Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Ví dụ về đồng âm trong tiếng Nhật

Ví dụ kinh điển về đồng âm trong tiếng Nhật:
裏庭には二羽鶏がいる
Ura-niwa ni wa niwa niwatori ga iru
Ở sân sau thì có hai con gà.

Niwa 庭 (ĐÌNH) = sân, ura-niwa = sân sau
には "ni wa" là trợ từ, "ni" là "ở, tại" còn "wa" (viết là "ha" nhưng đọc là "wa") là nhấn mạnh giống như "THÌ" trong tiếng Việt.
Niwa 二羽 là "hai con", chữ 羽 "wa" (kanji: VŨ) dùng để đếm gia cầm.
Niwatori 鶏 (kanji: KÊ) là "gà". Chú ý là, ở đây "niwa-tori" nếu nói theo nghĩa đen thì là "chim vườn", trong đó "tori" là chim chóc, "niwa" là "vườn". Viết theo nghĩa đen luôn thì là 庭鳥.

Đồng âm trong tiếng Nhật thì có rất nhiều, ví dụ ngay cả chữ Nhật Bản 日本 nihon cũng có đồng âm là 二本 nihon ("hai cây") nữa. 日本 cũng được đọc là Nippon tùy người, tùy vùng, nhìn chung là mang tính quốc gia chủ nghĩa hơn là "Nihon".

Vậy làm sao để phân biệt các từ đồng âm trong tiếng Nhật?

Thì cũng sẽ giống như tiếng Việt thôi, ví dụ "mực viết" và "con mực": Cách dùng, ngữ cảnh sử dụng khác nhau.
Các yếu tố giúp phân biệt các từ đồng âm với nhau:

Loại từ (danh từ, động từ, tính từ, v.v...)
Ví dụ: 高校 koukou (CAO HIỆU = trường cấp ba) là danh từ, nên dùng dạng 高校の
孝行 koukou (HIỀU HẠNH = hiếu thảo) là tính từ, nên dùng dạng 孝行な

Cách dùng, ngữ cảnh khi dùng
Ví dụ 貴社 kisha (QUÝ XÃ = "Quý công ty"), 記者 kisha (KÝ GIẢ = nhà báo), 汽車 kisha (KHÍ XA = xe lửa), 帰社 kisha (QUY XÃ = về công ty) sẽ có cách dùng và ngữ cảnh sử dụng khác nhau.

Ngữ pháp của câu
Thông thường câu phải được nói đúng ngữ pháp và theo đúng thứ tự nên có thể suy luận được là đang dùng từ nào.
Ví dụ: 
弊社の記者は貴社から汽車で帰社しました.
Heisha no kisha wa kisha kara kisha de kisha shimashita.
Ký giả công ty chúng tôi đã về công ty từ quý công ty bằng xe lửa.

"kisha" đầu tiên là chủ thể nên phải là danh từ, "kisha" thứ hai đứng trước "kara" nên phải là "nơi, chỗ" (về từ đâu), kisha thứ 3 đứng trước "de" nên phải là phương tiện, "kisha" thứ 4 đứng trước "shimashita" nên phải chỉ hành động (động từ).

Nhìn chung, nhìn trợ từ tiếng Nhật đi kèm theo sau là có thể đoán được loại từ đứng trước, qua đó giúp phân biệt các từ đồng âm với nhau.

Để tránh hiểu nhầm hay khó hiểu do đồng âm

Trường hợp muốn nói rõ ràng hơn thì người nói sẽ nói theo cách khác để tránh đồng âm, ví dụ:
Thay vì dùng 高校 koukou (CAO HIỆU = trường cấp 3) thì sẽ nói đầy đủ là 高等学校 koutou gakkou (CAO ĐẲNG HỌC HIỆU = trường phổ thông trung học / trường cấp 3).
Thay vì 孝行 koukou (HIẾU HẠNH = hiếu thảo) thì sẽ nói đầy đủ là 親孝行 oya-koukou (= "hiếu thảo với cha mẹ").

Kết luận: Tiếng Nhật có rất nhiều cách nói để tránh hiện tượng đồng âm. Thực thế là nhiều người Nhật cũng nói chuyện rất rõ ràng để tránh người nghe khó hiểu câu nói (thường sẽ dùng cách nói dài hơn).

(C) SAROMA JCLASS

P.S: Một phiên bản gây sốc hơn nữa là:
裏庭には二羽,庭には二羽鶏がいる.
Ura-niwa ni wa niwa, niwa ni wa niwa niwatori ga iru.
Sân sau thì có 2 con, sân trước thì có 2 con gà.
=> Có tới 7 "niwa" liên tiếp nhau, nói muốn trẹo lưỡi! Nên nói có nhịp điệu, sẽ nghe như đang "hát" ^^ 

3 nhận xét: