc Hán của từ vựng tiếng Việt

Các từ tiếng Việt như "góa bụa", "chợ búa" thì nhìn rất giống từ thuần Việt nhưng sự thực lại là gốc Hán:

Chữ Hán của "Góa bụa"

Tiếng Việt: "góa bụa", chữ Tôm/Hán tự: 寡'婦‟ [âm Hán Việt: quả phụ]

Chữ Hán của "Chợ búa"

Tiếng Việt: "chợ búa", chữ Tôm/Hán tự: 市'舖‟ [âm Hán Việt: thị phố]

Thực tế thì góa bụa là cách nói Việt hóa của "quả phụ", vì thế từ này chỉ dùng cho phụ nữ, không dùng cho nam giới. Với nam giới thì phải nói là "góa vợ".

Chợ búa là chỉ việc đi mua sắm nói chung, mở rộng ra là những người bán hàng ở chợ (là cách nói Việt hóa của "thị") và ở cửa hàng, tức là "phố".

Cách đơn giản nhất để tra gốc Hán của từ vựng tiếng Việt là sử dụng từ điển chữ Tôm.

Đây là từ điển duy nhất hiện nay có thể chuyển từ tiếng Việt sang chữ Hán sử dụng thuật toán thông minh, và có thể tra được gốc tiếng Hán của các từ, ví dụ như "tháu cáy" chẳng hạn.

Takahashi

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

DU HỌC NHẬT BẢN 2020-2021 TIẾT KIỆM - GIẢM 50% PHÍ HỒ SƠ

Chi tiết và đăng ký: iSea

Công cụ chuyển tên tự động sang Hán tự

Hôm nay S giới thiệu công cụ để bất kỳ ai, già trẻ trai gái lớn bé, đều có thể tự chuyển tên mình sang Hán tự (chữ kanji) một cách dễ dàng, chỉ cần nhập tên vào, ở dạng viết hoa chữ cái đầu, tức là Nguyễn Văn Sa Rô Ma Lang (gọi là Proper Case) chứ không phải viết hoa hết (LANG) hay viết thường (lang).

Đó là TỪ ĐIỂN CHỮ TÔM.

Tôi cũng mới lướt web và tìm ra từ điển này. Từ điển này sẽ chuyển các âm tiết tiếng Việt sang chữ tượng hình, gọi là "chữ Tôm" mà tôi đã giới thiệu lâu nay.

Ví dụ:

Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

瓏°玲°底'水'印'天'、城建'煙'碧'岳'晒'影'黄'

Để tra tên của bạn thì bạn viết tên họ ở dạng Proper Case rồi chuyển, ví dụ:

Nguyễn Văn Sa Rô Ma Lang = 阮文砂瀘°魔郎

Tất nhiên là chữ "Rô" thì không có âm Hán, nên được chuyển thành chữ Tôm 瀘°. Từ điển này đã thu nạp các họ của người Việt, gồm hơn trăm họ, kể cả họ hiếm như họ Liêng, Lò, Nùng, Chế vv.

Ngoài ra, để chuyển tên nữ thì bạn thêm chữ "nữ" hay "female" đằng sau, còn chuyển tên nam thì thêm "nam" hay "male" đằng sau. Ví dụ:

Hoàng Thanh Phương female = 黄清芳

Hoàng Thanh Phương male = 黄青方

Ngoài ra, nếu họ bạn là họ Phương thì sẽ chuyển đúng thành 方, ví dụ:

Phương Phương Thảo = 方芳草

Bởi vì đây là từ điển thông minh, nên sẽ tự nhận ra đâu là họ, đâu là tên, đâu như ai kia!

Các ví dụ khác:

Trịnh Văn Sửu Nhi = 鄭文丑児
Lò Tha Hóa = 炉'他化
Dương Ngọc Thiên Lý = 楊玉千理
Lê Pha Lê = 黎玻璃`
Đúng hoàn toàn! Những âm tiết không có Hán tự chuẩn tương ứng sẽ chuyển thành chữ Tôm.

Mẹo tra tên đúng như ý thích

Tôi ví dụ bạn Trần Huy Hoàng, có khá nhiều chữ "hoàng" và nếu tra thì ra:

Trần Huy Hoàng= 陳輝煌

Chữ huy hoàng 輝煌 này có nghĩa là tươi sáng rực rỡ, như trong "tương lai huy hoàng", nhưng bạn không thích chữ này mà muốn đổi chữ Huy trong Chỉ Huy và chữ Hoàng trong Hoàng Đế thì sao?

Thì có thể tra:

Trần Chỉ Huy Hoàng Đế rồi xóa bớt đi:

Trần Chỉ Huy Hoàng Đế = 陳指揮皇帝 => 陳揮皇

Thế nhé!

Takahashi

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Từ láy tiếng Việt

 Bài này tổng kết về một số dạng từ láy trong tiếng Việt, trong quá trình xây dựng từ điển chữ Tôm. Từ láy là từ gồm hai âm tiết trở lên, có vần điệu theo một cách nào đó và có ít nhất một âm tiết (syllable) không có nghĩa hay không thể đứng riêng một mình hay là một âm tiết đơn với nghĩa không liên quan (chỉ là đồng âm, ví dụ "sỗ sàng" thì "sàng" không phải là âm Hán Việt chỉ "giường").

"Đau đớn" là từ láy, cùng với "đớn đau" vì nó vần và hơn nữa, chúng ta không dùng "đớn" đứng riêng.

"Bồi hồi" không phải từ láy tiếng Việt, mà là từ gốc Hán 徘徊 (tiếng Nhật là "haikai"), có thể coi là "từ láy gốc Hán". "Bàng hoàng, phảng phất" cũng như vậy.

Láy vần (láy trước)

Ví dụ: bươm bướm, lanh lảnh, trăng trắng, đo đỏ, vv.

Âm tiết trước và âm tiết sau có cùng phụ âm đầu, hai âm tiết cùng vần nhưng âm tiết đầu là thanh không (không thanh điệu) còn âm tiết sau có thanh điệu.

Chữ Tôm sẽ dùng ゞ để ghi láy trước kiểu này, ví dụ lanh lảnh = ゞ lảnh.

Với âm tiết sau "nặng" thì sẽ như thế này: dằng dặc, phành phạch, tất tật vv.

Láy trước "L"

Ví dụ: lảm nhảm, lác đác, lôi thôi, lướt thướt, lượt thượt, luộm thuộm, lèm bèm, lèm nhèm, lăn tăn, lải nhải, v.v.

Mô ta: Láy âm trước vần L cùng vần với âm sau. Âm sau có thể có nghĩa riêng (ví dụ nhảm) nhưng thường là cả hai âm không có nghĩa riêng mà hợp thành từ láy mới có nghĩa.

Trong từ điển Tôm, láy trước "L" có thể được ký hiệu là ゝ, ví dụ lác đác = ゝđác.

Láy "iếc"

Ví dụ: nước niếc, yêu iếc, quà kiếc, công việc công viếc v.v.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Cách giải thích mới về chữ "má" trong "chó má, thuế má, giấy má"

 Trước đây đã có nỗ lực giải thích về chữ "má" trong "chó má", kiểu như tiếng Tày gọi con chó là "tu ma", nên "má" có lẽ là tiếng Tày mà ra.

Nhưng cách giải thích này có vấn đề, vậy còn "thuế má" và "giấy má" thì thế nào, không lẽ cũng liên quan đến "chó"?

"Thuế má" có lẽ cũng không phải là đọc chệch của "thuế khóa" như một số giả định, vì cách đọc quá khác nhau, và cũng lại không giải thích được cho "chó má" và "giấy má".

Nhiều khả năng chữ "má" trong ba từ này là giống nhau:

  • Chỉ những thứ phiền nhiễu, không muốn động vào nhưng phải động vào để giải quyết
  • Âm tiết đầu tiên đều là dấu sắc

Từ đó, chúng ta thấy "má" có thể là một dạng âm láy dùng cho các âm có dấu sắc, chỉ những thứ phiền phức, muốn tránh xa.

Hãy bàn về sắc thái của "chó má, thuế má và giấy má":

  • Chó má: Không chỉ chó mà chỉ người, có cách cư xử như chó, ví dụ "bọn chó má", rất không muốn động vào nhưng không tránh được.
  • Thuế má: Xử lý sự vụ thuế và rất phiền hà, nhiêu khê, nhất là một nơi mà quan chỉ chuyên tham nhũng và hành dân.
  • Giấy má: Vấn đề giấy tờ chẳng vui vẻ và không muốn giải quyết. Đây không phải là giấy chứng nhận sở hữu nhà, hay tương tự, mà là vấn đề tính công, kế toán vv cực kỳ đau đầu, không làm thì lại không xong.

Như vậy có thể thấy, "má" chỉ các vấn đề ác và phiền, phải chăng nó là từ chữ MA (魔) trong MA QUỶ (魔鬼) mà ra?

Nếu là vấn đề "ma" thì rõ ràng chúng ta muốn tránh càng xa càng tốt, nhưng vẫn phải làm thì biết làm sao, chắc chắn sẽ bị ám quẻ rồi.

Vì thế, chúng ta gọi là bọn "chó ma", "thuế ma", "giấy ma" và chửi thề như thế, nhưng thế thì không thuận miệng lắm, vì sau dấu sắc mà lại dấu không thì khó phát âm.

Từ láy thường bao giờ cũng cùng loại dấu thanh: luyên thuyên, lằng nhằng, lải nhải vv.

Do đó, nó sẽ được nói thành "chó má", "thuế má", "giấy má". Trong từ điển chữ Tôm sẽ được ký âm chữ Hán như sau:

chó má, thuế má, giấy má = 狗'魔°、税魔°、紙'魔°

Thế nhé!

Takahashi